Nhiều người bệnh cho rằng, chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà là phương pháp “lợi cả đôi đường” khi không tốn quá nhiều thời gian tới bệnh viện, cách thực hiện đơn giản mà hiệu quả lại cao. Thực tế, điều này chỉ đúng với những người đã thăm khám đầy đủ, có liệu pháp phù hợp và tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bạn đang tìm hiểu về cách điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà, đừng lướt qua bài viết này!
Mục lục
Thoát vị đĩa đệm có thể tự chữa tại nhà không?
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng nhân nhầy của đĩa đệm thoát khỏi bao xơ, chệch ra khỏi vị trí bình thường gây chèn ép vào tủy sống hay các rễ dây thần kinh. Tình trạng này gây ra hàng loạt các triệu chứng như: đau nhức, tê bì, yếu chi, yếu cơ và rối loạn cảm giác tại chỗ.
Trong hầu hết trường hợp, mục tiêu của điều trị thoát vị đĩa đệm đều hướng tới việc bảo tồn đĩa đĩa đệm và cột sống. Vì vậy, người bệnh thường được chỉ định điều trị tại nhà sau khi thăm khám đầy đủ và được bác sĩ hướng dẫn. Lựa chọn này không những đảm bảo các yếu tố an toàn, hiệu quả mà còn đem lại nhiều lợi ích như:
- Kiểm soát tốt triệu chứng: Những biện pháp tại chỗ có thể làm giảm nhanh tình trạng đau nhức, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
- Ngăn bệnh tiến triển: Các liệu pháp tác động lâu dài như: tập luyện, điều chỉnh chế độ ăn, thay đổi tư thế giúp ngăn đĩa đệm thoát vị nhiều hơn, bảo vệ cột sống, từ đó hạn chế nguy cơ bệnh trở nặng.
- Quy trình đơn giản: Đa số các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà đều liên quan đến hoạt động thường ngày. Do đó, người bệnh sẽ không tốn nhiều thời gian hay phải xây dựng quy trình thực hiện phức tạp.
- Tiết kiệm chi phí: Việc điều trị tại nhà giúp bệnh thoát vị đĩa đệm được kiểm soát tốt hơn, người bệnh ít phải đi lại, thăm khám hay điều trị bằng những phương pháp đắt tiền.
☛ Tham khảo thêm tại: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm!
7 cách chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà an toàn, hiệu quả
Để chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh có thể áp dụng một hoặc nhiều phương pháp song song tùy theo tình trạng sức khỏe. Dưới đây là những cách chữa hiệu quả và phổ biến nhất.
Thay đổi tư thế ngủ
Cơn đau thoát vị đĩa đệm thường trở nặng nhiều vào ban đêm. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh nên lựa chọn những tư thế ngủ giúp thư giãn, giảm áp lực lên cột sống như:
- Nằm ngửa: Người bệnh nên đặt một chiếc gối mỏng dưới đầu gối để giảm áp lực cho vùng thắt lưng. Đối với người bị thoát vị đốt sống cổ, hãy gối đầu bằng một chiếc gối mỏng, hai tay đặt bên hông để cơ thể ở trạng thái thoải mái nhất.
- Nằm nghiêng: Hãy điều chỉnh để đầu gối cong một góc 90 độ, sau đó chèn một chếch gối mỏng giữa hai đầu gối để giữ thẳng cột sống và giúp hông được cân bằng. Chú ý điều chỉnh để đầu – cổ – hông- cột sống nằm trên một đường thẳng.
Bên cạnh điều chỉnh tư thế ngủ, người bệnh cũng cần lựa chọn được loại nệm giường phù hợp. Không nên nằm những nệm lún nhiều vì có thể gây mất đường cong tự nhiên của cột sống, tăng áp lực lên những điểm lún sâu khiến đau nhức thêm nghiêm trọng. Bạn cũng không nên nằm trên những đệm quá cứng vì có có thể tạo ra các điểm chịu lực cứng (thường ở hông và vai) làm phát sinh cơn đau.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Dinh dưỡng hợp lý giúp cải thiện các triệu chứng và tăng phục hồi tổn thương tại các vị trí thoát vị đĩa đệm. Một số nhóm dinh dưỡng thường được chuyên gia gợi ý cho người bệnh thoát vị đĩa đệm bao gồm:
- Vitamin D: Đây là thành phần cần thiết cho quá trình hấp thu canxi từ ruột vào máu. Người bệnh có thể bổ sung vitamin D bằng cách phơi nắng, ăn nhiều nấm và sử dụng các chế phẩm bổ sung.
- Vitamin K: Giúp tăng hiệu suất hấp thu canxi từ máu vào xương. Loại vitamin này được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như: thịt, sữa, lòng đỏ trứng, rau bina và rau cải xanh.
- Canxi: Là thành chính tham gia vào quá trình tăng trưởng của tế bào xương, giúp xương chắc khỏe. Người bệnh có thể bổ sung Canxi thông qua các thực phẩm như: sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai), các loại rau xanh đậm, các loại đậu, hạnh nhân, cam, cá mòi, cá hồi,….
- Phospho: Giúp tăng cường quá trình hấp thu canxi của cơ thể. Phospho được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm như: thịt, trứng và ngũ cốc.
- Magie: Là một thành phần cấu tạo của xương và tham gia vào hơn 300 phản ứng sinh hóa của cơ thể. Để đáp ứng đủ nhu cầu magie của cơ thể, người bệnh nên tăng cường các thực phẩm như: các loại cá, các loại hạt khô, bơ, chuối và sô cô la đen.
- Sắt: Chất khoáng này giúp thúc đẩy quá trình sản xuất collagen (cấu tạo nên sụn khớp), tăng chuyển đổi vitamin D và hình thành hemoglobin và myoglobin ( giúp tăng vận chuyển oxy đến các mô). Bạn có thể tăng bổ sung sắt qua các thực phẩm như: gan và nội tạng động vật, thịt đỏ, bí ngô, bông cải xanh, rau bina,…
- Glucosamin và Chondroitin: Tham gia vào quá trình hình thành sụn và các mô liên kết, giúp tái tạo sụn và giảm thiểu các bệnh liên quan đến thoái hóa xương khớp. Hai chất này được tìm thấy trong những thực phẩm như: sụn xương, bắp cải, hạnh nhân, cải bó xôi, hạnh nhân,…
☛ Tham khảo thêm tại: Gợi ý 7 món ăn chữa thoát vị đĩa đệm!
Massage giảm đau
Massage là phương pháp hiệu quả để cải thiện cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra. Theo các chuyên gia, các động tác massage làm giãn cơ quanh cột sống, thúc đẩy lưu thông máu, cải thiện tình trạng khô khớp và cứng khớp.
Để massage đạt hiệu quả tốt nhất, người thực hiện cần nắm được các kỹ thuật sau:
- Xoa: Đây là kỹ thuật sử dụng các đầu ngón tay tạo lực ấn nhẹ nhàng và đều đặn lên vùng bị thoát vị đĩa đệm. Khi xoa, nên đẩy ray theo chiều kim đồng hồ và thực hiện khoảng 5 phút/ lần.
- Bóp: Kỹ thuật này yêu cầu người thực hiện sử dụng 2 đầu ngón cái để ấn lên vùng lưng bị đau. Các ngón tay còn lại tạo lực bóp vào với lực vừa phải. Mỗi lần bóp lưng nên kéo dài khoảng 4 – 5 phút.
- Lăn: Người thực hiện sử dụng các phần đầu ngón tay lăn theo dạng con lăn ở cột sống. Mỗi lần lăn nên thực hiện liên tục từ 5 – 7 phút.
- Day: Là cách dùng phần đệm của lòng bàn tay, ấn xuống với lực vừa phải rồi day nhẹ. Thời gian day nên kéo dài khoảng 3 – 5 phút.
Sử dụng nhiệt
Những cơn đau do thoát vị đĩa đệm có thể được cải thiện bằng cách chườm nóng hoặc chườm lạnh.
Chườm nóng
Nhiệt độ nóng làm giãn mạch máu, tăng lưu lượng máu lưu thông và giảm căng cơ. Phương pháp này giúp giảm đau nhức và thúc đẩy các tổn thương lành lại nhanh hơn. Người bệnh có thể chườm nóng khi bị đau cứng cột sống hoặc vào buổi sáng, trước khi tập các bài thể dục kéo căng cơ.
Cách thực hiện như sau: Dùng túi chườm nóng, miếng đệm hoặc miếng gạc nóng đặt lên vị trí bị đau do thoát vị đĩa đệm. Bạn nên điều chỉnh nhiệt độ trong khoảng 33 – 43 độ C để tránh bị bỏng.
Chườm lạnh
Chườm lạnh được áp dụng cho những trường hợp đau thoát vị đĩa đệm có kèm theo sưng, nóng đỏ. Sự giảm nhiệt cục bộ gây co mạch, giảm lưu lượng máu, dẫn đến giảm viêm và giảm đau. Ngoài ra, biện pháp này cũng được coi như một cách gây tê tại chỗ hiệu quả. Người bệnh nên chườm lạnh khi đau hoặc sau khi tập các bài tập kéo giãn, xoa bóp giảm đau.
Để chườm lạnh, bạn cần dùng một khăn sạch, bọc đá và chườm lên vùng bị sưng tấy, đau nhức. Bạn không nên chườm đá trực tiếp lên da, chườm liên tục quá 15 phút hoặc giữ khăn tại chỗ quá lâu có thể dẫn đến bỏng lạnh.
Bài tập vật lý trị liệu
Các bài tập vận động kích thích cơ thể giải phóng endorphin- một hormone nội sinh giúp cải thiện tâm trạng và giảm đau. Người bệnh có thể lựa chọn một trong số những bài tập dưới đây:
Bài tập 1: Căng da cổ
Bài tập này giúp kéo căng đốt sống cổ, cải thiện tình trạng chèn ép của đĩa đệm lên dây thần kinh và tủy sống, từ đó giúp giảm đau. Cách tập như sau:
- Người bệnh ngồi thẳng lưng trên ghế và đưa cằm gần về phía ngực. Sau đó, tựa lưng vào ghế và kéo căng cổ.
- Tiếp tục di chuyển tai trái về phía vai trái, sau đó tai phải về phía vai phải.
- Lặp lại động tác từ 5 – 10 lần
Bài tập 2: Căng gân kheo trên ghế
Đây là bài tập giúp tăng cường sức mạnh cơ gân kheo, từ đó giảm áp lực lên vùng cột sống đang bị thoát thoát vị đĩa đệm. Người bệnh cần thực hiện theo các bước như sau:
- Người bệnh ngồi trên ghế, một chân đặt thoái mái trên sàn, chân kia duỗi thẳng với gót chân đặt trên sàn.
- Từ từ duỗi thẳng lưng và nghiêng người về trước qua phần chân duỗi cho đến khi có cảm giác duỗi thẳng ở mặt sau của đùi trên.
- Duy trì tư thế trong khoảng 15 – 30 giây thì đổi chân và lặp lại 5 – 10 lần.
Bài tập 3: Kéo căng đầu gối đến ngực
Bài tập kéo căng đầu gối đến ngực giúp giảm căng thẳng và tăng sức mạnh các cơ xung quanh vùng thắt lưng, qua đó cải thiện triệu chứng đau nhức, khó chịu. Bài tập này được thực hiện như sau:
- Người bệnh nằm ngửa, đầu gối gập tự nhiên, hai bàn chân đặt thoải mái trên sàn.
- Dùng hai tay ôm lấy đầu gối bên phải và từ từ kéo về phía ngực.
- Duy trì tư thế trong khoảng 5 – 10 giây thì đổi chân và lặp lại động tác 5 – 10 lần.
☛ Tham khảo đầy đủ: Vật lý trị liệu có hiệu quả với thoát vị đĩa đệm?
Sử dụng thảo dược
Một số thảo dược có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống oxy hóa giúp khắc phục triệu chứng thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Người bệnh có thể lựa chọn một số thảo dược sau:
- Ngải cứu: Các nghiên cứu chỉ ra trong ngải cứu chứa tinh dầu, acid amin (choline, adenin) và hợp chất flavonoid có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau hiệu quả. Người bệnh chỉ cần dùng một nắm ngải cứu tươi, rửa sạch và sao cùng muối hạt đến khi có mùi thơm. Sau đó, bọc ngải cứu trong khăn sạch và chườm lên vùng bị đau. Khi chườm chú ý nhiệt độ để tránh bị bỏng.
- Cây mật gấu: Đây là thảo dược được sử dụng phổ biến trong các bệnh xương khớp. Trong cây mật gấu chứa các hoạt chất: ursolic acid, β-sitosterol glucoside rabdoserrin A,… có tác dụng kháng viêm và giảm đau nhanh chóng. Để áp dụng, người bệnh hái một nắm lá nhỏ mật gấu, giã nát hoặc xay nhuyễn rồi vắt lấy nước cốt. Đem phần nước cốt này trộn cùng 1 lon bia, uống sau bữa tối.
☛ Tham khảo thêm tại: Top bài thuốc cải thiện thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Dùng thuốc
Sử dụng thuốc giúp kiểm soát triệu chứng thoát vị đĩa đệm một cách nhanh chóng. Một số nhóm thuốc được dùng phổ biến như:
- Thuốc giảm đau: Phổ biến nhất là Paracetamol có tác dụng giảm đau từ nhẹ đến vừa.
- Thuốc chống viêm NSAIDs: Thường gặp như: Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam, Celecoxib, Etoricoxib… được chỉ định cho những trường hợp đau kèm theo viêm ở mức độ vừa đến nặng. Thuốc có thể dùng qua đường uống, tiêm hay bôi ngoài da.
- Thuốc chống viêm Corticoid: Bao gồm các thuốc được bào chế từ những hoạt chất như: Prednisolon, Methylprednisolon, Hydrocortison,… có tác dụng trị đau nhức, sưng tấy nghiêm trọng.
- Thuốc giãn cơ: Điển hình như các thuốc: Tolperisone, Eperisone,… được dùng cho người bệnh thoát vị đĩa đệm có triệu chứng đau nhức, co cứng cơ bắp khi vận động.
- Thuốc giảm đau thần kinh: Thường thấy như: Gabapentin, Pregabalin, Mecobalamin… giúp cải thiện triệu chứng tê bì, đau nhức, ê ẩm, cơ cứng cơ.
- Thuốc điều trị tác dụng chậm: Gồm các hoạt chất như: Piascledine, Diacerein, Glucosamine sulfate và chondroitin sunphat,…. có khả năng ức chế miễn dịch, chống viêm, giảm đau.
☛ Chi tiết: Thuốc trị thoát vị đĩa đệm khi nào cần sử dụng?
An Kiện Vương – Giải pháp an toàn cho người thoát vị đĩa đệm
Viên uống An Kiện Vương là sản phẩm nổi bật với tác dụng cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp, giúp xương khớp chắc khỏe và ngăn thoái hóa. Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, viên uống An Kiện Vương là giải pháp an toàn, được nhiều chuyên gia đề xuất cho người bệnh thoát vị đĩa đệm.
Việc sử dụng An Kiện Vương đúng cách có thể giúp giải quyết hiệu quả những vấn đề thường gặp trong bệnh lý thoát vị đĩa đệm, như:
- Giảm đau nhức: Nhờ bộ ba: IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ), MyrliqTM (chiết xuất Một dược) và Nhũ hương cho tác dụng chống viêm, giảm đau hiệu quả, an toàn. Người bệnh có thể an tâm sử dụng trong thời gian dài mà không cần lo lắng về tác dụng phụ trên dạ dày như các loại thuốc khác.
- Hạn chế sưng viêm: thành phần trong An Kiện Vương với bộ 3 thảo dược đã được chứng minh có tác dụng ức chế hoạt động của yếu tố tiền viêm và các men xúc tác cho quá trình viêm, giảm sưng viêm.
- Ngăn bệnh tiến triển nặng: An Kiện Vương có khả năng tổng hợp chất nền sụn khớp như glycosaminoglycan, acid hyaluronic nhờ IridoforceTM, giúp làm lành lớp màng sụn, tăng hiệu quả “bảo tồn đĩa đệm”, hạn chế nguy cơ bệnh chuyển biến nặng.
- Giúp xương khớp chắc khỏe: trong An Kiện Vương chứa các dưỡng chất tốt cho xương khớp như: Collagen tuýp II, Boron, Glucosamine, Boron, Vitamin K,… giúp xương khớp chắc khỏe, chậm thoái hóa
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm tại nhà
Để quá trình chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Nghỉ ngơi và tập luyện điều độ, không nên bê vác vật nặng, làm việc quá sức hay căng thẳng kéo dài
- Giữ cân nặng ở mức ổn định, tránh tạo áp lực cho cột sống.
- Không hút thuốc lá vì nó làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, làm hỏng đĩa đệm
- Duy trì đều đặn các biện pháp trị liệu, tránh tâm lý nôn nóng trong thời gian chữa bệnh.
- Khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bệnh không tiến triển hoặc trở nặng, cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để thăm khám.
Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà là lựa chọn tốt và phù hợp với nhiều người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần tìm hiểu kỹ và tuân thủ các phương pháp trước khi áp dụng. Điều này giúp bạn đạt được hiệu quả cao và tránh được những tác dụng không mong muốn trong quá trình điều trị.
Video tham khảo các bài tập hỗ trợ cho người thoát vị đĩa đệm tại nhà:
Tài liệu tham khảo:
https://www.spine-health.com/blog/5-little-known-tips-lumbar-herniated-disc-pain-relief
https://www.webmd.com/pain-management/treatments-for-herniated-disk
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324311#exercises-for-low-back-pain
http://soytethainguyen.gov.vn/tin-tuc-su-kien/-/asset_publisher/XQT17zvLF0Iw/content/mot-so-meo-chua-thoat-vi-ia-em-bang-cay-xuong-rong-on-gian-an-toan