Thoát vị đĩa đệm cổ thường gây đau nhức, đem lại cảm giác khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả những cơn đau tại vùng cổ vai gáy đều do căn bệnh này gây ra. Vậy thoát vị đĩa đệm cổ có những dấu hiệu nào? Hãy cùng manhxuongkhop.com tìm hiểu làm rõ nhé!
Mục lục
Thoát vị đĩa đệm cổ là gì?
Cột sống cổ gồm 7 đốt sống, có ký hiệu từ C1-C7, được phân cách với nhau bởi các đĩa đệm. Thông thường đĩa đệm được cấu tạo bởi 2 thành phần chính là bao xơ (vỏ bên ngoài) và nhân nhầy (nằm bên trong), chúng có cấu trúc đàn hồi với vai trò như một bộ giảm xóc, tăng khả năng chịu lực và tránh các đốt sống va chạm trực tiếp với nhau.
Thoát vị đĩa đệm cổ hay còn gọi là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng là tình trạng bao xơ đĩa đệm cột sống cổ bị rách, nứt, khiến nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, chèn ép lên các rễ thần kinh hoặc tủy sống cổ, khiến người bệnh bị đau nhức vùng cổ vai gáy và gặp khó khăn khi vận cổ, cánh tay, thậm chí cả bàn tay,…
Theo chuyên gia, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể xảy ra do các yếu tố như: tuổi tác, chấn thương, sinh hoạt làm việc sai tư thế, lười vận động, thói quen hút thuốc lá,…
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ thường không giống nhau ở mỗi người. Chúng sẽ thay đổi tùy theo vị trí, mức độ và tình trạng tổn thương, thể trạng người bệnh,…
Các dấu hiệu thường gặp
Khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, người bệnh thường gặp phải các triệu chứng phổ biến như:
Đau cổ

Đau cổ là triệu chứng điển hình nhất khi bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Thông thường, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức tại một bên hoặc phía sau cổ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do khối thoát vị chèn ép vào các dây thần kinh.
Tùy thuộc vào mức độ dây thần kinh bị chèn ép, các cơn đau có thể xuất hiện từ âm ỉ, dai dẳng đến dữ dội. Ngoài ra, tình trạng đau nhức do thoát vị đĩa đệm cổ thường có xu hướng gia tăng khi người bệnh vận động hoặc khi ấn vào.
Cứng cổ
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cũng gây cứng cổ. Điều này khiến phạm vi chuyển động cổ của người bệnh bị ảnh hưởng, khó khăn khi cúi hoặc xoay đầu, ngửa cổ.
Khả năng vận động bị hạn chế
Hiện tượng đau nhức lan tỏa cùng cảm giác tê bì, yếu cơ khiến việc thực hiện cử động cổ và cánh tay bị hạn chế. Người bệnh không thể giơ tay lên cao hoặc đưa tay ra phía sau lưng, khó khăn khi thực hiện cúi ngửa hoặc quay cổ. Thậm chí, có trường hợp bệnh nhân bị khó khăn khi đi bộ do có cảm giác căng cứng bắp chân.
Đau nhức lan tỏa
Khi thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh người bệnh có thể cảm thấy cơn đau ở cổ di chuyển qua vai, xuống cánh tay, bàn tay, thậm chí là cả ngón tay. Đôi khi sẽ có cảm giác như bị điện giật hoặc cảm thấy nóng.
Tê bì, ngứa ran, yếu tay

Dây thần kinh bị chèn ép hoặc viêm rễ thần kinh có thể khiến vùng cổ – vai – cánh tay, bàn tay và các ngón tay bị tê bì, ngứa ran. Cảm giác này thường xuất hiện kèm theo biểu hiện đau khiến tay người bệnh bị yếu, khó khăn khi cầm nắm, bưng bê đồ vật.
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ khi rễ thần kinh bị tổn thương
Theo các chuyên gia, tùy thuộc vào vị trí rễ thần kinh bị chèn ép, các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ có thể thay đổi. Cụ thể:
- Đĩa đệm C4-C5 (rễ thần kinh C5): Cảm giác đau, ngứa ran, tê bì có thể lan tỏa sang một hoặc hai bên vai. Người bệnh cũng có thể cảm thấy cơ vai (cơ delta) bị yếu.
- Đĩa đệm C5-C6 (rễ thần kinh C6): Có thể bị đau, ngứa ran và tê ở ngón tay cái. Đồng thời bắp tay và cơ duỗi cổ tay ở cẳng tay có thể bị suy yếu.
- Đĩa đệm C6-C7 (rễ thần kinh C7): Là vị trí dễ bị thoát vị nhất. Tình trạng đau nhức, ngứa ran và tê bì có thể lan ra bàn tay và ngón tay giữa. Cơ tam đầu (cơ ở mặt sau của cánh tay trên), cơ duỗi ngón tay và các cơ khác của người bệnh sẽ yếu đi.
- Đĩa đệm C7-T1 (rễ thần kinh C8): Gây hiện tượng đau, ngứa ran và tê bì ở cẳng tay ngoài và ngón tay út. Đồng thời có thể bị yếu ở cơ gấp ngón tay (báng cầm tay) và các cơ khác.
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ khi tủy sống bị chèn ép
Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm khiến tủy sống bị đè nén hoặc bị viêm, người bệnh có thể gặp phải triệu chứng như:
- Đau, ngứa ran, tê bì và cảm giác yếu ở cả hai tay hoặc cả hai chân
- Khả năng phối hợp tay và chân bị ảnh hưởng, gặp vấn đề về việc đi bộ
- Khó kiểm soát bàng quang và ruột
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cột sống cổ tăng theo cấp độ
Các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ cũng có được chia ra thành 3 cấp độ, với mức độ và tần suất khác nhau. Cụ thể:
Cấp độ 1: Ban đầu, bệnh nhân sẽ có cảm giác hơi cứng ở cổ, khó xoay và cảm thấy hơi đau mỗi lần cúi hoặc ngửa đầu. Sau đó, tình trạng đau nhức sẽ xuất hiện và lan dần xuống vai, đau đớn tăng lên khi làm việc nặng, mức độ dần nghiêm trọng hơn từng ngày.
Cấp độ 2: Cơn đau kéo dài từ gáy lan ra sau đầu và tai. Khi thực hiện các cử động liên quan đến cổ, thậm chí chỉ cần xoay nhẹ người bệnh cũng có thể cảm thấy vướng và đau, có trường hợp còn bị vẹo cổ.
Cấp độ 3: Bệnh nhân sẽ bị nhức ở vùng chẩm, trán và gáy, lan xuống bả vai. Ngoài ra, cũng có thể gặp phải tình trạng đau, tê bì ở một bên hoặc cả hai bên cánh tay. Đôi lúc có thể xuất hiện triệu chứng nấc cụt, ngáp chảy nước mắt và chóng mặt khi hoạt động.
Khi nhận thấy dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ phải làm sao?

Thoát vị đĩa đệm cổ tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được can thiệp điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: tàn phế, hẹp ống sống, hội chứng chèn ép tủy, rối loạn thần kinh thực vật,… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống và tinh thần của người bệnh.
Chính vì vậy, ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng và dấu hiệu thoát vị đĩa đệm cổ, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
☛ Tham khảo thêm: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ bằng cách nào?
Để cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ một cách hiệu quả nhất, bên cạnh việc thăm khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng cần chú ý đến lối sống sinh hoạt, chế độ tập luyện và bổ sung dinh dưỡng phù hợp.
Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt
Một lối sống sinh hoạt khoa học, lành mạnh sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đồng thời góp phần cải thiện thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
- Sắp xếp thời gian làm việc và sinh hoạt hợp lý, tránh làm việc quá sức, ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày và hạn chế thức khuya,…
- Sinh hoạt làm việc đúng tư thế, tránh ngồi quá lâu một chỗ, không ngồi gù lưng, tránh các tư thế cúi gằm đầu, không kê gối quá cao và nằm sấp khi ngủ, tránh thực hiện các động tác xoay vặn cổ để cột sống phát ra tiếng kêu răng rắc,…
- Tránh bê vác vật nặng, bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của người khác hoặc dùng các dụng cụ hỗ trợ để tránh làm cột sống tổn thương thêm.
- Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia và các chất kích thích,…
Duy trì việc tập luyện phù hợp

Thường xuyên tập luyện các bài tập phù hợp có thể giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Thực tế cho thấy, luyện tập với cường độ vừa phải sẽ giúp cột sống giải tỏa bớt áp lực, tăng cường sự dẻo dai, từ đó hỗ trợ giảm đau, cải thiện tình trạng căng cứng ở cổ vai gáy và tăng khả năng phục hồi tổn thương.
Người bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có thể tập luyện nhẹ nhàng với các bài tập đi bộ, đạp xe hoặc các động tác yoga như: xoay nửa vòng đầu, tư thế rắn hổ mang, tư thế con mèo,…
Trước khi bắt đầu tập luyện, bạn hãy nhớ khởi động thật kỹ, làm nóng cơ và các khớp để hạn chế chấn thương, trong quá trình tập luyện nếu thấy đau nhiều ở vùng cổ, hãy tạm nghỉ ngơi một chút rồi thử bắt đầu lại. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để tìm ra phương pháp tập luyện phù hợp với mình nhất.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Ngoài việc duy trì sự sống, một chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp cũng có thể giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng, cải thiện sức mạnh cơ – xương – khớp, từ đó hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ.
Những thực phẩm người bệnh không nên bỏ qua bao gồm:
- Thực phẩm giàu Protein: Bổ sung một lượng vừa đủ Protein mỗi ngày sẽ giúp quá trình phục hồi tổn thương tại cột sống cổ diễn ra nhanh hơn. Các thực phẩm giúp bổ sung protein có thể kể đến như: thịt gà, thịt vịt, cá, trứng, sữa, đậu,…
- Thực phẩm giàu Omega-3: Ngoài công dụng chống viêm, omega-3 còn rất cần thiết trong quá trình tổng hợp Collagen của cơ thể, từ đó giúp cải thiện viêm đau và hỗ trợ phục hồi tổn thương của bao xơ đĩa đệm. Omega-3 có nhiều trong cá hồi, cá mòi, cá ngừ, đậu nành,…
- Thực phẩm giàu Canxi, vitamin D: Có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của hệ xương khớp. Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tăng cường bổ sung khoáng chất này từ các thực phẩm như rau chân vịt, bông cải xanh, tôm, cua, trứng, sữa,…
- Thực phẩm chứa vitamin nhóm B-C-E: Các vitamin B-C-E có khả năng làm giảm tình trạng đau nhức, tê bì, co cứng khớp. Chúng có nhiều trong các loại thực phẩm như: nấm, lòng đỏ trứng, cá hồi, khoai lang, rau cải xoăn, măng tây,…
- Thực phẩm giàu glucosamine và chondroitin: Có khả năng đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương tại sụn khớp, gân, dây chằng và đĩa đệm. Glucosamine và chondroitin có nhiều trong nước hầm xương, sụn và gân động vật, bắp cải, rau chân vịt,…
Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế sử dụng những thực phẩm không tốt cho quá trình phục hồi tổn thương tại đĩa đệm như: thịt bò, thịt trâu, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, bánh kẹo ngọt, ngũ cốc tinh chế, nội tạng động vật, dưa cà muối,…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thoát vị đĩa đệm ăn gì, kiêng gì?
Ngày nay, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp tập luyện, bổ sung dinh dưỡng, nhiều người cũng lựa chọn chăm sóc sức khỏe tại nhà bằng các sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên, giúp làm tăng hiệu quả điều trị, đẩy lùi các triệu chứng thoát vị đĩa đệm.
Kết hợp An Kiện Vương cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ
An Kiện Vương với sự kết hợp hoàn hảo của bộ 3 thảo dược quý: chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM) và Nhũ hương đã mang đến giải pháp mới cho hàng triệu người bệnh xương khớp trên khắp cả nước. Sản phẩm thích hợp sử dụng trong các trường hợp: đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,…
An Kiện Vương được bào chế chủ yếu từ các dược liệu thiên nhiên, giúp người bệnh thoát vị đĩa đệm cổ cải thiện triệu chứng một cách hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo an toàn nhờ cơ chế 4 trong 1:
- Giảm nhanh đau nhức: Bộ 3 thảo dược IridoforceTM, MyrliqTM và Nhũ hương sẽ làm giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại xương khớp, đặc biệt không gây hại dạ dày ngay cả khi sử dụng dài ngày.
- Chống viêm mạnh mẽ: Với khả năng ức chế các phản ứng viêm tận gốc nhờ việc ức chế các yếu tố tiền viêm và các chất trung gian hóa học xúc tác cho quá trình viêm, An Kiện Vương sẽ hạn chế tình trạng đau nhức và tổn thương lan tỏa do thoát vị đĩa đệm.
- Tăng tổng hợp chất cơ bản sụn: IridoforceTM có khả năng tăng tổng hợp chất cơ bản sụn glycosaminoglycan và acid hyaluronic, thúc đẩy làm lành màng sụn, tăng cường khả năng vận động cho người bệnh.
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp: Các thành phần Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, giúp bổ sung dưỡng chất, nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương tại sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, mang lại cho người bệnh hệ xương khớp khỏe mạnh hơn.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Việc phát hiện thoát vị đĩa đệm cổ sớm và can thiệp điều trị kịp thời sẽ giúp kiểm soát bệnh một cách tốt nhất, hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra. Do đó, nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh được đề cập trên đây, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.
Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Nguồn tham khảo:
https://www.spine-health.com/conditions/herniated-disc/cervical-herniated-disc-signs-and-symptoms
https://ihr.org.vn/thoat-vi-dia-dem-co-2014.html
https://ihr.org.vn/thoat-vi-dia-dem-nen-an-gi-2070.html