Chào bạn đọc, từ xa xưa Cốt toái bổ đã được xem là dược liệu quý bởi những tác dụng mà nó mang lại cho sức khỏe con người. Trong bài viết này, manhxuongkhop.com sẽ giúp bạn đọc làm rõ những công dụng của vị dược liệu này.
Mục lục
Cốt toái bổ là gì?
Cốt toái bổ là một loại dược liệu thiên nhiên thường mọc trên các núi đá, đám rêu ẩm ướt hoặc trên các thân cây lớn và dọc các con suối ở các tỉnh miền núi thuộc phía Bắc nước ta. Ngoài ra cây này cũng được tìm thấy ở Lào và một số tỉnh ở Trung Quốc.
Cốt toái bổ còn được gọi với 1 số tên khác như: Bổ cốt toái, Co tạng tố (Thái ở châu Quỳnh nhai), Co in tó (Thái ở Điện Biên), Tắc kè đá…
☛ Chi tiết hơn tại bài: Cốt toái bổ – thảo dược quý hiếm!
Cốt toái bổ có tác dụng gì?
Cốt toái bổ là vị thuốc đã được sử dụng từ nhiều đời nay. Dược liệu này có nhiều tác dụng quý báu đối với sức khỏe con người. Cụ thể như sau:
Tác dụng của Cốt toái bổ theo y học cổ truyền
Theo Đông y, Cốt toái bổ có vị đắng, tính ôn, đi vào kinh can và thận. Vị thuốc này có những tác dụng như:
- Bổ can thận, giúp tăng cường chức năng nội tiết sinh dục;
- Hành huyết, chỉ huyết, phá ứ huyết: làm lành những chấn thương liên quan đến tụ máu;
- Mạnh gân xương, khu phong, trừ thấp, giảm đau…
Trong y học cổ truyền, Cốt toái bổ có thể được dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để chữa các bệnh như: chảy máu chân răng, tiêu chảy kéo dài, ù tai, đau nhức xương khớp, đau lưng, mỏi gối, dập gãy xương…
Tác dụng của Cốt toái bổ theo y học hiện đại
Trong y học hiện đại, ta có thể kể ra 1 số tác dụng của Cốt toái bổ dưới đây:
- Giúp tăng khả năng hấp thu canxi và phốt pho vào xương, từ đó giúp tăng khả năng đồng hóa và thúc đẩy quá trình tái tạo tổn thương xương, phòng ngừa nguy cơ loãng xương và các chứng viêm xương khớp;
- Giúp ngăn ngừa tình trạng lipit trong máu cao và phòng chứng xơ vữa động mạch;
- Có tác dụng an thần, giảm đau và chữa các chứng bệnh do suy giảm nội tiết, ù tai;
- Được dùng điều trị trong các trường hợp tiêu chảy kéo dài.
Cách dùng để phát huy công dụng của Cốt toái bổ
Bộ phận được dùng làm thuốc của cây Cốt toái bổ chính là phần thân rễ già của cây. Trước khi đưa vào sử dụng, dược liệu này cần được sơ chế như sau:
- Loại bỏ những nhánh nhỏ và lá còn bám trên phần thân rễ được lựa chọn làm thuốc;
- Cạo bỏ hoặc đốt qua cho hết lớp lông vảy bao phủ bên ngoài phần thân rễ;
- Rửa sạch, để ráo nước;
- Thái mỏng, phơi (sấy) khô hoặc sao vàng (có thể đồ chín rồi mới phơi (sấy) khô và có thể tẩm mật khi sao).
Về cách dùng, sau khi sơ chế, dược liệu Cốt toái bổ có thể sử dụng bằng những cách sau:
- Giã nát, đắp trực tiếp lên vết thương trong trường hợp bị bong gân, sai khớp…(đối với dược liệu tươi);
- Nghiền thành bột mịn dùng để bôi, đắp hoặc hòa với nước để uống trong 1 số trường hợp;
- Sắc nước uống (cần kết hợp với các dược liệu khác);
- Ngâm rượu (có thể ngâm cùng các dược liệu khác để tăng hiệu quả).
➤ Trên đây là cách chế biến dược liệu Cốt toái bổ phổ thông, sử dụng dược liệu trực tiếp. Cách dùng này thường đem lại hiệu quả không cao do lẫn nhiều tạp chất trong quá trình tự chế biến. Bên cạnh đó, hiện nay lượng Cốt toái bổ trong thiên nhiên rất khan hiếm, thậm chí đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam, trên thị trường đã xuất hiện nhiều dược liệu Cốt toái bổ giả và kém chất lượng nên người tiêu dùng cần thận trọng khi chọn mua.
Bài thuốc chữa bệnh từ Cốt toái bổ
Dược liệu Cốt toái bổ đã và đang được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau, bạn đọc có thể tham khảo 1 số bài thuốc dưới đây:
Chữa ù tai, đau lưng, đau răng do thận hư
Chuẩn bị: 4-6 gam bột Cốt toái bổ đã tán mịn, 1 quả bầu dục (cật) heo (lợn).
Cách dùng: làm sạch bầu dục heo, đổ bột Cốt toái bổ vào trong (có thể dùng tăm cố định lại) đem nướng chín và ăn ngày 1 quả cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.
Chảy máu chân răng, đau răng, răng lung lay do thận hư
Khi gặp tình trạng chảy máu chân răng, đau răng, răng lung lay do thận hư ta có thể sử dụng 1 trong 2 bài thuốc sau:
Bài thuốc số 1: Sử dụng Bổ cốt toái với liều lượng tùy ý, đem sao lên đến khi chuyển màu đen, nghiền thành dạng bột mịn, sát vào chân răng.
Bài thuốc số 2: Chuẩn bị những loại dược liệu sau:Phục linh 12g, Trạch tả 12g, Sơn dược 12g, Sơn thù 12g, Đơn bì 12g, Cốt toái bổ 16g, Thục địa 16g, Tế tân 2g, Đem sắc lên uống mỗi ngày 1 thang, dùng đến khi răng hết lung lay, chảy máu.
Gân cốt tổn thương, răng bị viêm, lung lay chảy máu
Chuẩn bị: Cốt toái bổ 15g, Sinh địa 10g, lá sen tươi 10g, trắc Bá diệp tươi 10g.
Cách làm: cho tất cả các vị dược liệu vào ấm đun thuốc, thêm nước sạch, sắc lên để uống.
Chữa đau lưng mỏi gối do thận hư – thận yếu
Chuẩn bị: Cốt toái bổ 16g, Cẩu tích 20g, rễ Gối hạc 12g, Hoài sơn (củ Mài) 20g, rễ cỏ Xước (Ngưu tất) 12g, dây Đau xương 12g, Thỏ ty tử 12g, Tỳ giải 16g, Đỗ trọng 16g.
Cách làm: cho tất cả các dược liệu vào ấm, thêm nước sạch, sắc uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.
Chữa bong gân, tụ máu
Chuẩn bị: rễ Cốt toái bổ tươi, lá chuối sạch.
Cách làm: làm sạch hết lông vảy bên ngoài rễ Cốt toái bổ, rửa sạch, giã nhỏ, dấp nước, sau đó nướng lá chuối tươi cho mềm rồi gói phần rễ Cốt toái bổ vào, đắp lên chỗ đau, bó lại. Thay dược liệu nhiều lần trong ngày.
Thực hiện liên tục trong vài ngày để thấy hiệu quả rõ rệt (tan máu bầm, đỡ đau nhức xương khớp).
Chữa gãy xương kín và chấn thương phần mềm
Có thể sử dụng 1 trong 2 bài thuốc sau:
- Lấy 1 lượng bằng nhau các dược liệu: Cốt toái bổ, Huyết kiệt, Đương quy, Một dược, Nhũ hương, Bằng sa, Địa miết trùng, Tục đoạn, Đại hoàng. Tán tất cả thành bột mịn rồi trộn với Vaseline thoa lên khu vực bị chấn thương, đau nhức.
- Lá sen tươi, quả Bồ kết tươi, Cốt toái bổ và lá Trắc bá diệp tươi (hàm lượng bằng nhau). Nghiền các vị dược liệu trên thành bột mịn, mỗi lần dùng 12g hãm với nước sôi để uống hoặc có thể giã nát những dược liệu này và đắp lên vùng bị thương.
Chữa thấp khớp mãn tính thể nhiệt
Chuẩn bị: Thiên hoa phấn, Thổ phục linh , Độc hoạt, Cốt toái bổ, Hy thiêm, Khương hoạt, Kê huyết đằng, Thạch cao, Uy linh tiên, Đan sâm, Sinh địa, rau Má mỗi thứ 12g, Cam thảo 4g.
Thực hiện: cho tất cả các vị dược liệu trên vào ấm, sắc lên uống (mỗi ngày uống 1 thang).
Bài thuốc trị suy nhược cơ thể, gãy xương và ngăn ngừa loãng xương ở người lớn tuổi
Chuẩn bị: Ba Kích 16g, Củ mài (Hoài sơn) 16g, Đẳng sâm 16g, Mẫu lệ 12g, Tục đoạn 12g, Hoàng kỳ 12g, Đương quy 12g, Cẩu tích 12g, Cốt toái bổ 12g, Bạch truật 12g, Thiên niên kiện 10g
Cách làm: cho tất cả các dược liệu kể trên vào ấm, thêm nước sạch, sắc lên uống (cũng có thể nấu thành cao lỏng để uống hằng ngày).
Bài thuốc bổ gân xương, phòng ngừa và điều trị chứng loãng xương
Chuẩn bị: bột Cốt toái bổ 2g, bột sừng hươu nai 2g, bột Mẫu lệ 2g
Cách dùng: sử dụng uống trực tiếp dạng bột hoặc chế thành viên (liều lượng trên dùng trong 1 ngày), uống liên tục trong thời gian dài.
Điều trị chứng phong thấp thuộc huyết
➤ Bài thuốc ngâm rượu:
Chuẩn bị: rễ Gắm 120g, Cốt toái bổ 40g, rễ Rung rúc 80g, vỏ chân chim 100g, rễ Chiến chiến 60g, rễ Bạch hoa xà 60g, rễ Bưởi bung 40g, Xích đồng nam 40g, cỏ Xước 40g, Ô dược 40g, Tiền hồ 40g.
Cách làm: Đem các vị dược liệu kể trên nấu thành cao đặc rồi ngâm với 2 lít rượu trắng (40 độ) sau khoảng 3 ngày thì dùng được. Khi dùng, lấy vải lọc lấy dịch trong, uống ngày 2 lần, mỗi lần 30ml.
➤ Bài thuốc viên uống:
Chuẩn bị: Cốt toái bổ 160g (nấu với mật, sau đó đem phơi khô), Cẩu tích 240g (tẩm rượu rồi nấu với nước muối, sau đó đem phơi khô), Thạch hộc 160g (rửa với rượu, chưng kỹ, phơi khô), Hy thiêm 160g (chưng với rượu và mật, đem phơi khô), rễ cỏ Xước tươi 160g (rửa với rượu), vỏ chân chim 160g (sao), rễ Gắm 160g (sao), quán Chúng 100g (phơi khô trong chỗ râm), lá Ké đầu ngựa 40g (phơi trong chỗ râm).
Cách làm: tán tất cả các vị dược liệu thành bột mịn, làm thành viên.
Cách dùng: mỗi lần uống từ 8-12g với nước gừng hoặc rượu.
Cần lưu ý gì khi sử dụng Cốt toái bổ?
Cốt toái bổ là dược liệu quý với nhiều công dụng. Tuy nhiên ta không nên tự ý sử dụng loại dược liệu này (đặc biệt là khi kết hợp với các vị thuốc khác mà không có sự hướng dẫn của thầy thuốc hoặc các bác sỹ chuyên môn. Ngoài ra, khi sử dụng vị thuốc này ta cần lưu ý:
- Không sử dụng dược liệu Cốt toái bổ trong trường hợp cơ thể thiếu âm kèm nhiệt nội (âm hư, huyết hư).
- Trên thị trường hiện có rất nhiều dược liệu được gọi là “Cốt toái bổ” nên người mua cần lưu ý khi chọn mua, nếu không rất dễ bị nhầm.
An Kiện Vương – cách sử dụng Cốt toái bổ hiệu quả cho bệnh nhân xương khớp
Những lợi ích Cốt toái bổ mang lại cho xương khớp là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc chế biến Cốt toái bổ theo cách thông thường dễ lẫn các tạp chất, làm giảm tác dụng hỗ trợ điều trị. Nhằm mang đến giải pháp hỗ trợ tối ưu cho những người mắc các bệnh lý xương khớp, An Kiện Vương đã đưa dược liệu Cốt toái bổ vào sản phẩm để cùng kết hợp với những dược liệu quý khác như chiết xuất Móng quỷ – IridoforceTM, chiết xuất Một dược – MyrliqTM và Nhũ hương.
Sản phẩm An Kiện Vương có khả năng chống viêm, giảm đau nhanh chóng, đồng thời bồi bổ sụn khớp và phòng ngừa thoái hóa, qua đó hỗ trợ điều trị một cách tối ưu các bệnh lý liên quan đến xương khớp như: viêm khớp, khô khớp, tràn dịch, thoái hóa và sưng đau khớp, cứng khớp…
Trong 1 viên An Kiện Vương 620mg có chứa tới 200mg cao Cốt toái bổ, chiếm tỷ lệ cao nhất so với các thành phần khác. Qua đó giúp bạn nhận được những lợi ích tối đa từ dược liệu này như: tăng khả năng hấp thu canxi và phot-pho vào xương, hỗ trợ chữa lành các tổn thương xương, giúp làm tăng mật độ xương, phòng ngừa các nguy cơ loãng xương…qua đó hỗ trợ bạn duy trì hệ thống xương khớp chắc khỏe hơn.
Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán An Kiện Vương, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, hãy CLICK VÀO ĐÂY
Bạn đọc thân mến, chúng tôi hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Nguồn tham khảo:
https://suckhoedoisong.vn/cot-toai-bo-manh-gan-cot-bo-can-than-n21165.html
http://www.soytehoabinh.gov.vn/Details/id/5354/Cot-toai-bo-vi-thuoc-du-phong-va-dieu-tri-loang-xuong#.YNrT_egzaUk