Sau 40 tuổi, thoái hóa và các bệnh lý về cơ xương khớp là nguyên nhân hàng đầu gây ra tàn phế và làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của bạn. Trong đó, cứng khớp ngón tay giữa là một dấu hiệu thường gặp ở những người bị bệnh khớp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về hiện tượng này và các mẹo đơn giản để điều trị nhé!
Mục lục
Cứng khớp ngón tay giữa là gì?
Đây là hiện tượng các khớp liên đốt hoặc khớp bàn – ngón tay của ngón tay giữa giảm biên độ hoạt động do các nguyên nhân từ khớp, cơ, dây chằng hoặc dây thần kinh gây nên.

Đa số các tổn thương xảy ra tại khớp, bạn có thể thấy ngón tay giữa của mình có những biểu hiện sau:.
- Ấn khe khớp thấy cứng.
- Khớp gồ lên thường kèm theo sưng, đau.
- Không thể gấp, duỗi ngón giữa và khép vào các ngón bên cạnh bình thường được.
- Cảm giác yếu ngón tay giữa, cầm nắm đồ vật không chắc, hay làm rơi đồ vật.
☛ Tìm hiểu thêm: Cứng khớp ngón tay khi ngủ dậy
Tại sao lại bị cứng khớp ngón tay giữa?
Cứng khớp ngón tay giữa xảy ra do nhiều nguyên nhân.
Cứng khớp sinh lý tự khỏi
Xảy ra khi các khớp ngón tay của bạn hoạt động quá mức và cần được nghỉ ngơi, ví dụ như: mang vác, xách đồ nặng, viết bút, sử dụng máy tính trong thời gian dài… Hoặc các nguyên nhân gây chèn ép, tê liệt tạm thời dây thần kinh ở cánh tay như đè lên tay khi ngủ, ngâm trong nước lạnh quá lâu. Bạn chỉ cần nghỉ ngơi hiện tượng này sẽ tự khỏi.
Thoái hóa khớp
Đây là nguyên nhân hàng đầu cho trường hợp cứng khớp ngón tay giữa. Thoái hóa khớp là một quá trình suy giảm chức năng của khớp bao gồm: bào mòn sụn, hình thành gai xương và cuối cùng gây hẹp khe khớp. Các yếu tố nguy cơ của thoái hóa khớp gồm:
- Tuổi cao
- Lao động nặng.
- Từng bị chấn thương khớp.
- Các bệnh nội khoa như tiểu đường, cao huyết áp…
- Môi trường sống và làm việc độc hại.
- Di truyền
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Bệnh thoái hóa khớp
Các bệnh viêm khớp
Viêm khớp dạng thấp
Viên khớp dạng thấp cũng là một nguyên nhân phổ biến gây cứng khớp ngón giữa, thường gặp ở phụ nữ trung tuổi. Bệnh mạn tính này nếu không điều trị sớm sẽ gây phá hủy sụn và làm dính khe khớp. Biến dạng “Bàn tay gió thổi” là hậu quả nặng nề nhất của viêm khớp dạng thấp, điển hình là các khớp bàn ngón bị ăn mòn, kèm trật khớp và các ngón tay nghiêng ra ngoài.
Người bệnh thường nhầm lẫn giữa thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp vì đều có triệu chứng cứng khớp ngón tay giữa buổi sáng sau khi ngủ dậy. Bạn có thể phân biệt bằng thời gian cứng khớp.
- Cứng khớp trên 1 giờ: Viêm khớp dạng thấp.
- Cứng khớp dưới 1 giờ: Thoái hóa khớp.

Viêm khớp vảy nến
Bệnh viêm khớp xuất hiện trên những người bị vảy nến cũng là một trong số những lý do gây cứng khớp ngón tay giữa. Đây là căn bệnh tự miễn với các dấu hiệu điển hình như sưng đau tại khớp kết hợp tổn thương tại da, móng và niêm mạc. Hậu quả nghiêm trọng nhất là sự phá hủy các khớp, tiêu xương gây biến dạng bàn tay.
Co rút cân gan tay (co cứng Dupuytren)
Nguyên nhân gây cứng khớp ngón giữa do bệnh này thường gặp ở nam giới độ tuổi trung niên. Bạn sẽ thấy sự dày lên và căng ra ở bao cân gan tay. Triệu chứng điển hình là bàn tay bị co lại, cân nổi lên lòng bàn tay như dây thừng kéo các ngón vào bàn tay.

Viêm dây chằng
Biến dạng “Ngón tay có súng” là thuật ngữ để nói đến hiện tượng viêm các dây chằng vòng quanh khớp ở ngón tay. Triệu chứng đầu tiên là hiện tượng ngón tay bị bật nhẹ không đau hoặc đơn giản chỉ là cảm giác khó chịu mỗi khi cử động ngón. Khi bệnh tiến triển, ngón tay bật thành tiếng, khó cử động và ấn đau tại các khớp. Theo thống kê, ngón tay giữa là ngón hay bị tổn thương do viêm dây chằng nhất.
Chấn thương
Việc khó cử động ngón tay giữa xảy ra phổ biến ở những người bị ngã, tai nạn hoặc sau khi phẫu thuật. Các lý do chính giải thích cho dấu hiệu cứng khớp ngón tay ở những trường hợp này là:
- Gãy xương.
- Bong gân.
- Giãn dây chằng.
- Teo cơ.
- Lệch ổ khớp
Hội chứng ống cổ tay
Cứng khớp ngón tay giữa có thể gây ra bởi sự chèn ép dây thần kinh giữa khi đi qua cổ tay bởi các thành phần xung quanh. Người bệnh ban đầu cảm thấy tê, ngứa ran các ngón tay và lòng bàn tay nhất là sau khi mang xách vật nặng. Nếu không điều trị, các ngón tay, bàn tay sẽ dần suy yếu và không thể cầm nắm được.
Mẹo chữa cứng khớp ngón tay giữa tại nhà
Xoa bóp
Đây là phương pháp dễ làm và thông dụng nhất để cải thiện tình trạng cứng khớp ngón tay giữa.
Trước tiên, bạn nên rửa tay sạch sẽ, chuẩn bị bàn hoặc vật dụng để đặt tay lên. Tiến hành xoa bóp các ngón tay theo các bước sau:
- Xoa bóp cho từng ngón tay, từ ngón út đến ngón cái kết hợp ấn nắn các khớp đốt ngón tay, đặc biệt là ngón tay giữa.
- Nắm bàn tay còn lại vào ngón cái xoay ra trước sau và làm lần lượt đến ngón út.
- Cuối cùng bạn kéo các ngón tay thật nhẹ nhàng giúp thư giãn các khớp trên bàn tay.

Bạn có thể kết hợp sử dụng xoa bóp bằng các loại dầu thơm, rượu gừng, nước ấm để cải thiện lưu thông máu trên các ngón tay được tốt hơn.
Chườm nóng
Mục đích của việc chườm nóng là gây giãn các mao mạch từ đó thúc đẩy lưu thông máu tới vùng khớp bị căng cứng. Nhờ vậy nên khớp dễ dàng được nuôi dưỡng, hồi phục tốt. Ngoài ra, chườm nóng sẽ kích thích các dây thần kinh cảm giác ở vùng khớp ngón tay giữa làm bạn cảm thấy cơn đau dịu nhẹ hơn. Chỉ nên chườm nóng để điều trị bệnh lý khớp mạn tính.
Các cách chườm nóng phổ biến hiện nay bạn có thể sử dụng tại nhà:
- Dùng các sản phẩm giữ nhiệt như túi chườm nóng, đai tích nhiệt, bình nước nóng…
- Sử dụng sáp parafin khoảng 45 độ để đắp lên khớp ngón tay giữa bị cứng.
- Nhúng hoặc ngâm cả bàn tay vào chậu nước ấm.
Chườm lạnh
Đây là biện pháp giúp co mạch máu, giảm lưu lượng máu tới vùng bị tổn thương, từ đó làm chậm quá trình viêm, giảm nhẹ sưng tấy. Trái ngược với chườm nóng, chườm lạnh có tác dụng tốt trong trường hợp bạn bị cứng kèm theo sưng đau cấp tính các khớp ngón tay giữa.
Một số cách chườm lạnh thông thường để giảm cơn đau tại khớp ngón:
- Sử dụng đá nghiền nhỏ đặt vào trong một miếng vải rồi quấn quanh khớp ngón tay giữa của bạn.
- Bạn có thể ngâm bàn tay trong nước lạnh khoảng 10 phút.
Các bài thuốc hiệu quả cho cứng khớp ngón tay giữa
Móng quỷ
Thành phần của Móng quỷ có hoạt chất harpagosides tác dụng chống viêm, giảm đau xương khớp mạnh. Loại thảo dược này có nguồn gốc từ châu Phi và được các nhà khoa học Đức khám phá ra công dụng điều trị bệnh khớp từ nhiều thế kỉ trước.

Bạn có thể sử dụng Móng quỷ điều trị cứng khớp ngón tay giữa theo cách dưới đây:
- Phần rễ cắt nhỏ, phần củ cắt thành từng lát dày khoảng 5 mm.
- Đem phơi hoặc sấy khô.
- Đun sôi với nước rồi uống.
- Hoặc đem nghiền nhỏ thành bột, sử dụng 2 gram bột pha với nước uống hằng ngày.
Móng quỷ là bài thuốc được ví như “thần dược” điều trị đau nhức xương khớp. Tuy nhiên để tìm mua Móng quỷ khô không phải là dễ dàng vì ở Việt Nam hiện nay rất ít nơi trồng được loài cây này. Quá trình phơi khô và loại bỏ tạp chất cũng rất phức tạp. Và điều quan trọng hơn là trong thành phần Móng quỷ khô chỉ chứa 5% nồng độ harpagosides. Nếu sử dụng trực tiếp, lượng chất này hấp thu và cơ thể sẽ còn giảm đi nhiều lần.
Để khắc phục nhược điểm của sản phẩm Móng quỷ khô, đã ra đời Iridoforce™ là chế phẩm Móng quỷ có hàm lượng harpagosides cao nhất trên thị trường (lên tới 40%, cao gấp 20 lần các chế phẩm Móng quỷ thông thường). Iridoforce™ là thành phần độc quyền trong sản phẩm An Kiện Vương, tích hợp nhiều chức năng giảm đau, chống viêm, tăng cường phục hồi khớp. Với các ưu điểm nổi bật điều trị bệnh lý xương khớp, an toàn và dễ dàng sử dụng, bạn có thể dùng An Kiện Vương trong trường hợp cứng khớp ngón tay giữa.
☛ Tìm hiểu thêm về: Iridoforce™ – Chiết xuất móng quỷ trong An Kiện Vương
Nghệ
Theo các nhà nghiên cứu, nghệ chứa nhiều hoạt chất giảm đau, sưng và cứng khớp hiệu quả, đặc biệt là curcumin. Không những giảm đau nhanh, curcumin còn có tác dụng chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư. Nếu bạn bị cứng khớp ngón tay giữa thì nghệ là một trong những bài thuốc hiệu quả để điều trị tình trạng này.

- Bột nghệ pha nước sôi: pha 1 thìa bột nghệ vào nước sôi, uống mỗi sáng sau khi ngủ dậy.
- Bột nghệ và sữa ấm: pha 1 thìa bột nghệ vào cốc sữa ấm, uống trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.
- Bột nghệ và bột gừng: pha nửa thìa bột nghệ và nửa thìa bột gừng vào cốc nước sôi, khuấy đều để 20-30 phút rồi uống mỗi sáng.
- Bột nghệ, bôi vôi và muối: trộn hỗn hợp này đều rồi đắp xung quanh các khớp đang bị sưng đau, 2-3 lần mỗi ngày.
- Bột nghệ và tinh dầu dừa: trộn 1 thìa bột nghệ với lượng dầu dừa vừa đủ. Thoa đều lên mặt các khớp của ngón tay giữa.
Gừng
Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, nóng, mùi thơm, tính ấm giúp tăng lưu lượng máu đến các khớp tổn thương, giảm các triệu chứng tại khớp. Dưới đây là một số cách sử dụng gừng tươi trị bệnh khớp, bạn có thể tham khảo để cải thiện hiện tượng cứng khớp ngón tay giữa:
- Đắp nước gừng lên khớp đau: Sử dụng khoảng 150 gram gừng tươi, giã nát rồi đun sôi với nước. Nhúng miếng vải vào nước gừng sau đó đắp lên khớp ngón tay giữ trong khoảng 20 phút, ngày 3-4 lần.
- Bó gừng lên khớp đau: Sử dụng gừng tươi giã nát, chưng với rượu rồi bó vào vị trí khớp tổn thương.
- Ngâm nước gừng: Đun sôi lượng nước vừa đủ sau đó cho khoảng 50 gram gừng tươi giã nát và một ít muối trắng vào chậu. Ngâm bàn tay từ 25-30 phút.
- Rượu gừng: Sử dụng rượu gừng để xoa bóp các khớp sẽ cải thiện tình trạng đau và cứng khớp.
Vỏ cây liễu
Vỏ liễu được sử dụng như một loại thuốc giảm đau tự nhiên ít tác dụng phụ hơn các thuốc chống viêm thông thường. Bạn có thể sử dụng vỏ cây liễu dưới dạng bột, ngâm rượu hoặc đun sôi rồi uống. Nhưng bạn vẫn nên hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng. Vì hiện nay chưa có đủ nghiên cứu chuyên sâu về các tác dụng của loại thuốc này.
Trà xanh

Trà xanh vừa là loại thức uống lành tính vừa có tác dụng hỗ trợ hiệu quả trên người bệnh khớp. Dưới đây là các bước để có một tách trà xanh thơm ngon.
- Rửa sạch và ngâm lá trà trong nước khoảng 15 phút.
- Vò nhẹ sao cho lá trà không bị dập nát.
- Làm sạch ấm trà bằng nước sôi.
- Cho lá trà vào ấm, kèm theo vài lát gừng nhỏ.
- Tráng trà bằng nước sôi, lắc ấm trà nhẹ rồi đổ nước đầu đi.
- Đổ nước sôi vào ấm để ngâm trà khoảng 20 phút, lưu ý không đậy nắp ấm.
- Cuối cùng là thưởng thức tách trà của bạn.
Bài tập cải thiện cứng khớp ngón tay giữa

Tập các bài thể dục nhẹ nhàng khi ngủ dậy hoặc sau khi làm việc để giúp các ngón tay của bạn được thư giãn. Với cứng khớp ngón tay giữa, các bài tập sẽ giúp các khớp trở nên dẻo dai hơn, tăng biên độ vận động và cải thiện độ đàn hồi. Dưới đây là một số động tác bạn có thể tham khảo:
- Sử dụng bàn tay còn lại nắn thẳng ngón tay giữa sau đó từ từ bẻ gập vào bàn tay.
- Tập duỗi căng ngón tay giữa bằng cách úp mặt gan tay xuống bàn, giữ nguyên các ngón khác và nâng lên hạ xuống ngón tay giữa.
- Nắm chặt bàn tay vài giây rồi thả ra tự nhiên.
- Sử dụng bóng cao su bóp và giữ chặt trong khoảng 10 giây.
Lưu ý khi bị cứng khớp ngón tay giữa
Ngoài việc áp dụng các mẹo chúng tôi đã nêu trên, bạn cũng nên lưu ý.
Bảo vệ ngón tay
- Không nên để ngón tay giữa chịu lực quá nặng.
- Không nên duy trì ngón tay ở một tư thế quá lâu.
- Làm việc trong môi trường độc hại như hóa chất, nước lạnh nên đeo găng tay bảo vệ.
Duy trì lối sống lành mạnh
- Đảm bảo không gian sống thoáng mát, sạch sẽ và an toàn.
- Cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là canxi, vitamin D, K.
- Đối với người cao tuổi hạn chế ăn mặn và các thức ăn giàu năng lượng để tránh các bệnh mạn tính khác như cao huyết áp, tiểu đường.
- Nên đi khám định kỳ mỗi 6 tháng.
☛ Tham khảo thêm tại: Ăn gì giúp bôi trơn khớp?
Nên thăm khám bác sĩ gấp trong các trường hợp nào?
Cứng khớp ngón tay giữa cần khám bác sĩ gấp nếu bạn kèm theo các triệu chứng sau:
- Các khớp ngón tay sưng nề, tiến triển nhanh.
- Sốt cao.
- Đau dữ dội tại các khớp ngón tay, nghỉ ngơi không đỡ.
- Sau khi xoa bóp nhiều giờ không cải thiện tình trạng cứng khớp.
An Kiện Vương giải pháp hiệu quả cho tình trạng cứng khớp ngón tay giữa
An kiện vương – Giải pháp hiệu quả an toàn cho người cứng khớp
Sản phẩm An Kiện Vương được bào chế hoàn toàn từ các thảo dược có nguồn gốc tự nhiên được nhập khẩu từ Châu Âu, tác dụng tốt trên người bị cứng khớp ngón tay giữa. Thành phần bao gồm:
- Iridoforce™: được chiết xuất từ Móng quỷ. Là chất có tác dụng giảm đau, chống viêm mạnh đồng thời kích thích phục hồi sụn tổn thương, tăng cường chất hoạt dịch. Với hàm lượng Harpagosides lên tới 40% cao nhất thị trường (gấp 20 lần chế phẩm Móng quỷ thông thường) nên An Kiện Vương nổi bật công dụng điều trị bệnh khớp .
- Myrliq™: chế phẩm của Một dược, có tác dụng giảm đau tại chỗ các cơn đau do nguyên nhân xương khớp.
- Nhũ hương: có tác dụng chống viêm, giảm đau, tăng khả năng vận động khớp đồng thời giúp tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycans. Nhũ hương khi kết hợp cùng Một dược tạo nên bộ đôi kinh điển trong điều trị đau nhức, thoái hóa xương khớp được chứng minh có tác dụng hơn nhiều lần so với sử dụng đơn lẻ.
- Cốt toái bổ: giúp tăng cường quá trình cốt hóa, cải thiện mật độ xương nhờ khả năng tăng hấp thu canxi và phosphor.
- Vitamin K, Glucosamine, Boron: giúp khớp nhanh hồi phục, đẩy nhanh quá trình tổng hợp chất sụn và tăng cường chất hoạt dịch giúp khớp cử động dẻo dai hơn.
Với công dụng chống viêm, giảm đau, bổ xương khớp và an toàn khi sử dụng, có An Kiện Vương bạn sẽ không còn nỗi lo về vấn đề cứng khớp ngón tay giữa.
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng tận nhà vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Dưới đây là video hướng dẫn một số bài tập giúp bạn cải thiện tình trạng cứng khớp ngón tay giữa:
Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/osteoarthritis/symptoms-causes/syc-20351925
https://www.medicalnewstoday.com/articles/326867
https://www.healthline.com/health/psoriatic-arthritis/prevent-stiffness