Hiện tượng đau nhức khớp gối khá phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày. Bởi vậy, không ít người khi khớp gối bị dauddax trở nên nóng vội và lựa chọn cách chữa khi chưa tìm hiểu rõ. Điều này không chỉ khiến người bệnh bỏ lỡ “giai đoạn vàng” trong điều trị mà còn ảnh hưởng đến kết quả cải thiện bệnh. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần tìm hiểu kỹ tình trạng của mình trước khi quyết định áp dụng bất kỳ phương pháp nào.
Mục lục
Đau khớp gối là gì?
Đau nhức khớp gối là tình trạng nhức nhối, đau nhói, đau buốt hoặc ê ẩm, mỏi xuất hiện xung quanh đầu gối. Triệu chứng này xuất hiện khi khớp gối hay những cấu trúc xung quanh bị tổn thương. Tùy vào nguyên nhân mà cơn đau có thể xuất hiện thoáng qua hoặc kéo dài gây cảm giác mệt mỏi và khó chịu cho người bệnh.
Ngoài đau nhức, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng đi kèm như:
- Sưng khớp, cứng khớp gây khó khăn trong quá trình vận động.
- Khớp gối bị sưng nóng, đỏ.
- Khó khăn trong việc duỗi thẳng hoặc co chân vào.
- Bị mất cảm giác tại đầu gối.
- Khớp gối bị lồi ra hoặc lõm vào.
- Nghe thấy tiếng lạo xạo ở trong khớp gối.
- Sốt, ớn lạnh.
-
Đau khớp gối là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm
Ảnh hưởng của đau khớp gối đến sức khỏe người bệnh
Khớp gối là một trong những khớp lớn, chịu trách nhiệm nâng đỡ và tham gia vào hầu hết các cử động của cơ thể. Đây cũng là lý do khiến khớp này có nguy cơ thoái hóa, chấn thương dẫn đến đau nhức. Triệu chứng đau khớp gối thường không gây nguy hiểm ngay lập tức nhưng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người bệnh như:
- Vận động khó khăn: Đau nhức khớp gối khiến cho việc đi lại, co duỗi đầu gối trở nên khó khăn gây hạn chế vận động hàng ngày.
- Giảm hiệu suất công việc: Đau đầu gối gây cản trở tốc độ làm việc của người bệnh khiến cho hiệu suất công việc giảm sút, người bệnh không thể hoàn thành công việc đúng thời hạn, thậm chí một số người còn phải xin nghỉ làm cho đến khi khớp gối phục hồi hoàn toàn.
- Gây tâm lý tiêu cực: Những bất tiện trong sinh hoạt do đau khớp gối gây ra khiến cho người bệnh luôn cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và hay cáu gắt. Đôi khi còn gây stress cho người bệnh vì phải nhờ đến sự chăm sóc của người trong gia đình.
- Nguy cơ biến chứng: Triệu chứng đau khớp gối nếu không được điều trị sớm sẽ gây dị dạng khớp, thậm chí có thể gây bại liệt.
Nguyên nhân đau khớp gối
Nguyên nhân gây đau khớp gối rất đa dạng có thể là do tuổi cao xương bị lão hóa, bổ sung thiếu chất dinh dưỡng, do chấn thương hoặc bệnh lý.
Do bệnh lý
Đau khớp gối là triệu chứng cảnh báo một vài bệnh lý nguy hiểm dưới đây:
- Thoái hóa khớp: Do sự lão hóa tự nhiên trong cơ thể hoặc do các yếu tố nguy cơ như thừa cân, lười vận động, ăn uống không đủ chất, tai nạn,…gây tình trạng hủy hoại, bào mòn sụn khớp và xơ hóa xương. Bệnh lý này khiến khớp gối đau nhức, viêm sưng, khô khớp, cứng khớp.
- Viêm khớp dạng thấp: Đây là bệnh lý tự miễn, làm tổn thương sụn khớp, đầu xương phía dưới sụn và màng hoạt dịch gây sưng đau, cứng khớp. Bệnh viêm khớp dạng thấp có tính chất đối xứng, có nghĩa là nếu bị viêm khớp dạng thấp ở gối bên trái thì đầu gối bên phải cũng sẽ bị
- Nhiễm trùng khớp: Là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào khớp gây viêm, sưng tấy và đau khớp. Nguyên nhân gây nhiễm trùng có thể là do vi khuẩn từ các bộ phận khác theo dòng máu đến khớp hoặc xâm nhập trực tiếp nhờ chấn thương xuyên thấu tại khớp.
- Bệnh gout: Là bệnh rối loạn quá trình chuyển hóa làm tăng acid uric trong máu. Điều này dẫn đến sự tích tụ acid uric và muối urat trong khớp gối gây hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau tại khớp gối.
- Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch là một lớp đệm nằm trong bao khớp, chứa chất nhầy gọi là hoạt dịch. Hoạt dịch có tác dụng bôi trơn hệ thống xương khớp, nuôi dưỡng những sụn khớp của cơ thể. Khi bao hoạt dịch bị viêm sẽ gây đau nhức, tấy đỏ và cứng khớp. Cơn đau sẽ tăng dần khi bạn ấn vào hoặc di chuyển.
-
Nhiễm trùng khớp gối là một trong những nguyên nhân phổ biến gây sưng đau khớp gối ☛ Tham khảo thêm tại: Đau khớp gối là bệnh gì?
Do chấn thương
Chấn thương là một nguyên nhân dẫn đến dấu hiệu đau khớp gối khá phổ biến. Những chấn thương có thể gặp do tai nạn giao thông hoặc quá trình tập luyện không đúng kỹ thuật gây đau nhức đầu gối.
- Tổn thương dây chằng: Khi dây chằng bị rách, đứt hoàn toàn hoặc một phần sẽ gây tình trạng phù nề, đau nhức khớp gối khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi co duỗi chân và vận động.
- Tổn thương sụn chêm: Sụn chêm là bộ phận nằm giữa đầu dưới xương đùi và trên xương chày. Chấn thương khi tai nạn giao thông hoặc luyện tập thể thao có thể khiến cho một hoặc cả 2 sụn chêm bị tổn thương
- Gãy xương: Những tai nạn như bị té ngã hoặc tai nạn giao thông có thể làm nứt hoặc gãy xương. Khi xương bị nứt, gãy sẽ gây viêm, sưng tấy, bầm tím và đau nhức tại vị trí tổn thương, ảnh hưởng đến vận động của người bệnh.
- Trật khớp bánh chè: Là hiện tượng xương bánh chè bị lệch hoặc trượt hoàn toàn ra khỏi hai bên đầu gối. Trật khớp xương bánh chè sẽ gây đau dữ dội, đồng thời gây sưng tấy và biến dạng khớp.
- Chấn thương cơ gân khoeo: Cơ gân khoeo là nhóm cơ ở mặt sau đùi đảm nhận nhiệm vụ hỗ trợ thực hiện động tác gập gối. Khi nhóm cơ này bị căng cứng do quá trình luyện tập thể dục thể thao không đúng kỹ thuật sẽ dẫn đến tình trạng sưng đau, bầm tím và căng cứng cơ tại khớp gối.
Các yếu tố nguy cơ
Bên cạnh các nguyên nhân về bệnh lý và chấn thương thì một số yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ đau khớp gối:
- Thừa cân: Trọng lượng cơ thể lớn sẽ gây áp lực lên các khớp đặc biệt là khớp gối và khớp háng dẫn đến tình trạng đau, nhức mỏi các khớp này. Có nhiều nghiên cứu cho thấy người thừa cân béo phì có nguy cơ thoái hóa khớp gối gấp 3 lần so với người bình thường.
- Nghề nghiệp: Một số vận động viên thể thao như: nhảy xa, bóng rổ, bóng đá, điền kinh,…khớp gối phải vận động liên tục hoặc chấn thương thường xuyên gây tình trạng đau khớp gối.
- Chấn thương cũ: Các chấn thương cũ tại đầu gối sẽ khiến cho gân, cơ, xương bị yếu đi làm tăng nguy cơ tổn thương thêm lần nữa chỉ với một tác động nhẹ.
- Yếu cơ: Cơ khỏe mạnh có tác dụng bảo vệ khớp giúp cho khớp gối hoạt động linh hoạt và ổn định. Khi cơ yếu đi sẽ làm tăng cường nguy cơ chấn thương ở khớp gối gây tình trạng sưng tấy, viêm và đau nhức.
☛ Tham khảo thêm tại: Khi bị đau khớp gối phải làm sao?
Chẩn đoán đau khớp gối thế nào?
Để xác định được nguyên nhân gây đau khớp gối cũng như mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng.
Khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ khai thác một số thông tin để xác định tình trạng của người bệnh, như:
- Tiền sử bệnh
- Triệu chứng hiện tại
- Mức độ vận động khớp
- Các thuốc hiện đang sử dụng

Tiếp đó, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm chẩn đoán phân biệt, gồm:
- Chụp X – quang: Giúp phát hiện sớm tình trạng gãy xương, gai xương và thoái hóa khớp.
- Chụp CT: Quan sát được nhiều góc độ khác nhau tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang ở bên trong xương giúp chẩn đoán chính xác được bệnh gout khi khớp không có tình trạng viêm.
- Siêu âm: Sử dụng sóng siêu âm để quan sát được các mô mềm ở xung quanh đầu gối, giúp bác sĩ đánh giá được các mức độ tổn thương tại khớp gối như: tràn dịch khớp, viêm bao hoạt dịch, gai xương,…
- Chụp MRI: Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại giúp phát hiện sớm các tổn thương tại gân, cơ, dây chằng, sụn khớp hay màng hoạt dịch.
- Chọc hút dịch khớp: thường được chỉ định trong các trường hợp: nhiễm trùng khớp, tràn dịch khớp, viêm khớp dạng thấp, chảy máu vào khoang khớp,…
Điều trị khi bị đau khớp gối
Đau khớp gối cản trở trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, nguyên tắc khi điều trị tình trạng này là giảm đau, phục hồi tổn thương và giúp khớp gối vận động linh hoạt. Tùy vào các mức độ bệnh lý và nguyên nhân khác nhau để áp dụng các phương pháp điều trị cho phù hợp.
Giảm đau tại nhà
Để tình trạng đau khớp gối hồi phục nhanh chóng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp chăm sóc tại nhà dưới đây:
- Nghỉ ngơi: Khi đau nhức khớp gối, bạn cần phải nghỉ ngơi tránh vận động mạnh nhất là ở đầu gối. Trong trường hợp chấn thương nhẹ thì bạn chỉ cần nghỉ ngơi khoảng 1 – 2 ngày để khớp gối hồi phục hoàn toàn. Còn nếu chấn thương nặng thì bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và có phương pháp điều trị kịp thời.
- Chườm nóng: Là phương pháp làm giãn cơ, giảm cứng khớp giúp cải thiện khả năng linh hoạt của khớp. Bạn có thể sử dụng một chai nước nóng hoặc cho nước nóng vào túi chườm để chườm lên vùng khớp bị đau.
- Chườm lạnh: Việc sử dụng nhiệt lạnh sẽ giúp co mạch, giảm viêm và gây tê tại chỗ làm cải thiện tình trạng sưng đau. Lưu ý không được chườm đá trực tiếp lên da vì có thể gây bỏng da, mỗi lần chườm lạnh cần cách nhau từ 40 – 45 phút.
- Massage: Việc massage đầu gối có tác dụng làm cho khí huyết lưu thông, giúp kéo giãn khớp, giảm co cứng khớp, từ đó cải thiện tình trạng đau nhức khớp gối. Vì vậy, người bệnh nên thực hiện massage đầu gối mỗi ngày để phục hồi nhanh chóng.
- Điều chỉnh tư thế: Khi ngủ bạn nên nằm ở tư thế nghiêng, chèn gối ở 2 bên người hoặc kê gối giữa 2 đầu gối để hạn chế áp lực lên gối giúp giảm đau nhức. Khi ngồi bạn cần lưu ý kê gối cao không vượt quá mông và không vắt chéo hai chân.
-
Chườm lạnh là phương pháp giảm đau tại nhà thường được sử dụng ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Top 10 cách giảm đau khớp gối tại nhà hiệu quả
Sử dụng thuốc
Có 3 nhóm thuốc thường được sử dụng trong trường hợp đau nhức khớp gối: thuốc uống, thuốc bôi tại chỗ và thuốc tiêm nội khớp.
Thuốc uống
Khi bị đau khớp gối, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau ở mức độ nhẹ đến nặng bao gồm:
- Thuốc giảm đau toàn thân: Thường sử dụng là Paracetamol, giúp giảm đau các cơn đau nhẹ đến vừa nhờ cơ chế ức chế dẫn truyền xung động đau đến hệ thần kinh.
- Thuốc chống viêm NSAID: Gồm các loại thuốc điển hình như: diclofenac, meloxicam, ibuprofen,… giúp ức chế quá trình viêm, từ đó giảm viêm và sưng đau khớp gối ở mức độ vừa đến nặng.
- Thuốc chống viêm chứa steroid: Điển hình là methylprednisolon, prednisolone. hydrocortisol,…có tác dụng ức chế tổng hợp các chất trung gian hóa học gây viêm và ức chế sự tập trung của các bạch cầu. Từ đó giúp giảm viêm, giảm đau ở mức độ vừa đến nặng.
- Thuốc giảm đau nhóm opioid: Hoạt động trên cơ chế ngăn cản sự dẫn truyền xung thần kinh giúp giảm đau, thường được chỉ định trong trường hợp đau vừa đến nặng và trong các trường hợp không đáp ứng với những thuốc giảm đau ở trên. Các thuốc thuộc nhóm này thường sử dụng: codein, tramadol, fentanyl,…
Thuốc bôi tại chỗ
Thuốc giảm đau tại chỗ được chỉ định trong các cơn đau nhẹ đến trung bình. Thuốc giảm đau tại chỗ giúp cải thiện đau nhức đầu gối dựa vào cơ chế ức chế dẫn truyền xung thần kinh hoặc hạn chế kích thích.
Các hoạt chất thường được sử dụng trong thuốc giảm đau tại chỗ bao gồm: Lidocain, Menthol, Methyl Salicylate, Capsaicin. Đa số thuốc giảm đau tại chỗ ít gây các tác dụng không mong muốn, một số ít người bệnh da nhạy cảm thường gặp một số vấn đề như: đau rát, mẩm đỏ hoặc ngứa ngáy sau khi sử dụng thuốc.
Tiêm nội khớp
Tiêm nội khớp là phương pháp làm giảm viêm và sưng đau, hạn chế tăng sinh màng hoạt dịch đồng thời bổ sung chất nhầy cải thiện sự vận động linh hoạt của khớp gối. Các thuốc được sử dụng trong tiêm nội khớp bao gồm:
- Corticoid: Được sử dụng trong đợt cấp tính của viêm khớp giúp làm giảm viêm và giảm đau nhức khớp gối. Cơ chế giảm đau của thuốc tiêm tương tự như corticoid dạng thuốc uống.
- Acid hyaluronic: Là chất tương tự như chất lỏng bôi trơn khớp. Thuốc này được tiêm trực tiếp vào khớp gối giúp cải thiện tình trạng khô khớp, giúp giảm đau và cải thiện vận động cho người bệnh.
- Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Trong huyết tương giàu tiểu cầu chứa nhiều yếu tố tăng trưởng có tác dụng giảm viêm và thúc đẩy quá trình hồi phục. Có nhiều nghiên cứu cho thấy tiêm huyết tương giàu tiểu cầu rất có lợi đối với người bị viêm xương khớp, giúp giảm đau và giảm viêm hiệu quả.
-
Tiêm nội khớp thường được sử dụng trong các trường hợp đau cấp tính ☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc trị đau khớp gối phải dùng đúng
Tập vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu không những giúp giảm đau khớp gối nhanh chóng mà còn khiến cho hệ xương khỏe mạnh hơn. Dưới đây là một số bài tập vật lý trị liệu đơn giản mà bạn có thể tham khảo:
- Bài tập 1: Để người bệnh ở tư thế nằm ngửa ở trên sàn, sau đó vòng một mảnh vải dài qua lòng bàn chân phải. Nâng chân từ từ lên cao đồng thời kéo mảnh vải về phía mình, vẫn giữ thẳng chân. Giữ nguyên tư thế này trong 25 giây rồi đổi bên. Bài tập này có tác dụng nâng cao sự dẻo dai của gân cơ, giúp cải thiện tính linh hoạt của khớp gối.
- Bài tập 2: Cho người bệnh nằm ngửa trên giường hoặc sàn nhà, duỗi thẳng hai chân, chống khuỷu tay xuống nền và hơi nâng đầu dậy, đồng thời gập gối trái vào. Sau đó đưa chân phải lên cao khoảng 50cm, ngón chân hướng lên trên và giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 giây rồi đổi bên.
- Bài tập 3: Bạn đứng thẳng người, chân phải bước lên phía trước sao cho ngón chân phải và gót chân trái tạo thành một đường thẳng, hơi khụyu chân phải, đồng thời đổ người về phía trước, 2 tay giữ lấy thành ghế. Giữ tư thế này trong 20 giây và đổi bên ngược lại.
-
Tập vật lý trị liệu vừa giúp giảm đau vừa bảo vệ xương chắc khỏe
Phẫu thuật khớp gối
Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng khi bệnh nhân không đáp ứng với những phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc những tổn thương tại khớp không phục hồi. Các phương pháp phẫu thuật khớp gối có thể thực hiện bao gồm:
- Phẫu thuật nội soi khớp gối: Bác sĩ sẽ tiến hành đưa đầu ống nội soi vào thông qua vết rạch nhỏ ở quanh khớp gối của bạn. Phương pháp này giúp loại bỏ hoặc chữa lành sụn khớp và tái tạo những dây chẳng tại khớp bị rách.
- Phẫu thuật thay khớp gối: Khi sụn khớp bị tổn thương nặng không thể hồi phục, bác sĩ sẽ sử dụng một sụn khớp nhân tạo làm bằng polyme, nhựa cao cấp hoặc hợp kim kim loại để thay thế. Sụn khớp mới này sẽ đóng vai trò như sụn khớp ban đầu, giúp khớp gối của bạn chuyển động mềm mại và linh hoạt hơn.
An Kiện Vương – Giải pháp chuyên biệt cho người đau khớp gối
Hiện nay có nhiều sản phẩm thảo dược kiểm soát khớp gối được người bệnh tin tưởng bởi tính an toàn và hiệu quả cao. Một trong số đó là viên xương khớp An Kiện Vương – Giải pháp giúp giảm đau nhức và phục hồi khớp gối nhanh chóng, chuyên biệt.
Hiệu quả vượt trội của An Kiện Vương được tạo nên bởi sự kết hợp của những thảo dược quý như:
- Chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM): Được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu, chiết xuất móng quỷ là hoạt chất có tác dụng giảm đau và chống viêm nhanh chóng, đồng thời thúc đẩy tái tạo sụn khớp và tăng tiết dịch bôi trơn khớp..
- Chiết xuất Một dược (MyrliqTM): Là chế phẩm có hàm lượng hoạt chất Furanodien cao nhất thị trường, giúp giảm đau hiệu quả trong nhiều trường hợp khác nhau như: đau nhức xương khớp, đau cơ, đau do vết thương,…
- Chiết xuất Nhũ hương:Giúp giảm đau nhanh chóng, hiệu quả chống viêm cao, ngăn ngừa được sự thoái hóa khớp và tăng tổng hợp chất nền sụn khớp. Một dược kết hợp cùng Nhũ hương đem lại hiệu quả gấp 6-7 lần so với sử dụng thảo dược đơn lẻ/
-
An kiện vương – Giải pháp chuyên biệt dành cho người đau khớp gối
Sự kết hợp hoàn hảo của 3 thảo dược này với các thành phần khác như: boron, glucosamine, collagen tuýp II, vitamin K2 đã tạo nên An Kiện Vương có tác dụng giảm sưng đau và giảm viêm tối ưu, giúp xương phát triển chắc khỏe. Đặc biệt không gây tác dụng phụ trên dạ dày như một số loại thuốc giảm đau, chống viêm khác
Để việc sử dụng An Kiện Vương đạt hiệu quả tối đa, bạn nên sử dụng sản phẩm theo liều dùng dưới đây:
- Đối với trường hợp đau nhiều: Uống liều tấn công 6 viên/ngày/chia 2 lần (sáng 3 viên, tối 3 viên). Khi tình trạng đau nhức đã được cải thiện, uống liều duy trì 4 viên/ngày/chia 2 lần (sáng 2 viên, tối 2 viên).
- Đối với trường hợp đau nhẹ và vừa: Uống 4 viên/ngày/chia 2 lần (sáng 2 viên, tối 2 viên)
Để tìm mua An Kiện Vương tại các nhà thuốc trên toàn quốc, vui lòng xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY
Đau khớp gối là triệu chứng thường gặp nhưng bạn cũng không được chủ quan, dù là bất cứ nguyên nhân nào gây ra thì cũng cần được thăm khám kỹ lưỡng để có phương pháp điều trị hiệu quả.
Tài liệu tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/knee-pain/diagnosis-treatment/drc-20350855
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/knee-pain/symptoms-causes/syc-20350849
https://suckhoedoisong.vn/au-khop-goi-dau-hieu-benh-gi-169142700.htm