Khô khớp là hiện tượng thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là những người mắc các bệnh lý xương khớp. Không chỉ gây đau nhức, khô khớp còn khiến ta gặp khó khăn khi di chuyển, vận động, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Hãy cùng manhxuongkhop.com tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này để có những biện pháp cải thiện hiệu quả nhất.
Mục lục
Khô khớp là gì?
Tại các ổ khớp luôn có một lượng dịch nhầy nhất định được tiết ra giúp bôi trơn, làm giảm ma sát giữa các sụn khớp khi vận động. Khô khớp chính là hiện tượng chất bôi trơn tiết ra không đủ, khiến sụn khớp ma sát vào nhau khi cử động, gây ra tình trạng viêm, đau ở các khớp.
Khô khớp có thể gặp ở tất cả các khớp nối trên cơ thể như khớp vai, khớp cổ, khớp gối, khớp háng, khớp cổ chân,… Tình trạng này chủ yếu thường gặp ở người lớn tuổi và những người trẻ ít vận động.
☛ Có thể bạn quân tâm: Chứng khô khớp gối!
Nguyên nhân gây hiện tượng khô khớp
Khô khớp được xác định chủ yếu liên quan đến các nguyên nhân bao gồm:
Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể
Tuổi càng cao, khả năng hoạt động, tái tạo các tế bào của cơ thể càng kém, lượng dịch nhầy tiết ra tại khớp cũng theo đó mà suy giảm, khiến các khớp không được bôi trơn và ma sát trực tiếp lên nhau khi cử động, lâu dần sụn khớp bị hao mòn và làm tổn thương các xương dưới sụn.
Chấn thương
Sau những chấn thương như gãy, dập xương, trật khớp hoặc té ngã và va đập mạnh… có thể làm sụn khớp bị tổn thương, bề mặt sụn không còn trơn nhẵn mà trở nên sần sùi, giảm tính đàn hồi và trở nên yếu hơn, dễ nứt vỡ.
Những tổn thương tại sụn khớp sẽ làm giảm lượng dịch tiết, khiến sụn hoặc thậm chí là các xương dưới sụn ma sát vào nhau khi cử động, gây đau nhức, co cứng và khó khăn cho người bệnh trong vận động, sinh hoạt.
Lười vận động
Những người lười vận động thường có hệ thống xương khớp yếu, dễ bị tổn thương, đồng thời cũng phải đối mặt với nguy cơ khô khớp và các bệnh lý xương khớp khác. Tình trạng này cũng thường xuyên xuất hiện ở những người có công việc ngồi lâu một chỗ như nhân viên văn phòng.
Vận động nặng
Vận động nặng làm gia tăng áp lực tại các khớp, khiến các ổ khớp mất đi tính ổn định, dẫn đến những tổn thương, gây hao mòn sụn khớp, ảnh hưởng đến khả năng tiết dịch và khiến khớp bị khô. Chính vì vậy khô khớp thường xảy ra ở những người có công việc nặng nhọc, thường xuyên bê vác nặng hoặc vận động mạnh.
Thừa cân béo phì

Khi cơ thể bị thừa cân béo phì, hệ thống xương khớp sẽ phải chịu thêm nhiều áp lực, đặc biệt là đôi chân, với phần khớp gối, khớp cổ chân.
Thực tế cho thấy những người béo phì thường bị đau khớp gối, khớp cổ chân và có tỷ lệ mắc khô khớp cao hơn rất nhiều so với những người có chỉ số cân nặng bình thường.
Bệnh lý
Các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, viêm màng hoạt dịch khớp, hoặc các dị tật bẩm sinh khiến xương khớp bị biến dạng,… cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng khô khớp.
Dấu hiệu nhận biết khô khớp
Khi mới bị khô khớp, người bệnh sẽ khó nhận thấy được những tín hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, nếu chú ý lắng nghe cơ thể, ta có thể nhận thấy một vài dấu hiệu bất thường dưới đây:
- Khớp phát ra âm thanh khi vận động: Dịch nhầy không đủ để bôi trơn các khớp, khiến các khớp ma sát vào nhau khi vận động làm phát ra các tiếng kêu răng rắc, lục khục khi di cử động.
- Đau nhức các khớp: Đây là triệu chứng dễ dàng nhận thấy, người bệnh có thể cảm thấy các khớp đau nhẹ hoặc đau dữ dội mỗi khi vận động hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
- Căng cứng khớp: Là tình trạng tất yếu khi các ổ khớp không có đủ lượng dịch nhầy để bôi trơn. Cứng khớp gây ra tình trạng khó khăn khi cử động hoặc thu hẹp biên độ. Tình trạng này thường diễn ra sau khi ngủ dậy hoặc sau nghỉ ngơi.
- Sưng tấy, nóng đỏ: Ngoài những triệu chứng kể trên, một vài trường hợp người bệnh khô khớp có kèm theo hiện tượng sưng tấy, nóng đỏ tại vùng cơ thể có khớp bị khô.
☛ Tham khảo thêm: 6 Triệu chứng khô khớp gối điển hình
Khô khớp có nguy hiểm không?
Khô khớp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến tình trạng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, khả năng vận động ngày càng trở nên hạn chế và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Giảm sức khả năng vận động: Các hoạt động thường ngày như đi lại, đứng lên, ngồi xuống, cầm nắm, trở nên khó khăn.
- Đau xương khớp mãn tính: Khi các sụn khớp dần bị bào mòn làm lộ ra phần xương dưới sụn, khiến các xương tiếp xúc, ma sát trực tiếp lên nhau, gây ra hiện tượng đau nhức kéo dài.
- Thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp: Cấu tạo của sụn khớp không có mạch máu và các dây thần kinh đi qua, chúng chủ yếu hấp thu dinh dưỡng nhờ vào sự thẩm thấu của các xương dưới sụn, dịch khớp và màng hoạt dịch. Do đó, khô khớp sẽ khiến sụn khớp không được nuôi dưỡng, thúc đẩy quá trình thoái hóa ở các khớp.
- Biến dạng khớp, teo cơ: Việc các xương ma sát trực tiếp vào nhau khi vận động gây tổn thương cấu trúc xương dưới sụn, cơ thể phản ứng lại bằng cách tăng lắng đọng canxi để sửa chữa và dần dần hình thành gai xương. Ngoài ra, tình trạng khô khớp diễn tiến nặng có thể khiến các cơ quanh khớp bị teo, khiến quá trình vận động trở nên cực kỳ khó khăn.
Bị khô khớp khi nào cần thăm khám?
Hiện nay còn rất nhiều người có tâm lý chủ quan với các dấu hiệu khô khớp. Nếu triệu chứng nhẹ, ta có thể cải thiện tình trạng bằng cách duy trì vận động và điều chỉnh – bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, trong những trường hợp dưới đây, người bệnh cần đến bác sĩ để được thăm khám càng sớm càng tốt:
- Khớp đau nhức nghiêm trọng
- Khớp bị biến dạng
- Sưng khớp, cứng khớp
- Có nguy cơ teo cơ
- Giảm sức mạnh và khả năng cử động khớp
- Khu vực khớp bị tổn thương xuất hiện dấu hiệu nóng đỏ.
Chẩn đoán khô khớp bằng cách nào?
Để có thể chẩn đoán chính xác tình trạng và nguyên nhân gây khô khớp, các bác sĩ có thể áp dụng những kỹ thuật sau:
Chẩn đoán lâm sàng

Ở giai đoạn chẩn đoán lâm sàng, các bác sĩ sẽ tiến hành khai thác thông tin bệnh sử và kiểm tra các triệu chứng bên ngoài như sưng, đỏ khớp. Sau đó, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số động tác giúp kiểm tra khả năng vận động, biên độ mở rộng của khớp.
Cùng với kiểm tra khả năng vận động, các bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ đau, cứng khớp, từ đó đánh giá mức độ nghiêm trọng và những khớp bị ảnh hưởng.
Xét nghiệm máu
Phương pháp xét nghiệm máu thường được chỉ định trong trường hợp khi bác sĩ nghi ngờ khô khớp là triệu chứng của các dạng viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh gout,…
Kết quả xét nghiệm máu giúp các bác sĩ đánh giá sơ bộ mức độ viêm (thông qua CRP, tốc độ máu lắng), tìm yếu tố dạng thấp, đo nồng độ acid uric…để xác định nguyên nhân gây khô khớp một cách chính xác.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Chụp X-quang
Chụp X-quang là phương pháp không xâm lấn, giúp phát hiện các tổn thương dưới sụn và những tổn thương ở xương khớp như gai xương, tổn thương dưới sụn và những bất thường của xương thông qua phim chụp rõ nét.
Chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI)
Đây cũng là những phương pháp thường được dùng để chẩn đoán các bệnh xương khớp. Trong chẩn đoán khô khớp, 2 phương pháp này có thể cho phép kiểm tra toàn bộ ổ khớp, đánh giá tình trạng hao mòn sụn, mức độ tổn thương mô mềm và các bất thường khác (nếu có) gây ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch nhầy ở khớp.
Siêu âm
Ngoài những phương pháp kể trên, siêu âm cũng thường được sử dụng để phát hiện những bất thường ở phần mềm quanh khớp và sụn khớp,…
☛ Tham khảo thêm tại: Khám xương khớp ở đâu uy tín?
Điều trị khô khớp bằng cách nào?
Để điều trị khô khớp, bước đầu cần xác định được căn nguyên gây ra tình trạng này, sau đó lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc và điều trị khô khớp thường được áp dụng:
Thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt
Với những tình trạng khô khớp nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể cải thiện các triệu chứng nhờ vào việc thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt. Đồng thời, đây cũng là biện pháp kết hợp tuyệt vời với những phương pháp khác, giúp rút ngắn thời gian điều trị, gia tăng sức khỏe xương khớp, từ đó giúp nâng cao chất lượng đời sống.
Người bệnh cần chú ý áp dụng một số biện pháp sau:
- Nghỉ ngơi hợp lý, chú ý ngủ đủ giấc và tránh thức khuya.
- Tránh vận động quá sức làm gia tăng áp lực lên xương khớp và hạn chế tổn thương trở nghiêm trọng hơn.
- Không nên ngồi quá lâu một chỗ, với một tư thế.
- Chú ý điều chỉnh và duy trì cân nặng hợp lý để giảm bớt áp lực cho xương khớp.
- Duy trì thói quen luyện tập và vận động nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng để nâng cao thể lực.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng khô khớp. Người bệnh nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng những thực phẩm sau:
Thực phẩm giàu omega 3: Omega 3 là dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và có khả năng cải thiện tốt tình trạng khô khớp. Omega 3 có nhiều trong các loại cá như các hồi, cá ngừ, cá thu. Ngoài ra, dầu cá cũng là nguồn bổ sung omega 3 tuyệt vời.
Thực phẩm giàu canxi: Những loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, trứng, sữa,…. sẽ giúp bổ sung canxi cho cơ thể, hỗ trợ duy trì hệ xương khớp chắc khỏe hơn.
Rau màu xanh đậm: Các loại rau màu xanh đậm thường chứa nhiều khoáng chất như vitamin D, kẽm và các loại hợp chất phytochemical có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. Ngoài ra, đậu bắp và rau mồng tơi cũng là những thực phẩm giúp bổ sung chất nhờn tự nhiên cho xương khớp rất tốt.
Trái cây tươi: Trái cây tươi, là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào giúp bổ sung dưỡng chất, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, những loại trái cây như bưởi, cam, đu đủ, dứa,… có khả năng giúp cơ thể tăng cường hấp thu canxi và vitamin D làm giảm các triệu chứng viêm khớp.
☛ Chi tiết: Người bị khô khớp nên ăn gì kiêng gì?
Vật lý trị liệu
Các biện pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng trong điều trị khô khớp bao gồm: chườm nóng, chiếu đèn hồng ngoại, sóng ngắn và kết hợp các bài tập vận động.
Để các áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu một cách có hiệu quả, người bệnh sẽ cần đến sự hướng dẫn, giám sát trực tiếp từ những người có chuyên môn, giàu kinh nghiệm.
Tất cả các biện pháp nêu trên chỉ là giải pháp kết hợp, mang tính chất hỗ trợ cải thiện tình trạng khô khớp. Trong nhiều trường hợp việc can thiệp điều trị bằng thuốc hoặc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ là vô cùng cần thiết. Đặc biệt với trường hợp khô khớp có diễn biến nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm phẫu thuật.
Dùng thuốc

Sử dụng thuốc là biện pháp phổ biến trong điều trị các vấn đề liên quan đến xương khớp, bao gồm cả khô khớp. Tùy vào tình trạng của người bệnh bệnh, các loại thuốc sử dụng có thể sẽ bao gồm:
- Thuốc giảm đau Acetaminophen: Thuốc này có khả năng giảm đau, hạ sốt, thường được dùng cho người bệnh khô khớp có mức độ đau từ nhẹ đến vừa. Tuy nhiên, Acetaminophen không có tác dụng giảm sưng viêm.
- Thuốc chống viêm không steroid: Các thuốc này thường được dùng trong điều trị các cơn đau vừa và làm giảm tình trạng sưng viêm.
- Corticosteroid dạng tiêm: Những thuốc này có tác dụng giảm đau tại chỗ và chống viêm mạnh. Khi các loại thuốc điều trị khô khớp kể trên không đạt hiệu quả, Corticosteroid sẽ được các bác sĩ cân nhắc chỉ định.
- Steroid dạng tiêm: Steroid có tác dụng ức chế miễn dịch, giảm đau, chống viêm. Nếu tình trạng khô khớp diễn ra nghiêm trọng với nguyên nhân được xác định do viêm khớp, các bác sĩ có thể sẽ chỉ định tiêm steroid cho bệnh nhân.
- Glucosamine: Là những dạng thuốc bổ sung phổ biến trong điều trị khô khớp. Chúng có tác dụng chính là bổ sung chất nhờn và giúp kích thích cơ thể sản sinh dịch nhầy khớp tự nhiên. Từ đó giúp tăng khả năng tái tạo và phục hồi các khớp.
- Collagen tuýp 2: Collagen tuýp 2 có khả năng hỗ trợ tái tạo tế bào sụn khớp, kích thích tăng sinh dịch nhờn bôi trơn khớp và làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
- Acid hyaluronic: Thuốc acid hyaluronic có thể được dùng bằng đường uống hoặc tiêm. Thuốc có tác dụng tái tạo sụn khớp, tăng sinh chất nhầy, duy trì khả năng vận động và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp,…
- Chondroitin Sulfate: Những thuốc này có tác dụng tái tạo và làm lành các tổn thương ở sụn khớp, kích thích sản sinh chất bôi trơn, giúp các khớp vận động trơn tru, mềm mại hơn. Đồng thời chúng cũng có khả năng giảm đau trong thời gian ngắn và giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp, loãng xương.
☛ Có thể bạn quan tâm: Lựa chọn thuốc bôi trơn khớp bằng cách nào?
Sử dụng thuốc Tây thường mang lại hiệu quả nhanh chóng tuy nhiên chỉ là giải pháp tạm thời, những cơn đau nhức có thể quay lại sau khi ngưng thuốc. Vì thế, với trường hợp khách hàng đau nhiều và xuất hiện các cơn đau cấp, thì việc sử dụng thuốc tây sẽ tốt cho người bệnh, giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng, mang tính tức thì. Khi sử dụng cần phối hợp nhiều loại thuốc trong một phác đồ điều trị: như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc bổ sung dưỡng chất. Về lâu dài người bị khô khớp nên kết hợp sử dụng các giải pháp từ tự nhiên như An Kiện Vương để hỗ trợ cải thiện đẩy lùi tình trạng khô khớp và tránh tái phát.
An Kiện Vương – giải pháp vượt trội cải thiện khô khớp

Viên uống An Kiện Vương được bào chế từ chủ yếu từ các thành phần thiên nhiên, trong đó nổi trội nhất là bộ 3 dược liệu quý IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ), MyrliqTM (chiết xuất Một dược), Nhũ hương.
Chiết xuất IridoforceTM có hàm lượng hoạt chất Harpagoside đạt 40%, cao gấp 20 lần so với chiết xuất Móng quỷ thông thường. Chiết xuất Móng quỷ này có khả năng tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycan lên 38% và tăng chất bôi trơn sụn khớp acid hyaluronic lên 41%, giúp thúc đẩy quá trình tái tạo sụn khớp và tăng khả năng vận động các khớp.
Sự kết hợp của Nhũ hương và Một dược cũng mang đến cho An Kiện Vương khả năng chống viêm, giảm đau vượt trội, đặc biệt là khả năng làm chậm quá trình thoái hóa khớp, giúp người bệnh duy trì hệ thống xương khớp ổn định, chắc khỏe hơn.
Ngoài bộ 3 dược liệu kể trên, trong An Kiện Vương còn chứa cao Cốt toái bổ và những thành phần như Glucosamine, Vitamin K2, Collagen tuýp 2, Boron, giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ tăng tiết dịch nhầy tự nhiên ở các khớp, nuôi dưỡng và duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh.
Mặc dù không có tác dụng nhanh chóng như thuốc Tây y, sau khoản 2 tuần sử dụng người bệnh mới cảm nhận được sự cải thiện rõ rệt bởi thành phần hoàn toàn từ thảo dược. Đổi lại An Kiện Vương an toàn và lành tính, có thể sử dụng lâu dài, tích hợp nhiều tác dụng trong cùng 1 sản phẩm.
Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán An Kiện Vương, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, hãy CLICK VÀO ĐÂY
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sản phẩm An Kiện Vương hoặc tình trạng khô khớp, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi bằng cách gọi điện trực tiếp đến tổng đài miễn cước 1800 1037 để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất.
Nguồn tham khảo
https://ihr.org.vn/kho-khop-11552.html
https://ihr.org.vn/thuoc-tri-kho-khop-12171.html