Khô khớp ngón tay không chỉ thúc đẩy thoái hóa tiến triển mà còn gây ra hiện tượng cứng khớp, thậm chí là đau nhức. Vậy khô khớp ngón tay là gì,có biểu hiện ra sao và có cần điều trị hay không? Hãy cùng manhxuongkhop.com tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này để có cách khắc phục hiệu quả nhé!
Mục lục
- Khô khớp ngón tay là gì?
- Nguyên nhân gây khô khớp ngón tay
- Triệu chứng thường gặp khi bị khô khớp ngón tay
- Khô khớp ngón tay có cần điều trị không?
- Khi có dấu hiệu nghi ngờ bị khô khớp ngón tay phải làm sao?
- Làm sao để cải thiện các triệu chứng khô khớp ngón tay?
- Kết hợp An Kiện Vương cải thiện khô khớp ngón tay
Khô khớp ngón tay là gì?
Ngón tay con người được cấu tạo từ các đốt xương, phần tiếp nối giữa hai đốt xương được gọi là khớp ngón tay. Thông thường, mỗi ngón tay sẽ có hai khớp, riêng ngón cái chỉ có 1 khớp.
Cấu tạo của khớp ngón tay gồm có sụn khớp, bao khớp và màng hoạt dịch. Khô khớp ngón tay xảy ra khi lượng dịch nhầy tiết ra ở ổ khớp bị giảm sút hoặc không tiết dịch. Lúc này các khớp tại đây sẽ không có đủ lượng dịch bôi trơn cần thiết, khiến việc cử động các ngón tay gặp khó khăn do sụn khớp ma sát trực tiếp lên nhau.
Hiện tượng khô khớp ngón tay thường xuất hiện ở người trung niên và cao tuổi hoặc những người thường xuyên sử dụng ngón tay trong thời gian dài như nhân viên phòng, thợ thủ công (đan móc, thêu thùa, đính kết,…), đầu bếp, người làm công việc nội trợ,…
☛ Tham khảo thêm tại: Chứng khô khớp
Nguyên nhân gây khô khớp ngón tay
Theo các chuyên gia, tuổi tác cùng quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khô khớp ngón tay. Bên cạnh đó, hiện tượng này cũng có thể xuất hiện bởi các yếu tố nguy cơ như: chấn thương, đặc thù công việc, chế độ ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng,… Cụ thể:
- Tuổi tác: Tuổi càng cao, nguy cơ bị khô khớp ngón tay càng cao. Theo thời gian, xương khớp sẽ dần trở nên lão hóa, làm suy giảm khả năng tiết dịch nhầy tại các khớp, khiến khớp bị khô.
- Chấn thương ở ngón tay: Những chấn thương ở ngón tay như trật khớp, gãy xương,… có thể khiến cấu trúc sụn khớp tại đây bị ảnh hưởng, mất đi tính đàn hồi vốn có và dễ bị tổn thương, suy yếu, làm ảnh hưởng đến khả năng tiết dịch nhầy bôi trơn khớp.
- Đặc thù công việc: Những người thường xuyên sử dụng khớp ngón tay liên tục trong thời gian dài sẽ có nguy cơ cao bị khô khớp ngón tay. Ví dụ như nhân viên văn phòng, nhân viên vệ sinh, thợ thủ công,… Bên cạnh đó, những người thường xuyên mang vác vật nặng cũng có thể khiến ngón tay chịu nhiều áp lực, dễ bị tổn thương và dẫn đến khô khớp.
- Chế độ ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng trong thời gian dài sẽ khiến việc nuôi dưỡng sụn khớp bị ảnh hưởng, làm suy giảm khả năng tiết dịch bôi trơn khớp, khiến khớp ngón tay bị khô.
- Bệnh lý: Các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, gout,… cũng có thể gây ra tình trạng khô khớp ngón tay.
Triệu chứng thường gặp khi bị khô khớp ngón tay
Khi tình trạng khô khớp ngón tay mới tiến triển, người bệnh có thể bị đau nhức nhẹ và cảm thấy hơi tê mỏi tại vị trí ngón tay bị ảnh hưởng. Theo thời gian, khô khớp có thể gây ra các triệu chứng như:
- Phát ra tiếng kêu lục khục khi cử động ngón tay: Dịch nhầy bôi trơn không đủ sẽ khiến sụn khớp ma sát trực tiếp lên nhau khi người bệnh thực hiện các cử động như: co duỗi ngón tay, cầm nắm đồ vật,… làm xuất hiện những tiếng kêu răng rắc, lục khục.
- Đau nhức ngón tay: Khô khớp ngón tay kéo dài có thể khiến sụn khớp tại đây bị bào mòn, tổn thương, làm xuất những cơn đau. Tình trạng đau nhức thường xuất hiện khi vận động và thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi.
- Khớp ngón tay bị cứng: Không đủ lượng dịch nhầy bôi trơn có thể khiến khớp ngón tay bị cứng, đặc biệt vào buổi sáng khi thức dậy hoặc sau một thời gian nghỉ ngơi không hoạt động. Điều này sẽ làm hạn chế đến khả năng cầm nắm, bưng bê đồ vật của người bệnh.
Khô khớp ngón tay có cần điều trị không?
Trên thực tế, khô khớp ngón tay hoàn toàn không có khả năng đe dọa đến tính mạng, tuy nhiên tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
Đau nhức kéo dài: Hiện tượng giảm tiết hoặc không tiết dịch nhầy bôi trơn trong thời gian dài sẽ khiến sụn khớp bị tổn thương, dần bị bào mòn, nứt vỡ, khiến các xương dưới sụn ma sát trực tiếp lên nhau khi người bệnh thực hiện các cử động ngón tay, gây đau nhức dữ dội và dai dẳng.
Hạn chế khả năng vận động: Những cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội cùng với hiện tượng cứng khớp khiến khả năng cầm nắm, bưng bê đồ vật của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất công việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Thúc đẩy thoái hóa khớp ngón tay tiến triển: Cấu tạo của sụn khớp không có các mạch máu đi qua, chúng được nuôi dưỡng bằng cách thẩm thấu chất dinh dưỡng từ dịch khớp và màng hoạt dịch. Khớp bị khô sẽ khiến sụn khớp không được nuôi dưỡng, trở nên suy yếu, tạo điều kiện cho thoái hóa khớp tiến triển.
Khớp ngón tay bị biến dạng: Tình trạng khô khớp ngón tay nghiêm trọng sẽ khiến sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương, gây hiện tượng sưng viêm, thậm chí khiến hình thành các gai xương, làm cho ngón tay bị biến dạng.
Với những mối nguy tiềm ẩn mà khô khớp ngón tay mang lại, có thể thấy việc điều trị, cải thiện tình trạng này là vô cùng cần thiết để tránh biến chứng, duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ bị khô khớp ngón tay phải làm sao?
Trong trường hợp ngón tay có biểu hiện đau nhức, cứng khớp, khó khăn khi vận động, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và áp dụng các biện pháp điều trị.

Đặc biệt, trong những trường hợp dưới đây, người bệnh nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Khớp ngón tay bị đau nhức nghiêm trọng
- Khớp có biểu hiện sưng
- Sờ thấy da quanh khớp bị tổn thương có biểu hiện nóng, đỏ
- Khớp ngón tay bị biến dạng
- Giảm sức mạnh và khả năng cử động khớp,…
Làm sao để cải thiện các triệu chứng khô khớp ngón tay?
Tình trạng khô khớp ngón tay có thể được cải thiện bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm: dùng thuốc, áp dụng các bài tập, bổ sung dinh dưỡng hợp lý và xây dựng lối sống lành mạnh.
Sử dụng thuốc
Tùy vào mức độ biểu hiện của các triệu chứng, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc dưới đây:
- Thuốc giảm đau không kê đơn Acetaminophen: Có tác dụng giảm nhanh những cơn đau ở mức độ nhẹ, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
- Thuốc chống viêm không steroid: Được chỉ định trong trường hợp khô khớp ngón tay có mức độ đau nhẹ và vừa, kèm theo biểu hiện viêm. Một số thuốc thường dùng bao gồm: Aspirrin, Ibuprofen, Naproxen,…
- Tiêm steroid: Được chỉ định trong trường hợp khô khớp nghiêm trọng kèm theo biểu hiện viêm.
- Acid hyaluronic: Là thành phần cơ bản trong chất nhờn sụn khớp, có thể được bổ sung dưới dạng thuốc uống hoặc tiêm. Acid hyaluronic sẽ giúp tăng tiết dịch nhầy, làm chậm quá trình thoái hóa và duy trì khả năng vận động.
- Glucosamine hoặc Chondroi sulfate: Có tác dụng thúc đẩy làm lành tổn thương tại sụn khớp, kích thích tăng tiết dịch nhầy, tăng cường khả năng vận động.
- Collagen tuýp 2: Có khả năng hỗ trợ tái tạo tế bào sụn khớp, kích thích quá trình sản sinh dịch nhờn bôi trơn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Top thuốc trị khô khớp hàng đầu
Tập luyện
Tập luyện là một trong những cách tốt nhất giúp bạn cải thiện tình trạng khô khớp ngón tay. Các động tác nhẹ nhàng co duỗi khớp sẽ giúp dịch nhầy được điều tiết, phân bố đồng đều hơn, cải thiện tình trạng khô khớp. Ngoài ra, tập luyện cũng góp phần làm tăng độ dẻo dai, linh hoạt của các ngón tay, giúp tăng cường khả năng vận động.
Bài tập mở nắm tay
Bài tập này tuy đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại có thể cải thiện hiệu quả tình trạng cứng khớp ngón tay, giúp việc cử động trở nên linh hoạt hơn.
Thực hiện:
- Xòe bàn tay ra
- Từ từ nắm tay lại thành nắm đấm với một lực vừa phải, không nắm quá chặt
- Nhẹ nhàng duỗi các ngón tay về vị trí ban đầu
- Lặp lại động tác 10 lần, sau đó làm tương tự với bên tay còn lại.
Bài tập bóp bóng
Đây là bài tập giúp làm tăng sức mạnh ngón tay, cải thiện chức năng vận động và có thể giúp giải tỏa stress hiệu quả.
Thực hiện:
- Cầm một quả bóng chuyên dụng trong lòng bàn tay
- Tập trung dùng sức bóp quả bóng trong khoảng 5 giây, sau đó thả lỏng các ngón tay
- Lặp lại động tác từ 15-20 lần sau đó đổi tay và thực hiện tương tự.
Bạn nên duy trì tập luyện đều đặn với bài tập này khoảng 2-3 lần/ngày để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bài tập nâng ngón tay
Thường xuyên tập luyện bài tập này sẽ giúp giãn cơ, tăng phạm vi chuyển động của các ngón tay, cải thiện tình trạng cứng khớp.
Thực hiện:
- Đặt bàn tay trên mặt bàn, lòng bàn tay hướng xuống dưới
- Nhẹ nhàng nâng từng ngón tay lên khỏi mặt bàn rồi từ từ hạ xuống
- Lặp lại động tác từ từ 8-12 lần trên mỗi ngón tay, làm tương tự với bên tay còn lại
Ngoài động tác kể trên, bạn cũng có thể nhấc tất cả các ngón tay lên cùng một lúc sau đó lại hạ xuống.
Bài tập chạm ngón tay cái
Ngón cái giữ vai trò quan trọng trong việc cầm nắm. Bài tập này sẽ giúp bạn tăng cường phạm vi chuyển động của ngón tay cái, từ đó giúp người bệnh thực hiện các công việc trong cuộc sống sinh hoạt như đánh răng, cầm bút, sử dụng đũa, thìa,… một cách dễ dàng hơn.
Các động tác của bài tập này hết sức đơn giản:
- Đưa bàn tay ra trước mặt, giữ bàn tay thẳng với cổ tay
- Nhẹ nhàng chạm đầu ngón tay cái lần lượt với 4 đầu ngón tay còn lại
- Giữ nguyên động tác trong khoảng 30-60 giây
- Lặp lại động tác ít nhất 4 lần, thực hiện tương tự với bên tay còn lại.
Thay đổi lối sống thói quen sinh hoạt
Theo các chuyên gia, lối sống sinh hoạt lành mạnh không chỉ có tác dụng cải thiện sức khỏe mà còn góp phần mang lại hệ xương khớp khỏe mạnh dẻo dai. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây để có thể cải thiện chứng khô khớp ngón tay tốt hơn:
- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya.
- Duy trì thói quen tập luyện thể thao để cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng.
- Hạn chế bê vác vật nặng, bạn nên nhờ đến sự giúp sức của người khác hoặc các dụng cụ hỗ trợ để làm giảm bớt áp lực lên tay và các khớp.
- Với những người làm công việc thường xuyên phải dùng đến các ngón tay, hãy cho đôi tay được nghỉ ngơi sau mỗi 30-60 phút làm việc
- Không bẻ khớp ngón tay, việc làm này có thể khiến chúng bị tổn thương, làm tình trạng khô khớp trở nên trầm trọng
- Hạn chế tối đa sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ cải thiện khô khớp ngón tay và giúp duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh,…
Nếu bị khô khớp ngón tay, bạn không nên bỏ qua những thực phẩm như:
Sữa và các chế phẩm từ sữa: Là nguồn cung cấp canxi và vitamin D dồi dào cho cơ thể, giúp tăng cường mật độ xương, duy trì hệ xương khớp chắc khỏe. Ngoài các thực phẩm như sữa, sữa chua, pho mát, bạn có thể bổ sung Vitamin D và canxi từ trứng, tôm, cua, ghẹ,…
Cá và dầu cá: Đây là nhóm thực phẩm có chứa nhiều Omega-3 – một acid béo tự nhiên có khả năng chống viêm, chống oxy hóa hiệu quả, giúp cải thiện các triệu chứng khô khớp ngón tay. Ngoài ra, Omega-3 cũng có thể kích thích quá trình tiết dịch nhầy, hạn chế khô khớp.
Nước hầm xương động vật: Các món ăn được chế biến từ nước hầm xương, sụn và gân động vật sẽ giúp bổ sung glucosamine và chondroitin cho cơ thể, từ đó đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương tại sụn khớp, kích thích tăng tiết dịch nhầy, giúp các ngón tay cử động linh hoạt hơn.
Rau xanh và trái cây: Đây là nhóm thực phẩm rất giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt là các chất chống oxy hóa, giúp cải thiện các triệu chứng khô khớp và phòng ngừa thoái hóa. Một số rau quả nên bổ sung bao gồm: rau cải xoăn, cải bó xôi, bông cải xanh, đu đủ, cam, dứa, bưởi, cà chua,…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Khô khớp nên ăn gì kiêng gì?
Kết hợp An Kiện Vương cải thiện khô khớp ngón tay
Tuy mới ra mắt được một thời gian ngắn nhưng viên xương khớp An Kiện Vương đã nhận được sự quan tâm, tin dùng của rất nhiều người bệnh xương khớp trên khắp cả nước.
Mới đây, Đại học Y Hà Nội đã nghiên cứu và chứng minh hiệu quả của An Kiện Vương. Kết quả cho thấy sản phẩm có tác dụng giảm đau, chống viêm, làm chậm quá trình thoái hóa và cải thiện chức năng vận động các khớp.
Viên uống An Kiện Vương được bào chế từ bộ 3 dược liệu quý: chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương với những ưu điểm vượt trội:
IridoforceTM trong An Kiện Vương là chiết xuất Móng quỷ có hàm lượng hoạt chất đạt 40%, cao nhất thị trường, cao gấp 20 lần so với chiết xuất Móng quỷ thông thường. Ngoài công dụng chống viêm giảm đau, IridoforceTM còn có khả năng tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycan và chất bôi trơn acid hyaluronic, từ đó cải thiện hiệu quả tình trạng khô khớp ngón tay, tăng cường khả năng vận động của người bệnh.
MyrliqTM được nhập khẩu trực tiếp từ hãng dược phẩm Biosfered (Ý), là chiết xuất Một dược được chiết xuất bằng công nghệ CO2 siêu tới hạn, có hàm lượng hoạt chất Furanodiens cao nhất thị trường và không tồn dư tạp chất trong dịch chiết thu được. Đặc biệt, sự kết hợp giữa Một dược và Nhũ hương – bộ đôi kinh điển trong điều trị các bệnh xương khớp, giúp mang lại cho An Kiện Vương khả năng chống viêm, giảm đau mạnh mẽ, bảo vệ sụn khớp, hạn chế tổn thương lan tỏa.
Ngoài ra, sản phẩm còn chứa các thành phần khác như Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, giúp bổ sung dưỡng chất, kích thích tăng tiết dịch nhầy, nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương tại sụn khớp, từ đó cải thiện hiệu quả tình trạng khô khớp ngón tay, đồng thời làm chậm quá trình thoái hóa.
Để tìm địa chỉ nhà thuốc gần nhất có bán An Kiện Vương, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY
Hy vọng những thông tin manhxuongkhop.com cung cấp trên đây có thể giúp ích được cho bạn. Nếu còn thắc mắc liên quan đến tình trạng khô khớp ngón tay hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm An Kiện Vương, hãy liên hệ trực tiếp với các dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800 1037 để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp nhanh nhất. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Nguồn tham khảo:
https://ihr.org.vn/kho-khop-11552.html
https://suckhoedoisong.vn/10-cach-tap-the-duc-ban-tay-va-ngon-tay-16985577.htm
https://benhvienxuongkhop102.org/kho-khop-tay-2305.html