Cứng khớp ngón tay hiện nay khá phổ biến, tình trạng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng trong đó nhiều nhất là sau độ tuổi trung niên. Vậy cứng khớp ngón tay có nguyên nhân từ đâu, có nguy hiểm không, khắc phục bằng cách nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
- Cứng khớp ngón tay là gì?
- Nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay
- Các triệu chứng kết hợp
- Cứng khớp ngón tay có nguy hiểm không?
- Các phương pháp điều trị cứng khớp ngón tay
- Cách cải thiện tình trạng cứng khớp ngón tay tại nhà
- Kết hợp An Kiện Vương đẩy lùi tình trạng cứng khớp ngón tay
- Lời khuyên để giảm nguy cơ cứng khớp ngón tay
Cứng khớp ngón tay là gì?
Cứng khớp ngón tay là hiện tượng giảm biên độ vận động của các khớp ngón tay. Đặc biệt là tình trạng khó khăn khi thực hiện các động tác gấp, duỗi các ngón tay. Cứng khớp ngón tay có thể xảy ra ở các khớp liên đốt xa, liên đốt gần hoặc khớp bàn – ngón trên bất kì ngón tay nào.
Cứng khớp ngón tay có thể là một phản ứng cơ học của xương khớp khi phải chịu áp lực trong 1 thời gian. Hiện tượng này chỉ xảy ra tức thì, nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người mắc. Tuy nhiên nếu cứng khớp ngón tay do bệnh lý gây ra thì tình trạng sẽ ngày càng nghiêm trọng, tần suất xuất hiện sẽ xảy ra liên tục.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy
Nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay
Sự thoái hóa của khớp ngón tay
Thoái hóa khớp là kết quả của quá trình lão hóa, khiến cho các sụn khớp bị bào mòn. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng cứng khớp ngón tay. Tình trạng này thường xuất hiện vào buổi sáng, sau một thời gian dài khớp không được vận động. Cứng khớp trong thoái hoá thường kéo dài không quá 30 phút.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn, trong đó cơ thể tự hình thành kháng thể tấn công khớp dẫn đến tổn thương mạn tính, dai dẳng và có xu hướng nặng dần theo thời gian, kèm theo tổn thương ngoài khớp. Cứng khớp là biểu hiện rất đặc trưng của viêm khớp dạng thấp. Cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng với thời gian cứng khớp kéo dài trên 1 giờ.
Một số bệnh khác có thể gặp triệu chứng cứng khớp ngón tay:
- Viêm khớp vảy nến.
- Chín mé sâu vào ổ khớp (nhiễm trùng ngón tay).
- Viêm khớp do nhiễm khuẩn sau chấn thương.
Tổn thương các thành phần xung quanh khớp
Ngoài nguyên nhân tại ổ khớp, cứng khớp ngón tay còn có thể do tổn thương các thành phần xung quanh như dây thần kinh, mạch máu, gân, cơ và dây chằng.
Do sự chèn ép thần kinh
Gối đầu lên cánh tay khi ngủ là một nguyên nhân gây nên chèn ép thần kinh giữa. Điều này dẫn đến sự tê cứng các ngón tay, không thể gấp duỗi được các ngón nhưng triệu chứng này sẽ tự khỏi sau khoảng vài phút.
Hội chứng ống cổ tay cũng gây ra sự chèn ép lên dây thần kinh giữa bởi các gân cơ, dây chằng đi qua ống cổ tay. Hội chứng này xảy ra do các bất thường trong giải phẫu ống cổ tay. Dây thần kinh giữa trong ống cổ tay đảm nhận chức năng cảm giác ở ngón tay và chịu trách nhiệm vận động cho các cơ xung quanh một khi bị chèn ép sẽ gây ra các triệu chứng tê bì, ngứa ran, sưng đau, cứng ngón tay lâu dần có thể dẫn đến tê liệt tay.
Tổn thương viêm dây chằng
Viêm dây chằng tròn cố định các gân gấp duỗi các ngón có dấu hiệu điển hình là biến dạng “ngón tay cò súng”. Biểu hiện đặc trưng là cứng ngón tay cố định ở một tư thế. Bệnh khi nặng, ngón tay sẽ bật thành tiếng kèm theo khó cử động và đau cứng khớp các ngón tay.
Theo thống kê, ngón tay giữa là ngón có tỷ lệ viêm dây chằng cao nhất. Bệnh thường gặp ở những người có công việc đòi hỏi phải thao tác bàn tay nhiều và bàn tay thường xuyên trong tư thế nắm chặt. Bên cạnh đó đái tháo đường và viêm khớp dạng thấp cũng là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị viêm dây chằng.
Co rút cân gan tay
Hiện tượng này có biểu hiện đặc trưng là cân gan tay nổi lên như dây thừng kéo ngón tay gập vào trong lòng bàn tay. Nguyên nhân của co rút cân gan tay chưa rõ, nhưng có thể có yếu tố di truyền và thường xuất hiện tiên phát ở nam giới trên 50 tuổi.
Chấn thương
Chấn thương do tai nạn lao động cũng là một trong những nguyên nhân gây cứng khớp ngón tay. Sự tổn thương kết hợp giữa sai lệch ổ khớp, giãn dây chằng, đứt gân cơ nếu không phẫu thuật sẽ xơ hóa và dính khớp hoàn toàn.
Các bệnh hiếm gặp khác
Cứng khớp ngón tay có thể do một số bệnh lý hiếm gặp khác như:
- Lao khớp ngón tay.
- U sụn khớp ngón tay.
- Ung thư, loạn sản xương khớp ngón tay.
- Cứng khớp ngón tay do nguyên nhân di truyền.
Các yếu tố nguy cơ gây cứng khớp ngón tay
- Tuổi cao.
- Nữ giới có nguy cứng khớp ngón tay cao hơn nam giới cùng tuổi.
- Lao động nặng thường xuyên.
- Nghề nghiệp đòi hỏi thao tác ngón tay nhiều như công nhân lắp ráp, nhân viên đánh máy…
- Sau chấn thương, phẫu thuật, bó bột bàn tay.
- Có các bệnh lý nội khoa đi kèm như đái tháo đường, tăng huyết áp.
Các triệu chứng kết hợp
Ngoài tình trạng khó khăn khi gấp, duỗi các khớp, người bị cứng khớp ngón tay còn có thể gặp phải các triệu chứng đi kèm như:
- Sưng đau khớp ngón tay.
- Tê buồn ngón tay đặc biệt là khi thay đổi thời tiết chuyển lạnh hay nằm điều hòa.
- Khó khăn trong việc cầm nắm đồ vật.
- Các khớp và ngón tay có hiện tượng sưng đau, co quắp và biến dạng.
Cứng khớp ngón tay có nguy hiểm không?
Cứng khớp ngón tay có thể là dấu hiệu của một số bệnh, nếu không được chú ý điều trị, chúng sẽ nặng dần và có nguy cơ dẫn đến tàn phế, đặc biệt là viêm khớp dạng thấp. Người bệnh cần chú ý biểu hiện này để phân biệt các trường hợp cứng khớp ngón tay do bệnh lý để đi thăm khám và điều trị.
Cứng khớp ngón tay cơ học
Trong trường hợp co cứng sinh lý như đè lên tay khi ngủ, chuột rút, duy trì ngón tay trong một tư thế quá lâu… Bạn chỉ cần nghỉ ngơi và thư giãn các ngón tay vài phút, cứng khớp sẽ tự khỏi.
Cứng khớp ngón tay bệnh lý
Nếu cứng khớp ngón tay do bệnh lý, đặc biệt là các bệnh về khớp như thoái hóa, viêm khớp dạng thấp mà không điều trị thì tình trạng cứng khớp sẽ xuất hiện nhiều hơn. Mức độ tổn thương khớp cũng sẽ tăng dần theo thời gian. Cứng khớp ngón tay do bệnh lý xảy ra thường xuyên, có thể kéo dài từ 30 phút đến hơn 1 giờ và lặp đi lặp lại.
Ban đầu bạn chỉ nghe tiếng lắc rắc khi cử động khớp, sau dần khớp sẽ trở nên khó cử động hơn và giảm biên độ. Cuối cùng hậu quả nặng nề nhất là dính khớp ngón tay và tàn phế chức năng vận động của bàn tay.
Các phương pháp điều trị cứng khớp ngón tay
Cứng khớp có thể là dấu hiệu bệnh lý. Bạn cần đi khám để xác định chính xác bệnh đang gặp phải ở khớp. Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào bệnh mắc phải, giai đoạn bệnh, mức độ triệu chứng, thương tổn tại khớp…
Căn cứ vào quá trình bệnh lý và các kết quả xét nghiệm như: X-quang, sinh hóa máu… bác sĩ sẽ chẩn đoán lên phác đồ điều trị phù hợp nhất cho bạn. Các phương pháp điều trị có thể bằng thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.
Cách cải thiện tình trạng cứng khớp ngón tay tại nhà
Các mẹo giảm nhanh tình trạng cứng khớp ngón tay
Xoa bóp khớp ngón tay với rượu gừng
Rượu gừng là bài thuốc cổ truyền quen thuộc để điều trị các bệnh về xương khớp. Bạn có thể sử dụng rượu gừng để thoa lên các khớp sau đó xoa bóp đều để điều trị cứng khớp ngón tay.
Chườm nóng các khớp ngón tay
Chườm nóng khớp ngón tay có tác dụng làm giãn mạch, tăng lưu lượng tuần hoàn đến các khớp đang bị khô cứng. Điều này giúp nuôi dưỡng và hồi phục khớp tốt hơn.
Bạn có thể áp dụng phương pháp này bằng cách ngâm tay trong nước ấm thường xuyên. Nên bỏ thêm một chút muối trắng, hòa loãng vào trong chậu nước ấm để quá trình phân tán nhiệt diễn ra tốt hơn.
Bài tập thể dục cho ngón tay
Dưới đây là hướng dẫn một số động tác để bạn khắc phục tình trạng cứng khớp ngón tay:
- Dùng bàn tay còn lại nắn thẳng ngón tay từ ngón út sau đó từ từ bẻ gập ngón út vào lòng bàn tay. Làm tương tự và lần lượt đến ngón cái, lưu ý không nên quá mạnh tay để tránh tổn thương thứ phát.
- Động tác tập duỗi căng ngón tay bằng cách úp mặt gan tay xuống bàn, có thể dùng tay bên kia để giữ nguyên các ngón khác. Sau đó từ từ nâng lên hạ xuống lần lượt từng ngón tay một.
- Nắm chặt bàn tay vài giây rồi thả ra tự nhiên, nên sử dụng bóng cao su bóp và giữ chặt.
Sử dụng các bài thuốc từ thiên nhiên
Các bài thuốc tự nhiên như móng quỷ, một dược, nhũ hương, gừng, nghệ, trà xanh, vỏ liễu… đều có tác dụng tốt trên người bị bệnh khớp. Các tác dụng hỗ trợ chống viêm, chống lão hóa xương khớp đã được các nhà khoa học chứng minh và áp dụng trong nhiều thế kỷ.
Kết hợp An Kiện Vương đẩy lùi tình trạng cứng khớp ngón tay
Hiện nay rất nhiều người mắc các bệnh lý về khớp trong đó đặc biệt là tình trạng khô khớp, cứng khớp thường tìm đến các sản phẩm hỗ trợ điều trị cải thiện tình trạng. Tuy nhiên để lựa chọn được các sản phẩm phù hợp trên thị trường là điều rất khó khăn. Để tìm được sản phẩm phù hợp, người bệnh nên áp dụng các tiêu chí sau:
- Được Bộ Y tế cấp phép.
- Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
- Ngoài tác dụng cải thiện triệu chứng bệnh còn cần giúp phục hồi các sụn khớp bị tổn thương, ngăn chặn tình trạng thoái hóa khớp.
Đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên trong cùng một sản phẩm, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một giải pháp mới trong điều trị cứng khớp ngón tay – sản phẩm An Kiện Vương.
An Kiện Vương được bào chế hoàn toàn từ các thảo dược có nguồn gốc tự nhiên được nhập khẩu từ Châu Âu, thành phần hoàn toàn lành tính:
- Chiết xuất Móng quỷ (Iridoforce™): với hàm lượng Harpagosides lên tới 40% cao nhất thị trường (gấp 20 lần chế phẩm Móng quỷ thông thường) Iridoforce™ nổi bật tác dụng giảm đau, chống viêm đồng thời kích thích tổng hợp chất sụn, tăng cường acid hyaluronic làm khớp trơn trượt mềm mại hơn.: .
- Nhũ hương và chế phẩm Một dược (Myrliq™): Nhũ hương có tác dụng chống viêm, giảm đau, tăng khả năng vận động khớp đồng thời giúp tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycans. Nhũ hương khi kết hợp cùng Một dược tạo nên bộ đôi kinh điển trong điều trị đau nhức, thoái hóa xương khớp được chứng minh có tác dụng hơn nhiều lần so với sử dụng đơn lẻ.
- Cốt toái bổ: giúp tăng cường quá trình đồng hóa, tăng mật độ xương và chống loãng xương nhờ khả năng tăng hấp thu canxi và phosphor.
Ngoài ra An Kiện Vương còn có thành phần Vitamin K, Glucosamine, Boron giúp tăng cường tổng hợp chất sụn khớp, tăng phục hồi và làm khớp trơn tru hơn.
Với công dụng chống viêm, giảm đau, bổ xương khớp và an toàn khi sử dụng, có An Kiện Vương bạn sẽ không còn nỗi lo về cứng khớp ngón tay.
Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán An Kiện Vương, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, hãy CLICK VÀO ĐÂY
Lời khuyên để giảm nguy cơ cứng khớp ngón tay
Đối tượng có nguy cơ bị cứng khớp ngón tay nhất là những người cao tuổi. Tuy nhiên nhiều nguyên nhân kết hợp với lối sống không lành mạnh, cứng khớp ngón tay có thể xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào. Dưới đây là một số lời khuyên để bạn phòng tránh và đẩy lùi nguy cơ cứng khớp ngón tay.
- Tránh phải để các ngón tay chịu lực nặng trong một khoảng thời gian dài.
- Có khoảng thời gian nghỉ ngơi trong giờ làm hợp lý để các ngón tay được thư giãn.
- Tập các bài thể dục cho ngón tay để duy trì độ linh hoạt và dẻo dai của các khớp.
- Không nên có thói quen bẻ khớp các đốt ngón tay.
- Không giữ các ngón tay ở một tư thế quá lâu.
- Đảm bảo môi trường làm việc an toàn, đeo găng tay trong điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại.
- Giữ ấm phòng ngủ, đảm bảo thoáng mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông.
- Bổ sung rau củ, hoa quả, vitamin và chất xơ.
- Hạn chế ăn các thực phẩm giàu đạm và các món ăn mặn đối với người cao tuổi.
Bạn có thể tham khảo video hướng dẫn dùng các bài tập vật lý trị liệu để điều trị đau cứng khớp ngón tay dưới đây.
Tài liệu tham khảo
https://www.medicalnewstoday.com/articles/326867
https://www.healthline.com/health/psoriatic-arthritis/prevent-stiffness
https://www.healthline.com/health/osteoarthritis/arthritis-hand-exercises