Nếu như bình thường bạn có thể thoải mái đứng lên, ngồi xuống hay di chuyển thì khi đau khớp gối xuất hiện, việc này lại trở nên vô cùng khó khăn. Triệu chứng này không chỉ gây mệt mỏi, khó chịu mà đôi khi còn tạo thành tâm lý sợ hãi cho người bệnh. Vậy, đau khớp gối là bệnh gì và làm cách nào để khắc phục? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết hôm nay.
Mục lục
Đau khớp gối là bệnh gì?
Những cơn đau nhức kéo dài ở vùng đầu gối không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn làm ảnh hưởng đến chức năng vận động, khiến chất lượng đời sống của người bệnh bị giảm sút. Đáng nói, rất nhiều trường hợp đau khớp gối có liên quan đến yếu tố bệnh lý, điển hình nhất là các chứng bệnh dưới đây:
Thoái hóa khớp gối
Thoái hóa khớp gối là tình trạng suy thoái tại sụn khớp và xương dưới sụn khiến chúng bị bào mòn, suy yếu và mất đi cấu trúc, chức năng ban đầu. Tình trạng này có thể gây ra đau nhức, sưng đỏ, phù nề và khiến người bệnh vận động khó khăn.

Đau nhức gối do thoái hóa có thể xuất hiện từng đợt với mức độ đau khác nhau, khi bệnh chuyển nặng tần suất và mức độ đau sẽ tăng dần. Ngoài đau khớp gối, người bệnh còn gặp các triệu chứng như:
- Cứng khớp: (cứng khớp do thoái hóa thường kéo dài dưới 30p)
- Tiếng lắc rắc khi cử động khớp gối
- Sưng, nóng đỏ đầu gối. Thậm chí giai đoạn nặng còn bị biến dạng khớp gối.
☛ Tham khảo thêm tại: 6 triệu chứng thoái hóa khớp gối điển hình!
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh viêm mãn tính do hệ thống miễn dịch nhận diện tấn công nhầm các tế bào tại khớp gối. Hệ quả sụn khớp và xương dưới sụn bị phá hủy, gân và dây chằng bị giãn, suy yếu.

Bên cạnh đau khớp gối, người bị viêm khớp dạng thấp còn thường có triệu chứng khác như:
- Cứng khớp kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ, nhất là sau khi ngủ dậy.
- Xuất hiện các hạt cứng dưới da.
Ngoài ra, viêm khớp dạng thấp thường có tính đối xứng. Nghĩa là khi khớp gối trái bị viêm thì một thời gian sau, khớp phải cũng xuất hiện triệu chứng tương tương tự. Đây là một trong những điểm đặc trưng để nhận diện bệnh lý này.
☛ Tham khảo thêm tại: Chứng viêm khớp gối
Bệnh Gout
Đau khớp gối cũng có thể là biểu hiện của bệnh gout. Nguyên nhân là do tăng acid uric máu dẫn đến sự lắng đọng tinh thể muối urat natri gây viêm.

Gout thường gây đau nhức dữ dội, khớp sưng to, nóng đỏ, phù nề, căng bóng và có xu hướng tăng dần. Chỉ một va chạm nhẹ tại khớp cũng khiến người bệnh đau nghiêm trọng.
Viêm khớp nhiễm khuẩn
Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể xảy ra do vi khuẩn từ bộ phận khác của thể theo máu đến khớp hoặc do chấn thương xuyên thấu khiến khớp. Vi khuẩn xâm nhập, tấn công khớp gối sẽ gây sốt, viêm sưng, phù nề, đau nhức.

Hoại tử vô mạch khớp gối
Hoại tử vô mạch khớp gối xảy ra do nguồn máu cung cấp cho sụn khớp bị gián đoạn khiến đầu sụn ở gần xương không được nuôi dưỡng, lâu dần dẫn đến hoại tử xương.
Người bệnh hoại tử vô mạch khớp gối thường có cảm giác đau sâu và nhức nhối tại đầu gối, cơn đau tăng lên khi di chuyển và có thể lan xuống phía dưới. Khi vận động xuất hiện tiếng lách cách hoặc lạo xạo. Ngoài ra, người bệnh có thể thấy khớp bị kẹt cứng khiến các cử động bị hạn chế.
Nguyên nhân khác
Bên cạnh bệnh lý xương khớp, các yếu tố cơ học cũng là nguyên nhân thường gặp gây đau khớp gối, điển hình như:
- Tổn thương dây chằng
- Tổn thương sụn chêm
- Trật khớp gối
- Gãy xương bánh chè
- Hội chứng đau bánh chè – đùi
- Viêm cơ gân bánh chè

Ai dễ bị đau khớp gối?
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị đau khớp gối. Tuy nhiên, những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ cao hơn bình thường:
- Người cao tuổi: Những người trên 60 tuổi có dễ bị thoái hóa khớp dẫn đến đau khớp gối.
- Người béo phì, thừa cân (BMI >30kg/m2): Áp lực từ trọng lượng cơ thể khiến khớp gối dễ bị tổn thương và đau nhức.
- Người lao động nặng: Phải đứng liên tục trên 2 tiếng, thường xuyên mang vác vật nặng hay đi bộ nhiều hơn 3km/ ngày khiến khớp gối chịu áp lực lớn, dễ bị chấn thương, thoái hóa gây đau nhức.
- Người có tiền sử chấn thương gối: Khớp gối thường bị đau nhức khi thay đổi thời tiết hoặc khi vận động, lao động nặng.
- Người mắc bệnh nhiễm trùng: Vi khuẩn có thể di chuyển đến khớp gối gây nhiễm trùng và dẫn đến đau nhức.
- Người suy dinh dưỡng: Thiếu hụt các dưỡng chất như: vitamin D, vitamin K, canxi, phospho,… khiến xương khớp yếu và dễ bị đau nhức.
Đau khớp gối có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp đau khớp gối đều không nguy hiểm nếu được phát hiện sớm, chăm sóc đúng cách và điều trị phù hợp. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể gây ra hàng loạt những ảnh hưởng tiêu cực cho người bệnh, điển hình như:
- Di chuyển, vận động khó khăn
- Giảm năng suất làm việc
- Ảnh hưởng kinh tế
- Áp lực tâm lý, căng thẳng, stress

Đặc biệt, trường hợp đau khớp gối do bệnh lý nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:
- Biến dạng khớp
- Mất dáng đi bình thường
- Yếu chi, liệt khớp, bại liệt suốt đời.
Khi bị đau khớp gối cần làm gì?
Khi bị đau khớp gối, người bệnh nên áp dụng các biện pháp để giảm đau, sau đó nhanh chóng thăm khám để làm rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Nghỉ ngơi
Tình trạng đau nhức có thể trở nên tồi tệ hơn khi người bệnh vận động. Đo đó, khi bị đau khớp gối, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi từ vài giờ đến 1 – 2 ngày tùy tường hợp. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là ta phải dừng mọi hoạt động. Tốt nhất hãy đi lại, vận động nhẹ nhàng, đặc biệt tránh thực hiện các động tác tạo thêm áp lực cho khớp gối như ngồi xổm, chạy nhảy, mang giày cao gót,…
Giảm đau nhức tại nhà
Người bệnh có thể tự áp dụng hoặc nhờ người thân hỗ trợ thực hiện một số liệu pháp giảm đau đơn giản dưới đây:
- Chườm nóng: Gây giãn mạch, thúc đẩy lưu lượng máu đến vùng tổn thương. Vì vậy, liệu pháp này được áp dụng cho người bệnh đau khớp gối do căng cơ, cứng khớp hoặc dây thần kinh bị chèn ép.
- Chườm lạnh: Làm co mạch, giảm lưu lượng máu đến vùng tổn thương. Nhờ đó, hạn chế các triệu chứng viêm như: sưng, đau, nóng, đỏ tại khớp gối. Cách này phù hợp với những người bị đau kèm theo viêm như: trật khớp, bong gân, thoái hóa khớp,…
- Massage: Là phương pháp dùng lực tác động đến các vị trí xung khớp gối để kích thích khí huyết lưu thông, gây giãn cơ và giảm chèn ép tại khớp gối. Liệu pháp này giúp giảm đau khớp gối do nhiều nguyên nhân khác nhau như: co cơ, cứng khớp, bong gân, thoái hóa khớp,….
- Điều chỉnh tư thế: Người bệnh cần chú ý các tư thế khi ngồi hoặc nằm để tránh tạo áp lực lên khớp gối. Cụ thể, khi ngồi cần thẳng lưng, gối thấp hơn mông, không vắt chéo chân. Khi nằm, bạn nên nằm nghiêng và đặt một gối nhỏ giữa 2 chân. Những thói quen này sẽ giúp hạn chế mức độ và tần suất của các cơn đau khớp gối.

Thăm khám tìm nguyên nhân
Ngay khi phát hiện đau khớp gối bất thường, ta cần nhanh chóng thăm khám để tìm nguyên nhân và xác định mức độ nghiêm trọng của tình trạng này. Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ xây dựng được phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.
Điều trị đau khớp gối như thế nào?
Điều trị đau khớp gối được tiến hành sau khi xác định rõ nguyên nhân và tình trạng hiện tại của khớp gối. Những phương pháp thường được áp dụng gồm:
Dùng thuốc
Dùng thuốc trị đau khớp gối cho tác dụng nhanh chóng, hiệu quả cao và tiện lợi. Tùy vào nguyên nhân và mức độ đau nhức, bác sĩ có thể kê cho người bệnh một số loại thuốc dưới đây:
- Thuốc giảm đau toàn thân: phổ biến như paracetamol có tác dụng giảm đau ở mức độ nhẹ đến vừa.
- Thuốc chống viêm giảm đau NSAID: gồm các thuốc chứa hoạt chất: aspirin, ibuprofen, diclofenac, naproxen,… giúp giảm đau, viêm khớp gối ở mức độ vừa đến nặng.
- Thuốc chống viêm corticosteroid: bao gồm các hoạt chất như: prednisolone, methylprednisolone, hydrocortisol,… được sử dụng trong trường hợp đau viêm mãn tính nghiêm trọng. Thuốc có thể dùng theo đường uống hoặc tiêm nội khớp.
- Thuốc giảm đau gây nghiện Opioid: chỉ được sử dụng khi người bệnh đau nặng, không đáp ứng với các thuốc giảm đau, chống viêm khác.
- Thuốc giãn cơ: thường gặp như: mydocalm, decontractyl, eperisone,… Nhóm thuốc này làm giảm trương lực cơ, giãn cơ, giúp giảm đau khớp gối khi cơ bị co cứng.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc trị đau khớp gối
Vật lý trị liệu
Tập vật lý trị liệu không giúp giảm đau khớp gối nhanh chóng nhưng lại giúp hệ cơ – xương – khớp chắc khỏe hơn. Qua đó, đau nhức được cải thiện và hạn chế tái phát. Bạn có thể lựa chọn một số bài tập đơn giản dưới đây:
- Bài tập 1: Giúp kéo giãn cơ – gân ở bắp chân. Người bệnh cần chuẩn bị 1 ghế có tựa lưng rồi tập theo hướng dẫn như sau. Đầu tiên, bạn đứng thẳng người rồi bước chân phải lên phía trước sao cho ngón chân phải thẳng với gót chân trái nằm trên đường thẳng, hơi khụy chân phải. Tiếp đó, hơi đổ người về phía trước, 2 tay giữ thành ghế. Duy trì tư thế trong khoảng 20 giây rồi đổi chân.
- Bài tập 2: Giúp tăng cường sự dẻo dai của gân kheo, cải thiện độ linh hoạt của khớp gối. Người bệnh nằm ngửa trên sàn hoặc giường rồi vòng mảnh vải dài qua lòng bàn chân phải. Từ từ nâng chân lên cao và kéo mảnh vải về phía mình, chân vẫn giữ thẳng. Duy trì tư thế này trong khoảng 25 giây rồi đổi chân.
- Bài tập 3: Cải thiện sức mạnh cơ bắp, giảm áp lực lên khớp gối. Người bệnh bắt đầu với tư thế nằm ngửa trên giường hoặc sàn nhà, hai chân duỗi thẳng. Từ từ chống khuỷu tay xuống nền, hơi nâng đầu dậy và gập từ từ đầu gối trái. Tiếp đó, đưa chân phải lên cao khoảng 50cm, ngón chân chỉ lên trên. Duy trì tư thế trong 3 – 5 giây rồi đổi chân.

Phẫu thuật
Phẫu thuật là giải pháp cuối cùng trong điều trị đau khớp gối. Thông thường, người bệnh chỉ được chỉ định phẫu thuật khi không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc tình trạng đau nhức ngày càng nghiêm trọng. Tùy thuộc nguyên nhân gây đau nhức khớp gối mà bác sĩ chỉ định phương pháp phẫu thuật khác nhau.
☛ Tham khảo thêm tại: Khám xương khớp ở đâu uy tín và chất lượng?
An Kiện Vương – Giải pháp an toàn cho người đau khớp gối
An Kiện Vương là giải pháp thế hệ mới có khả năng kiểm soát tình trạng đau nhức khớp gối do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần thảo dược và dưỡng chất cho xương khớp. Nhờ đó, khắc phục nhanh triệu chứng đau nhức và các tổn thương tại khớp.

Ngay từ khi ra mắt, An Kiện Vương nhanh chóng chiếm được sự tin tưởng của các y bác sĩ và đông đảo người bệnh nhờ các thảo dược giảm đau chuyên biệt như:
- Chiết xuất của cây Móng quỷ – IridoforceTM: Có tác dụng tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycans, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương sụn khớp. Nhờ đó, cải thiện rõ rệt các trường hợp đau nhức khớp gối do viêm khớp, thoái hóa khớp.
- Chiết xuất Một dược – MyrliqTM: Giúp giảm đau khớp gối do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thoái hóa khớp, đau cơ, chân thương,….
- Chiết xuất Nhũ hương: Chống viêm, giảm đau hiệu quả, nhờ đó cải thiện sự linh hoạt của khớp gối, giúp người bệnh cử động thoải mái hơn. Đặc biệt, nhũ hương kết hợp cùng một dược làm tăng cường tác dụng giảm đau chống viêm gấp nhiều lần.
Bên cạnh đó, thành phần An Kiện Vương còn chứa các dưỡng chất cho xương khớp như: Glucosamine, Vitamin K2, Boron có tác dụng tăng cường sức khỏe xương khớp, tăng phục hồi tổn thương khớp, giúp khớp gối linh hoạt.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Đau khớp gối có thể do bệnh lý cũng có thể do chấn thương cơ học gây ra. Dù là do nguyên nhân nào thì người bệnh cũng cần cảnh giác, thăm khám kỹ lưỡng. Tin rằng, chỉ cần làm tốt những việc này thì tình trạng đau nhức khớp gối sẽ được kiểm soát nhanh chóng, tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng.
Tài liệu tham khảo:
https://youmed.vn/tin-tuc/dau-khop-goi-la-bieu-hien-cua-benh-gi/
https://medlatec.vn/tin-tuc/benh-viem-khop-goi-nguyen-nhan-va-trieu-chung-dien-hinh-s68-n22679
https://kcb.vn/wp-content/uploads/2016/06/HD%C4%90T-C%C6%A1-X%C6%B0%C6%A1ng-Kh%E1%BB%9Bp.pdf