Thoát vị đĩa đệm mông là bệnh lý xương khớp gây ra cảm giác đau nhức, tê bì, khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng vận động, chất lượng giấc ngủ và hiệu suất làm việc của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin về các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm mông để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
Mục lục
Thoát vị đĩa đệm mông là gì?
Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống, được cấu tạo bởi lớp bao xơ bên ngoài và nhân nhầy ở giữa. Đĩa đệm có khả năng chịu áp lực do cột sống đè lên, tạo nên sự linh hoạt, mềm dẻo cho cột sống. Do tuổi cao hoặc chấn thương cột sống, nhân nhầy của đĩa đệm chệch ra khỏi vị trí bình thường, tình trạng này gọi là chứng thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống. Trong đó, thoát vị đĩa đệm mông là một trong những tình trạng nguy hiểm và khó chữa. Vị trí thoát vị đĩa đệm mông thường xảy ra ở các đốt sống L5 – S1. Khối thoát vị chèn ép lên dây thần kinh gây đau nhức, tê bì ở mông, hông đùi và hạn chế khả năng vận động của người bệnh.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở mông
Một số nguyên nhân, yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm mông như:
- Tuổi tác: Khi tuổi tác lớn dần, đĩa đệm cùng xương khớp bị thoái hóa và suy giảm chức năng khiến bao xơ bị rách, nứt, tạo điều kiện cho nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, chèn ép và gây đau.
- Hoạt động sai tư thế: Nâng, vác vật nặng không đúng cách, thường xuyên ngồi hoặc ngồi quá lâu,… là một trong những nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm mông.
- Tai nạn, chấn thương: Chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay tai nạn trong thể thao đều là những nguyên nhân gây tổn thương đĩa đệm và tăng nguy cơ thoát vị.
- Thừa cân, béo phì: Cột sống sẽ chịu nhiều áp lực khi bệnh nhân bị thừa cân béo phì. Trọng lượng cơ thể quá lớn khiến cơ, xương cùng các đĩa đệm bị chèn ép dẫn đến rách bao xơ và nhân đĩa đệm thoát ra ngoài.
- Yếu tố di truyền: Những người có tiền sử gia đình bị thoát vị đĩa đệm thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
- Bệnh lý khác: Người mắc các bệnh lý bẩm sinh về xương khớp khác như gai đôi cột sống, cong gù vẹo cũng có nguy cơ cao mắc bệnh thoát vị đĩa đệm mông.

Ngoài những nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ nêu trên, những người thường xuyên hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, căng thẳng, stress kéo dài, dùng chất kích thích, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng,… cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
☛ Chi tiết hơn tại: TOP nguyên nhân thoát vị đĩa đệm phổ biến!
5 dấu hiệu thoát vị đĩa đệm mông thường gặp
Ở giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm mông không quá rõ ràng nên rất dễ gây nhầm lẫn với các vấn đề hay bệnh xương khớp khác. Khi bệnh tiến triển nặng thì triệu chứng trở nên rõ ràng hơn, cụ thể là:
Đau vùng thắt lưng – mông
Người bệnh có cảm giác đau nhức, khó chịu nghiêm trọng tại vị trí bị thoát vị đĩa đệm. Đặc biệt nếu vị trí thoát vị càng gần đốt xương cụt thì càng khiến cơn đau mông diễn ra nặng hơn. Khu vực này có nhiều dây và rễ thần kinh của cơ thể nên khi đĩa đệm chệch ra khỏi vị trí ban đầu, nó sẽ chèn ép vào khu vực xung quanh và gây đau.

Cơn đau có thể xuất hiện từ vùng thắt lưng di chuyển xuống mông, có thể từ nhẹ tới dữ dội, đột ngột tùy thuộc vào tình trạng sai lệch đĩa đệm so với vị trí ban đầu. Những cơn đau với mức độ vừa phải trong khả năng chịu đựng của người bệnh và không ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động hàng ngày.
Tuy nhiên khi cơn đau trở nên dữ dội và kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động cũng như cuộc sống người bệnh. Thậm chí cả lúc nghỉ ngơi thì cơn đau mông vẫn tiếp diễn. Dây thần kinh ở khu vực mông phân bố từ đốt sống L4 đến S1 chạy xuống mông, đùi sau, cẳng chân, mắt cá chân, mu bàn chân và kết thúc ở ngón chân cái. Do đó, khi bị thoát vị đĩa đệm mông, các cơn đau sẽ xuất hiện kèm theo ở các vị trí trên.
Hạn chế khả năng vận động
Khi đĩa đệm thoát vị, dây thần kinh vùng mông có thể bị chèn ép gây tê bì, đau nhức từ vùng thắt lưng trở xuống mông, đùi, chi dưới khiến khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế một cách đáng kể. Người bệnh thiếu linh hoạt, phản ứng chậm chạp trong cuộc sống hàng ngày.
Đau dây thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh lớn và dài nhất trong cơ thể, bao gồm nhiều rễ thần kinh tạo thành. Do vậy, khi bị thoát vị đĩa đệm rất dễ dẫn đến tổn thương dây thần kinh tọa, ảnh hưởng đến cảm giác, dinh dưỡng và vận động của chi dưới, nhất là vùng cẳng chân. Người bệnh đau thần kinh tọa thường bị hạn chế khả năng đi đứng, đi bằng gót hoặc mũi chân và một số động tác như gấp duỗi bàn chân, xoay ngoài hoặc xoay trong bàn chân, co duỗi ngón chân.
Rối loạn cảm giác
Song song với cảm giác đau nhức vùng mông là biểu hiện tê mỏi, mất cảm giác ở chân do rễ thần kinh bị chèn ép gây tổn thương. Theo đó là vùng da tương ứng với rễ dây thần kinh thường bị mất cảm giác nóng lạnh, mất phản ứng dựng lông,… Bệnh nhân cũng có thể bị mất cảm giác ở một số vùng trên cơ thể như phía sau chân, bắp đùi trong, vùng quanh hậu môn,…
Tê bì chân, yếu cơ

Triệu chứng này xuất hiện do nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn lên rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì mông, đùi, bẹn và gót chân. Do dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến mất khả năng chi phối cơ nên bệnh nhân thường bị yếu cơ. Bên cạnh đó, thoát vị đĩa đệm gây chèn ép trên diện rộng khiến cho máu không lưu thông tới các cơ làm cho vùng cơ đó bị thiếu chất dinh dưỡng, lâu ngày có thể dẫn đến teo cơ.
Thoát vị đĩa đệm ở mông có nguy hiểm không?
Khi xuất hiện những triệu chứng của thoát vị đĩa đệm, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Tuy thoát vị đĩa đệm mông không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng nếu không được điều trị sớm có thể gây nên nhiều biến chứng khó lường.
Đối với những trường hợp nhẹ, bệnh nhân có thể bị đau nhức, tê buốt, khó cử động, di chuyển và khả năng sinh hoạt bị hạn chế. Đối với trường hợp nặng, tình trạng thoát vị có thể khiến bệnh nhân vận động di chuyển khó khăn, dẫn đến teo cơ, thậm chí có thể gây tàn phế vĩnh viễn.

Ngoài ra, hệ thống dây thần kinh vùng thắt lưng – mông bị chèn ép nghiêm trọng có thể khiến bệnh nhân mắc hội chứng chùm đuôi ngựa và đại tiện tiểu tiện không kiểm soát. Đĩa đệm bị thoát vị không thể trở về trạng thái và phục hồi hoàn toàn chức năng như ban đầu, ngay cả khi thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối thoát vị hay thay đĩa đệm nhân tạo.
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mông
Có nhiều phương pháp điều trị triệu chứng thoát vị đĩa đệm mông hiệu quả như sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, can thiệp ngoại khoa,… Tùy thuộc vào vị trí thoát vị, mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ xem xét và áp dụng một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị phù hợp nhất để kiểm soát cơn đau, cải thiện bệnh và hỗ trợ hồi phục khả năng vận động.
Dùng thuốc điều trị
Thông thường sau khi có kết quả chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc để giảm thiểu triệu chứng đi kèm. Đây là phương pháp được ưu tiên lựa chọn trong hầu hết các trường hợp mắc bệnh về xương khớp.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định những loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau chống viêm: Meloxicam, Paracetamol, Diclofenac,… được chỉ định trong những trường hợp đau nhẹ đến trung bình.
- Thuốc giãn cơ: Myonal, Mydocalm,… thường được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân có biểu hiện co cứng cơ cạnh cột sống.
- Thuốc chống viêm Corticosteroid: Tiêm Corticosteroids ngoài màng cứng có tác dụng kháng viêm mạnh, làm giảm đau, giảm viêm tại chỗ và những triệu chứng khó chịu khác của bệnh thoát vị đĩa đệm mông. Phương pháp điều trị này được chỉ định cho những bệnh nhân mắc bệnh từ trung bình đến nặng.
☛ Tham khảo đầy đủ: Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì?
Trị liệu thần kinh
Cùng với việc dùng thuốc, bác sĩ có thể tiến hành một số biện pháp trị liệu thần kinh để khắc phục tình trạng bệnh hiệu quả hơn. Điển hình là phương pháp trị liệu thần kinh bằng cách kéo nắn xương khớp. Các bác sĩ chuyên khoa cột sống sẽ thực hiện thao tác nắn chỉnh bằng tay nhẹ nhàng, tác động trực tiếp lên cột sống của bệnh nhân, nhằm điều chỉnh các sai lệch và giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, từ đó triệu chứng thoát vị đĩa đệm được cải thiện.
Vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu thường được kết hợp với trị liệu thần kinh để làm tăng hiệu quả điều trị cũng như hạn chế tổn thương tái phát.

Một số phương pháp thường áp dụng như:
- Liệu pháp sử dụng nhiệt: Chườm nóng và chườm lạnh là biện pháp giảm đau xương khớp hiệu quả. Để cải thiện triệu chứng đau và viêm, người bệnh sử dụng túi đá lạnh áp lên khu vực bị đau. Sau đó, chườm ấm để thư giãn cơ.
- Châm cứu: Có tác dụng làm giảm đau tương đối tốt.
- Massage: Xoa bóp giúp giảm đau thắt lưng mông và là một lựa chọn tốt cho những người không thể dùng thuốc do các tác dụng phụ của chúng.
- Tập luyện: Người bệnh nên tập các bài tập nhẹ nhàng giúp thư giãn cột sống và giảm đau nhức.
☛ Chi tiết tham khảo: Phương pháp vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật
Trong số ít trường hợp, khi đĩa đệm thoát vị tác động và chèn ép toàn bộ rễ dây thần kinh bên dưới thắt lưng dẫn đến hội chứng chùm đuôi ngựa, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng thêm, đồng thời phòng ngừa biến chứng bại liệt. Ngoài ra bác sĩ cũng sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành phẫu thuật khi việc điều trị với những phương pháp khác không mang đến hiệu quả sau 6 tuần.

Trong nhiều trường hợp phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm mông, bác sĩ có thể tiến hành cắt bỏ phần lồi ra của đĩa đệm, thậm chí loại bỏ toàn bộ đĩa đệm hoặc thay đĩa đệm nhân tạo. Phương pháp này tiềm ẩn rủi ro cao nên không phải là lựa chọn đầu tay trong điều trị thoát vị đĩa đệm.
☛ Tham khảo thêm tại: Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất?
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bổ sung một số sản phẩm nguồn gốc từ thảo dược có tác dụng cải thiện hiệu quả triệu chứng và phòng ngừa biến chứng do thoát vị đĩa đệm gây ra.
Cải thiện hiệu quả triệu chứng thoát vị đĩa đệm mông với An Kiện Vương!
Viên xương khớp An Kiện Vương là giải pháp hoàn toàn mới dành cho người gặp các vấn đề về xương khớp như viêm khớp, thoái hoá khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm mông. Người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng như đau nhức, tê cứng,… thuyên giảm đáng kể chỉ sau 14 ngày sử dụng.

Viên uống An Kiện Vương chứa bộ ba thành phần IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ), MyrliqTM (chiết xuất Một dược) và Nhũ hương có tác dụng:
- Giảm nhanh đau nhức, khó chịu tại vị trí thoát vị đĩa đệm mà không ảnh hưởng đến chức năng dạ dày nên người bệnh có thể sử dụng sản phẩm lâu dài.
- Ức chế phản ứng viêm nhờ vào khả năng ức chế các yếu tố tiền viêm và các men xúc tác cho phản ứng viêm, sản phẩm giúp giảm sưng viêm một cách hiệu quả.
- Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp như glycosaminoglycan, acid hyaluronic góp phần làm lành lớp màng sụn, khiến cho các khớp xương hoạt động trơn trượt mềm mại hơn.
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp như Collagen tuýp II, Boron, Glucosamine,… giúp nuôi dưỡng cho cơ xương, làm chậm quá trình thoái hoá và giúp xương khớp chắc khoẻ hơn.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Bài viết trên đây đã mang đến những thông tin cần thiết về bệnh thoát vị đĩa đệm mông. Nếu nhận thấy các dấu hiệu của căn bệnh này, hãy lập tức đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và thực hiện phác đồ điều trị phù hợp, tránh các biến chứng khôn lường có thể xảy ra.