Hiện nay, các bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm được rất nhiều người bệnh quan tâm bởi tác dụng chữa bệnh và tính an toàn. Tuy nhiên, chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc nam có thực sự hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mục lục
Có nên chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc nam?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí ban đầu, nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ và chèn ép lên rễ dây thần kinh gây tê bì, đau nhức. Nguyên nhân có thể do quá trình thoái hóa tự nhiên, chấn thương tai nạn, sai tư thế trong sinh hoạt hàng ngày,… Việc điều trị bệnh đúng cách góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như teo cơ, yếu cơ, bại liệt,…

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nhiều bệnh nhân đã lựa chọn sử dụng thuốc nam để cải thiện triệu chứng bệnh. Mặc dù không đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng thuốc nam vẫn được đánh giá cao vì lành tính, an toàn và ít tác dụng phụ, người bệnh có thể sử dụng trong một thời gian dài.
Thuốc nam có thể sử dụng uống hoặc đắp trực tiếp lên vị trí đau nhức. Sau một thời gian, nhiều người bệnh đã cảm nhận được sự chuyển biến tích cực như giảm viêm, giảm sưng nóng và đau nhức. Đồng thời giúp tăng tuần hoàn máu, thư giãn mạch, giảm căng cơ và tăng khả năng vận động cho người bệnh.

Cũng như các phương pháp điều trị khác, chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc nam cũng có những ưu nhược điểm nhất định. Cụ thể:
Ưu điểm
- Nguyên liệu dễ tìm, thường là những loại thảo dược gần gũi với đời sống, có sẵn trong vườn nhà.
- Cách thực hiện đơn giản, dễ làm, người bệnh có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà nên sẽ không tốn nhiều công sức đi lại và tiết kiệm chi phí.
- Các cây thuốc, bài thuốc nam cũng được đánh giá là an toàn, lành tính, không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.
- Với các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh nhân có thể nhận thấy hiệu quả rõ rệt sau thời gian ngắn sử dụng.
- Hiệu quả của những bài thuốc dân gian đã được kiểm chứng qua nhiều thế hệ.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội kể trên, thì phương pháp này cũng kèm theo một số hạn chế như:
- Các bài thuốc nam không có hiệu quả đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm giai đoạn nặng.
- Chủ yếu các bài thuốc này được lưu truyền từ đời cha ông để lại. Các bài thuốc chưa được nghiên cứu một cách cụ thể, vì vậy khó có thể bộc phát được hết những công dụng, cũng như loại bỏ được một số độc tính trong thuốc.
- Các vị thuốc dân gian thường không cho tác dụng ngay mà cần phải có một thời gian đủ dài để phát huy công dụng. Do đó, nếu người bệnh đang bị những cơn đau cấp tính thì phương pháp này sẽ không có hiệu quả.
- Khá tốn thời gian, không tiện dụng như thuốc tây nên không thực sự phù hợp với người bận rộn.
9 bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà
Dưới đây là một số bài thuốc nam có tác dụng tốt đối với chứng thoát vị đĩa đệm, người bệnh hoàn toàn có thể tìm kiếm nguyên liệu dễ dàng, dễ thực hiện tại nhà.
Lá lốt
Lá lốt là một loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam. Ngoài công dụng làm gia vị trong các món ăn, ít ai biết rằng lá lốt cũng là một vị thuốc chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Theo y học cổ truyền, lá lốt có mùi thơm, vị hơi the, tính ấm, chứa các thành phần như tinh dầu, piperine và piperonyl. Loại thảo dược này có tác dụng chữa các bệnh phong, hàn, thấp, tê bại tay chân, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,…

Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể dùng lá lốt theo các cách sau:
Bài thuốc 1: Đắp lá lốt chữa thoát vị đĩa đệm
Chườm lá lốt với muối hạt giúp giảm viêm, xoa dịu tình trạng sưng nóng và đau nhức. Đồng thời tăng lưu thông máu, giãn mạch, giảm căng cơ và tăng khả năng vận động cho người bệnh.
Nguyên liệu: Lá lốt tươi, muối hạt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt và để ráo nước.
- Sao nóng lá lốt cùng muối hạt.
- Dùng một miếng vải sạch bọc nguyên liệu, sau đó chườm lên vị trí đau.
- Khi túi chườm nguội hẳn thì mang lá lốt sao lại, đắp thêm một lần nữa.
Đắp lá lốt mỗi ngày 1 – 2 lần cho đến khi cơn đau thuyên giảm.
Bài thuốc 2: Lá lốt kết hợp sữa bò trị thoát vị đĩa đệm
Sữa tươi chứa hàm lượng đạm, Canxi và Vitamin thiết yếu cho hệ xương khớp. Khi dùng cùng lá lốt có khả năng giảm đau và giúp xương khớp chắc khỏe hơn.
Nguyên liệu: Một nắm lá lốt tươi, khoảng 100 – 150ml sữa bò tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch và thái nhỏ lá lốt, cho lá lốt vào xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt.
- Đun sôi nước cốt lá lốt cùng sữa tươi, khuấy đều. Uống ngay khi còn ấm.
Mỗi ngày thực hiện 1 lần, liên tục trong 2 tuần để thấy được hiệu quả.
Xương rồng bẹ
Xương rồng là một bài thuốc giúp cải thiện triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm nhưng được ít người biết đến. Xương rồng có tính hàn, có độc, đặc biệt và phần nhựa của cây có khả năng gây bỏng, do vậy trong quá trình sử dụng người bệnh cần hết sức lưu ý. Bên cạnh đó, loại thảo dược này còn có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh thoát vị đĩa đệm.

Nguyên liệu: 2 – 3 nhánh xương rồng bẹ, một ít muối hạt.
Cách thực hiện:
- Loại bỏ hết phần gai của xương rồng.
- Ngâm xương rồng trong nước muối pha loãng, rửa sạch và để ráo nước.
- Nướng đều 2 mặt của xương rồng bẹ trên bếp than.
- Chườm đắp lên vị trí đau.
Thực hiện mỗi ngày 2 lần trong 2 tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: 7 mẹo chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng!
Cỏ xước
Cỏ xước được biết đến là một vị thuốc nam có tác dụng tốt trong cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm. Theo y học cổ truyền, cỏ xước chứa một lượng lớn Saponin – hoạt chất có tác dụng giảm đau và giảm viêm hiệu quả, thường được dùng để điều trị các cơn đau do bệnh xương khớp đem lại. Cỏ xước kết hợp với một vài nguyên liệu khác như lá lốt, muối hạt,… sẽ giúp đẩy lùi những cơn đau do thoát vị đĩa đệm mang lại.

Bài thuốc 1: Chườm đắp cỏ xước
Nguyên liệu: 20 gram rễ cây cỏ xước, 20 gram lá lốt, muối hạt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rễ cỏ xước và lá lốt, để ráo nước.
- Thái nhỏ, xào nóng rễ cỏ xước và lá lốt cùng với một ít muối hạt.
- Bọc gọn các nguyên liệu trong túi vải và chườm lên vị trí đau nhức.
- Mỗi ngày thực hiện 2 lần, mỗi lần 20 phút. Kiên trì trong 2 tuần.
Bài thuốc 2: Bài thuốc uống từ cỏ xước
Nguyên liệu: 20g rễ cây cỏ xước, 16g đỗ trọng, 16g lá lốt.
Cách thực hiện:
- Rễ cây cỏ xước, lá lốt, đỗ trọng đem rửa sạch.
- Đun cùng 6 bát nước. Khi sôi, hạ lửa nhỏ, đun đến khi cạn còn khoảng 2 bát nước thì tắt bếp để nguội và lấy ra uống.
Người bệnh chia thuốc uống 2 lần trong ngày, nên sử dụng liên tục từ 2 – 3 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Ngải cứu
Ngải cứu là một vị thuốc nam quý, có vị cay, hơi đắng, tính ấm và mùi thơm nhẹ. Loại thảo dược này có khả năng giảm viêm, kháng khuẩn và kích thích quá trình tuần hoàn mang đến tác dụng điều hòa khí huyết. Ngoài ra, trong ngải cứu có nhiều hoạt chất quý như tricosanol, cineol, các flavonoid và cholin. Những thành phần này có công dụng tiêu viêm, trừ phong thấp, do đó, có thể cải thiện các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.

Bài thuốc 1: Chườm nóng lá ngải cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Nguyên liệu: Ngải cứu tươi, muối hạt.
Cách thực hiện:
- Lá ngải cứu rửa sạch, để ráo nước.
- Rang lá ngải cứu với muối cho đến khi săn khô lại.
- Bọc lá ngải cứu và muối trong bao vải sạch, chườm lên vị trí bị thoát vị đĩa đệm và đau. Khi lá ngải cứu nguội thì rang lại và tiếp tục chườm lên vị trí đau.
Để cải thiện các triệu chứng hiệu quả, người bệnh nên kiên trì chườm nóng lá ngải cứu từ 1 đến 2 lần mỗi ngày, liên tục trong 2 tuần.
Bài thuốc 2: Uống nước ngải cứu và mật ong.
Nguyên liệu: 100 gram lá ngải cứu, 10ml mật ong, ít muối hạt.
Cách thực hiện:
- Đun sôi 100 ml nước, cho muối vào, khuấy đều, để nguội.
- Rửa sạch lá ngải cứu, cho lá ngải cứu và nước muối loãng để nguội vào máy xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt.
- Cho mật ong nguyên chất vào cùng, khuấy đều, uống ngay.
Uống nước ngải cứu mật ong mỗi ngày 1 lần. Kiên trì trong 3 tuần để thấy rõ hiệu quả.
☛ Chi tiết hơn trong bài viết: Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu
Đu đủ xanh
Đủ đủ là loại quả khá phổ biến, dễ dàng tìm kiếm. Vì vậy sử dụng đu đủ chữa thoát vị đĩa đệm là lựa chọn của nhiều người bệnh. Theo y học cổ truyền, đu đủ xanh có tính hàn, khả năng trừ phong thấp, khu phong, giảm đau và tiêu viêm. Ngoài ra, đu đủ xanh có chứa papain – một chất có khả năng làm bền và giãn nở mạch máu, ổn định lưu lượng máu, cải thiện đĩa đệm và xương khớp đang bị tổn thương.

Nguyên liệu: 1 quả đu đủ xanh, 1 củ gừng tươi, 150ml rượu trắng.
Cách thực hiện:
- Gừng tươi đem rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với rượu.
- Đu đủ xanh rửa sạch, cắt cuống, cắt 1 đầu giữ lại làm nắp, sau đó cho hỗn hợp gừng rượu vào trong.
- Đem đu đủ nướng chín, để nguội rồi lấy túi vải bọc đu đủ lại, sau đó bóp nát, chườm lên vị trí bị đau trong 20p.
Người bệnh nên kiên trì thực hiện 2 ngày 1 lần để nhanh chóng cảm nhận được hiệu quả.
Chìa vôi
Chìa vôi hay còn gọi là dây đau xương được sử dụng làm thuốc để chữa các bệnh gây đau nhức xương khớp. Loại thảo dược này có vị đắng, tính mát, quy kinh can, có tác dụng thư cân hoạt lạc, khu trừ phong thấp, bồi bổ cơ thể, cải thiện các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm.

Người bệnh có thể tham khảo bài thuốc đắp chìa vôi chữa thoát vị đĩa đệm như sau:
Nguyên liệu: Một nắm lá và dây chìa vôi, một ít muối hạt.
Cách thực hiện:
- Lá và thân dây chìa vôi rửa sạch, phơi ráo.
- Sao nóng lá và thân dây chìa vôi cùng ít muối hạt.
- Dùng một miếng vải sạch bọc các nguyên liệu, sau đó chườm lên vị trí đau.
Thực hiện 2 lần mỗi ngày đến khi cơn đau giảm.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc nam cần lưu ý gì không?

Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả, khi dùng thuốc nam trị thoát vị đĩa đệm người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nam nào. Xem xét kỹ càng tình trạng bản thân trước khi áp dụng các bài thuốc.
- Chỉ nên áp dụng các bài thuốc nam này khi tình trạng thoát vị đĩa đệm không quá nghiêm trọng và chỉ gây đau nhẹ.
- Đối với những trường hợp nặng, người bệnh nên sử dụng thuốc kết hợp phương pháp điều trị khác theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Khi sử dụng các bài thuốc chườm nóng, người bệnh cần chú ý nhiệt độ túi chườm để tránh gây bỏng rát da.
- Tuyệt đối không được lạm dụng các bài thuốc vì có thể gây tác dụng ngược.
- Ngừng sử dụng bài thuốc và trao đổi với bác sĩ khi các triệu chứng thoát vị không thuyên giảm sau 1 tháng sử dụng thuốc nam.
- Người bệnh cần kiên trì áp dụng trong nhiều ngày, tránh ngắt quãng.
- Có thể chữa thoát vị đĩa đệm bằng bài thuốc nam kết hợp với vật lý trị liệu, thay đổi thói quen sinh hoạt,… để nâng cao hiệu quả điều trị.
- Người bệnh nên ăn uống đủ chất, duy trì thói quen vận động và hạn chế lao động nặng để tránh ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả điều trị bệnh của các bài thuốc.
- Người bệnh nên thăm khám định kỳ để theo dõi diễn tiến của bệnh, sớm phát hiện biến chứng và đánh giá khả năng chữa trị của các phương pháp.
An Kiện Vương – Giải pháp mới cho người thoát vị đĩa đệm!
Để khắc phục nhược điểm không tiện dụng khi sử dụng thuốc nam, người bệnh có thể lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược, được bào chế dưới dạng viên uống tiện dụng. Trong đó, viên uống An Kiện Vương là giải pháp hoàn toàn mới giúp cải thiện triệu chứng đau nhức khó chịu, hiệu quả chỉ sau 2 tuần sử dụng!
Với sự kết hợp của các dược liệu quý trong tự nhiên như Móng quỷ, Một dược, Nhũ hương và Cốt toái bổ, An Kiện Vương mang lại tác dụng 4 trong 1:
- Giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại xương khớp
- Giảm sưng viêm hiệu quả nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và ức chế các men xúc tác cho quá trình viêm.
- Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp như glycosaminoglycan, acid hyaluronic, giúp làm lành lớp màng sụn, các khớp hoạt động linh hoạt, mềm mại hơn.
- Bổ sung các dưỡng chất như Collagen tuýp II, Boron, Glucosamine,… giúp nuôi dưỡng xương khớp chắc khoẻ, dẻo dai, từ đó làm chậm quá trình thoái hoá.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Trên đây là toàn bộ thông tin về phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc nam. Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh cụ thể, người bệnh có thể lựa chọn và áp dụng bài thuốc phù hợp. Từ đó giúp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm, giảm viêm, cải thiện cơn đau hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng khó lường.