Ở Việt Nam, thoái hóa khớp đang chiếm tỷ lệ khá cao trong các bệnh lý về cơ xương khớp hiện nay. Bệnh xảy ra phổ biến ở người trong độ tuổi trung niên và cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, hãy cùng tìm hiểu cơ chế bệnh sinh của nó qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Hiểu về cơ chế bệnh sinh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là hậu quả của quá trình cơ học và sinh học gây nên sự mất cân bằng giữa tổng hợp và huỷ hoại của sụn và xương dưới sụn. Bệnh gây ra các cơn đau nhức triền miên, cứng khớp, giảm phạm vi vận động khớp khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Sự tiến triển của bệnh này thường được chia thành 3 giai đoạn lớn:
- Giai đoạn I: Sự phân hủy protein của chất nền sụn.
- Giai đoạn II: Bề mặt sụn bị bào mòn kèm theo giải phóng các sản phẩm phân hủy vào dịch khớp.
- Ở giai đoạn III: Quá trình thực bào diễn ra gây viêm màng hoạt dịch, tạo ra các protease và các cytokine tiền viêm.
Có thể thấy, cơ chế bệnh sinh của thoái hóa khớp liên quan đến sự thoái hóa và tái tạo sụn khớp cùng với các phản ứng viêm tại mô xung quanh. Cụ thể:
Cơ chế thoái hóa sụn khớp
Sụn bao gồm nước và chất nền giống như gel chứa các loại protein khác nhau như collagen, proteoglycan,… Trong sụn có chứa một nhóm tế bào gọi là chondrocytes có vai trò sản xuất và duy trì chất nền. Tổn thương sụn làm hư hỏng chất nền, các enzyme phân hủy protein gồm collagenase (phân hủy collagen) và stromelysin (phân hủy proteoglycan) được giải phóng dẫn đến sự suy thoái sụn khớp.
Đồng thời, phản ứng tái tạo diễn ra làm xương dưới sụn dày lên, thu hẹp khoảng cách giữa các đầu xương (hẹp khe khớp), đôi khi xuất hiện khoảng trống chứa chất lỏng trong xương được gọi là u nang xương. Đồng thời, các tế bào chondrocytes cũng nhân lên dẫn đến hình thành các xương nhỏ gọi là gai xương. Kết quả là sụn khớp bị nứt vỡ, có thể tách rời khỏi các đầu xương.
Cơ chế phản ứng viêm khớp
Sự phân hủy chất nền sụn gây ra bởi các enzym phân giải protein sẽ giải phóng một lượng lớn các mảnh sụn vào dịch khớp dẫn đến viêm màng hoạt dịch. Quá trình này diễn ra thông qua một loạt phản ứng của các chất trung gian như cytokine tiền viêm, interleukin-1β và TNF-α. Trong đó, IL-1 chiếm vị trí then chốt trong việc phá hủy sụn và TNF-α thúc đẩy quá trình viêm.
Ngoài ra, các cytokine tiền viêm cũng ảnh hưởng đáng kể đến tế bào chondrocytes. Chúng ức chế tổng hợp các thành phần trong chất nền tạo ra một vòng luẩn quẩn với nhiều sụn bị thoái hóa và tiếp tục gây ra nhiều phản ứng viêm hơn.
Cơ chế gây đau của thoái hóa khớp
Trong bệnh thoái hoá khớp, đau là triệu chứng đầu tiên và cũng là nguyên nhân khiến bệnh nhân đi khám. Ở sụn khớp không có hệ thần kinh, vì vậy đau có thể là do:
- Viêm màng hoạt dịch.
- Sự kích thích của các vết rạn nứt nhỏ ở đầu xương dưới sụn.
- Gai xương mọc lên làm kéo căng các đầu mút thần kinh ở màng xương.
- Sự co kéo của dây chằng trong khớp.
- Viêm bao khớp hoặc bao khớp bị căng phồng do tình trạng phù nề quanh khớp.
- Các cơ quanh khớp bị co thắt.
Đối tượng có nguy cơ bị thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp có thể xảy ra với bất kỳ ai tuy nhiên các trường hợp dưới đây sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh:
- Người cao tuổi: Tuổi càng cao, khả năng tái tạo sụn khớp bị suy giảm nên nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Phụ nữ: Theo thống kê có đến 80% phụ nữ mắc bệnh thoái hóa khớp do mang thai, hormon, thường xuyên đi giày cao gót,…
- Người mắc các bệnh xương khớp khác: Thoát vị đĩa đệm, gai cột sống hay viêm khớp dạng thấp,… dễ dẫn đến thoái hóa khớp.
- Vận động viên thể thao: Một số môn thể thao cường độ mạnh gây áp lực lên khớp khiến các khớp bị quá tải hay vi chấn thương dẫn đến nguy cơ thoái hóa cao hơn.
- Người béo phì: Khi thừa cân, các khớp phải gánh trọng lượng lớn, đặc biệt là khớp gối, khớp háng.
- Người có chấn thương: Nếu khớp bị chấn thương, khả năng cao sẽ bị thoái hóa khớp. Một số vận động viên như cầu thủ bóng đá, bóng bầu dục là những người dễ bị chấn thương khớp.
- Người thiếu hụt vitamin D và C, E: Do các vitamin này có khả năng trung hòa gốc tự do, giúp ngăn ngừa sự tiến triển của thoái hóa khớp.
- Người ít vận động: Lười vận động hoặc vận động sai tư thế liên tục và kéo dài khiến các khớp thiếu sự linh hoạt, nguy cơ thoái hóa khớp cũng cao hơn bình thường.
Làm thế nào để phát hiện thoái hóa khớp?
Các triệu chứng thoái hóa khớp thường không đặc trưng khiến người bệnh dễ dàng bỏ qua hoặc nhầm lẫn với bệnh lý khác. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác cũng như đánh giá mức độ tổn thương, người bệnh cần đi khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường như đau nhức, tê mỏi, cứng khớp,…
Bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng, kết quả xét nghiệm hình ảnh và xét nghiệm sinh hóa như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, CT cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm máu, phân tích dịch khớp,… để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.
Một số triệu chứng lâm sàng có thể kể đến gồm:
- Đau khớp tăng khi vận động và đỡ đau khi nghỉ ngơi.
- Hạn chế vận động khớp như đi lại khó khăn đặc biệt khi leo cầu thang, ngồi xổm.
- Cứng khớp buổi sáng kéo dài từ 15-30 phút hoặc sau khi nghỉ ngơi, bệnh nhân phải vận động một lúc mới trở lại bình thường.
- Có thể sờ thấy các gai xương ở quanh khớp.
- Khám khớp trong đợt tiến triển thường thấy sưng, nóng có thể do tràn dịch, song triệu chứng viêm tại chỗ thường không rầm rộ.
- Có thể thấy biến dạng khớp, có thể nghe tiếng lục khục khớp.
☛ Tìm hiểu thêm: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp
Điều trị thoái hóa khớp như thế nào?
Điều trị thoái hóa khớp dựa vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Các biện pháp điều trị được áp dụng hiện nay bao gồm:
Phương pháp dùng thuốc
Một số loại thuốc được dùng trong điều trị thoái hóa khớp như:
- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol đáp ứng tốt với trường hợp người bệnh đau vừa và nhẹ, nên dùng ngắn ngày đối với các cơn đau cấp tính, cần lưu ý tác dụng phụ trên gan khi dùng kéo dài.
- Thuốc chống viêm không steroid: Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam,… được chỉ định trong trường hợp thoái hóa khớp đau vừa và nhẹ, hoặc không đáp ứng với Paracetamol.
- Thuốc Glucocorticoid: Hydrocortisol, Dexamethasone,… có thể được chỉ định tiêm nội khớp trong trường hợp đau nặng, sưng viêm mà không đáp ứng với các thuốc ở trên.
- Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Bao gồm glucosamine, chondroitin, diacerein,… có tác dụng bổ sung dưỡng chất cho khớp, từ đó hỗ trợ tăng cường vận động cho người bệnh.
☛ Xem chi tiết: 9 loại thuốc trị thoái hóa khớp hiệu quả
Phương pháp không dùng thuốc
Các biện pháp không dùng thuốc đóng một vai trò rất quan trọng trong điều trị. Bao gồm:
- Giảm cân: Đưa cân nặng về mức an toàn sẽ giúp làm giảm đáng kể áp lực lên các khớp xương.
- Dinh dưỡng khoa học: Một chế độ dinh dưỡng với đầy đủ các chất sẽ có tác động tích cực đến người bệnh thoái hóa khớp. Đồng thời, tăng cường bổ sung các nhóm chất tốt cho xương khớp như Omega-3, Canxi, Vitamin D, C, E,… tránh xa thuốc lá, rượu bia.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Khớp bị tổn thương cần có đủ thời gian để phục hồi, vì vậy người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, nhưng không có nghĩa là chỉ nằm hay ngồi một chỗ.
- Vật lý trị liệu phục hồi chức năng: Có tác dụng giải tỏa cơn đau nhức, cứng khớp, tăng cường phạm vi cử động khớp. Một số liệu pháp thường dùng là châm cứu, chiếu hồng ngoại, massage, chườm nóng/lạnh, điện trị liệu,…
- Tập luyện thể chất: Duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp hệ xương khớp trở nên dẻo dai, chắc khỏe. Người bệnh nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, bơi lội,…
- Điều chỉnh tư thế: Thay đổi từ những tư thế cơ bản nhất như đứng, ngồi, nằm,… sao cho hạn chế áp lực lên xương khớp. Trong sinh hoạt lao động, chú ý không giữ nguyên một tư thế quá lâu để tránh gây tê mỏi, cứng khớp.
Phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định khi thoái hóa khớp ở giai đoạn nặng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa. Một số phương pháp phẫu thuật hiện nay có thể kể đến như nội soi rửa khớp, thay thế khớp nhân tạo,…
Các phương pháp này có thể giúp loại bỏ tổn thương và khắc phục triệu chứng hiệu quả với các trường hợp thoái hóa nghiêm trọng. Tuy nhiên chúng thường được cân nhắc áp dụng cuối cùng do tiềm ẩn nhiều rủi ro.
An Kiện Vương – Giảm đau nhức do thoái hóa khớp hiệu quả!
Thoái hóa khớp là bệnh mạn tính, các triệu chứng rất dễ tái phát. Để kiểm soát sức khỏe xương khớp lâu dài, rất nhiều người bệnh đã tìm đến các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên an toàn với sức khỏe. Trong đó, viên uống An Kiện Vương hiện đang được rất nhiều chuyên gia xương khớp khuyên dùng!
Viên uống An Kiện Vương được bào chế chủ yếu từ các thảo dược tự nhiên, nổi bật với bộ 3 dược liệu quý hiếm chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương. Sản phẩm đã được các chuyên gia hàng đầu tại trường Đại học Y Hà Nội nghiên cứu và chứng minh có tác dụng chống viêm, giảm đau, làm chậm quá trình thoái hóa.
Cụ thể:
- Giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại xương khớp đặc biệt không gây hại cho dạ dày khi dùng lâu dài.
- Ức chế phản ứng viêm do ức chế các yếu tố tiền viêm và men xúc tác cho quá trình viêm.
- Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycan và acid hyaluronic, thúc đẩy làm lành màng sụn, giúp khớp người bệnh vận động linh hoạt hơn.
- Bổ sung dưỡng chất như Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron,… giúp nuôi dưỡng, phục hồi tổn thương tại sụn khớp, đem lại hệ xương khớp chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Trên đây là những thông tin tổng quát nhất về cơ chế bệnh sinh của thoái hoá khớp cũng như các phương pháp chẩn đoán và điều trị. Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và hướng dẫn điều trị kịp thời.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.oarsijournal.com/article/S1063-4584(03)00267-X/fulltext
- https://www.medicalnewstoday.com/articles/pathophysiology-of-osteoarthritis#pathophysiology
- https://teachmesurgery.com/orthopaedic/principles/osteoarthritis/