Đau nhức xương khớp vẫn thường được coi là bệnh tuổi già. Thế nhưng, trong những năm gần đây, tỷ lệ người trẻ gặp phải tình trạng này lại gia tăng đáng kể. Vậy, đau nhức xương khớp ở người trẻ có nguyên nhân do đâu và điều trị như thế nào? Mời độc giả tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này!
Mục lục
- Tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ tuổi
- Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở người trẻ
- Triệu chứng đau nhức xương khớp ở người trẻ
- Đau nhức xương khớp ở người trẻ có nguy hiểm không?
- Giảm đau nhức xương khớp cho người trẻ tuổi bằng cách nào?
- An Kiện Vương – Giải pháp kiểm soát đau nhức xương khớp hiệu quả, an toàn
Tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ tuổi
Thống kê của ngành Xương khớp Việt Nam cho thấy, tỷ lệ người mắc các chứng bệnh về xương khớp chiếm tới 35% dân số. Điều đáng chú ý là trong số người mắc bệnh, tỷ lệ người trẻ lại ở ngưỡng khá cao. Cụ thể, ở độ tuổi 25 đến 45 tuổi: Cứ 100 người thì có 27 người bị đau lưng, 20 người bị đau vai, 8 người bị đau khớp và 3 người bị viêm khớp.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) báo cáo rằng: Từ năm 2013 đến năm 2015, có đến 7,1% những người trong độ tuổi từ 18 – 44 tuổi từng gặp phải tình trạng viêm đau khớp. Điều này cho thấy, đau nhức xương khớp ở người trẻ đang là một vấn đề đáng báo động, cần được nhìn nhận nghiêm túc để có biện pháp điều trị phù hợp ngay từ giai đoạn sớm.
☛ Tham khảo thêm: Cảnh báo tình trạng đau nhức xương khớp
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở người trẻ
Có nhiều nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở người trẻ. Nhìn chung chúng sẽ được chia thành 2 nhóm chính: Nguyên nhân cơ học và nguyên nhân bệnh lý.
Nguyên nhân cơ học
Nguyên nhân cơ học bao gồm những tác động vật lý từ bên ngoài gây tổn thương tổn thương xương khớp dẫn đến sưng viêm, đau nhức. Một số tác nhân điển hình có thể kể đến như:
- Chấn thương, tai nạn: Có thể xảy ra khi người bệnh tập luyện, làm việc hay tham gia giao thông. Những tổn thương thường gặp như: trật khớp, gãy xương, nứt xương,… đều có thể gây ra tình trạng đau nhức xương khớp.
- Lao động nặng: Thường xuyên lao động nặng có thể tạo áp lực lớn lên các khớp xương trên cơ thể. Tình trạng này kéo dài khiến phần sụn khớp có thể bị khô, mòn dẫn đến thoái hóa và đau nhức.
- Sai tư thế: Thường gặp ở những người phải làm việc ở tư thế ngồi hoặc đứng trong thời gian quá dài. Điều này khiến cho cột sống và xương khớp ở vùng chân bị đau, nhức mỏi.
- Ít vận động: Ngồi, nằm quá lâu gây ra hiện tượng cứng khớp dẫn đến đau và gặp khó khăn khi thay đổi tư thế. Tình trạng này thường xảy ra ở những người làm văn phòng, tài xế, công nhân,…
- Thuốc lá, rượu bia: Các chất kích thích này được ra được chứng minh là có hại cho sự chuyển hóa canxi ở xương, làm giảm mật độ trong xương và làm tăng nguy cơ loãng xương. Vì vậy, người trẻ có thói quen dùng những sản phẩm này dễ bị đau nhức xương khớp.
- Dinh dưỡng không cân đối: Một trong những thói quen xấu của người trẻ hiện nay là “ăn nhanh, sống vội”. Rất nhiều người tận dụng thức ăn sẵn, đồ ăn nhanh để tiết kiệm thời gian. Điều này gây mất cân đối dinh dưỡng, thiếu hụt khoáng chất như: Canxi, magie, phospho,… khiến xương bị yếu và đau nhức.
- Béo phì, thừa cân: Trọng lượng cơ thể vượt tiêu chuẩn quá nhiều gây áp lực lên cơ, xương, khớp và khiến bệnh nhân gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp.

Nguyên nhân bệnh lý
Hầu hết các bệnh lý gây đau nhức xương khớp ở người trẻ đều là mãn tính. Nguyên nhân là do người trẻ thường chủ quan, không thăm khám và điều trị cho đến khi bệnh tiến triển nghiêm trọng. Dưới đây là một số bệnh lý phổ biến nhất.
Viêm khớp dạng thấp (RA)
Viêm khớp dạng thấp (RA) là một bệnh tự miễn dịch. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị rối loạn và tấn công vào các mô khỏe mạnh, thường là ở các khớp. Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở nhiều khớp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Cơn đau do viêm khớp dạng thấp thường xuất hiện liên tục và có xu hướng tăng lên nếu không được điều trị. Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra một số triệu chứng khác như: cứng khớp vào buổi sáng, mệt mỏi và sốt nhẹ
Thoái hóa khớp (OA)
Thoái hóa khớp là bệnh khớp mãn tính xảy ra khi quá trình thoái hóa sụn và xương dưới sụn nhanh hơn quá trình tổng hợp. Tình trạng này kéo theo hàng loạt các tổn thương tại khớp xương và sụn xương như: nứt, vỡ, mất sụn khớp, phì đại xương (gai xương) hay các hốc xương dưới sụn.
Thoái hóa xương khớp gây ra những cơn đau với đặc điểm: mức độ và tần suất đau tăng dần, thường xuất hiện sau khi vận động, thay đổi thời tiết. Bên cạnh đó, một số người bệnh còn có hiện tượng cứng khớp sau khi ngủ dậy hoặc sưng khớp.
Thoái hóa khớp thường xuất hiện ở các khớp hoạt động nhiều như: khớp gối, khớp háng, khớp ngón tay, khớp vai, khớp cổ chân và các đốt sống.
☛ Tham khảo thêm tại: Bệnh thoái hóa khớp
Viêm khớp thiếu niên
Viêm khớp thiếu niên là bệnh viêm khớp mãn tính xuất hiện ở độ tuổi vị thành niên (dưới 16 tuổi). Bệnh gồm nhiều thể bệnh như: thể ít khớp, thể đa khớp, viêm điểm bám tận, viêm khớp vẩy nến, thể không xác định và thể hệ thống. Đôi khi viêm khớp thiếu niên có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, không ít trường hợp bệnh kéo dài đến khi trưởng thành.
Viêm khớp thiếu niên có thể được phát hiện sớm thông qua các dấu hiệu như: trẻ có dáng đi khập khiễng vào buổi sáng hoặc sau giấc ngủ trưa, trẻ dễ bị ngã và thiếu linh hoạt. Ngoài ra, một số trẻ còn xuất hiện tình trạng sốt, phát ban hoặc sưng hạch bạch huyết vào buổi tối.
Bệnh gout
Bệnh gout là một loại viêm khớp dạng viêm. Nó xảy ra khi có quá nhiều axit uric tích lũy trong cơ thể. Một số yếu tố như: suy thận và suy tim có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh này. Tuy bệnh gout phổ biến hơn ở người lớn tuổi nhưng nó cũng có thể gây ra tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ.
Bệnh Gout gây ra cơn đau dữ dội nhưng thường chỉ xuất hiện ở một khớp cụ thể. Kéo theo đó là một số triệu chứng như: sốt cao, nhức đầu, mệt mỏi. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh Gout có thể tiến triển thành mãn tính, gây biến dạng khớp với những khối u xuất hiện quanh khớp.
Triệu chứng đau nhức xương khớp ở người trẻ
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng đau nhức xương khớp ở người trẻ sẽ khác nhau. Tuy nhiên chúng cũng có một số đặc điểm chung như:
- Đau, sưng hoặc đỏ gần khớp
- Di chuyển khó khăn
- Mệt mỏi (thiếu năng lượng) hoặc suy nhược
- Sốt ở một vài trường hợp
- Teo cơ, thậm chí là biến dạng ở một số khớp
Đau nhức xương khớp ở người trẻ có nguy hiểm không?
Đau nhức xương khớp ở người trẻ không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nó gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Mặt khác, tình trạng này rất dễ tiến triển mạn tính, có thể để lại nhiều di chứng và ảnh hưởng đến cuộc sống nếu không được chữa trị kịp thời.

Những ảnh hưởng mà người trẻ có thể gặp phải khi bị đau nhức xương khớp, gồm:
- Bất tiện trong sinh hoạt: Đau nhức xương khớp khiến bệnh nhân đau đớn khi đi lại, vận động, đôi khi người bệnh có thể bị mất ngủ.
- Giảm hiệu quả công việc: Người trẻ là đối tượng đang hoặc sắp bước vào độ tuổi lao động. Chính vì vậy, tình trạng nhức xương khớp có thể khiến người bệnh bị giảm hiệu quả lao động, thậm chí phải nghỉ việc.
- Áp lực tâm lý: Đau đớn khiến người trẻ cảm thấy bất tiện và dễ bị mệt mỏi, cáu gắt. Tình trạng này kéo dài có thể khiến người bệnh sinh ra tâm lý tiêu cực với người xung quanh.
- Di truyền đời sau: Một số căn bệnh về xương khớp như: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp tuổi thành niên,… có tính di truyền nên có thể ảnh hưởng đến đời sau.
Giảm đau nhức xương khớp cho người trẻ tuổi bằng cách nào?
Có rất nhiều cách giúp giảm đau nhức xương ở người trẻ. Dưới đây là một số phương pháp ta có thể tham khảo:
Chăm sóc tại nhà
Trong thời gian bị đau nhức xương khớp, ta có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc, giảm nhẹ tại nhà như: chườm nóng, chườm lạnh, massage,… Cụ thể:
- Nghỉ ngơi: Theo chuyên gia, khi bị đau nhức xương khớp ta nên dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh vận động mạnh. Người bệnh cũng không nên ngồi hoặc nằm yên một chỗ quá lâu bởi có thể dẫn tới cứng khớp, khiến tình trạng nghiêm trọng hơn. Tốt nhất, hãy vận động nhẹ nhàng, phù hợp.
- Chườm nóng: Áp dụng cho các đối tượng đau nhức cộng thêm cứng khớp, tê bì, có thể do chèn ép thần kinh. Việc sử dụng nhiệt nóng sẽ làm giãn gân cơ, giảm áp lực, đẩy tuần hoàn máu lưu thông. Có thể đắp khoảng 20 phút lên chỗ đau bằng khăn hoặc túi nước nóng. Lưu ý là không được để nhiệt độ quá cao sẽ gây bỏng.
- Chườm lạnh: Được áp dụng cho các đối tượng đau nhức có kèm theo sưng nóng. Nhiệt lạnh sẽ làm tê, giảm cấp máu nên có tác dụng giảm viêm, giảm đau nhức. Bạn nên chườm khoảng 10-15 phút và cần chú ý không được nhiệt độ quá lạnh sẽ gây bỏng lạnh.
- Massage: Các động tác massage giúp làm giãn cơ, ấm các ổ khớp, tăng tuần hoàn máu lưu thông từ đó giúp giảm đau, giảm cứng khớp. Trước khi massage cần làm ấm bàn tay. Sau đó, có thể kết hợp nhiều động tác như: xoa bóp, lăn, day, ấn để đạt hiệu quả hơn.
Tập luyện đúng cách
Tập các bài thể dục thường xuyên có tác dụng giảm đau, tăng cường sự dẻo dai, linh hoạt của các khớp, tăng sức chịu đựng của các khớp xương.

Các bài tập với đối tượng đau nhức xương khớp ở người trẻ tuổi nên nhẹ nhàng, dễ thực hiện, tránh tác động quá mức gây hiệu quả ngược. Một số hoạt động được khuyến khích như: chạy đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội,..
Điều chỉnh tư thế
Thói quen sinh hoạt, làm việc sai tư thế có thể khiến xương khớp bị tổn thương nhanh hơn, làm tình trạng đau nhức thêm nghiêm trọng và thúc đẩy thoái hóa tiến triển. Do đó, hãy luôn giữ thẳng lưng và cổ khi đứng hoặc ngồi làm việc, sau mỗi 30 – 60 phút hãy đứng dậy vận động nhẹ nhàng, đồng thời tránh các thói quen xấu như ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân, kê gối quá cao khi ngủ,…
Ăn uống khoa học
Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ tốt cho xương mà cho toàn bộ cơ thể. Có một số nguyên tắc cần lưu ý như sau:
- Ăn đủ bữa, đa dạng chất dinh dưỡng
- Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn,…
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi
- Nên tự nấu ăn ở nhà để có thể kiểm soát nguồn nguyên liệu và tự điều chỉnh khẩu phần phù hợp với bản thân.

Giảm cân, bỏ thuốc lá
Giảm cân bằng cách tập luyện và chế độ ăn hợp lý sẽ cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ. Cần tránh cách giảm cân cực đoan như bỏ bữa hoặc ăn rất ít, không đầy đủ chất.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, hút thuốc lá trong thời gian dài có thể làm giảm mật độ khoáng trong xương, gây loãng xương. Mặt khác, thuốc lá cũng phá hủy các tạo cốt bào, giảm nội tiết tố, tăng cortisol khiến xương trở nên xốp và dễ gãy. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo những người trẻ nên kiêng hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc lá để tránh tác động tiêu cực lên xương.
Điều trị y tế
Điều trị y tế được áp dụng sau khi đau nhức xương khớp dữ dội hoặc người bệnh áp dụng các biện pháp tạm thời và thay đổi lối sống nhưng không đạt được hiệu quả. Phương pháp này giúp kiểm soát nhanh chóng tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh chữa trị sai, khiến bệnh thêm trầm trọng.

Một số phương pháp điều trị thường được áp dụng trong điều trị đau nhức xương khớp như:
- Uống thuốc: Đối với đau nhức xương khớp nặng hoặc do nguyên nhân bệnh lý thì sử dụng thuốc là giải pháp điều trị nhanh chóng và hiệu quả. Tùy vào mức độ đau nhức mà bác sĩ có thể kê cho bạn sử dụng một số thuốc như: thuốc giảm đau, chống viêm (NSAID, corticoid), thuốc giãn cơ.
- Phẫu thuật: Đối với các trường hợp đau nhức nặng: viêm nhiễm quá nhiều dẫn đến hoại tử, biến dạng cấu trúc xương, hay tràn màng dịch quá nhiều,.. thì cần có sự can thiệp của phẫu thuật.
- Vật lý trị liệu: Gồm hai hình thức là chủ động và bị động. Trong đó, phương pháp chủ động được áp dụng thông qua các bài tập vận động thể lực như giãn cơ, tăng sức dẻo dai,.. Điều trị bị động được thực hiện bởi các máy móc chuyên biệt như nhiệt, sóng âm, kích thích điện,…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Trị đau nhức xương khớp hiệu quả
An Kiện Vương – Giải pháp kiểm soát đau nhức xương khớp hiệu quả, an toàn
Viên uống An Kiện Vương là sản phẩm giúp kiểm soát đau nhức xương khớp nhanh chóng và hiệu quả nhờ 4 cơ chế: Giảm đau – Chống viêm – Tăng chất nền sụn – Bổ sung chất dinh dưỡng.
Theo các chuyên gia, An Kiện Vương đặc biệt phù hợp cho những người trẻ bị đau nhức xương khớp mạn tính do: khô, cứng khớp, đau mỏi, thoái hóa khớp. Với những trường hợp đau nhức do vận động mạnh, chấn thương hay lao động nặng, bạn cũng có thể dùng An Kiện Vương như một phương pháp giảm đau an toàn. Tùy vào mức độ đau nhức, người bệnh sẽ được hướng dẫn sử dụng sản phẩm với liều từ 4 – 6 viên/ ngày.
Theo thống kê, tác dụng giảm đau của sản phẩm được thể hiện rõ ràng qua các mốc thời gian như sau:
- Sau 1 tuần: Giảm đau, sưng viêm
- Sau 2 -3 tuần: Có thể đứng lên, ngồi xuống đi lại nhẹ nhàng.
- Sau 2-3 tháng: Thực hiện các hoạt động mạnh hơn như leo cầu thang, leo dốc, đi bộ quãng xa,
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Sự gia tăng số lượng người trẻ bị đau nhức xương khớp là hồi chuông cảnh báo ta cần theo dõi sát sao và cẩn trọng với sức khỏe của bản thân. Khi xuất hiện tình trạng đau nhức, bạn cần ngay lập tức kiểm soát lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sinh hoạt của mình. Nếu việc điều chỉnh không đạt được kết quả, hãy đến gặp bác sĩ để làm rõ nguyên nhân và kịp thời điều trị.
Tài liệu tham khảo
https://www.tapchidongy.org/dau-nhuc-xuong-khop-o-nguoi-tre.html
https://ihr.org.vn/dau-nhuc-xuong-khop-o-nguoi-tre-9054.html#ftoc-heading-20
https://hellobacsi.com/suc-khoe/giam-dau/bi-quyet-giup-giam-dau-co-xuong-khop-o-nguoi-tre/