Những cơn đau tại đầu gối khiến không ít người cảm thấy khó chịu, phiền toái. Không những vậy, chúng còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý xương khớp tiềm ẩn. Vậy làm thế nào để “tạm biệt” cảm giác đau nhức và kiểm soát bệnh? Hãy cùng theo dõi 9 cách chữa đau đầu gối hiệu quả trong nội dung dưới đây nhé!
Mục lục
Hiểu nhanh về tình trạng đau đầu gối
Đầu gối là một khớp lớn trên cơ thể, được tạo thành bởi 3 xương: xương đùi, xương cẳng chân (xương chày) và xương bánh chè – chúng được nối với nhau bởi rất nhiều dây chằng, sụn, gân và cơ. Do có cấu trúc phức tạp, chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể lại tham ra nhiều hoạt động nên bộ phận này rất dễ bị tổn thương, đau nhức.
Đau đầu gối là một trong những dấu hiệu cho thấy có sự tổn thương ở sụn hoặc mô mềm xung quanh vùng khớp gối (gân, cơ, dây chằng, bao hoạt dịch,…). Người bệnh có thể cảm thấy đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội, đôi khi xuất hiện những cơn đau nhói, buốt, kèm theo cảm giác nhức nhối, vô cùng khó chịu.
Hiện tượng đau đầu gối có thể xuất hiện do các chấn thương như bong gân, trật khớp, gãy xương,… Ngoài ra, chúng có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh xương khớp như: thoái hóa khớp, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, gout,…
☛ Xem thêm: Nguyên nhân gây đau khớp gối
Vì sao cần chữa đau đầu gối?
Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được can thiệp khắc phục kịp thời, tình trạng đau nhức, tổn thương có thể trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
- Suy giảm chức năng vận động: Những cơn đau dai dẳng khiến người bệnh không thể đi lại, sinh hoạt bình thường, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hiệu suất công việc.
- Biến dạng khớp ở đầu gối: Khớp bị tổn thương, sưng viêm cùng sự xuất hiện của các gai xương có thể khiến vùng đầu gối bị biến dạng.
- Teo cơ, bại liệt: Tình trạng đau cứng khớp, hạn chế vận động lâu ngày sẽ khiến các cơ quanh khớp gối bị teo đi, thậm chí có thể dẫn tới bại liệt.
- Suy nhược cơ thể: Những cơn đau dai dẳng, khả năng vận động bị hạn chế làm người bệnh rơi vào trạng thái lo lắng, mất ăn mất ngủ, lâu dẫn sẽ dẫn tới suy nhược cơ thể.
Để tránh tổn thương khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn và giảm tối đa nguy cơ biến chứng, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp ngay khi có biểu hiện đau nhức, cứng khớp bất thường tại đầu gối.
☛ Tham khảo: Địa chỉ khám xương khớp uy tín
8 cách chữa đau đầu gối hiệu quả
Có rất nhiều cách chữa đau khớp gối, tùy tình trạng cụ thể mà các phương pháp áp dụng có thể khác nhau.
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là phương pháp được áp dụng phổ biến và đem lại hiệu quả giảm đau khớp gối nhanh chóng nhất. Bác sĩ sẽ căn cứ theo tình trạng thực tế của người bệnh để chỉ định thuốc điều trị phù hợp.
Một số thuốc thường dùng gồm:
- Thuốc giảm đau Paracetamol: Có tác dụng giảm đau, hạ sốt, thường dùng trong người hợp người bệnh đau đầu gối từ nhẹ đến vừa.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Có tác dụng giảm đau, chống viêm, thường dùng cho người bệnh đau khớp gối mức độ trung bình hoặc Paracetamol không đem lại hiệu quả.
- Thuốc giảm đau steroid: Có khả năng giảm đau mạnh, được chỉ định cho các trường hợp đau khớp gối nặng kèm theo viêm và không đáp ứng với NSAID.
- Thuốc giảm đau opioid: Đem lại hiệu quả giảm đau cực mạnh nhưng có khả năng gây nghiện cao. Các thuốc Opioid chỉ được dùng cho người bệnh đau nhức nghiêm trọng, không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường.
- Thuốc bổ sung dưỡng chất: Các thuốc như Glucosamine, Chondroitin, Diacerein, Piascledine,… sẽ tăng cường nuôi dưỡng, phục hồi tổn thương tại sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa và hỗ trợ làm giảm đau nhức.
☛ Tìm hiểu chi tiết hơn: Top thuốc trị đau khớp gối phổ biến
Chữa đau đầu gối bằng thảo dược
Phương pháp chữa đau đầu gối bằng cách sử dụng trực tiếp các loại thảo dược được rất nhiều người tin dùng bởi chúng rất an toàn và đem lại nhiều hiệu quả tích cực.
Một dược
Một dược vốn nổi tiếng trong nhiều nền y học cổ truyền khác nhau bởi các cộng dụng: sát trùng, điều trị vết thương, chữa đau xương khớp và các bệnh răng miệng,…Nhiều nghiên cứu cho thấy hoạt chất Furanodiens trong nhựa Một dược có khả năng giảm đau, chống viêm vô cùng hiệu quả, từ đó cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm tại các khớp và ngăn ngừa thoái hóa tiến triển.
Để chữa đau đầu gối bằng Một dược người bệnh cần chuẩn bị: 10g Một dược, 10g Nhũ hương, 10g Lưu hoàng, 30g Bạch chỉ, 30g Xuyên khung và thực hiện theo các bước:
- Tán tất cả dược liệu thành bột mịn và cho vào túi vải, buộc chặt miệng
- Đặt túi dược liệu lên đầu gối bị đau rồi đặt túi muối đã rang nóng lên trên
- Sức nóng từ muối sẽ nhanh chóng lan xuống túi dược liệu, qua đầu gối, cải thiện nhanh chóng những cơn đau.
Ngải cứu
Theo y học cổ truyền, ngải cứu có vị đắng, hơi cay, tính ấm, có tác dụng hoạt huyết, tán hàn, an vị, chỉ thống. Theo các nghiên cứu hiện đại, các thành phần trong ngải cứu như flavonoid, cineol, flavones, eriodictyol, luteolin,… có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức xương khớp hiệu quả.
Người bệnh có thể sử dụng ngải cứu kết hợp với gừng tươi và muối hạt để giảm đau khớp gối như sau:
- Rửa sạch ngải cứu và cắt thành khúc; gừng rửa sạch, thái sợi.
- Rang muối nóng trên bếp rồi thêm ngải cứu và gừng vào, đảo đều tay cho các nguyên liệu nóng đều
- Đổ hỗn hợp vào khăn mềm sạch hoặc túi vải, chườm lên khớp gối bị đau nhức.
Dây đau xương
Trong dây đau xương chứa các hợp chất alkaloid và dinorditerpen glucosid, có tác dụng ức chế hệ thần kinh, ngăn sự dẫn truyền tín hiệu đau đến não và chống lại các phản ứng sưng viêm. Người bệnh có thể giảm đau đầu gối bằng cách sau:
- Giã nát dây đau xương, sau đó trộn với rượu trắng
- Dùng hỗn hợp đắp lên vị trí đau nhức khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch
- Kiên trì áp dụng sau một thời gian những cơn đau sẽ thuyên giảm đáng kể.
☛ Tham khảo thêm: 7 thảo dược chữa đau khớp gối
Vật lý trị liệu
Theo các chuyên gia, những bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp kéo giãn khớp gối và các nhóm cơ xung quanh, từ đó cải thiện tình trạng đau nhức, giảm cứng khớp, tăng cường chức năng vận động. Sau đây là một số bài tập người bệnh có thể tham khảo:
- Bài tập mông đùi sau: Nằm sấp trên sàn, hai chân duỗi thẳng, từ từ đưa một chân lên cao, giữ nguyên trong khoảng 3-5 giây rồi trở về tư thế ban đầu. Thực hiện ba hiệp, mỗi hiệp 10-15 lần/1 bên chân.
- Bài tập đùi trước: Nằm ngửa trên sàn, gập một bên đầu gối, lòng bàn chân đặt trên sàn. Giữ chân còn lại thẳng, từ từ nâng lên ngang tầm với đầu gối đối diện. Thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp 10-15 lần cho mỗi bên chân.
- Bài tập Wall squat: Đứng tựa lưng vào tường, hai chân rộng bằng vai, từ từ uốn cong đầu gối xuống như đang ngồi trên ghế, chú ý giữ lưng và mông tạo thành đường thẳng, dựa vào tường. Giữ tư thế trong 5-10 giây. Lặp lại các động tác vài lần.
- Bài tập cơ hông đùi: Nằm nghiêng trên sàn, hai chân xếp chồng lên nhau. Gập chân dưới để tăng khả năng thăng bằng. Chân bên trên duỗi thẳng, từ từ nâng lên một góc 45 độ và giữ khoảng 5 giây, sau đó trở về tư thế ban đầu. Lặp lại 10-15 lần mỗi bên.
Ngoài ra, một số phương pháp khác cũng có thể được áp dụng để cải thiện tình trạng đau khớp gối. Ví dụ như: chườm nóng hoặc chườm lạnh, châm cứu – bấm huyệt, laser trị liệu,…
Xoa bóp
Các động tác xoa bóp nhẹ nhàng sẽ giúp cơ bắp tại khớp gối được thư giãn, làm giảm tình trạng căng cứng, từ đó giảm bớt đau nhức cho người bệnh. Không những vậy, phương pháp này còn có khả năng tăng cường lưu thông khí huyết, giúp các dưỡng chất được vận chuyển tới nuôi dưỡng, phục sụn khớp gối bị tổn thương nhanh chóng hơn.
Dùng dụng cụ hỗ trợ
Một số dụng cụ như nạng, gậy chống, nẹp gối, giày giảm sốc,… có thể trở thành “trợ thủ đắc lực” của người bệnh, chúng sẽ giúp giảm bớt căng thẳng cho khớp gối, đồng thời hỗ trợ thực hiện các hoạt động hàng ngày dễ dàng hơn.
Giảm cân
Người béo phì sẽ có nguy cơ bị đau khớp gối cao hơn so với bình thường. Việc mang thêm trọng lượng sẽ làm gia tăng áp lực lên khớp gối, khiến chúng dễ bị tổn thương, nhanh chóng suy thoái. Chính vì vậy các chuyên gia thường khuyến khích những bệnh nhân đau khớp gối giảm cân nếu họ bị thừa cân hoặc béo phì.
Để giảm cân lành mạnh, ngoài việc tập luyện khoa học người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Cụ thể, hãy tăng cường bổ sung chất xơ, protein thực vật, uống nhiều nước,… Đồng thời hạn chế các thực phẩm giàu chất béo bão hòa, đồ ngọt và ngũ cốc tinh chế,…
Điều chỉnh hoạt động
Người bệnh đau đầu gối nên dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, tránh thực hiện những hoạt động khiến khu vực này bị căng thẳng như ngồi xổm, mang giày cao gót, đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ, chơi đá bóng, bóng rổ,… Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ tổn thương thêm và tạo điều kiện cho khớp gối phục hồi.
Tuy nhiên, nghỉ ngơi không đồng nghĩa với việc chỉ ngồi hoặc nằm yên một chỗ bởi nếu dừng tất cả chuyển động khớp sẽ bị cứng, lâu dần có thể dẫn đến yếu cơ, teo cơ.
Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh vẫn nên tập tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn để tăng cường sức khỏe, củng cố sức mạnh cơ – xương – khớp. Một số bộ môn thể dục tốt cho người bệnh đau khớp gối có thể kể đến như: đạp xe, yoga, thái cực quyền, bơi lội, đi bộ đều chân,…
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, cải thiện thể lực, từ đó giúp quá trình phục hồi tổn thương tại khớp gối diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn. Ngoài ra nhiều dưỡng chất trong thực phẩm có thể hỗ trợ làm giảm tình trạng viêm nhiễm, đau nhức xương khớp.
Người bị đau đầu gối không nên bỏ qua những thực phẩm giàu chất chống viêm, chống oxy hóa và các dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp như vitamin D, canxi, magie, phospho,… Ví dụ: cá béo, ngũ cốc nguyên hạt, rau màu xanh đậm, quả mọng, trứng, sữa,…
Đồng thời, cần hạn chế ăn các thực phẩm có khả năng kích thích phản ứng viêm hoặc không tốt cho xương khớp như: thịt đỏ, nội tạng động vật, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, món ăn nêm nếm nhiều gia vị cay nóng hoặc nhiều muối, nhiều đường,…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Đau khớp gối ăn gì, kiêng gì?
Ngoài các phương pháp chữa đau khớp gối kể trên, rất nhiều người bệnh cũng lựa chọn sử dụng các loại viên uống thảo dược để tăng cường bổ sung dưỡng chất cho xương khớp, hỗ trợ giảm viêm đau. Đặc biệt trong số đó phải kể đến viên uống An Kiện Vương – sản phẩm được các chuyên gia hàng đầu tại Đại học Y Hà Nội nghiên cứu – chứng minh có tác dụng chống viêm, giảm đau, làm chậm quá trình thoái hóa rất hiệu quả.
Sử dụng An Kiện Vương cải thiện đau đầu gối
Viên uống An Kiện Vương là sự kết hợp hoàn hảo của các loại thảo dược thiên nhiên quý hiếm và các dưỡng chất có lợi cho xương khớp. Trong số đó phải kể đến bộ 3 dược liệu – Chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương với những ưu điểm nổi trội:
- Iridorforce™: Được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp, chứa hoạt chất Harpagoside đạt 40%, cao nhất thị trường, có tác dụng giảm viêm đau và tăng khả năng tổng hợp glycosaminoglycan và acid hyaluronic, từ đó thúc đẩy làm lành màng sụn, giúp các khớp vận động dễ dàng, linh hoạt hơn.
- Myrliq™: Được nhập khẩu chính ngạch từ Ý, chứa hàm lượng hoạt chất Furanodiens cao vượt trội, có tác dụng giảm đau tại chỗ vô cùng hiệu quả.
- Nhũ hương: Nổi tiếng trong nhiều nền y học cổ truyền bởi tác dụng giảm đau, chống viêm. Khi kết hợp với Một dược, tác dụng giảm đau của cả hai dược liệu này đều tăng lên gấp nhiều lần, giúp cải thiện tối ưu tình trạng đau khớp gối.
An Kiện Vương còn chứa các thành phần như: Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen type 2, Boron, Vitamin K2,… giúp nuôi dưỡng, phục hồi tổn thương tại sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, đem lại cho người bệnh hệ xương khớp khỏe mạnh hơn.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến cách chữa đau đầu gối. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp. Ngoài ra, đừng quên thăm khám định kỳ hoặc tái khám theo lịch hẹn để kiểm soát chứng đau khớp gối và các bệnh lý liên quan một cách hiệu quả nhất.
Nguồn tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/311280#fourteen-home-remedies
https://acc.vn/benh-dieu-tri/dau-dau-goi/
https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/-au-khop-goi-nguyen-nhan-do-au-phuc-hoi-the-nao
https://www.webmd.com/pain-management/knee-pain/injury-knee-pain-16/slideshow-knee-exercises