Tràn dịch khớp gối không chỉ gây đau nhức, khó chịu mà còn tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm như biếng dạng khớp, teo cơ, bại liệt,… Đặc biệt, bệnh không thể tự khỏi nên việc điều trị đúng cách, kịp thời là vô cùng cần thiết. Vậy điều trị tràn dịch khớp gối bằng cách nào? Hãy cùng manhxuongkhop.com tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây.
Mục lục
1. Tràn dịch khớp gối có chữa dứt điểm được không?
Thông thường trong khớp gối sẽ có một lượng dịch nhầy bôi trơn vừa đủ để làm giảm ma sát giữa các sụn đầu xương, giúp việc cử động khớp gối diễn ra dễ dàng, linh hoạt hơn. Tràn dịch khớp gối xảy ra khi lượng dịch này tiết ra quá mức, tích tụ bên trong và xung quanh ổ khớp, dẫn tới sưng viêm, đau nhức.
Trên thực tế, các trường hợp tràn dịch khớp gối nhẹ có thể được chữa dứt điểm nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, đa phần người bệnh thường chủ quan, xem nhẹ, khiến tình trạng ngày càng tồi tệ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động và chất lượng đời sống. Lúc này, việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Tùy theo mức độ tràn dịch mà cuộc sống của người bệnh sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng.
☛ Tìm hiểu thêm: Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi?
2. Nguyên tắc điều trị tràn dịch khớp gối
Việc điều trị tràn dịch khớp gối được dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau:
- Giảm nhẹ triệu chứng sưng viêm, đau nhức, khắc phục nguyên nhân gây tràn dịch, hạn chế tổn thương khớp
- Cải thiện chức năng vận động cho người bệnh
- Phòng ngừa biến chứng, cải thiện sức khỏe, hạn chế tái phát.
3. Điều trị tràn dịch khớp gối bằng cách nào?
Tùy mức độ tổn thương và tràn dịch, các phương pháp điều trị khác nhau sẽ được áp dụng. Cụ thể:
3.1. Điều trị bằng y học cổ truyền
Các trường hợp tràn dịch khớp gối nhẹ người bệnh có thể lựa chọn điều trị bằng y học cổ truyền nhờ các bài thuốc hoặc phương pháp châm cứu.
3.1.1. Bài thuốc
Nếu tràn dịch khớp gối do viêm khớp dạng thấp với các biểu hiện sưng đau sưng, cứng khớp vào buổi sáng, cơ thể suy nhược có thể tham khảo 2 bài thuốc sau:
Bài thuốc 1: Quyên tý thang trừ thấp, thông kinh lạc
Chuẩn bị:
- Khương hoạt, bạch thược, độc hoạt, tần giao, kê huyết đằng, đại táo, đương quy, hoàng kỳ: mỗi vị 15g
- Quế chi, phòng phong, sinh khương, mộc hương, xuyên khung: mỗi vị 10g
- Cam thảo: 5g
Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày một thang, chia làm 2 lần.
Bài thuốc 2: Quế chi thược dược chi mẫu thang
Áp đụng cho bệnh nhân khớp sưng đau, rêu lưỡi chuyển sang vàng cáu, khi đó tà đã hoá nhiệt, cần chữa cả hàn lẫn nhiệt:
Chuẩn bị:
- Quế chi, tri mẫu, phụ tử: mỗi vị 8g
- Phòng phong, sinh khương: mỗi vị 10g
- Bạch thược: 15g
- Bạch truật: 12g
- Ma hoàng: 4g
- Cam thảo: 5g
Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc 3: Độc hoạt tang ký sinh thang, khu phong tán hàn trừ thấp
Áp dụng trong trường hợp khớp gối bị sưng đau, tràn dịch do thoái hóa.
Chuẩn bị:
- Độc hoạt, đỗ trọng, phòng phong, tang ký sinh: mỗi vị 12g
- Đảng sâm, đương quy, thục địa, bạch thược: mỗi vị 16g
- Bạch linh, ngưu tất, tần giao, xuyên khung: mỗi vị 10g
- Tế tân: 8g
- Cam thảo: 4g
Thực hiện: Cho tất cả dược liệu vào ấm, sắc uống trong ngày.
3.2. Sử dụng thuốc uống
Đây là phương pháp điều trị nội khoa được thường được áp dụng trong điều trị tràn dịch khớp gối. Tuy nhiên, người bệnh cần hết sức thận trọng, không nên tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ, tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.
Một số thuốc thường được kê đơn gồm:
- Thuốc giảm đau: Phổ biến nhất là paracetamol, codein… giúp làm giảm những cơn đau từ nhẹ đến vừa, nhưng không nên quá lạm dụng vì có thể gây hại cho dạ dày và gan.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Các thuốc như ibuprofen, diclofenac, meloxicam được sử dụng cải thiện tình trạng sưng đau, phù nề, hạn chế viêm khớp tiến triển.
- Thuốc kháng sinh: Được dùng để điều trị những nhiễm trùng, nhiễm khuẩn ở khớp gối do tràn dịch. Các thuốc có thể sử dụng gồm: gentamycin, vancomycin, oxacillin,…
- Thuốc chữa bệnh lý liên quan tới tràn dịch: Nếu tràn dịch được xác định do nguyên nhân bệnh lý, các thuốc điều trị bệnh tương ứng sẽ được chỉ định. Vi dụ: viêm khớp dạng thấp có thể dùng thêm methotrexate, sarilumab, anakinra; trường hợp bệnh gout cần điều trị phối hợp cùng colchicine, allopurinol, probenecid…
Xem chi tiết: Tràn dịch khớp gối uống thuốc gì?
3.3. Chọc hút dịch khớp
Chọc hút dịch khớp là thủ thuật được áp dụng khá phổ biến trong điều trị tràn dịch khớp gối. Phương pháp này có thể giúp loại bỏ lượng dịch dư thừa bên trong đầu gối một cách nhanh chóng. Từ đó giảm bớt áp lực cho khớp, giúp giảm đau, bảo toàn cấu trúc và cải thiện phạm vi chuyển động khớp gối.
Tuy nhiên, do tiềm ẩn một số biến chứng như đau sưng, bầm tím, nhiễm trùng xung quanh vị trí thực hiện thủ thuật nên chọc hút dịch khớp chỉ được áp dụng trong các trường hợp:
- Các thuốc điều trị không đem lại hiệu quả
- Tổn thương khớp ở mức độ trung bình đến nặng
- Nhiễm trùng khớp có khả năng lan rộng ra xung quanh hoặc toàn thân.
Lưu ý: Chọc hút dịch khớp chỉ giúp điều trị triệu chứng chứ không giải quyết được nguyên nhân gây tràn dịch nên sẽ cần điều trị kết hợp với các biện pháp khác theo chỉ định của bác sĩ.
3.4. Tiêm nội khớp
Trong trường hợp các thuốc điều trị đường uống không đem lại hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc tiêm nội khớp. Với phương pháp này, thuốc corticosteroid sẽ được đưa trực tiếp ổ khớp gối tràn dịch, giúp giảm nhanh tình trạng sưng viêm, đau nhức. Hiệu quả của thuốc có thể kéo dài đến vài tháng, tuy nhiên không nên tiêm nhiều hơn 4 lần/năm bởi có thể gây hư hỏng khớp, yếu gân và dây chằng,…
Ngoài ra, phương pháp tiêm nội khớp cũng thường được áp dụng sau khi thực hiện thủ thuật chọc hút dịch khớp nhằm mục đích tăng hiệu quả điều trị, làm chậm quá trình tăng tiết dịch bất thường.
3.5. Phẫu thuật
Trường hợp người bệnh bị tràn dịch khớp gối do những chấn thương nghiêm trọng như gãy xương hoặc đứt dây chằng hoàn toàn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để khắc phục tổn thương.
Ngoài ra, với các trường hợp khác, khi các biện pháp điều trị bảo tồn thất bại, người bệnh bị đau nhức, tràn dịch nghiêm trọng và có nguy cơ cao biến chứng, mất dần khả năng vận động,… thì phẫu thuật cũng sẽ được cân nhắc thực hiện.
Tùy trường hợp cụ thể, người bệnh có thể được phẫu thuật bằng phương pháp nội soi khắc phục tổn thương hoặc thay khớp (thay thế một phần hoặc bộ khớp gối).
3.6. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị kết hợp rất hữu ích cho người bệnh tràn dịch khớp gối, giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian điều trị, phục hồi chức năng vận động cho người bệnh.
Một số phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng gồm:
- Vận động trị liệu: Các bài tập vận động sẽ giúp cải thiện sức mạnh các nhóm cơ quanh đầu gối, tăng khả năng chịu lực và giữ thăng bằng, qua đó góp phần giảm đau nhức, cứng khớp, phục hồi chức năng vận động.
- Xung điện: Các dòng điện xung có tần số khác nhau sẽ được sử dụng tác động vào vùng da vị trí khớp gối tràn dịch. Chúng sẽ giúp gia tăng sức mạnh các nhóm cơ quanh đầu gối, thúc đẩy tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng và hỗ trợ phục hồi tổn thương sụn khớp, đồng thời xoa dịu những cơn đau.
- Laser trị liệu: Các bước sóng laser thích hợp khi tác động đến khớp gối tràn dịch sẽ giúp làm mềm và giảm viêm đau, đẩy nhanh quá trình tái tạo mô sụn, phục hồi tổn thương.
- Siêu âm trị liệu: Các bước sóng siêu âm sẽ làm thay đổi áp lực lên các tế bào và mô bên trong khớp gối, giúp làm giãn và mềm cơ, kích thích tái tạo tế bào sụn, qua đó hỗ trợ giảm viêm đau và phục hồi sụn khớp.
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, các phương pháp vật lý trị liệu cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn. Riêng với các bài tập vận động, người bệnh sẽ cần tập luyện dưới sự hướng dẫn, giám sát của chuyện gia, tránh chấn thương do tập luyện sai cách khiến tình trạng trầm trọng hơn.
☛ Tìm hiểu đầy đủ: Vật lý trị liệu tràn dịch khớp gối
4. Lưu ý trong và sau khi điều trị tràn dịch khớp gối
Để rút ngắn thời gian điều trị và hạn chế nguy cơ tái phát, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
4.1. Điều chỉnh hoạt động
Trong thời gian khớp gối bị tràn dịch, bệnh nhân nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế thực hiện các hoạt động gây áp lực lên khớp gối như chạy nhảy, ngồi xổm, lên xuống cầu thang, bê vác vật nặng,…
Bên cạnh đó, ngay cả khi hiện tượng đã được chữa khỏi, khớp gối cũng cần thêm nhiều thời gian để phục hồi. Vì vậy người bệnh cần cẩn trọng trong các hoạt động thường ngày, tránh chấn thương và tạo thêm áp lực cho khớp gối. Đặc biệt không nên lạm dụng khớp gối hoặc chơi các môn thể thao mạnh như đá bóng, chạy đường dài, nâng tạ đứng, leo núi,… Thay vào đó hãy duy trì việc tập luyện với các bài tập phù hợp như bơi lội, yoga, đi bộ quãng ngắn,…
Ngoài ra, người bệnh cũng không nên đứng hoặc ngồi quá lâu với một tư thế. Thỉnh thoảng hãy đi lại, vận động nhẹ nhàng để khớp gối được thư giãn, tăng cường lưu thông máu, giúp việc phục hồi và hạn chế tổn thương diễn ra hiệu quả hơn.
4.2. Cải thiện giấc ngủ
Theo các nghiên cứu, rối loạn giấc ngủ có thể khiến sức đề kháng bị suy giảm, gây tác động lớn tới các khớp, bao gồm cả khớp gối. Tình trạng này kéo dài có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện phản ứng viêm cấp tính, đồng thời tăng khả năng tái phát tràn dịch cũng như làm các triệu chứng nghiêm trọng hơn.
Vì vậy, cải thiện chất lượng giấc ngủ sẽ góp phần tích cực trong điều trị và phòng ngừa tràn dịch khớp gối tái phát. Nếu bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc, người bệnh có thể tham khảo áp dụng một số cách khắc phục như:
- Hạn chế dùng các thiết bị điện tử ngay trước khi đi ngủ, đặc biệt là điện thoại di động bởi chúng gây nhức mỏi mắt, có thể khiến tâm trí bị chi phối dẫn đến khó ngủ hơn.
- Xoa bóp, ngâm chân vào nước ấm trước khi đi ngủ để tăng cường lưu thông máu, giúp đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn
- Xây dựng thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc 7-8 tiếng/ngày
- Tránh sử dụng chất kích thích (rượu bia, cà phê), nên sử dụng thực phẩm tốt cho giấc ngủ như: hạt sen, đậu nành, sữa chua, quả óc chó.
4.3. Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Theo chuyên gia, chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý sẽ đem lại những tác động rất tích cực đến hệ xương khớp. Để khớp gối khỏe mạnh hơn, bên cạnh việc ăn uống đầy đủ, cân bằng dưỡng chất, người bệnh cũng nên tăng cường bổ sung các thực phẩm có khả năng nuôi dưỡng sụn khớp và các chất chống viêm, chống oxy hóa. Cụ thể nên ăn một số thực phẩm như:
- Các loại cá béo: cá hồi, cá trích, cá mòi,…
- Quả mọng: dâu tây, mâm xôi, việt quất, nho,…
- Rau màu xanh đậm: cải bó xôi, bông cải xanh, rau cải xoăn,…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa,…
Ngoài ra, cần hạn chế sử dụng thực phẩm gây hại cho khớp gối, làm tăng phản ứng viêm hoặc triệu chứng của tràn dịch khớp. Chẳng hạn như: đồ ăn mặn, thức ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều đường, rượu bia hoặc chất kích thích…
☛ Tìm hiểu chi tiết: Tràn dịch khớp gối kiêng ăn gì?
4.4. Chú ý thời tiết giao mùa
Khi thời tiết chuyển mùa những cơn đau nhức xương khớp thường có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể, khi thời tiết thay đổi đột ngột, hệ miễn dịch của người bệnh dễ suy giảm, lưu lượng màu tuần hoàn tới khớp gối cũng bị ảnh hưởng, tạo điều kiện cho các yếu tố gây hại tấn công, gây viêm nhiễm, làm tràn dịch tái phát.
Để giảm bớt ảnh hưởng khi thời tiết giao mùa, người bệnh cần chủ động bảo vệ khớp gối và cơ thể bằng cách thường xuyên xoa bóp chân (từ đùi đến mắt cá) để cải thiện lưu thông máu, kết hợp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và lựa chọn trang phục phù hợp (giữ ấm vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè).
4.5. Tái khám định kỳ sau điều trị
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần đi khám đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ để điều chỉnh phác đồ phù hợp, tăng hiệu quả kiểm soát bệnh. Sau đó, chủ động tái khám định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm trường hợp tái phát cũng như đảm bảo theo dõi sức khỏe một cách tốt nhất.
☛ Tham khảo: Khám tràn dịch khớp gối ở đâu uy tín?
5. Kết hợp An Kiện Vương cải thiện tràn dịch khớp gối an toàn
Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để cải thiện sức khỏe xương khớp, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tràn dịch khớp gối đang là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Nổi trội trong số đó là viên uống An Kiện Vương – sản phẩm đã được các chuyên gia hàng đầu tại Đại học Y Hà Nội nghiên cứu, chứng minh có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ giảm viêm đau, làm chậm quá trình thoái hóa.
Công thức bào chế An Kiện Vương là sự kết hợp bộ ba thảo dược quý giá: IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ), MyrliqTM(chiết xuất Một dược) và Nhũ hương:
- IridoforceTM được nhập khẩu trực tiếp từ hãng dược phẩm Naturex, Pháp với hàm lượng hoạt chất Harpagosides đạt 40% cao nhất trên thị trường, gấp 20 lần so với Chiết xuất Móng quỷ thông thường. Chế phẩm IridoforceTMcó thể cải thiện triệu chứng đau do viêm khớp chỉ sau 15 ngày sử dụng, tăng chất bôi trơn khớp axit hyaluronic lên 41% và hỗ trợ phục hồi sụn khớp.
- MyrliqTM được chiết xuất bằng công nghệ CO2 siêu tới hạn cho hàm lượng Furanodiens cao nhất, nhờ đó có tác dụng chống viêm vượt trội. Giúp người bệnh khắc phục nguyên nhân gây ra tràn dịch khớp gối.
- Nhũ hương kết hợp với MyrliqTM có khả năng cho hiệu quả giảm viêm đau mạnh, đồng thời giúp kéo dài tác dụng chống viêm so với sử dụng riêng lẻ từng chiết xuất. Ngoài ra, Nhũ hương còn có công dụng ngăn chặn thoái hoá khớp gối, giảm mức độ tổn thương khớp tràn dịch khớp.
Sản phẩm An Kiện Vương còn chứa nhiều dưỡng chất cần thiết giúp nuôi dưỡng sụn khớp, duy trì cấu trúc ổn định của khớp gối như: Cốt toái bổ, boron, vitamin K2, collagen tuýp 2, glucosamin.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Trên đây là toàn bộ thông tin về các phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối và cách chăm sóc trong và sau khi điều trị. Hy vọng những nội dung này có thể giúp ích được cho bạn.
Tài liệu tham khảo
https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/14512-arthrocentesis-joint-aspiration
https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/joint-aspiration
https://syt.thanhhoa.gov.vn/web/trang-chu/thong-tin-can-biet/nguy-co-benh-khop-tan-pha-co-the-khi-chuyen-mua.html
https://www.arthritis.org/health-wellness/healthy-living/managing-pain/fatigue-sleep/sleep-and-pain