Đau thoát vị đĩa đệm là triệu chứng phổ biến nhưng lại không có nhiều người hiểu rõ về tình trạng này. Vậy nên, đa số người bệnh không thể phân biệt được sự khác nhau giữa đau thông thường và đau do thoát vị đĩa đệm, dẫn đến phát hiện bệnh muộn, giảm hiệu quả điều trị. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn giải tỏa vướng mắc này!
Mục lục
Vì sao thoát vị đĩa đệm gây đau?
Đĩa đệm có cấu tạo gồm 3 phần là nhân nhầy, vòng sợi và mỏm sụn. Chúng nằm giữa các đốt sống, có vai trò đảm bảo độ đàn hồi, giảm áp lực và giúp cột sống vận động linh hoạt. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi bao xơ bị rách khiến nhân nhầy thoát ra khỏi vị trí bình thường, hình thành nên khối thoát vị chèn ép lên rễ thần kinh. Trường hợp nghiêm trọng hơn, khối thoát vị có thể chui vào trong ống sống tiếp tục chèn ép rễ thần kinh và tủy sống. Đây là nguyên nhân chính gây đau đớn cho người bệnh.
Đĩa đệm thoát vị chèn ép vào dây thần kinh và tủy sống gây đauMặt khác, ngoài sự chèn ép cơ học của khối thoát vị lên tủy sống và thần kinh, trong bệnh lý thoát vị đĩa đệm còn xảy ra tình trạng gia tăng cục bộ các chemokine gây viêm, sưng tấy và đau nhức.
Như vậy, đau do thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra do hai nguyên nhân chính gồm: sự chèn ép cơ học của khối thoát vị đĩa đệm lên rễ thần kinh – tủy sống và phản ứng viêm tại vị trí thoát vị.
☛ Tham khảo đầy đủ: Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh nguy hiểm không?
Đau thoát vị đĩa đệm như thế nào? Biểu hiện cụ thể
Tùy thuộc vào vị trí và mức độ thoát vị mà cơn đau biểu hiện ở mỗi người bệnh sẽ khác nhau. Dưới đây là mô tả cụ thể cho từng trường hợp.
Đau do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ xảy ra ở 7 đốt sống đầu tiên từ trên xuống (C1 – C7), vậy nên đau trong thoát vị đã đệm đốt sống cổ chủ yếu biểu hiện ở nửa thân trên. Cụ thể:
Thời điểm đau xuất hiện
Đau nhức do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường khởi phát vào buổi sáng, sau khi người bệnh ngủ dậy hoặc khi thực hiện mạnh động tác gấp, duỗi, xoay cổ và vai.
Vị trí đau
Cơn đau thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường bắt đầu xuất hiện từ 1 hoặc 2 đốt sống cổ, sau đó lan rộng ra vùng bả vai, gáy, lên hốc mắt và sau đầu hoặc cảnh tay, cổ tay, thậm chí là ngón tay.

Biểu hiện cơn đau
Trong đa số trường hợp thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cơn đau đều xuất hiện từ từ, có thể biểu hiện thành triệu chứng đơn lẻ hoặc kết hợp thành các hội chứng:
- Đau do hội chứng cột sống cổ: Đau nhói hoặc đau co cứng từng cơn hoặc kéo dài ở cơ vùng cạnh cột sống cổ, tăng lên khi cúi lâu hoặc ở tư thế cổ thẳng hay cúi lâu, cử động cổ. Tại vùng vai gáy có thể xuất hiện triệu chứng đau bỏng, đau nông hoặc đau sâu trong cơ vai gáy.
- Đau do hội chứng rễ thần kinh cổ: Có thể ở một hoặc hai bên cổ, đau lan ra bả vai kèm theo cảm giác tê bì ở bàn tay và ngón tay. Cơn đau tăng khi người bệnh thực hiện các tư thế cần gắng sức.
- Đau do hội chứng động mạch đốt sống: Đau nhức ở vùng chẩm, thái dương, trán và hai hố mắt kèm theo triệu chứng chóng mặt, ù tai, đau sâu trong tai và lan ra sau tai, mờ mắt, khó nuốt.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chứng thoát vị đĩa đệm cổ
Đau do thoát vị đĩa đệm cột sống ngực
Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực xảy ra ở 12 đốt sống T1 – T12. Tình trạng này ít phổ biến, thường xảy ra sau chấn thương hoặc do lão hóa.
Thời điểm đau xuất hiện
Đau thường xuất hiện khi người bệnh bê vật nặng hoặc thực hiện cử động liên quan đến lưng trên.
Vị trí đau
Chủ yếu ở vùng lưng trên. Khi bệnh trở nặng, cơn đau có thể lan tỏa lên cổ – vai – gáy, lan đến cánh tay, ra trước ngực hoặc lan xuống vùng thắt lưng.

Biểu hiện đau
Khi mới bị thoát vị, người bệnh chỉ cảm thấy đau lưng nhẹ và hơi căng tức ở vùng ngực. Nếu không được điều trị phù hợp, triệu chứng đau sẽ biểu hiện rõ rệt hơn với những cơn đau âm ỉ, buốt nhói hoặc đau đột ngột, giật cục như điện giật. Đôi khi cơn đau nhức nhối khó chịu, khó mô tả rõ ràng.
Khi đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống, người bệnh bị đau lưng ngực nghiêm trọng kéo dài kèm theo cảm giác đau râm ran, châm chích kéo dài từ lưng đến bàn tay và các ngón tay. Cơn đau có thể lan đến vùng bụng hoặc ngực, đau nhói hoặc đau thắt tương tự như các bệnh về tim. Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau cứng, nhức nhối ở háng hoặc chi dưới, tương tự các triệu chứng của bệnh thận.
Đau do thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm thắt lưng xảy ra 5 đốt sống thắt lưng L1 – L5. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng ở nửa thân dưới của cơ thể với triệu chứng đau được mô tả như sau:
Thời gian đau xuất hiện
Đau trong thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể xuất hiện đột ngột vào buổi sáng khi người bệnh mới ngủ dậy, sau một buổi làm việc nặng, khi ngồi lâu hoặc khi người bệnh cử động mạnh liên quan đến vùng thắt lưng.
Vị trí đau
Cơn đau thường khởi phát ở vùng thắt lưng, sau đó có thể lan đến mông, hông, chân, đùi, cẳng chân, bàn chân và các ngón chân.

Biểu hiện đau
Tại mỗi vị trí bị ảnh hưởng, triệu chứng đau do thoát vị cột sống thắt lưng sẽ biểu hiện khác nhau. Cụ thể:
- Tại vùng thắt lưng: Thường xuất hiện cơn đau buốt, đau âm ỉ, đau dữ dội hoặc đau co cứng. Khi đĩa đệm thoát vị gây viêm, vùng thắt lưng có cảm giác đau nhức nhối kèm theo sưng tấy và nóng đỏ. Đau thắt lưng khiến người bệnh không thể ngồi hoặc di chuyển như bình thường.
- Tại vùng mông và chân: Xuất hiện cảm giác đau châm chích, đau nhức, tê ran khó chịu. Vùng bắp chân, bàn chân đôi khi xuất hiện tình trạng đau co cứng do đĩa đệm chèn ép lên rễ thần kinh tọa. Cơn đau thường tái phát nhiều đợt và tăng lên khi người bệnh ho, hắt hơi, giữ lâu một tư thế hoặc vận động mạnh.
☛ Tham khảo đầy đủ qua: Chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Giảm đau thoát vị đĩa đệm như thế nào?
Có nhiều phương pháp giúp cải thiện triệu chứng đau do thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là những cách được áp dụng phổ biến nhất.
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc có thể giúp giảm nhanh cơn đau chỉ sau khoảng 30 phút. Tùy thuộc vào mức độ đau và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc như:
- Thuốc giảm đau thông dụng: Thường dùng là paracetamol có tác dụng giảm đau từ nhẹ đến trung bình.
- Thuốc giảm đau, chống viêm NSAIDs: Giúp kiểm soát triệu chứng đau kèm theo viêm ở mức độ trung bình. Các hoạt chất thường được dùng gồm: ibuprofen, diclofenac, naproxen,…
- Thuốc giảm đau, chống viêm corticoid: Được chỉ định cho những bệnh nhân có triệu chứng đau và sưng viêm nặng. Bác sĩ thường tiêm corticoid trực tiếp vào khu vực thoát vị để giảm đau và viêm nhanh chóng. Những thoát chất phổ biến gồm có: hydrocortison, prednisolon, methylprednisolon, triamcinolon..
- Thuốc giảm đau opioid: Chỉ nên sử dụng trong trường hợp không đáp ứng với những thuốc giảm đau ở trên. Bác sĩ có thể sử dụng thuốc được bào chế từ các hoạt chất như: hydrocodone, oxycodone, fentanyl,…
☛ Tìm hiểu chi tiết: Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì?

Nhiệt trị liệu
Hai phương pháp nhiệt trị liệu thường áp dụng là chườm nóng và chườm lạnh. Cả 2 liệu pháp nhiệt này đều được sử dụng để làm giảm đau nhức do thoát vị đĩa đệm.
- Nhiệt nóng: Giúp giãn cơ, giảm sự chèn ép của khối đĩa đệm lên dây thần kinh, cơ. Người bệnh cho nước nóng vào túi chườm rồi chườm lên những vị trí bị tổn thương tại vùng cổ, thắt lưng trong khoảng 15 – 20 phút. Lưu ý nhiệt độ không được quá 70 độ C và có thể kết hợp xoa bóp để tăng hiệu quả điều trị.
- Nhiệt lạnh: Có tác dụng co mạch, giảm viêm, sưng tấy và giảm đau nhanh chóng. Để thực hiện phương pháp này, người bệnh chườm lạnh lên vị trí tổn thương tại đốt sống cổ, thắt lưng trong vòng 15 phút mỗi ngày để đạt hiệu quả điều trị cao.
Massage giảm đau
Massage vùng lưng giúp giảm đau và tăng tuần hoàn máu đến vùng đĩa đệm và hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho xương khớp. Thực hiện động tác massage cho người bị thoát vị đĩa đệm gồm 2 bước như sau:
Làm giãn cơ
- Ấn mu bàn tay xuống da người bệnh rồi di chuyển tay theo hình tròn dọc từ cột sống lưng xuống mông từ 3 – 4 lần.
- Dùng các khớp ngón tay và cổ tay ấn lên phần thịt và di chuyển theo chiều tương tự như trên. Sau đó, dùng 2 bàn tay vừa xoa bóp vừa kéo thịt 2 bên cột sống của người bệnh.
Massage vùng đĩa đệm bị tổn thương
- Kết hợp các động tác ấn, day theo chiều kim đồng hồ lên các huyệt đạo.
- Dùng tay bấm huyệt với lực tăng dần cho đến khi người bệnh có cảm giác căng tức thì dừng lại khoảng 1 – 2 phút rồi lặp lại động tác.
- Khi đã xác định được vị trí thoát vị, dùng nhón tay cái ấn và nắn ngược chiều với khối bị thoát vị để đẩy chúng di chuyển dần về vị trí cũ. Thực hiện động tác này trong 3 – 5 phút. Lưu ý: Cần điều chỉnh lực ấn phù hợp với tình trạng của mỗi bệnh nhân.

☛ Tham khảo đầy đủ: Hướng dẫn massage thoát vị đĩa đệm
Thay đổi tư thế
Giữ tư thế đúng khi hoạt động, làm việc giúp giảm áp lực lên cột sống, từ đó cải thiện đau nhức và ngăn đĩa đệm thoát vị nhiều hơn. Những lưu ý về tư thế gồm có:
- Khi di chuyển bình thường: Chú ý giữ cho phần cột sống được thẳng, tránh ưỡn bụng về trước hoặc gù lưng ra sau.
- Khi tập luyện thể thao: Tránh các động tác gây áp lực mạnh lên cột sống, tránh xoay, vặn người hay bật nhảy gắng sức.
- Khi lao động: Ngồi thẳng người, đầu gối không cao quá mông, tránh ngồi yên trong một tư thế quá lâu. Nếu cần mang vác vật nặng giữ thẳng lưng, gập gối để nâng vật lên.
- Khi ngủ: Người bệnh có thể kê gối ở phần đầu gối để giảm áp lực cho phần lưng dưới hoặc nằm nghiêng sang 1 bên và để gối ở giữa 2 đầu gối để giữ cho cột sống và hông được cân bằng.
Giảm đau bằng thảo dược
Nhiều thảo dược có thể giảm nhẹ cơn đau nhờ tác dụng giảm đau, chống viêm, tăng lưu thông máu qua vị trí thoát vị. Dưới đây là một số thảo được hiệu quả và dược áp dụng phổ biến:
- Lá lốt: Có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh phong, hàn, thấp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Bạn chỉ cần dùng lá lốt rang nóng cùng muối hạt rồi bọc trong vải sạch chườm trực tiếp lên vị trí bị đau từ 1 – 2 lần/ ngày. Nhiệt nóng làm giãn mạch, giảm căng cơ và tăng lưu thông máu đến các cơ xương khớp.
- Xương rồng bẹ: Có tác dụng giảm đau, chống viêm do thoát vị đĩa đệm gây ra. Người bệnh chỉ cần loại bỏ phần gai của xương rồng rồi ngâm trong nước muối pha loãng, rửa sạch, để ráo. Sau đó, nướng đều 2 mặt trên bếp than rồi chườm lên vị trí tổn thương. Thực hiện 2 lần mỗi ngày liên tục trong 2 tuần để thấy rõ hiệu quả.
- Ngải cứu: Chứa các thành phần như tricosanol, các flavonoid, cholin và cineol có tác dụng tiêu viêm, giảm đau hiệu quả. Người bệnh có thể rang lá ngải cứu với muối và tiến hành chườm nóng lên các vị trí bị tổn thương. Kiên trì thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày và kéo dài trong 2 tuần để có hiệu quả tốt nhất.

Vật lý trị liệu
Người bị thoát vị đĩa đệm có thể phối hợp thêm vật lý trị liệu để giảm các cơn đau hiệu quả, tăng cường hoạt động cơ bắp hỗ trợ giảm áp lực lên đốt sống và đĩa đệm. Một số bài tập vật lý trị liệu người bệnh có thể tham khảo:
- Bài tập căng da cổ: Người bệnh ngồi thằng lưng trên ghế, cúi người xuống để cằm chạm vào phía ngực trước rồi tựa lưng vào ghế và kéo căng cổ. Tiếp theo, người bệnh nghiêng đầu về phía vai trái và ngược lại. Lặp lại các động tác này một vài lần.
- Bài tập căng cơ, gập lưng: Người bệnh nằm ngửa và co 2 đầu gối về phía ngực, sau đó di chuyển đầu về phía gối cho đến khi độ căng ở lưng giữa và lưng thấp đạt giới hạn. Lặp đi lặp lại động tác này một vài lần để giúp kéo giãn cơ lưng và cột sống.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống hợp lý giúp cải thiện các triệu chứng liên quan đến bệnh lý thoát vị đĩa đệm. Những thực phẩm có tác dụng chống viêm, tăng cường độ chắc khỏe cho cấu trúc xương khớp được khuyến khích trong khẩu phần ăn của người bệnh.

Theo đó, người bệnh nên tăng cường bổ sung các dưỡng chất như omega-3, canxi, vitamin D, vitamin C,… Đồng thời hạn chế sử dụng các thực phẩm có khả năng kích thích phản ứng viêm, không tốt cho xương khớp như thịt đỏ, đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều muối hoặc nhiều đường,…
☛ Tìm hiểu chi tiết: Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Tập thể dục
Theo các chuyên gia, tập thể dục thường xuyên giúp thúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông trong cơ thể, nhờ đó đĩa đệm tổn thương sẽ nhận được nhiều dinh dưỡng và oxy hơn. Điều này giúp đĩa đệm phục hồi tốt, giảm đau và cải thiện tâm trạng cho người bệnh.

Ít vận động có thể gây yếu cơ, cứng khớp và làm giảm miễn dịch khiến người bệnh dễ bị đau khi di chuyển, làm việc và tốc độ phục hồi tổn thương chậm hơn.
Tuy nhiên, khi lựa chọn bài tập, người bệnh cần chú ý tránh những bài tập mạnh, yêu cầu nhiều lực, phải căng chân, gập hoặc xoay vặn người khiến đĩa đệm tiến triển nghiêm trong hơn. Một số môn thể thao nhẹ nhàng được khuyến khích áp dụng cho người bệnh thoát vị đĩa đệm gồm: đi bộ, đạp xe, bơi lội, yoga và thiền định.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thoát vị đĩa đệm nên tập gì và tránh tập gì?
An Kiện Vương – Kiểm soát hiệu quả tình trạng đau do thoát vị đĩa đệm
Viên xương khớp An Kiện Vương với sự kết hợp hoàn hảo từ bộ ba dược liệu quý: chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương và các dưỡng chất quan trọng cho xương khớp giúp cải thiện tình trạng sưng đau, viêm và tính linh hoạt của xương khớp.
- IridoforceTM – Chiết xuất Móng quỷ: Chứa hoạt chất Harpagosides cao nhất thị trường, có tác dụng giảm đau, viêm và tăng cường tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycan, acid hyaluronic. Nhờ đó thúc đẩy quá trình lành lớp màng sụn, cải thiện vận động cho người bệnh.
- MyrliqTM – Chiết xuất Một dược: Sử dụng công nghệ CO2 siêu tới hạn giúp thu được hoạt chất Furanodiens tinh khiết và có hàm lượng cao, từ đó cho tác dụng giảm đau nhanh chóng và mạnh mẽ.
- Nhũ hương và Một dược: Là bộ đôi được sử dụng nhiều trong điều trị đau nhức xương khớp. Sự kết hợp của 2 loại thải dược này sẽ làm tăng hiệu quả chống viêm giảm đau hơn so với việc sử dụng riêng lẻ. Hơn nữa, Nhũ hương còn hạn chế quá trình giáng hóa glycosaminoglycan. Vì vậy, nó có tác dụng làm chậm thoái hóa xương khớp.
- Các dưỡng chất khác: Bao gồm glucosamine, collagen tuýp 2, boron, vitamin K…có vai trò duy trì hệ xương luôn dẻo dai, chắc khỏe, cải thiện thoát vị đĩa đệm cho người bệnh.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về triệu chứng đau thoát vị đĩa đệm như thế nào. Khi xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào bất thường, tốt nhất người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Đồng thời, cần thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng khoa học để quá trình điều trị thoái hóa đĩa đệm đạt hiệu quả tốt hơn.
Tài liệu tham khảo:
http://benhviendktinhquangninh.vn/phac-do-phuc-hoi-chuc-nang/thoat-vi-dia-dem-cot-song-co.835.html
https://ihr.org.vn/thoat-vi-dia-dem-cot-song-nguc-7015.html#ftoc-heading-4
https://syt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/-/asset_publisher/6CWBO9WiZqsQ/content/thoat-vi-ia-em-that-lung-la-gi-nguyen-nhan-va-6-trieu-chung
https://acc.vn/top-5-bai-tap-ho-tro-dieu-tri-thoat-vi-dia-dem-l4-l5-don-gian-hieu-qua/