Bạn bị thoái hóa cột sống? Bạn muốn tìm hiểu về những phương pháp chữa thoái hóa cột sống hiệu quả? Vậy thì bài viết dưới đây là dành riêng cho bạn. Hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Thoái hóa cột sống liệu có đáng lo?
Thoái hóa cột sống là thuật ngữ chỉ tình trạng suy thoái diễn ra tại một hoặc nhiều đốt sống, làm cho đĩa đệm, sụn khớp, dây chằng, bao hoạt dịch tại khu vực này bị tổn thương, khiến cột sống mất đi cấu trúc và chức năng ban đầu. Thoái hóa có thể xảy ra tại bất kỳ vị trí nào trên cột sống, bao gồm: cột sống cổ, cột sống lưng, thắt lưng.

Đây là bệnh lý xương khớp mạn tính, xuất hiện chủ yếu ở người lớn tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Bên cạnh đó, thoái hóa cột sống cũng có thể xuất hiện bởi sự tác động của các yếu tố nguy cơ như: chấn thương, di truyền, tính chất công việc, thói quen sinh hoạt,…
Bệnh gây ra những cơn đau nhức kéo dài, lan tỏa và tình trạng căng cứng tại cột sống, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi vận động. Tùy vào vị trí cột sống bị thoái hóa, bệnh nhân sẽ bị hạn chế khi thực hiện động tác như cúi lưng, xoay người, quay đầu, gập duỗi cổ,… Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh.
Ngoài ra, nếu không được can thiệp kịp thời, thoái hóa cột sống có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như: thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, hẹp ống sống, chèn ép tủy sống và rễ thần kinh, bại liệt,…
☛ Tham khảo thêm: Biến chứng của thoái hóa cột sống
Có chữa thoái hóa cột sống dứt điểm được không?
Như đã nói ở trên, thoái hóa cột sống xảy ra chủ yếu do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Do đó, để cột sống khôi phục được hoàn toàn cấu trúc và chức năng như ban đầu gần như là không thể.
Tuy nhiên như vậy không có nghĩa là không cần điều trị thoái hóa cột sống. Theo thời gian, tốc độ suy thoái sẽ diễn ra càng nhanh chóng và làm gia tăng nguy cơ biến chứng. Vì vậy, việc điều trị là cần thiết để kiểm soát được bệnh, giúp bệnh nhân tăng cường khả năng vận động, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa và ngăn ngừa biến chứng.
Bên cạnh đó, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng hồi phục sẽ cao hơn. Đối với những trường hợp thoái hóa nặng, các phương pháp điều trị thường chỉ mang tính hỗ trợ, giúp giảm đau và cải thiện triệu chứng ở mức độ nhất định. Do đó hãy đến gặp các bác sĩ để được thăm khám và điều trị ngay khi xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
Chữa thoái hóa cột sống bằng cách nào?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị thoái hóa cột sống. Các phương pháp này chủ yếu sẽ tập trung vào việc cải thiện các triệu chứng, tăng cường khả năng vận động ở người bệnh. Dưới đây là một số cách chữa thoái hóa cột sống bạn có thể tham khảo:
Cách trị thoái hóa cột sống bằng phương pháp dân gian
Với người bệnh mới chớm thoái hóa cột sống, chưa có hoặc có ít triệu chứng, bên cạnh việc thay đổi chế độ sinh hoạt và thói quen vận động, bệnh nhân có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây để cải thiện:
Chữa thoái hóa cột sống bằng cây nhàu

Nhiều nghiên cứu cho thấy trong cây nhàu có chứa hàm lượng lớn prosertonin, khi kết hợp với enzyme nội bào, hoạt chất này có khả năng tạo ra xeronin – một chất có khả năng kích thích tế bào tự tái tạo, sửa chữa tổn thương, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa.
Chuẩn bị: 200g quả nhàu già, 2 lít rượu trắng.
Thực hiện:
- Rửa sạch quả nhàu, để ráo nước, thái lát
- Xếp các lát nhàu vào bình thủy tinh, rót 2 lít rượu vào
- Đậy kín nắp và ngâm rượu nhàu trong khoảng 1 tuần thì bắt đầu sử dụng
- Uống 20ml rượu nhàu cùng bữa ăn, ngày uống 2 lần
- Kiên trì uống rượu nhàu mỗi ngày để cảm nhận được hiệu quả giảm đau nhức.
Dây đau xương trị thoái hóa cột sống

Theo y học cổ truyền, dây đau xương có tác dụng hoạt huyết, mạnh gân cốt, bồi bổ sức khỏe, dùng để điều trị các chứng nhức mỏi toàn thân, đau nhức xương khớp, thoái hóa cột sống, tê bì chân tay.
Chuẩn bị: Một ít dây đau xương, một chút rượu trắng
Thực hiện:
- Rửa sạch dây đau xương, để ráo nước
- Giã nát dây đau xương, thêm vào một chút rượu trắng rồi trộn đều lên
- Đắp hỗn hợp lên vùng cột sống bị đau nhức trong khoảng 15-20 phút
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày 1-2 lần để cải thiện tình trạng đau nhức, căng cứng, sưng viêm tại cột sống.
Dùng Ngải cứu chữa thoái hóa cột sống

Ngải cứu là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc dân gian chữa thoái hóa cột sống. Bên cạnh đó, các nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra rằng, trong ngải cứu có chứa các hoạt chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng chống viêm, giảm đau, đồng thời hỗ trợ cải thiện khả năng vận động ở người bệnh.
Chuẩn bị: Một nắm lá ngải cứu tươi, một ít giấm.
Thực hiện:
- Rửa sạch ngải cứu, để ráo nước và thái nhỏ
- Cho ngải cứu vào cối giã thật nhuyễn, sau đó cho giấm vào, trộn đều
- Đổ hỗn hợp giấm ngải cứu vào chảo, xào nóng trên bếp
- Chút hỗn hợp đã xào nóng vào một túi vải mỏng, buộc chặt miệng túi rồi chườm lên vùng cột sống bị đau nhức (chú ý nhiệt độ tránh bị bỏng)
- Giữ nguyên túi chườm trong khoảng 10 phút, sau đó xoa hỗn hợp dọc cột sống trong khoảng 15 phút
- Khi ngải cứu trong túi nguội hẳn, lấy ra và tiếp tục xào nóng lại rồi chườm thêm một lần nữa
- Kiên trì chườm ngải cứu 1-2 lần/ngày, liên tục cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.
Trị thoái hóa cột sống với lá lốt

Theo y học cổ truyền, lá lốt có vị ngọt, cay, tính ấm, có tác dụng chỉ thống, ôn trung, tán hàn, kích thích lưu thông máu, giảm căng cơ, thư giãn gân cốt, đồng thời cải thiện tình trạng cứng khớp hiệu quả.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng, trong lá lốt có chứa thành phần ancaloid và các tinh dầu, có khả năng làm giảm tình trạng sưng viêm, đau nhức xương khớp, đau lưng do thoái hóa cột sống một cách hiệu quả.
Chuẩn bị: 100g lá lốt, nửa chén muối hạt.
Thực hiện:
- Lá lốt rửa sạch, để ráo nước
- Cho lá lốt và muối hạt vào chảo, đảo đều trên bếp cho đến khi nguyên liệu nóng đều
- Đổ hỗn hợp lá lốt và muối hạt vào túi vải, buộc chặt miệng túi
- Đặt túi vải lên vị trí cột sống bị thoái hóa (chú ý nhiệt độ tránh bị bỏng)
- Kiên trì chườm lá lốt 1-2 lần/ngày để có thể cảm nhận được hiệu quả.
☛ Tham khảo thêm tại: Dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp
Điều trị thoái hóa cột sống bằng thuốc

Tùy từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc sau:
Thuốc giảm đau Acetaminophen (Paracetamol): Dùng giảm đau cho người bệnh có những cơn đau từ nhẹ đến vừa. Tuy nhiên, thuốc không có khả năng chống viêm nên không dùng cho người bệnh thoái hóa cột sống kèm theo biểu hiện viêm. Ngoài ra, Acetaminophen có thể gây ảnh hưởng lên chức năng gan thận, do đó những người bị xơ gan, viêm gan, nghiện rượu,… không nên dùng.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Có khả năng giảm đau và kiểm soát tình trạng sưng viêm như Ibuprofen, Naproxen,… thường được sử dụng cho người bệnh bị đau nhức cột sống do thoái hóa kèm theo biểu hiện viêm. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày, ảnh hưởng xấu đến thận,…
Thuốc giảm đau steroid: Có khả năng chống viêm, giảm đau mạnh, thường được sử dụng trong trường hợp người bệnh có những cơn đau cột sống nghiêm trọng và không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên lạm dụng thuốc bởi có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm như: đau loét dạ dày, tích nước, hội chứng cushing (rối loạn trữ nước, tăng cân, cao huyết áp, yếu cơ, loãng xương,…).
Thuốc giãn cơ: Chỉ định trong trường hợp cơ bắp người bệnh có biểu hiện co cứng và đau nhức. Một số thuốc giãn cơ thường được dùng trong điều trị thoái hóa cột sống bao gồm: cyclobenzaprine, carisoprodol,… Nhóm thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn bởi tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như: tổn thương gan, làm chậm nhịp tim, đau đầu, mệt mỏi, suy giảm thị lực,…
Thuốc giảm đau thần kinh: Trong trường hợp người bệnh có tổn thương tại rễ thần kinh, những thuốc giảm đau thần kinh sẽ được bác sĩ chỉ định. Một số thuốc thường dùng bao gồm: Gabapentin, Pregabalin, Mecobalamin. Những thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như: suy giảm thị lực, tăng cân, mệt mỏi, buồn nôn, rối loạn chức năng tình dục,…
Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Một số thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm như Piascledine, Glucosamine sulfate, Chondroitin sulfate hoặc Diacerein có thể dùng trong điều trị thoái hóa cột sống để giúp làm chậm quá trình thoái hóa, hỗ trợ tăng tiết dịch nhầy, đồng thời cải thiện chức năng vận động ở người bệnh.
☛ Tham khảo đầy đủ: Top thuốc trị thoái hóa cột sống
Kết hợp vật lý trị liệu chữa thoái hóa cột sống

Phương pháp vật lý trị liệu sẽ giúp người bệnh giảm bớt cảm giác đau nhức, căng cứng, đồng thời tăng cường sức mạnh của các cơ quanh cột sống, giúp tăng khả năng chịu lực, cải thiện cấu trúc cột sống, từ đó giúp tăng cường khả năng vận động của người bệnh.
Một số phương pháp vật lý trị liệu có thể được áp dụng bao gồm: sử dụng nẹp, chiếu đèn hồng ngoại, chườm nóng, chườm lạnh, các bài tập dựng lưng, kéo giãn cột sống,…
Hầu hết các phương pháp vật lý trị liệu đều cần được thực hiện bởi các chuyên gia. Đối với các bài tập vận động, người bệnh cũng nên thực hiện dưới sự hướng dẫn, giám sát của chuyên gia vật lý trị liệu để đạt được hiệu quả tích cực trong điều trị.
Phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống

Phẫu thuật là phương pháp điều trị xâm lấn, giúp đưa cột sống về tư thế gần nhất với cấu trúc và chức năng ban đầu bằng cách loại bỏ các gai xương hoặc khối thoát vị đĩa đệm, hợp nhất cột sống,… Từ đó cải thiện tình trạng đau nhức và tăng cường chức năng vận động của người bệnh.
Tuy nhiên, do tiềm ẩn nhiều nguy hiểm nên đây là phương pháp được cân nhắc áp dụng sau cùng trong các trường hợp: trượt đốt sống cấp độ 3-4, dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép nghiêm trọng, tình trạng đau nhức không được cải thiện dù đã áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa và phục hồi chức năng trong một thời gian dài.
☛ Tham khảo thêm tại: Khám xương khớp ở đâu uy tín và chất lượng?
Làm sao để rút ngắn thời gian điều trị thoái hóa cột sống?
Để rút ngắn thời gian chữa thoái hóa cột sống, ngoài việc thăm khám định kỳ và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị, người bệnh cũng nên áp dụng một số biện pháp dưới đây:
Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt
Một lối sống sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp bạn duy trì một sức khỏe tốt, từ đó đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương tại cột sống. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:
- Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya
- Chú ý sinh hoạt, làm việc đúng tư thế, tránh bê vác vật nặng để hạn chế gia tăng áp lực lên cột sống
- Không nên ngồi một chỗ quá lâu trong thời gian dài, sau mỗi 30-60 phút, nên đứng dậy vận động nhẹ nhàng để thư giãn vùng cột sống
- Tạo thói quen tập luyện thể thao để cải thiện sức khỏe, nên lựa chọn những bài tập phù hợp với thể trạng
- Duy trì và kiểm soát mức cân nặng hợp lý, tránh để tình trạng thừa cân làm gia tăng áp lực lên cột sống và các khớp
- Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích,…
☛ Tham khảo thêm: Top bài tập tốt cho thoái hóa cột sống
Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe, đồng thời kiểm soát cân nặng hợp lý, từ đó hỗ trợ cải thiện thoái hóa cột sống hiệu quả.
Người bệnh thoái hóa cột sống nên bổ sung những thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu Omega-3: Omega-3 là axit béo tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, nhất là với người bệnh thoái hóa cột sống. Nhờ khả năng chống viêm và chống oxy hóa hữu hiệu, omega-3 sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm đau và ngăn ngừa thoái hóa lan sang các vị trí khác. Bạn có thể bổ sung nhóm axit béo này từ cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu cá,…
Thực phẩm giàu canxi: Canxi là một trong những dưỡng chất thiết yếu giúp con người duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh. Những thực phẩm giàu canxi mà bạn không nên bỏ qua bao gồm: tôm, cua, trứng, sữa,…
Thực phẩm giàu Chondroitin và glucosamine: Đây là 2 dưỡng chất quan trọng trong quá trình tái tạo sụn khớp, giúp tăng cường khả năng vận động tại cột sống và các khớp. Chondroitin và glucosamine có thể được bổ sung nhờ các món ăn chế biến từ nước hầm xương, sụn và gân động vật.
Rau xanh và trái cây: Rau xanh và trái cây là nhóm thực phẩm cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà người bệnh thoái hóa cột sống không nên bỏ qua. Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm này cũng giàu chất chống oxy hóa, giúp làm chậm quá trình thoái hóa hiệu quả.
☛ Đọc chi tiết tại bài: Bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng gì?
Kết hợp An Kiện vương đẩy lùi thoái hóa cột sống
Viên xương khớp An Kiện Vương với thành phần chủ yếu từ thiên nhiên đã mang đến giải pháp mới cho người bệnh thoái hóa cột sống. Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo của bộ 3 dược liệu quý hiếm: Móng quỷ (IridoforceTM), Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương, giúp hỗ trợ đẩy lùi tình thoái hóa cột sống.

IridoforceTM trong An Kiện Vương là chiết xuất Móng quỷ có hàm lượng hoạt chất cao nhất thị trường, cao gấp 20 lần so với chiết xuất Móng quỷ thông thường, giúp chống viêm, giảm đau hiệu quả. Bên cạnh đó, IridoforceTM còn có khả năng tăng tổng hợp chất cơ bản sụn glycosaminoglycan, acid hyaluronic, giúp tăng cường khả năng vận động ở người bệnh.
MyrliqTM là chế phẩm Một dược có hàm lượng hoạt chất Furanodiens cao nhất thị trường, có khả năng giảm đau cột sống rất hữu hiệu. Không những vậy, MyrliqTM còn được kết hợp cùng Nhũ hương, giúp mang lại hiệu quả chống viêm giảm đau cao hơn nhiều lần so với sử dụng riêng lẻ từng dược liệu.
Bên cạnh đó, viên uống An Kiện Vương còn chứa những thành phần giúp bổ sung dưỡng chất cho xương khớp như: Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, giúp nuôi dưỡng, hỗ trợ tái tạo, phục hồi sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, từ đó giúp người bệnh duy trì hệ xương khớp chắc khỏe hơn.
Hiện sản phẩm đã có mặt tại các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tìm mua An Kiện Vương tại nhà thuốc gần nhất, chi tiết địa chỉ XEM TẠI ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà bằng cách CLICK VÀO ĐÂY
Hy vọng những thông tin về cách chữa thoái hóa cột sống mà chúng tôi đã cung cấp trên đây sẽ giúp ích được cho bạn. Để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp nhất với bản thân, bạn hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Nguồn tham khảo:
thuocdantoc.org/chua-thoai-hoa-cot-song-bang-dan-gian.html
https://ihr.org.vn/bai-thuoc-dan-gian-chua-thoai-hoa-khop-3205.html
https://www.spineuniverse.com/conditions/spondylolisthesis/drugs-medications-spondylolisthesis
https://www.spine-health.com/conditions/spondylolisthesis/spondylolisthesis-treatment