“Châm cứu có chữa được thoát vị đĩa đệm không?” là một câu hỏi thường gặp của những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đang có ý định áp dụng liệu pháp này. Để hiểu rõ hơn về phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm và những lưu ý khi thực hiện phương pháp này, bạn đọc hãy dành ít phút theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
- Châm cứu có chữa được thoát vị đĩa đệm không?
- Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm dành cho đối tượng nào?
- Các huyệt vị châm cứu thoát vị đĩa đệm
- Phương pháp châm cứu thoát vị đĩa đệm hiện nay
- Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm có an toàn không?
- Lưu ý khi châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
- An Kiện Vương – Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người thoát vị đĩa đệm!
Châm cứu có chữa được thoát vị đĩa đệm không?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí bình thường. Chúng chèn ép lên dây thần kinh gây đau mỏi, tê bì tại vị trí thoát vị, đôi khi cơn đau lan tỏa dọc theo đường đi của dây thần kinh. Tình trạng này gây không ít khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của bệnh nhân.
Phương pháp châm cứu đã xuất hiện cách đây khoảng 3000 năm và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đến nay, châm cứu vẫn thường được áp dụng cho các trường hợp đau nhức xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm.

Phương pháp này tác động trực tiếp vào một số huyệt vị nhất định bằng kim châm chuyên dụng nhằm làm giảm đau nhức, khai thông kinh mạch, thư giãn cơ, tăng cường khả năng vận động cho người bệnh.
Y học hiện đại cũng đã chỉ ra, liệu pháp châm cứu có khả năng kích thích sản sinh hormone Endorphin (là một trong 4 loại hormone hạnh phúc, có tác dụng giảm đau nhức, thúc đẩy cảm giác tích cực, vui vẻ). Bằng cách kích thích sản sinh hormone, phương pháp châm cứu giúp làm giảm đau nhức, giải tỏa căng thẳng, khó chịu ở người bệnh thoát vị đĩa đệm.
Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm dành cho đối tượng nào?

Châm cứu thường được áp dụng cho hầu hết các trường hợp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có biểu hiện đau nhức, tê bì thông thường. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo phương pháp châm cứu chỉ nên áp dụng cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm giai đoạn nhẹ, chưa có biến chứng và không có chỉ định can thiệp ngoại khoa.
Cụ thể, châm cứu không được khuyến cáo cho các trường hợp sau:
- Bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa (dùng thuốc, vật lý trị liệu,…) hoặc điều trị nội khoa thất bại sau từ 5 – 8 tuần.
- Chèn ép thần kinh nghiêm trọng gây các biến chứng như teo cơ, liệt cơ, bí tiểu, tiểu tiện không tự chủ,…
- Thoát vị đĩa đệm giai đoạn nặng (rách bao xơ, thoát vị đĩa đệm di trú).
Các huyệt vị châm cứu thoát vị đĩa đệm
Theo y học cổ truyền, kinh lạc và các tạng phủ thường có mối liên hệ chặt chẽ. Tác động vào các huyệt vị sẽ giúp khai thông kinh lạc, giảm đau nhức hiệu quả. Tùy theo các nguyên nhân gây bệnh khác nhau mà bác sĩ sẽ xác định vị trí các huyệt vị khác nhau.

Một số huyệt thường được tác động trong châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là:
- A thị huyệt: Đây là huyệt vị không cố định. Tác động vào A thị huyệt giúp làm giảm đau nhức và tăng cường lưu thông khí huyết.
- Huyệt thận du, can du: Giúp bổ xương, bổ cốt tủy.
- Huyệt đại trường du: Tác động vào huyệt đại trường du giúp giải ứ trệ, giảm đau nhức và phục hồi tổn thương dây thần kinh.
- Phong trì, phong môn: Có tác dụng khu phong, cải thiện đau nhức.
Ngoài ra, tùy theo triệu chứng bệnh của từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể xác định một số huyệt khác để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.
Phương pháp châm cứu thoát vị đĩa đệm hiện nay
Dựa vào kiến thức chuyên môn, bác sĩ sẽ xác định vị trí các huyệt cần tác động. Sau đó, tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà thực hiện các kỹ thuật châm cứu khác nhau. Dưới đây là các phương pháp châm cứu thường được áp dụng.
Châm cứu truyền thống
Phương pháp này sử dụng đầu kim chuyên dụng tác động trực tiếp vào huyệt vị, từ đó giảm đau nhức, tê bì, tăng cường lưu thông khí huyết.

Cách thực hiện:
- Xác định chính xác vị trí huyệt vị cần tác động.
- Dùng kim châm tác động lên huyệt vị đã xác định.
- Tiến hành trong khoảng 30 phút, lặp lại liên tục 10 lần để đem lại hiệu quả tốt.
Điện châm
Phương pháp điện châm sử dụng các xung điện một chiều để kích thích các huyệt vị thông qua các điện cực và kim châm. Qua đó làm giảm đau nhức, giảm co cứng cơ, thúc đẩy tuần hoàn máu, hỗ trợ hồi phục tổn thương. Phương pháp này hiệu quả hơn so với châm cứu truyền thống nhờ vào sự hỗ trợ của dòng điện.

Cách thực hiện:
- Bác sĩ lựa chọn xung điện có cường độ phù hợp.
- Đầu kim châm được đưa vào vị trí huyệt vị đã xác định, xung điện sẽ theo đầu kim tác động lên huyệt vị và cho tác dụng.
- Tiến hành châm cứu trong 20 – 30 phút, mỗi đợt cách nhau khoảng từ 3 – 4 ngày. Tốt nhất người bệnh nên kiên trì thực hiện phương pháp này từ 7 – 10 lần.
Thủy châm
Thủy châm là phương pháp kết hợp giữa châm cứu truyền thống và y học hiện đại. Bằng cách tiêm thuốc vào huyệt vị tương ứng thông qua kim châm, thủy châm giúp giảm đau nhức, bồi bổ thần kinh, phòng ngừa thoái hóa thần kinh do đĩa đệm chèn ép lâu ngày. Các thuốc thường được sử dụng là Adrenalin, Coramin, vitamin nhóm B,… Trong trường hợp đau nhiều, bệnh nhân có thể được tiêm các thuốc gây tê như Novocain hoặc giảm đau opioid (Morphin).
Theo các chuyên gia, thủy châm chỉ sử dụng một lượng thuốc nhỏ vào huyệt vị giúp tối ưu hiệu quả, thuốc hấp thu nhanh và ít phát sinh rủi ro hơn so với việc tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch,…

Cách thực hiện:
- Đưa kim châm vào vị trí huyệt đạo đã xác định.
- Lấy một lượng thuốc phù hợp (từ 0,5 – 2cc) tiêm vào đúng huyệt vị.
- Tiến hành thủy châm trong khoảng 5 – 10 phút, cách 2 ngày lặp lại một lần, kiên trì thực hiện khoảng 5 – 10 lần/ đợt điều trị tùy theo tình trạng bệnh.
Ôn châm
Ôn châm hay còn gọi là ôn châm cứu sử dụng ngải cứu nóng để tác động vào các huyệt vị. Theo y học cổ truyền, ngải cứu là dược liệu quý, có tác dụng ôn khí huyết, điều kinh, giảm đau nhức. Ngoài tác dụng giảm đau và khai thông kinh lạc, ôn châm giúp tăng cường hoạt huyết, phá ứ trệ, từ đó cải thiện hiệu quả triệu chứng thoát vị đĩa đệm.

Cách thực hiện:
Cách 1: Chế biến ngải cứu với một số dược liệu khác để thu được tinh dầu ngải. Sau đó đưa kim châm vào huyệt đạo, tinh dầu ngải cứu thông qua thân kim vào sâu bên trong huyệt đạo giúp điều hòa khí huyết, thông kinh hoạt lạc.
Cách 2: Đưa kim châm vào huyệt đạo với độ sâu thích hợp, gắn bìa cứng xung quanh huyệt để tránh bỏng khi châm cứu. Lấy ngải nhung (lông trên lá ngải cứu phơi khô) sau đó vo thành viên, đặt lên kim châm sau đó dùng lửa đốt cháy. Khi ngải nhung cháy hết thì lấy kim ra khỏi huyệt vị.
Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm có an toàn không?
Nhìn chung, phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp khá an toàn. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật, phương pháp này thường không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân. Một số tác dụng phụ người bệnh có thể gặp như phát ban da, bầm tím, mẩn đỏ, chóng mặt, buồn nôn, đau, bỏng, nóng rát,…

Châm cứu yêu cầu người thực hiện có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm. Nếu kỹ thuật không tốt, người thực hiện có thể châm kim trực tiếp vào dây thần kinh dẫn đến teo cơ, liệt,… Thêm vào đó, việc xác định sai huyệt đạo có thể làm giảm hiệu quả điều trị cũng như tiềm ẩn rủi ro, ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.
Ngoài ra, kim châm nếu không được tiệt trùng đúng cách có thể gây lây nhiễm chéo, người bệnh có thể mắc bệnh truyền nhiễm sau khi châm cứu.
Lưu ý khi châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Để đạt hiệu quả điều trị tối đa và phòng ngừa các rủi ro khi châm cứu, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Châm cứu không chữa khỏi dứt điểm thoát vị đĩa đệm, vì vậy người bệnh không nên phụ thuộc quá mức vào phương pháp này.
- Lựa chọn cơ sở thực hiện châm cứu uy tín, bác sĩ chuyên môn cao, dụng cụ y tế được vô trùng hoàn toàn.
- Tuyệt đối không tự ý thực hiện châm cứu tại nhà vì có thể gây ra các tác dụng phụ, biến chứng nặng nề.
- Hiệu quả của châm cứu diễn ra từ từ nên người bệnh cần kiên trì thực hiện theo đúng liệu trình được chỉ định để đảm bảo đạt hiệu quả tối ưu.
- Giữ tâm lý thoải mái, tránh căng thẳng, lo âu quá mức khi thực hiện châm cứu.
- Nếu gặp các tác dụng bất thường, hãy thông báo ngay cho bác sĩ để được điều trị kịp thời.
- Trước khi châm cứu, người bệnh không nên uống rượu bia, sử dụng chất kích thích như thuốc lá.
- Trong quá trình điều trị, người bệnh cần dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh lao động quá sức, đồng thời kết hợp các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… để tăng cường khả năng vận động.
- Kết hợp chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, tăng cường bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương khớp như Canxi, Vitamin khoáng chất, Omega-3,…. để thúc đẩy tổn thương mau lành.
An Kiện Vương – Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người thoát vị đĩa đệm!
Hiện nay, rất nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm có xu hướng tìm kiếm các giải pháp an toàn từ thảo dược tự nhiên. Trong số đó nổi bật là viên uống An Kiện Vương – thành quả nghiên cứu và phát triển từ các chuyên gia hàng đầu tại Đại học Y Hà Nội.

Với sự kết hợp hoàn hảo của bộ 3 thảo dược quý Móng quỷ – Một dược – Nhũ hương và các thành phần dưỡng chất khác, An Kiện Vương mang đến tác dụng 4 trong 1:
- Giảm nhanh đau nhức tại vị trí đĩa đệm thoát vị mà không gây hại dạ dày.
- Cải thiện triệu chứng sưng viêm nhanh chóng nhờ khả năng ức chế yếu tố tiền viêm và các men xúc tác quá trình viêm.
- Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycan và chất bôi trơn sụn acid hyaluronic giúp làm lành lớp màng sụn, từ đó tăng cường hồi phục tổn thương xương khớp.
- Bổ sung dưỡng chất như Glucosamine, Collagen type II, Boron,… giúp nuôi dưỡng, tăng cường sức khỏe xương khớp, giúp xương khớp vận động linh hoạt, dẻo dai hơn, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Những thông tin trên đã giúp người bệnh trả lời được câu hỏi: “châm cứu có chữa được thoát vị đĩa đệm không?”. Qua đây, hi vọng người bệnh đã hiểu rõ hơn về phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm. Đây là phương pháp yêu cầu chuyên môn kỹ thuật cao, người bệnh nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo hiệu quả điều trị và ngăn ngừa các rủi ro.
Tài liệu tham khảo:
- https://youmed.vn/tin-tuc/cham-cuu-chua-thoat-vi-dia-dem/
- https://acc.vn/hieu-qua-vuot-bac-cua-cham-cuu-trong-ket-hop-dieu-tri-chua-benh-thoat-vi-dia-dem-va-thoai-hoa-cot-song/
- https://www.dongyvietnam.org/cham-cuu-chua-thoat-vi-dia-dem.html