Thoái hóa khớp không chỉ gây ra những cơn đau nhức khó chịu, hạn chế vận động mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu như không điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn về các biến chứng thoái hóa khớp, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
Thoái hóa khớp là bệnh gì?
Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, bào mòn và phá vỡ cấu trúc, bề mặt sụn trở nên thô ráp, sần sùi. Khi vận động, phần xương cọ xát vào nhau, từ đó gây ra các cơn đau nhức, cứng khớp, phát ra tiếng kêu lạo xạo. Đồng thời, các mô xung quanh khớp có thể sưng viêm, dịch nhầy bôi trơn khớp suy giảm. Bệnh thường xuất hiện tại các vị trí như khớp đầu gối, khớp đốt sống, khớp háng, khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, ngón chân,…
Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, phổ biến hơn ở người cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tại Việt Nam, theo thống kê cho thấy khoảng 60% người trên 65 tuổi bị thoái hóa khớp và 85% ở những người trên 85 tuổi.
Tuy nhiên, số lượng người trẻ mắc bệnh cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ. Bệnh có thể khởi phát do một số yếu tố khác như di truyền, chấn thương xương khớp, vận động sai tư thế, viêm khớp dạng thấp,…
☛ Tìm hiểu chi tiết: Nguyên nhân gây thoái hóa khớp hàng đầu
Biến chứng thoái hóa khớp thường gặp
Thoái hóa khớp là bệnh xương khớp mạn tính. Mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng các cơn đau khớp kéo dài dai dẳng gây ra không ít phiền toái. Ngoài những cơn đau, thoái hóa khớp còn gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Dưới đây là một số biến chứng thoái hóa khớp thường gặp nhất.
Rối loạn giấc ngủ
Các cơn đau nhức do thoái hóa khớp có thể gây rối loạn giấc ngủ. Người bệnh thường khó đi vào giấc ngủ hoặc bị tỉnh giấc giữa chừng. Mức độ đau khớp cũng tăng lên nếu người bệnh không ngủ đủ giấc. Ngoài ra, tình trạng cứng khớp khiến tư thế ngủ của người bệnh không được thoải mái, làm suy giảm chất lượng giấc ngủ.
Suy nhược cơ thể
Các cơn đau nhức từ âm ỉ đến dữ dội, kéo dài dai dẳng khiến bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu, kèm theo đó là tình trạng ăn ngủ kém, thường xuyên mệt mỏi, dễ ốm,… khiến cơ thể dần rơi vào trạng thái suy nhược. Đồng thời, khả năng tập trung của người bệnh cũng giảm sút và biên độ vận động khớp bị hạn chế, làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động và chất lượng cuộc sống.
Tăng cân
Hiện tượng đau nhức và cứng khớp làm người bệnh không muốn hoặc không thể vận động bình thường. Lâu ngày có thể khiến cân nặng tăng một cách mất kiểm soát, khiến các khớp phải chịu áp lực lớn hơn làm bệnh ngày càng trầm trọng. Ngoài ra, nó còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch,…
Vôi hóa sụn khớp
Thoái hóa khớp nếu không được điều trị kịp thời, Canxi trong dịch khớp có thể kết tinh lại và gây tổn thương bề mặt khớp. Tình trạng này được gọi là vôi hóa sụn khớp, chúng có thể làm cho các triệu chứng thoái hóa trở nên nghiêm trọng hơn. Đôi khi, các tinh thể Canxi chuyển động trong khớp gây ra các cơn đau cấp tính.
Bệnh Gout
Những người bị thoái hóa khớp thường có nguy cơ mắc bệnh Gout cao hơn bình thường. Theo các chuyên gia, khi sụn khớp bị bào mòn, biến đổi kết hợp với các phản ứng viêm sẽ kích thích sự lắng đọng acid uric tại ổ khớp và gây bệnh Gout. Ngược lại, bệnh Gout nếu không điều trị sẽ thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp tiến triển.
Khi đó, người bệnh phải chịu đồng thời cơn đau mỏi do thoái hóa khớp và cơn đau buốt dữ dội do bệnh Gout. Đặc biệt, các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn khi trời trở lạnh.
Lo âu và trầm cảm
Các cơn đau do thoái hóa khớp cũng có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe dẫn đến căng thẳng, lo âu, gây rối loạn tâm thần và tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Theo một nghiên cứu về mối liên quan giữa lo âu trầm cảm với bệnh thoái hóa khớp đã chỉ ra rằng, hơn 40% người tham gia nghiên cứu đều có dấu hiệu tăng lo lắng và trầm cảm do các triệu chứng thoái hóa khớp. Ngoài ra, tình trạng rối loạn giấc ngủ do thoái hóa khớp kéo dài cũng là một nguyên nhân gây lo âu, trầm cảm.
Biến dạng khớp
Đầu xương bị bào mòn do thoái hóa khớp có thể làm khởi phát các phản ứng viêm. Cơn đau nhức tăng lên khiến phạm vi vận động bị hạn chế tạo điều kiện cho các khớp dính lại, sưng to, sụn xơ vữa hoặc xuất hiện các gai xương. Từ đó gây biến dạng khớp, người bệnh không thể vận động một cách bình thường.
Teo cơ, bại liệt
Tình trạng viêm đau, cứng khớp kéo dài làm khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế, khiến các cơ xung quanh khớp dần yếu đi. Đồng thời, máu cũng lưu thông kém không vận chuyển đủ chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng cơ, khiến chúng dần teo lại. Người bệnh có thể mất khả năng vận động vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời.
Biến chứng khác
Các biến chứng khác có thể phát sinh từ thoái hóa khớp như:
- Hoại tử xương.
- Gãy xương do áp lực.
- Chảy máu hoặc nhiễm trùng khớp.
- Tổn thương gân và dây chằng quanh khớp.
- Dây thần kinh bị chèn ép do thoái hóa cột sống.
Thoái hóa khớp có chữa khỏi được không?
Mặc dù thoái hóa khớp không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe người bệnh. Hơn nữa, căn bệnh này có liên quan đến sự lão hóa tự nhiên của cơ thể nên việc chữa khỏi hoàn toàn gần như là điều không thể. Vì vậy, nguyên tắc chung trong trong điều trị thoái hóa khớp là cải thiện triệu chứng bệnh, làm chậm quá trình thoái hóa, hỗ trợ phục hồi chức năng vận động và ngăn ngừa biến chứng cho bệnh nhân.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Phác đồ điều trị thoái hóa khớp hiệu quả!
Làm sao để hạn chế biến chứng thoái hóa khớp?
Phát hiện sớm bệnh và điều trị đúng cách, kết hợp với thay đổi lối sống, thói quen vận động sinh hoạt chính là biện pháp hiệu quả nhất giúp người bệnh ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do thoái hóa khớp gây ra.
Thăm khám và điều trị
Ngay khi xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo thoái hóa khớp, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp nhất trước khi bệnh chuyển nặng. Tùy vào từng vị trí, mức độ thoái hóa và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Một số phương pháp được áp dụng trong điều trị thoái hóa khớp hiện nay là:
- Điều trị dùng thuốc: Thuốc giảm đau chống viêm, thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm,…
- Điều trị không dùng thuốc: Vật lý trị liệu tăng cường chức năng vận động, kết hợp với chế độ dinh dưỡng, điều chỉnh cân nặng, thói quen, lối sống.
- Phẫu thuật: Thay khớp, nội soi khớp,… áp dụng cho trường hợp điều trị nội khoa không hiệu quả.
☛ Tham khảo: Khám xương khớp ở đâu uy tín?
Thay đổi lối sống thói quen sinh hoạt
Nhìn chung, người bệnh có thể ngăn ngừa đáng kể các biến chứng thoái hóa khớp bằng cách thay đổi thói quen, lối sống.
- Kiểm soát cân nặng: Điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý giúp giảm nhẹ áp lực lên các khớp, làm chậm quá trình thoái hóa.
- Dinh dưỡng khoa học: Người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin D, Canxi, Omega-3,… hạn chế các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
- Điều chỉnh tư thế vận động: Người bệnh cần điều chỉnh lại tư thế đứng, ngồi, nằm,… để tránh gây tổn thương khớp, đồng thời không giữ nguyên một tư thế quá lâu vì có thể gây cứng khớp, ứ trệ tuần hoàn.
- Tập thể dục thường xuyên: Giúp tăng cường sức khỏe cơ – xương – khớp, người bệnh có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi bội,…
- Cân bằng thời gian nghỉ ngơi: Cân bằng giữa thời gian tập luyện và nghỉ ngơi giúp xương khớp có thời gian phục hồi và tái tạo, ngủ đủ giấc mỗi ngày cũng là một biện pháp góp phần phòng ngừa biến chứng thoái hóa khớp hiệu quả.
☛ Xem thêm: Cách chăm sóc phục hồi thoái hóa khớp
An Kiện Vương – Giải pháp đẩy lùi biến chứng thoái hóa khớp!
An Kiện Vương là viên uống thảo dược tự nhiên giúp làm giảm nhanh đau nhức và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân thoái hóa khớp. Nhờ sự kết hợp của các thảo dược quý, An Kiện Vương mang đến một giải pháp hữu hiệu chỉ sau 2 tuần sử dụng!
Viên uống An Kiện Vương chứa bộ ba IridorforeTM (chiết xuất Móng quỷ), MyrliqTM (chiết xuất Một dược) và Nhũ hương có tác dụng:
- IridorforeTM (chiết xuất Móng quỷ): Chứa hoạt chất Harpagoside với hàm lượng 40% cao nhất thị trường, có tác dụng giảm đau nhức, sưng viêm. Đồng thời tăng sản sinh chất nền sụn khớp glycosaminoglycan và chất bôi trơn acid hyaluronic, từ đó thúc đẩy làm lành tổn thương, tăng cường khả năng vận động.
- MyrliqTM (chiết xuất Một dược): Nhờ công nghệ CO2 siêu tới hạn, hoạt chất Furanodiens thu được đạt hàm lượng cao nhất mà không tồn dư tạp chất, có tác dụng giảm đau nhức tại chỗ hiệu quả.
- Nhũ hương: Có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, giảm sưng viêm hiệu quả. Sự kết hợp của Một dược và Nhũ hương trong An Kiện Vương làm tăng hiệu quả giảm đau lên 5 – 7 lần so với việc sử dụng từng thành phần đơn lẻ.
Ngoài ra, An Kiện Vương còn bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương như Glucosamine, Boron, Collagen tuýp 2,… giúp nuôi dưỡng, duy trì hoạt động của xương khớp, từ đó giúp xương khớp luôn khỏe mạnh và làm chậm quá trình thoái hóa.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu thêm về các biến chứng bệnh thoái hóa khớp. Khi xuất hiện các dấu hiệu, người bệnh cần chủ động đi thăm khám sớm để có biện pháp điều trị đúng cách và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/osteoarthritis/complications-and-dangers
- https://www.webmd.com/osteoarthritis/osteoarthritis-complications
- https://hellobacsi.com/benh-co-xuong-khop/viem-khop/bien-chung-do-thoai-hoa-khop-dung-xem-thuong/
- https://cdccantho.vn/thong-tin-benh-hoc/thoai-hoa-khop-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-hieu-qua-dung-bo-lo-819.html