Đau khớp bàn chân có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phức tạp. Nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: biến dạng khớp bàn chân, mô sụn và xương bị phá hủy, mất khả năng vận động,… Chính vì thế, việc nắm rõ các thông tin về đau khớp bàn chân sẽ giúp bạn có phương pháp điều trị kịp thời. Sau đây là những thông tin liên quan đến chứng đau khớp bàn chân mà bạn không nên bỏ qua.
Mục lục
Cấu tạo khớp bàn chân
Bàn chân được tính từ 2 mắt cá chân đến các đầu ngón chân, bao gồm 26 xương, 30 khớp dịch hoạt, 30 cơ tác động lên các phân đoạn và hơn 100 dây chằng. Chính nhờ có những bộ phận này mà bàn chân có thể tương tác hài hòa và cho phép chúng ta thực hiện các hoạt động như: đứng thẳng, đi bộ, chạy, nhảy,…
Tuy nhiên, do có cấu trúc phức tạp mà bàn chân rất dễ bị chấn thương hoặc gặp phải các bệnh lý liên quan đến xương khớp gây đau nhức bàn chân như: thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,…

Dấu hiệu đau nhức xương khớp bàn chân
Ở mỗi một vùng khớp của bàn chân lại có dấu hiệu đau khác nhau. Sau đây là một số triệu chứng của từng vùng.
Đau khớp cổ chân
Dấu hiệu mà bạn có thể nhận thấy khi bị đau khớp vùng cổ chân là cảm giác đau, tê, nhức buốt. Tình trạng này thường xuất hiện khi bạn hoạt động quá mạnh hoặc thay đổi thời tiết.
Nếu không để ý và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng sưng to, phù vùng cổ chân. Điều này sẽ kiến bạn gặp khó khăn trong việc cử động.
Đau xương mu bàn chân
Đau nhức xương mu bàn chân có thể xuất hiện bất thình lình ngay cả khi bạn đang ngồi hoặc đứng yên. Khi triệu chứng này xuất hiện bạn có thể cảm nhận được tình trạng đau, nhói buốt.
Ngoài đau buốt nó còn kèm theo một số triệu chứng khác như: sưng đỏ vùng mu bàn chân, có cảm giác ngứa ngáy khó chịu tại vùng mu bàn chân.
Đau khớp ngón chân
Nếu bạn bị đau nhức khớp ngón chân sẽ có thể gặp phải các triệu chứng như: cứng khớp sau khi thức dậy vào sáng, sưng nhức, đau đớn ở ngón chân, lúc chuyển động còn nghe được tiếng lạo xạo.
Trong trường hợp nặng ngón chân trở nên sưng to hơn có thể thay đổi hình dạng so với lúc trước khi bị đau nhức xương khớp.
Đau gót chân
Đau gót chân có thể xuất hiện đột ngột mà không có một dấu hiệu báo trước nào cả. Bỗng nhiên bạn cảm nhận được cơn đau và không thể nhấc chân để bước đi. Nếu cố đưa bàn chân lên cao và duỗi mũi chân ra trước thì cơn đau có thể lan lên vùng mu bàn chân.

Nguyên nhân đau khớp bàn chân
Đau khớp bàn chân có thể xuất hiện khi bạn bị chấn thương trong quá trình đi lại hoặc vận động. Tuy nhiên nếu bạn không bị chấn thương mà vẫn bị đau nhức có thể đây là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến khớp bàn chân.
Chấn thương
Chấn thương bàn chân là một tình trạng rất dễ xảy ra do sự bất cẩn trong quá trình đi lại. Khi bị chấn thương các dây chằng quanh bàn chân sẽ bị rách và có thể khiến bàn chân bị lệch ra ngoài hoặc vào trong. Trong trường hợp chấn thương nặng có thể bị gãy xương và cần phải phẫu thuật để chỉnh sửa lại.
Dây thần kinh bị chèn ép
Như ở phía trên đã chia sẻ, trong cấu trúc của bàn chân có rất nhiều dây thần kinh. Nếu bạn đi giày quá chật khiến chúng bị chèn ép dẫn đến cảm giác đau, tê bì, ngứa ran ở tất cả các vị trí dọc theo dây thần kinh. Tình trạng này thường gặp nhất ở lòng bàn chân hoặc bên trong mắt cá chân.
Những cơn đau sẽ trở nên trầm trọng hơn khi bạn vận động nhiều hoặc vận động mạnh.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính có thể xảy ra ở bàn chân làm ảnh hưởng đến hoạt động của các khớp cổ chân, gót chân, lòng và mũi chân.
Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp việc chẩn đoán sớm có ý nghĩa quan trọng trong việc điều trị. Nếu để lâu có thể gây tổn thương hoặc phá hủy khớp xương.
Thoái hóa khớp
Tình trạng thoái hóa khớp thường diễn ra ở người cao tuổi. Không chỉ ở vùng khớp bàn chân mà nhiều khớp khác cũng gặp phải tình trạng này như: khớp cột sống, khớp tay, khớp gối,… Bởi khi tuổi càng tăng cao, chức năng của hệ thống xương khớp sẽ suy giảm do sự thoái hóa.
Bệnh gout
Gout là bệnh lý gây ra các đợt viêm khớp bàn chân, bàn tay do tích tụ nhiều tinh thể monosodium urate ở bao khớp và gân. Bệnh lý này xuất hiện do tình trạng acid uric tăng cao trong máu.
Khi gặp phải bệnh này bạn sẽ có một số triệu chứng như: đau nhức, sưng, nóng, đỏ ở một hoặc nhiều khớp. Đặc biệt là vùng khớp ngón chân, cổ chân, khớp bàn tay.
Bàn chân bẹt
Bàn chân bẹt là một dị tật bẩm sinh có thể gây đau nhức khớp bàn chân. Dị tật này có thể nhận biết bằng việc quan sát vùng bàn chân xem có bị lõm bất thường hay không.
Nếu bị bàn chân bẹt sẽ làm cho các khớp xương bị đau và viêm. Bên cạnh đó, nó còn gây nhiều ảnh hưởng xấu đề các bộ phận khác trên cơ thể như: làm lệch trục cột sống, đau lưng và cổ, đau khớp háng, đau khớp gối, đau mắt cá chân,…

Đau khớp bàn chân có nguy hiểm không?
Đau khớp bàn chân thường bắt đầu từ những cơn đau đột ngột, đau mơ hồ và chỉ rõ rệt khi bệnh tiến triển nặng. Ở khoảng thời gian đầu, đau khớp bàn chân chưa ảnh hưởng quá nhiều đến việc cử động và sinh hoạt.
Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh lý có tính chất diễn biến phức tạp gây ra triệu chứng đau nhức bàn chân. Khi không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến bệnh trở nên trầm trọng hơn và gây khó khăn cho việc điều trị.
Nguy hiểm hơn, bạn có thể bị biến dạng khớp vĩnh viễn, mất khả năng đi lại khi không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Điều trị đau khớp bàn chân
Hiện nay, để mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị đau khớp bàn chân các bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp lại với nhau.
Sử dụng thuốc
Khi bạn bị đau khớp bàn chân bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc để điều trị như:
- Thuốc giảm đau: Đối với những trường hợp bị đau nhẹ sẽ được chỉ định dùng acetaminophen.
- Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Trường hợp bị viêm và đau ở mức trung bình sẽ được chỉ định dùng một số thuốc thuộc nhóm NSAID như: ibuprofen, diclofenac,… Tuy nhiên, nếu dùng nhóm thuốc này lâu dài có thể dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày. Do đó, các tổ chức y tế thường khuyến cáo chỉ sử dụng nhóm NSAID từ 5 – 10 ngày.
- Nhóm thuốc Opioid: Khi bệnh nhân có những cơn đau nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe bác sĩ sẽ kê cho nhóm thuốc Opioid. Nhóm thuốc này chỉ được dùng trong thời gian ngắn vì nếu sử dụng trong thời gian dài cơ thể dễ bị phụ thuộc vào thuốc và nghiện thuốc.
- Thuốc chống trầm cảm: Khi cơn đau ảnh hưởng đến giấc ngủ, bác sĩ sẽ kê cho bạn các thuốc chống trầm cảm để giúp an thần, giảm đau và hỗ trợ giấc ngủ.
- Thuốc corticoid: Corticoid là thuốc được sử dụng trong việc điều trị đau nhức bàn chân với mục đích là chống viêm, giảm đau. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ kê cho bạn dùng ở dạng viên uống hay thuốc tiêm. Đối với trường hợp nặng sẽ chỉ định tiêm corticoid tại chỗ để giảm ngay tình trạng đau nhức và sưng viêm.
- Thuốc DMARDs: Những thuốc như methotrexate, hydroxychloroquine là thuốc làm chậm tiến triển của các bệnh như viêm khớp dạng thập, viêm khớp vảy nến,… bằng cách giảm các rối loạn của hệ thống miễn dịch và hạn chế tình trạng viêm tiến triển, ngăn phá hủy khớp.
- Thuốc sinh học: Thông thường các thuốc sinh học sẽ được dùng kết hợp với các thuốc chống thấp khớp giúp tăng hiệu quả kháng viêm và dùng để ngăn phá hủy khớp. Bên cạnh đó, thuốc này còn có tác dụng điều chỉnh gen và sự bất thường từ hệ thống miễn dịch.
- Thuốc kháng sinh: Khi khớp bàn chân bị viêm nhiễm sẽ được chỉ định dùng kháng sinh. Tùy thuộc vào loại vi khuẩn sẽ có hoạt chất và liều lượng khác nhau. Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng diệt khuẩn chứ không thể giúp giảm đau hoặc sưng viêm.
☛ Tham khảo thêm tại: Thuốc trị đau xương khớp: Chọn đúng, dùng đủ, hiệu quả cao!

Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là một phương pháp giúp giãn cơ, giảm đau và sớm hồi phục lại chức năng vận động. Nguyên tắc trong việc hỗ trợ điều trị bằng vật lý trị liệu là phục hồi các chức năng hoạt động của bàn chân, duy trình vận động khớp, giảm đau và sưng nề.
Một số phương pháp vật lý trị liệu được áp dụng như:
- Chườm lạnh: Những tổn thương do bị chấn thương đều được sử dụng phương pháp chườm lạnh để làm giảm cơn đau, đỡ khó chịu và nâng cao lợi ích khi tập cử động. Phương pháp này sẽ được áp dụng ngay sau chấn thương và kéo dài đến khi những vùng xung quanh vẫn còn sưng đỏ.
- Phương pháp chườm nóng: Mục đích của phương pháp này là làm mềm các tổ chức và tăng cường máu đến vùng tổn thương. Chườm nóng sẽ được thực hiện trước và trong khi tập luyện phục hồi chức năng. Khi áp dụng phương pháp này sẽ không dùng nhiệt sóng ngắn, nẹp vít vòng thép kim loại mà thay bằng túi chườm nước nóng và parafin.
- Tập vận động khớp: Để các khớp vận động trơn tru hơn bạn có thể tập co duỗi bàn chân. Tốc độ của một lần co duỗi là 45 giây, mỗi lần tập sẽ kéo dài khoảng 10 – 15 phút, ngày từ 4 – 6 lần.
Nghỉ ngơi và liệu pháp thay thế
Một số cách nghỉ ngơi và liệu pháp thay thế giúp giảm đau khớp bàn chân:
- Nghỉ ngơi: Khi bị đau nhức bàn chân bạn cần tránh việc đi lại, vận động nhiều để giảm áp lực lên bàn chân. Bên cạnh đó, bạn nên đặt một chiếc gối dưới mắt cá để nâng chân đau nên cao. Điều này sẽ làm giảm cơn đau và hạn chế tổn thương tiến triển.
- Xoa bóp: Bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng lòng bàn chân giúp đả thông kinh mạch, tăng khả năng lưu thông máu, giảm đau nhức và khó chuyển động bàn chân. Bạn có thể thực hiện xoa bóp 15 phút mỗi ngày để cải thiện tình trạng.
- Châm cứu: Theo đông y, châm cứu giúp giảm các triệu chứng đau, tê âm ỉ ở bàn chân. Liệu pháp này có khả năng tác động vào các huyệt đạo bị tổn thương giúp đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết. Từ đó, giúp các vùng bị tổn thương được hồi phục một cách nhanh chóng.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Cách trị đau khớp tay chân hiệu quả, an toàn
Biện pháp chăm sóc đau khớp bàn chân
Để giảm được tình trạng đau khớp bàn chân bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà như sau:
- Chế độ sinh hoạt hợp lý: Để hạn chế được tình trạng đau khớp bàn chân do viêm nhiễm, bạn cần vệ sinh bàn chân mỗi ngày và luôn mang dép khi đi ra ngoài. Đồng thời lựa chọn một số bài bộ môn thể dụng đơn giản để tăng cường độ dẻo dai của bàn cân.
- Sử dụng nẹp khi cần: Cố định chân bằng nẹp giúp ổn định cấu trúc khớp, dây chằng và cơ. Đồng thời hạn chế những hoạt động làm tăng tổn thương, cải thiện cơn đau.
- Chế độ vận động: Khi bị đau khớp bàn chân, bạn cần tránh vận động quá mức cho đến khi cơn đau giảm hẳn. Sau đó, bạn có thể áp dụng một số bài tập nhẹ nhàng tại chỗ như đi bước nhỏ, đi bộ,…
- Chế độ ăn uống: Đối với người bị đau khớp bàn chân được khuyến nghị duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, có nhiều dưỡng chất để hỗ trợ quá trình điều trị. Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp hệ xương chắc khỏe, tăng độ dẻo dai của hệ thống dây chằng và cơ. Bên cạnh đó, giúp tăng khả năng chống viêm và làm dịu cơn đau nhức.
- Lựa chọn giày dép phù hợp: Trường hợp bạn lựa chọn giày không đúng size, giày quá cao, không có có đệm sẽ làm tình trạng đau khớp bàn chân trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bạn nên lựa chọn những loại giày dép thoải mái, chèn thêm lớp đệm cho giày để giảm áp lực lên bàn chân.
Chọn giày dép phù hợp để giảm tình trạng đau nhức bàn chân.
An Kiện Vương – Giải pháp hữu hiệu cho người đau khớp bàn chân

Viên xương khớp An Kiện Vương được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong việc giảm đau nhức xương và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. Bởi có tác động 4 trong 1 giúp: giảm đau, chống viêm, tăng tổng hợp chất nên cho sụn khớp và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho khớp.
- Giảm nhanh đau nhức: Sự kết hợp độc đáo của 3 loại dược liệu quý là chiết xuất Móng quỷ, chiết xuất Một dược và Nhũ hương có tác dụng giảm đau nhức, khó chịu tại xương khớp.
- Ức chế phản ứng viêm: An Kiện Vương có khả năng ức chế các yếu tố tiền viêm và men xúc tác của quá trình viêm. Từ đó chống viêm một cách hiệu quả, ngăn ngừa đau nhức và tổn thương lan tỏa.
- Tăng tổng hợp chất nền cho sụn khớp: Các hoạt chất như: glycosaminoglycan, acid hyaluronic có trong sản phẩm giúp làm lành lớp màng sụn. Đồng thời giúp các khớp trở nên trơn trượt mềm mại hơn.
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp: Collagen tuýp II, Boron, Glucosamine có trong An Kiện Vương giúp bổ sung dưỡng chất, làm chậm quá trình thoái hoá và giúp xương khớp chắc khỏe hơn.
Bạn có thể tìm mua An Kiện Vương tại các nhà thuốc trên toàn quốc, để tìm nhà thuốc gần nhất, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY
Ngoài ra, bạn có thể đặt mua An Kiện Vương giao hàng tận nhà NGAY TẠI ĐÂY
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh đau khớp bàn chân. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích trong điều trị và kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý dùng thuốc mà chưa có sự thăm khám và chỉ định của thể từ khác sĩ.
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/osteoarthritis/foot-ankle-osteoarthritis
https://www.healthline.com/health/arthritis-toes
https://www.healthline.com/health/foot-pain
https://www.medicinenet.com/foot_pain/article.htm