Xét nghiệm hình ảnh là một trong những phương pháp giúp chẩn đoán xác định thoái hóa khớp có độ chính xác cao và phổ biến nhất hiện nay. Dựa vào phim chụp, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về bệnh tình cũng như có phương án điều trị phù hợp nhất. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn đọc một số hình ảnh thoái hóa khớp theo từng vị trí cụ thể.
Mục lục
Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là bệnh xương khớp mạn tính, diễn tiến âm thầm theo thời gian. Tổn thương cơ bản của bệnh là tình trạng thoái hóa của sụn khớp, kèm những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch. Bệnh thường xảy ra do quá trình lão hóa hoặc do sụn khớp phải chịu áp lực liên tục kéo dài.

Bệnh có thể khởi phát tại bất kỳ vị trí nào, trong đó cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp gối, khớp háng, khớp vai, khớp ngón tay, khớp bàn tay, cổ tay,… là những vị trí dễ bị thoái hóa nhất. Khi bị thoái hóa khớp, người bệnh thường cảm thấy đau nhức, cứng khớp, có tiếng lục khục tại ổ khớp, hạn chế khả năng vận động.
☛ Tìm hiểu thêm: Triệu chứng thoái hóa khớp theo từng vị trí
Phương pháp chẩn đoán hình ảnh thoái hóa khớp
Do triệu chứng thoái hóa khớp không điển hình nên người bệnh thường khó phát hiện. Để chẩn đoán chính xác căn bệnh này cũng như đánh giá được mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, siêu âm khớp, chụp cắt lớp (CT),…
Chụp X-quang
Chụp X-quang được ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán thoái hóa khớp. Phương pháp này sử dụng tia X tạo ra hình ảnh về xương, mô mềm và các cơ quan quanh khớp. Dựa vào phim X-quang, bác sĩ có thể quan sát được tình trạng hẹp khe khớp, gai xương ở rìa khớp, gãy xương và đặc xương dưới sụn,… Ngoài ra, hình ảnh X-quang cũng cho phép phát hiện các u nang xương.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Chụp cộng hưởng từ là kỹ thuật hiện đại, tạo ra hình ảnh 3 chiều cho phép quan sát chi tiết xương và mô mềm. Phương pháp này có thể phát hiện biến đổi về sinh hóa sụn ngay từ khi chưa có triệu chứng lâm sàng. Dựa vào hình ảnh chụp MRI, bác sĩ có thể quan sát được tình trạng viêm mô mềm, mức độ thoái hóa sụn khớp và các mảnh xương nằm trong khớp.
Điều này không chỉ phục vụ cho chẩn đoán mà còn giúp tiên lượng bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất và theo dõi đáp ứng của bệnh nhân.
Siêu âm khớp
Siêu âm khớp là kỹ thuật rất nhạy trong việc phát hiện u nang hoạt dịch, thường hình thành ở những người thoái hóa khớp. Ngoài ra, siêu âm khớp giúp bác sĩ đánh giá được mức độ tổn thương dây chằng và các gân cơ quanh khớp.

Chụp cắt lớp (CT)
Hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (CT) cho phép quan sát những tổn thương sụn khớp và phần xương dưới sụn rất nhỏ mà trên phim X-quang có thể không phát hiện được.
Ngoài ra, hình ảnh chụp CT còn giúp xác định các bất thường của khớp như hẹp khe khớp, gai xương, đặc xương dưới sụn,… Đồng thời, dựa vào ảnh chụp CT, bác sĩ có thể phát hiện u nang hình thành, gãy xương, tổn thương mô mềm xung quanh,…
Hình ảnh thoái hóa khớp theo từng vị trí
Dưới đây là một số hình ảnh thoái hóa khớp theo từng vị trí cụ thể.
Thoái hóa khớp cột sống cổ


☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Hình ảnh chi tiết thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa khớp cột sống lưng


Hình ảnh thoái hóa khớp vai


Thoái hóa khớp khuỷu tay

Hình ảnh thoái hóa khớp bàn tay


Hình ảnh thoái hóa khớp gối

☛ Xem thêm: Hình ảnh thoái hóa khớp gối theo từng giai đoạn
Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp bàn chân

Làm gì khi có hình ảnh chẩn đoán thoái hóa khớp?
Khi có chẩn đoán xác định thoái hóa khớp, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp. Mặc dù thoái hóa khớp là bệnh mạn tính và chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn, nhưng việc kết hợp giữa điều trị y tế và thay đổi thói quen lối sống sẽ giúp kiểm soát tốt triệu chứng bệnh, đồng thời ngăn ngừa thoái hóa khớp tiến triển.
Điều trị y tế
Tùy theo tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ phù hợp nhất. Dưới đây là một số biện pháp điều trị được áp dụng hiện nay:
Sử dụng thuốc

Để cải thiện triệu chứng đau nhức, cứng khớp, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như:
- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol có tác dụng giảm đau mức độ nhẹ và trung bình.
- Thuốc giảm đau chống viêm NSAID: Ibuprofen, Diclofenac,… có tác dụng giảm đau mức độ vừa và nặng, cải thiện chứng sưng viêm khớp.
- Thuốc giảm đau trung ương: Được chỉ định khi bệnh nhân có những cơn đau nghiêm trọng và không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.
- Thuốc chống viêm Corticoid: Được chỉ định tiêm trực tiếp vào ổ khớp để loại bỏ triệu chứng đau nhanh chóng, áp dụng cho trường hợp thoái hóa khớp kèm sưng viêm nặng.
- Thuốc giãn cơ: Có tác dụng thư giãn cơ, cải thiện tình trạng co cứng cơ, hỗ trợ tăng cường chức năng vận động.
- Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Glucosamine, acid hyaluronic,… có tác dụng bổ sung chất nhờn dịch khớp, tăng cường khả năng hồi phục tổn thương.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Top thuốc trị thoái hóa khớp hiệu quả nhất
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị kết hợp cho bệnh nhân thoái hóa khớp, có tác dụng làm giảm đau nhức xương khớp, đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu, rút ngắn thời gian hồi phục tổn thương, từ đó tăng cường chức năng vận động của người bệnh. Các phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng hiện nay là nhiệt trị liệu, điện trị liệu, châm cứu, bấm huyệt, massage, bài tập,…
Phẫu thuật

Trường hợp bệnh nhân bị hạn chế vận động nghiêm trọng, hẹp khe khớp nhiều, biến dạng khớp gây ra khuyết tật trung bình và nặng thì có thể được bác sĩ cân nhắc điều trị ngoại khoa. Tùy vào tình trạng của mỗi người bệnh, các biện pháp khác nhau sẽ được cân nhắc lựa chọn. Ví dụ như nội soi khớp làm sạch ổ khớp, thay thế một phần hoặc toàn bộ khớp,…
Thay đổi thói quen, lối sống
Tình trạng thoái hóa xảy như một quy luật tự nhiên, rất khó tránh khỏi khi bước sang tuổi trung niên và cao tuổi. Tuy vậy, chúng ta vẫn có thể phòng ngừa, làm chậm quá trình này bằng cách điều chỉnh thói quen, lối sống, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cụ thể:
- Cần tránh các tư thế và các động tác quá mạnh, đột ngột trong hoạt động sinh hoạt, lao động hàng ngày.
- Tránh để tăng cân mất kiểm soát, hạn chế gia tăng áp lực lên khớp xương.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý sau khi làm việc.
- Suy nghĩ lạc quan, hạn chế stress, áp lực.
- Tránh mang vác vật nặng quá sức.
- Duy trì luyện tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe,…
- Chế độ ăn uống nhiều rau xanh, thức ăn có hàm lượng canxi cao như súp lơ, cải xanh, hải sản, tôm, cua, xương heo,…
- Hạn chế tối đa các thực phẩm có khả năng thúc đẩy phản ứng viêm, gây ảnh hưởng xấu đến xương khớp như thịt bò, thịt chó, bánh kẹo ngọt,… đồng thời tránh xa rượu bia, thuốc lá,…
An Kiện Vương – giải pháp cho người thoái hóa khớp!
Thoái hóa khớp là bệnh mạn tính, đòi hỏi người bệnh kiên trì điều trị trong một thời gian dài. Các cơn đau nhức kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà đôi khi còn khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi triền miên, suy nhược cơ thể,… Để cải thiện tình trạng này về lâu dài, rất nhiều người đã tìm đến viên uống An Kiện Vương – lựa chọn hàng đầu cho những người đang mắc vấn đề về xương khớp trong đó có thoái hóa khớp.

An Kiện Vương là sự kết hợp của các dược liệu quý hiếm trong tự nhiên, trong đó nổi bật là bộ 3: IridorforeTM (chiết xuất Móng quỷ), MyrliqTM (chiết xuất Một dược) và Nhũ hương cùng với các dưỡng chất khác có tác dụng:
- Cải thiện đau nhức nhanh chóng tại xương khớp bị thoái hóa mà không gây hại dạ dày.
- Giảm sưng viêm nhờ khả năng ức chế các yếu tố tiền viêm và men xúc tác quá trình viêm.
- Thúc đẩy tái tạo chất nền sụn khớp glycosaminoglycan và chất bôi trơn khớp acid hyaluronic, tăng tốc độ hồi phục tổn thương.
- Bổ sung dưỡng chất Glucosamine, Collagen type 2, Boron,… giúp nuôi dưỡng xương khớp chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa.
Với thành phần chủ yếu từ thảo dược tự nhiên, An Kiện Vương không gây tác dụng phụ ngay cả khi sử dụng lâu dài. Sản phẩm đã được cấp phép bởi Bộ Y tế và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Trên đây là tổng hợp một số hình ảnh thoái hóa khớp ở các vị trí khác nhau và các biện pháp điều trị bệnh đang được áp dụng hiện nay. Hơn hết, người bệnh cần chủ động theo dõi sức khỏe, tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị, đồng thời tái khám định kỳ để phát hiện và ngăn chặn sớm các biến chứng khó lường.
Tài liệu tham khảo:
https://www.hss.edu/conditions_osteoarthritis-imaging-overview.asp
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6190779/