Khi vai bị căng cứng người bệnh gặp nhiều hạn chế trong vận động và di chuyển. Do đó, chất lượng cuộc sống sẽ bị sụt giảm. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra và đối tượng mắc bệnh không chỉ gặp ở người cao tuổi. Vậy làm thế nào để khắc phục chứng cứng khớp vai hiệu quả? Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này thông qua thông tin bài viết dưới đây.
Mục lục
Cứng khớp vai là gì?
Cứng khớp vai hay còn biết đến tên gọi viêm dính bao khớp vai là tình trạng vai bị cứng, đau và bị giới hạn phạm vi vận động. Không gian bên trong khớp vai dần nhỏ hơn. Người bệnh có thể mất vài tháng đến nhiều năm để cải thiện chứng cứng khớp vai của mình.
Tại sao bị cứng khớp vai?
Bạn có thể cảm thấy căng và cứng khớp vai do căng thẳng hay hoạt động quá mức. Vai căng cũng có thể do ngồi trong thời gian dài, tư thế ngủ không đúng, sau chấn thương hoặc các bệnh lý về xương khớp gây ra. Dưới đây là một số yếu tố tăng nguy cơ đau cứng khớp vai, bao gồm:
- Ngồi làm việc sai tư thế: Tình trạng này thường gặp ở những người làm việc văn phòng, ngồi làm việc quá lâu và sai tư thế. Việc ngồi sai tư thế khiến xương chịu một áp lực rất lớn. Từ đó, các sụn xương, đốt sống lưng và đốt sống cổ, khớp vai bị tổn thương nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ bị đau cứng khớp vai và thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa xương.
- Đặc trưng nghề nghiệp: Bệnh hay gặp ở những người lao động chân tay phải hoạt động khớp vai nhiều như: thợ sơn, thợ xây dựng…
- Sau chấn thương vai: Nhiều chấn thương tưởng đơn giản như giãn dây chằng, trật khớp cũng có thể dẫn đến cứng khớp vai.
- Giới tính và tuổi tác: Ở Việt Nam, bệnh này chiếm 2% dân số, thường gặp ở độ tuổi 40 – 60, đặc biệt, những người từ 40 tuổi trở lên. Nữ thường mắc chứng bệnh này nhiều hơn nam.
- Do bệnh lý về xương khớp: Nếu bạn đang gặp tình trạng viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp… hay những bệnh xương khớp khác thì đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng cứng khớp vai.
Triệu chứng nhận biết cứng khớp vai
Triệu chứng điển hình của cứng khớp vai là đau và căng cứng khiến bạn khó hoặc không thể cử động được vai và cánh tay như bình thường.
Bạn cũng cảm thấy đau âm ỉ hoặc đau nhức ở một bên vai và đau lan ra toàn bộ cánh tay. Cơn đau của bạn có thể trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, khiến bạn khó ngủ hoặc mất ngủ.
Thông thường, cứng khớp vai sẽ trải qua 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn sẽ xuất hiện những triệu chứng khác nhau, cụ thể:
- Giai đoạn khởi phát: ở giai đoạn này, bất kỳ chuyển động nào của vai cũng khiến bạn cảm thấy đau nhức, đôi khi cơn đau trở nên dữ dội và làm bạn tỉnh giấc vào giữa đêm. Tần suất và mức độ đau tăng dần đều trong khoảng vài tuần tới 6 – 9 tháng.
- Giai đoạn cứng khớp vai: cơn đau của bạn có thể thuyên giảm nhưng tình trạng cứng khớp của bạn trở nên tồi tệ hơn. Việc cử động khớp vai gặp nhiều khó khăn và hạn chế các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Giai đoạn này có thể kéo dài 4 – 12 tháng.
- Giai đoạn thuyên giảm: giai đoạn này, phạm vi chuyển động của khớp vai dần trở lại bình thường. Quá trình này có thể mất từ 1 đến 2 năm. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại các cơn đau khi vận động trong một thời gian sau đó.
Cứng khớp vai để lại biến chứng gì?
Cứng khớp vai sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức dai dẳng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đồng thời suy giảm khả năng vận động. Lâu dài, bệnh lý này có thể gây ra hiện tượng liệt bàn tay, thậm chí là tàn phế. Một số biến chứng nguy hiểm thường gặp:
Hạn chế cử động
Khớp vai căng cứng kèm theo cơn đau âm ỉ, kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến vận động, làm .giảm khả năng lao động.
Biến dạng khớp vai
Tình trạng sưng viêm lâu ngày, khớp sẽ bị tràn dịch. Cấu trúc tự nhiên của khớp bị biến dạng trầm trọng theo thời gian và khó được phục hồi.
Tàn phế
Đây là biến chứng nguy hiểm và nặng nề nhất của chứng cứng khớp vai. Khi bị viêm lâu ngày, khớp quanh vai sẽ tổn thương nghiêm trọng, suy giảm chức năng, cuối cùng là không thể hoạt động.
Phương pháp chẩn đoán tình trạng cứng khớp vai
Khai thác thông tin bệnh sử
Để tìm ra nguyên nhân chính xác của chứng đau cứng khớp vai mà bạn đang gặp phải, bác sỹ sẽ đặt ra một số câu hỏi liên quan tới tình trạng bệnh. Cụ thể như sau:
- Cứng ở một bên vai hay cả hai bên?
- Tần suất xuất hiện của cơn đau căng cứng như thế nào?
- Cơn đau có di chuyển sang các vùng khác trên cơ thể của bạn không?
- Bạn có đang điều trị hay đã từng phẫu thuật bệnh lý nào liên quan tới xương khớp trước đây chưa?
Thăm khám lâm sàng
Sau khi khai thác thông tin bệnh sử của người bệnh để xác định nguyên nhân, bác sẽ tiến hành thăm khám trực tiếp tại vị trí vai bị căng cứng bằng cách ấn tay vào vùng đau. Điều này giúp bác sỹ đánh giá được phạm vi chuyển động của khớp vai cũng như độ ổn định của khớp vai.
Ngoài ra, bác sỹ sẽ yêu cầu người bệnh làm một số xét nghiệm sinh hoá máu và nước tiểu. Nhưng để chẩn đoán cụ thể nguyên nhân gây bệnh thì việc kết hợp thăm khám bằng những phương pháp khác là điều cần thiết.
Chẩn đoán cứng khớp vai qua hình ảnh
Các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang hoặc MRI (cộng hưởng từ), có thể tạo ra hình ảnh chi tiết về vai của bạn để giúp chẩn đoán chính xác hơn.
Đây đều là những xét nghiệm hình ảnh nhanh chóng, kết quả chính xác, không xâm lấn và không gây cảm giác đau cho người bệnh.
Nội soi khớp
Kỹ thuật này, bác sĩ có thể quan sát khớp vai của bạn bằng camera nhằm nhìn thấy tổn thương mô mềm mà không phát hiện ra khi khám lâm sàng, qua hình ảnh phim chụp X-quang hay phương pháp khám khác. Ngoài giúp tìm nguyên nhân gây cứng khớp vai, nội soi có thể điều trị cùng lúc nguyên nhân gây ra các cơn đau của bệnh.
Cải thiện tình trạng cứng khớp vai như thế nào?
Để cải thiện chứng đau cứng khớp vai sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số phương pháp được lựa chọn giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng này bao gồm vật lý trị liệu, nẹp cố định vai… Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Chườm lạnh bằng đá viên
Một số cơn đau cứng vai nhẹ có thể được điều trị tại nhà. Chườm vai trong 15 đến 20 phút ba hoặc bốn lần một ngày trong vài ngày có thể giúp giảm cứng và đau. Dùng túi đá hoặc bọc đá trong khăn vì chườm đá trực tiếp lên da có thể gây tê cóng và bỏng da.
Nghỉ ngơi hợp lý
Để vai nghỉ ngơi trong vài ngày trước khi trở lại hoạt động bình thường và tránh bất kỳ cử động nào có thể gây căng cứng vai trở lại. Hạn chế làm việc hoặc với tay lên quá cao.
Vật lý trị liệu
Một chương trình tập phù hợp sẽ giúp cho khớp vai phục hồi chức năng vận động, đưa người bệnh trở về với sinh hoạt lao động thường ngày. Để chương trình tập thực sự an toàn và hiệu quả, bệnh nhân nên được tập dưới sự chỉ dẫn và giám sát của bác sĩ vật lý trị liệu để đảm bảo an toàn giúp phục hồi tối đa cho người bệnh.
Sử dụng đai cố định khớp vai
Khi cứng khớp vai xảy ra do cử động hay làm việc sai tư thế, không phải do chấn thương hay phẫu thuật thì điều trị bảo tồn với vật lý trị liệu là tốt nhất. Bên cạnh đó, có thể sử dụng đai cố định khớp vai để phòng và điều trị đơ cứng khớp.
Dinh dưỡng hợp lý cho người cứng khớp vai
Bị cứng khớp vai nên ăn gì?
- Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu omega – 3 như: cá thu, cá hồi, óc chó, hạnh nhân… Do omega-3 có tác dụng chống viêm, góp phần làm giảm triệu chứng cứng khớp và đau nhức.
- Để giúp cải thiện tình trạng đau nhức và tăng cường sức khỏe xương khớp hiệu quả nên bổ sung glucosamine, chondroitin, canxi có trong các loại nước hầm xương ống và sụn động vật.
- Duy trì chế độ ăn đảm bảo có một trong các loại rau xanh như: rau chân vịt, cải bẹ xanh, súp lơ xanh, cải xoăn…
- Ăn thêm trái cây tươi như táo, ổi, cam… là nguồn cung cấp vitamin A, D, C hàng đầu, giúp giảm viêm nhiễm, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Nên chế biến các món ăn hàng ngày có thêm các gia vị như: gừng, nghệ, hành tây… cũng rất tốt đối với người mắc bệnh xương khớp bởi chúng chứa chất chống viêm và kháng sinh tự nhiên.
Bị cứng khớp vai nên kiêng gì?
Người bị đau cứng khớp vai cần hạn chế các món ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh. Cũng nên hạn chế đồ ngọt, thực phẩm đóng hộp chứa chất bảo quản… bởi chúng làm tăng tình trạng viêm, khiến triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn.
Ngoài ra, người bệnh nên tránh xa các chất kích thích như cà phê, nước chè đặc, rượu bia, thuốc lá, đồ uống có gas…
Chế độ tập luyện tại nhà cho người cứng khớp vai
Khi cứng khớp vai do làm việc hay vận động sai tư thế gây nên mà chưa xuất hiện những dấu hiệu nghiêm trọng, bạn hoàn toàn có thể tham khảo các bài tập giúp cải thiện chứng khớp vai đơn giản tại nhà sau đây:
Bài tập 1: xoay tròn vai
Để tay trái lên vai phải hoặc ngược lại và xoay vai theo hướng vòng tròn. Bạn có thể vẽ vòng tròn trong không khí bằng khuỷu tay. Lặp lại động tác này 20 lần theo chiều kim đồng hồ và đổi hướng ngược lại.
Bài tập 2: kéo căng vai
Sử dụng bên tay khỏe để nâng tay bị đau do cứng khớp vai, đưa lên và hạ xuống một cách từ từ và nhẹ nhàng. Giữ nguyên tư thế 15 đến 20 giây. Tiếp tục tập động tác này chừng 15 nhịp rồi dừng lại, buông thõng thả lỏng khớp vai.
Bài tập 3: thả lỏng khớp vai
Ở tư thế ngồi thẳng, bạn từ từ đưa cằm về phía trước đến khi cảm thấy vùng gáy có cảm giác căng cơ thì dừng lại. Sau đó, bạn thử nghiêng đầu sang phải để kéo giãn vai trái và làm tương tự với vai phải. Ở mỗi hướng bạn nên giữ động tác này một phút rồi thở sâu, thả lỏng cơ thể để thư giãn. Lặp lại động tác từ 3 – 5 lần cho mỗi lần tập.
Bên cạnh đó, bạn nên vận động thường xuyên bằng cách đi bộ hoặc đạp xe vào buổi sáng hoặc chiều tối cũng là cách giúp máu huyết lưu thông và làm cho cơ xương khớp được đánh thức sau những chuỗi ngày làm việc căng thẳng. Ngoài ra, bơi cũng là bộ môn thể thao giúp giảm chứng căng cứng khớp vai rất hiệu quả.
Kết hợp viên uống An Kiện Vương giúp đẩy lùi cứng khớp vai
Cứng khớp vai là tình trạng bệnh phổ biến thường gặp ở nhiều đối tượng không chỉ ở người cao tuổi. Ở Việt Nam, tình trạng viêm gây căng cứng khớp vai chiếm 2% dân số và chiếm tỉ lệ 12,5% trong tổng số người bệnh bị xương khớp, nữ thường gặp nhiều hơn nam.
Do đó, việc phải đối mặt với những cơn đau cứng khớp, có khi dữ dội khi âm ỉ làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và khiến không ít người bận tâm, lo lắng. Để giải quyết mối bận tâm này, An Kiện Vương chính là một giải pháp an toàn hiệu quả giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng đau cứng khớp, sưng tấy, tê bì…
An Kiện Vương giúp đẩy lùi chứng cứng khớp vai hiệu quả.
Viên uống An Kiện Vương được bào chế từ các loại thảo dược có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm:
- Một dược kết hợp cùng Nhũ hương: MyrliqTM có trong chiết xuất Một dược có tác dụng giúp giảm đau nhức xương khớp như cứng khớp, viêm khớp, thoái hoá ở lưng – cột sống… Nhũ hương được biết đến như một loại thảo dược có tính kháng viêm rất hiệu quả và được ứng dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Bên cạnh đó, Nhũ hương còn giúp tái cấu trúc mô sụn làm cho sụn phục hồi và chắc khoẻ hơn. Kết hợp 2 loại dược liệu này cùng nhau tạo nên “bộ đôi kinh điển trong điều trị các bệnh lý xương khớp” cho kết quả cao hơn rất nhiều so với sử dụng riêng lẻ từng loại.
- IridoforceTM – chiết xuất Móng quỷ: iridoforceTM trong An Kiện Vương chứa hoạt chất Harpagosides cao gấp 20 lần so với chiết xuất móng quỷ thông thường. Không chỉ có tác dụng giảm đau, chống viêm mà còn kích thích các tế bào sụn tăng chất bôi trơn khớp acid hyaluronic khiến cho các khớp trơn trượt mềm mại hơn.
Ngoài ra, để giúp tăng cường quá trình đồng hóa xương, làm cho xương chóng liền thì viên uống An Kiện Vương còn có thêm thành phần Cốt toái bổ. Chiết xuất này không chỉ tăng cường hấp thu canxi, phosphor vào xương, tăng mật độ xương mà còn giúp chống loãng xương. Sau cùng, phải kể đến các hoạt chất như Vitamin K2, Boron, Glucosamine giúp tăng cường hợp chất sụn khớp, tăng khả năng làm lành các tổn thương màng sụn khiến các khớp mềm mại, trơn tru hơn.
Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán An Kiện Vương, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, hãy CLICK VÀO ĐÂY
Bài viết trên đây đã phần nào cung cấp cho bạn đọc thông tin về chứng đau cứng khớp vai. Để tình trạng bệnh được thuyên giảm nhanh chóng, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt và làm việc khoa học. Tham khảo các phương pháp hỗ trợ điều trị mà chúng tôi đã đề cập trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều giải pháp để kiểm soát chứng cứng khớp vai của mình.
Video tham khảo
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthline.com/health/chronic-pain/shoulder-pain#treatment
https://www.webmd.com/a-to-z-guides/what-is-a-frozen-shoulder
http://benhvien108.vn/viem-quanh-khop-vai-the-dong-dac.htm