Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân. Những cơn tê buốt, nhức mỏi khắp cơ thể sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, không thoải mái và vận động khó khăn hơn. Hơn hết, tình trạng này kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo về bệnh lý nguy hiểm, “đe dọa” đến sức khỏe của người bệnh. Cùng manhxuongkhop.com tìm hiểu kỹ hơn về chứng đau nhức xương khớp toàn thân qua nội dung dưới đây!
Mục lục
Đau nhức xương khớp toàn thân là gì?
Đau nhức xương khớp toàn thân là cảm giác đau buốt, đau nhói, đau âm ỉ hoặc nhức mỏi xuất hiện ở các vị trí xương, khớp trên khắp cơ thể. Theo thống kê của Hội Thấp khớp học Việt Nam, số người có dấu hiệu nhức mỏi toàn thân chiếm khoảng 0,5% dân số cả nước. Tình trạng này xảy ra ở cả người trẻ lẫn người cao tuổi, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới.

Trong trường hợp cơn đau xuất hiện dai dẳng, người bệnh không nên chủ quan, mà hãy đi thăm khám, kiểm tra. Bởi đây có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm như: Thoái hóa khớp, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm…
Đau nhức xương khớp thường xảy ra ở vị trí nào?
Khi bị đau nhức xương khớp toàn thân, người bệnh thường cảm thấy cả người mệt mỏi. Tuy nhiên, cảm giác đau nhức khó chịu xuất hiện rõ ràng nhất ở các vị trí sau:
- Cổ: Đôi lúc, người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau dai dẳng hoặc căng cứng tại vùng cổ. Cơn đau nhức có thể lan ra các vị trí khác như: gáy, thái dương hoặc vai.
- Vai gáy: Khi thời tiết thay đổi thất thường nhất là lúc giao mùa, cơn đau vai gáy sẽ xuất hiện, nhất là với phụ nữ trung niên. Người bệnh sẽ thường bị đau nhức vai tại lúc mới ngủ dậy vào buổi sáng. Phần cổ phía sau gáy xuống tới hai bả vai sẽ bị đau nhức dữ dội.
- Cánh tay: Những cơn đau nhức cánh tay, cổ tay, cơ bắp tay sẽ khiến hoạt động của cánh tay trở nên khó khăn. Tình trạng này xuất hiện ở mọi độ tuổi và gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
- Thắt lưng: Vị trí đau có thể xuất hiện ở vùng giữa cột sống thắt lưng hoặc hai bên cột sống thắt lưng. Những cơn đau buốt ê ẩm kéo dài có thể chuyển sang mạn tính, gây nhức mỏi toàn thân, khiến người bệnh thấy khó chịu, mệt mỏi và ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt hằng ngày.
- Chân: Tình trạng này thường xảy ra với người ít vận động và người lớn tuổi mắc các bệnh lý về xương khớp. Các cơn đau nhức ở chân hoặc bắp đùi khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, tê nhức, đôi lúc còn bị chuột rút.

Đau nhức xương khớp toàn thân có đặc điểm gì?
Mỗi bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng đau nhức xương khớp toàn thân khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều có một số đặc điểm dưới đây:
- Vị trí đau: Đau nhức xuất hiện hầu hết các vị trí trên cơ thể, từ tay chân, cơ bắp cho đến xương khớp toàn thân.
- Tính chất cơn đau: Thay đổi theo từng người bệnh, có thể là đau mỏi, đau nhức, đau âm ỉ hoặc đau nhói. Đau tăng theo thời gian.
- Tần suất đau: Cơn đau xuất hiện liên tục hoặc đột ngột tùy theo từng trường hợp.
- Thời điểm đau: Có thể đau cả ngày, đau nhiều vào ban đêm hoặc đôi khi đau xuất hiện khi thay đổi thời tiết.
- Triệu chứng mắc kèm: Người bệnh bị sốt, lạnh, sợ gió, mệt mỏi và mất ngủ.
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp toàn thân
Những cơn đau nhức xương khớp toàn thân thường xuất hiện chủ yếu ở người trung niên hoặc người cao tuổi. Tuy nhiên, ngày nay tỷ lệ người trẻ tuổi gặp tình trạng này ngày càng tăng. Đau nhức xương khớp toàn thân cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về xương, ví dụ như:
- Viêm khớp: Là hiện tượng lớp đệm của sụn khớp bị tổn thương, nhiễm trùng hoặc bào mòn khiến cho khớp bị sưng đau, khó cử động. Viêm khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể, thường gặp như: viêm khớp gối, viêm khớp háng, viêm khớp vai,…
- Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp là hiện tượng lớp sụn khớp và xương dưới sụn bị hư hại, kèm theo đó là phản ứng viêm và giảm tiết dịch khớp. Tình trạng này khiến bề mặt lớp sụn mất tính nhẵn bóng, trở nên xù xì và có thể làm lộ ra đầu xương dưới sụn. Trường hợp nặng, đầu xương dưới sụn bị biến đổi cấu trúc và hình thành các gai xương.
- Bệnh gout: Xuất hiện khi có sự tích tụ quá nhiều axit uric ở các khớp, gây viêm và dẫn đến sưng đau, nóng đỏ. Cơn đau do gout rất dữ dội và thường xuất hiện bất ngờ. Một số vị trí dễ bị gout như: khớp ngón chân (nhất là ở ngón cái), khớp ngón tay…
- Lao xương khớp: Xảy ra khi vi trùng lao tấn công các khớp xương và gây ra các triệu chứng: đau nhức, sưng khớp, khó vận động. Bệnh thường xuất hiện ở các vùng khớp xương lớn như: cột sống, đầu gối và khớp háng.
- Thoát vị đĩa đệm: Khi bao xơ đĩa đệm rách đi sẽ làm phần nhân nhầy bị tràn ra ngoài, chèn ép lên rễ thần kinh, gây đau nhức xương khớp âm ỉ. Các cơn đau do thoát vị đĩa đệm thường xảy ra ở các vị trí như: cổ, lưng và cả ở hai cánh tay và chân.
- Ung thư xương: Bệnh do các khối u ác tính xuất hiện trong xương hoặc mô xung quanh, chẳng hạn như sụn. Xương dài của chân hoặc cánh tay là những vị trí ung thư thường xuất hiện.

Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể xuất hiện bởi các yếu tố như:
- Căng thẳng: Điều này sẽ khiến nhịp tim lẫn huyết áp tăng cao, không ổn định. Ngoài ra, việc căng thẳng quá mức còn dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và những cơn đau nhức toàn thân.
- Mất nước, thiếu máu: Cơ thể mất quá nhiều nước hoặc không đủ lượng máu sẽ cản trở đến hoạt động của các cơ quan. Kèm theo đó là tình trạng đau nhức toàn thân.
- Lười vận động hoặc hoạt động không đúng tư thế: Với những người có phải thường xuyên ngồi một chỗ, mang vác vật nặng do đặc thù công việc, sẽ làm xương khớp bị thương tổn gây ra tình trạng đau nhức.
- Chấn thương: Những chấn thương thường thấy như: Bong gân, trật khớp… cũng làm xương khớp người bệnh đau nhức âm ỉ, đi kèm là triệu chứng sưng đỏ, vận động khó khăn.
- Thời tiết thất thường: Làm máu lưu thông khó khăn, xương khớp bị khô, gây ra tình trạng đau nhức, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và khó chịu.
- Thiếu ngủ: Mất ngủ kéo dài khiến cơ thể không đủ thời gian để tái tạo, phục hồi các tổn thương ở tế bào và mô. Mặt khác, mất ngủ cũng thường kéo theo căng thẳng, mệt mỏi. Đây lý do khiến người bị mất ngủ cũng thường bị đau nhức toàn thân.
- Rượu bia: Sử dụng rượu bia thường xuyên làm giảm dịch bôi trơn ở các khớp. Điều này khiến các khớp bị khô, cứng và đau nhức nhiều hơn.
- Hút thuốc lá: Thuốc lá chứa nicotine có thể ức chế quá trình tái tạo, tăng mất chất khoáng trong xương dẫn đến đau nhức và tăng nguy cơ loãng xương.

Cải thiện đau nhức xương khớp toàn thân bằng cách nào?
Đau nhức xương khớp toàn thân hoàn toàn có thể kiểm soát nếu như người bệnh lựa chọn được phương pháp chăm sóc, điều trị phù hợp. Tùy vào mức độ và nguyên nhân gây đau nhức mà người bệnh có thể áp dụng những biện pháp dưới đây:
Mẹo giảm đau tại nhà
Một số mẹo sau đây sẽ giúp giảm tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân. Cụ thể:
- Massage: Dùng tay hoặc kèm thêm một ít tinh dầu, sau đó thực hiện động tác xoa bóp, mát xa tại vùng bị đau nhức. Động tác này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn tại vùng bị đau nhức, bôi trơn các khớp.
- Chườm nóng: Việc này giúp hỗ trợ giãn mạch máu, cải thiện lưu thông máu, từ đó giúp làm giảm đau nhức và hồi phục các thương tổn.
- Chườm lạnh: Nhiệt độ thấp sẽ làm chậm lượng máu lưu thông đến vị trí bị thương tổn, làm giảm quá trình viêm. Nhờ vậy, tình trạng đau nhức, sưng tấy ở các vùng xương khớp được khắc phục tốt hơn. Tuy nhiên, những ai bị chuột rút, có vết thương hở, người bị đau do co thắt cơ hoặc co thắt mạch… không nên áp dụng phương pháp này.
- Tắm nước nóng: Sẽ giúp cơ thể thư giãn, máu tuần hoàn tốt hơn, xoa dịu cơn đau nhức.

☛ Tham khảo thêm tại: Mẹo chữa bệnh đau nhức xương khớp từ lá lốt
Thay đổi lối sống
Thói quen sinh hoạt hay chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đến tình trạng nhức mỏi toàn thân. Do đó, người bệnh cần thay đổi lối sống khoa học để giảm cơn đau nhức:
- Bổ sung thêm canxi, Vitamin D vào bữa ăn qua những thực phẩm như: sữa, rau dền, trứng, cá, ngũ cốc…
- Tránh tình trạng mệt mỏi, căng thẳng hay stress kéo dài. Luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan và ngủ đủ giấc.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, tập những bài tập yoga nhẹ nhàng hoặc ngồi thiền.
- Khi làm việc hay học tập nên ngồi đúng tư thế, thường xuyên xoa bóp vai, tay khi ngồi quá lâu, để giảm đau nhức.

Sử dụng thuốc
Qua thăm khám, dựa vào tình trạng đau nhức các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp giúp giảm đau nhức, kháng viêm và làm quá trình hồi phục xương khớp sau thương tổn nhanh hơn.

Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn như:
- Thuốc giảm đau: Điển hình như paracetamol. Đây là loại thuốc giảm đau thông dụng có tác dụng giảm đau toàn thân mức độ nhẹ đến vừa.
- Thuốc giảm đau trung ương: Thường được chỉ định như: tramadol, codein,… Thuốc thường được dùng trong các trường hợp đau có liên quan đến thần kinh ở mức độ vừa đến nặng.
- Thuốc chống viêm: Có 2 nhóm sử dụng phổ biến nhất gồm: NSAIDs (ibuprofen, diclofenac, aspirin,…) và corticoid (prednisolone, prednisone, triamcinolone,…). Thuốc có tác dụng ức chế phản ứng viêm, nhờ đó giải quyết nhanh triệu chứng sưng đau, nóng đỏ.
- Thuốc giãn cơ: Thường được sử dụng như: mydocalm, decontractyl,… Nhóm thuốc này giúp làm giảm trương lực cơ, ức chế dẫn truyền cảm giác đau, nhờ đó giảm nhanh triệu chứng đau nhức xương khớp toàn thân.
- Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Bao gồm: glucosamine sulfat, chondroitine sulfat và diacerein. Thuốc tham gia vào quá trình tái tạo tế bào sụn khớp, từ đó tăng khả năng phục hồi sụn khớp bị tổn thương. Ngoài ra, thuốc còn giúp kích thích tăng tiết dịch khớp, giúp khớp linh hoạt hơn và giảm đau.
- Thuốc trầm cảm: Phổ biến như: trazodone, amitriptylin, … Nhóm thuốc này có tác dụng khôi phục sự cân bằng của nồng độ serotonin từ đó cải thiện tình trạng lo âu, căng thẳng và đau mãn tính.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc trị đau nhức xương khớp!
Vật lý trị liệu
Đây là một trong những phương pháp giúp giảm đau nhức xương khớp toàn thân hiệu quả. Các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ chỉ dẫn người bệnh thực hiện một số bài tập, nhằm cải thiện sức mạnh cơ ở quanh khớp, tăng cường khả năng vận động linh hoạt của khớp.

Các phương pháp vật lý trị liệu được chia thành 2 nhóm chính gồm:
- Trị liệu với máy móc: Thường dùng như: máy siêu âm đa tần số, máy laser trị liệu, máy từ trường trị liệu, máy vi sóng, máy kéo giãn cột sống, máy sóng ngắn,…
- Trị liệu với con người: Công cụ chính là bàn tay của nhà vật lý trị liệu. Các phương pháp thường được thực hiện gồm: kéo giãn, trượt khớp, nén ép hoặc tác động cột sống,… Ngoài ra, các chuyên gia cũng có thể hướng dẫn người bệnh tự tập một số bài tập phù hợp.
Phẫu thuật
Khi những phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả, phẫu thuật chính là giải pháp cuối cùng. Tùy vào tình trạng cũng như nguyên nhân gây bệnh, mà người bệnh sẽ tiến hành phẫu thuật phẫu thuật nội soi hoặc thay khớp. Các trường hợp đau nhức xương khớp cần phẫu thuật thường do các nguyên nhân như thoái hóa khớp hoặc viêm khớp dạng thấp.
Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật khá là rủi ro, mức độ nguy hiểm cao. Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu cẩn thận về sự uy tín, cơ sở vật chất cũng như tay nghề của bác sĩ, rồi mới cân nhắc nên thực hiện hay không nhé.

An Kiện Vương – Giảm đau nhức xương khớp an toàn, hiệu quả
Viên xương khớp An Kiện Vương là một trong những sản phẩm giảm đau nhức xương khớp được nhiều người bệnh tin dùng nhất hiện nay nhờ các tiêu chí: hiệu quả cao, an toàn tuyệt đối, không gây tác dụng phụ có thể sử dụng lâu dài.

Nhắc tới tác dụng giảm đau của An Kiện Vương, không thể bỏ qua bộ 3 thành phần là: Chiết xuất Móng quỷ – Chiết xuất một dược – Nhũ hương. Cụ thể:
– Iridoforce™ (Chiết xuất Móng quỷ ): Với hàm lượng Harpagosides lên tới 40% cao nhất thị trường. Iridoforce™ nổi bật với tác dụng giảm đau nhức, kháng viêm và tăng phục hồi các sụn khớp bị thương tổn.
– Myrliq™ (Chiết xuất Một dược): giúp giảm đau mỏi tại chỗ bởi nhiều nguyên nhân, nhất là đau nhức xương khớp.
– Nhũ hương: Giúp kháng viêm, xoa dịu cơn đau nhức, tăng khả năng vận động ở các khớp gối tốt hơn. Ngoài ra, nhũ hương còn giúp tổng hợp chất nền sụn khớp, ngăn thoái hóa khớp.
Bên cạnh đó, sản phẩm còn bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương khớp như: Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2 và boron. Những thành phần này giúp tăng tác dụng chống viêm, ngăn quá trình thoái hóa khớp và tăng tiết dịch khớp. Nhờ đó, các triệu chứng đau nhức xương khớp toàn thân cải thiện nhanh chóng và rõ rệt hơn.
Tùy vào mức độ đau nhức mà người bệnh sử dụng An Kiện Vương ở liều lượng khác nhau, cụ thể:
- Đau nhức xương khớp nặng, kéo dài: 6 viên/ ngày, chia thành 2 lần uống.
- Mới đau, đau nhẹ hoặc vừa: 4 viên/ ngày, chia thành 2 lần uống.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Đau nhức xương khớp toàn thân có thể xuất phát từ nguyên nhân cơ học bình thường. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm. Do đó, người bệnh đừng nên chủ quan, hãy đến bệnh viện thăm khám, để phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị thích hợp nhé.