Thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp phổ biến, đã và đang gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của nhiều người. Để có thể phòng ngừa và cải thiện bệnh hiệu quả, ta cần nắm rõ được nguyên nhân gây bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây ra thoái hóa khớp? Hãy cùng manhxuongkhop.com làm rõ ngay sau đây.
Mục lục
Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là thuật ngữ chỉ tình trạng suy thoái tại sụn khớp và các xương dưới sụn, làm chúng mất đi cấu trúc và chức năng ban đầu. Đây là bệnh lý xương khớp mạn tính phổ biến ở nước ta, ước tính chiếm khoảng 10.41% tỷ lệ người mắc các bệnh xương khớp.
Bệnh có xu hướng tiến triển chậm, tăng dần mức độ theo thời gian. Ban đầu, người bệnh có thể sẽ không chú ý hoặc không cảm nhận được các dấu hiệu bất thường, tuy nhiên khi thoái hóa tiến triển, có thể gây ra tình trạng đau, cứng khớp, khó khăn khi vận động,…

Thoái hóa khớp có thể xảy ra tại bất kỳ khớp nào trên cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở các khớp thường xuyên phải hoạt động hoặc chịu trọng lượng từ cơ thể như khớp gối, khớp háng, cột sống, cổ chân, thậm chí là bàn tay, ngón tay,…
Theo các chuyên gia, thoái hóa khớp có thể được chia ra thành 2 loại là thoái hóa nguyên phát và thoái hóa thứ phát. Trong đó:
- Thoái hóa khớp nguyên phát còn được gọi là thoái hóa vô căn (không rõ nguyên nhân), thường xảy ra ở người lớn tuổi và có thể xuất hiện cùng lúc tại nhiều khớp trên cơ thể.
- Thoái hóa khớp thứ phát thường xuất hiện sau chấn thương, bệnh lý hoặc các yếu tố khác (di truyền, giới tính, béo phì,…) Thông thường thoái hóa khớp thứ phát chỉ gây ảnh hưởng đến 1 khớp.
Nguyên nhân nào gây thoái hóa khớp?
Bệnh thoái hóa khớp có thể xuất hiện bởi cả nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát. Cụ thể:
Nguyên nhân nguyên phát

Tuổi tác chính là nguyên nhân nguyên phát gây ra tình trạng thoái hóa khớp. Theo thời gian, sụn khớp bị bào mòn, suy yếu, nứt vỡ, thậm chí mất sụn. Kéo theo đó là hàm lượng nước trong sụn khớp dần tăng lên, làm cho Protid trong sụn suy giảm cả về chất lượng và số lượng, từ đó thúc đẩy quá trình thoái hóa sụn khớp.
Những thay đổi của vóc dáng cơ thể hoặc sức khỏe tổng thể không còn được như khi còn trẻ khiến sức cơ giảm sút, làm khả năng bảo vệ khớp suy giảm, điều này khiến tăng gánh nặng lên các khớp, làm chúng tổn thương và suy thoái nhanh hơn.
Nguyên nhân thứ phát
Nguyên nhân thứ phát được xác định là những yếu tố khiến gia tăng nguy cơ mắc thoái hóa khớp, bao gồm:
Chấn thương

Chấn thương góp phần vào sự phát triển của viêm xương khớp. Cụ thể, chấn thương có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc của khớp, đặc biệt là gãy xương, rách sụn chêm,… Trong một nghiên cứu có tên Framingham, những nam giới có tiền sử bị chấn thương đầu gối có nguy bị thoái hóa khớp gối cao gấp 5-6 lần so với những người không bị chấn thương ở khu vực này.
Nói một cách dễ hình dung: Những người bị gãy xương ở gần khớp nào thì dễ bị thoái hóa khớp ở khớp đó, những vận động viên bị chấn thương liên quan đến đầu gối có thể có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối, những người đã từng bị chấn thương ở lưng và đốt sống sẽ có khả năng cao bị thoái hóa cột sống.
Di truyền

Ước tính, có 50 đến 65% trường hợp thoái hóa khớp có liên quan đến yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có cha mẹ hoặc anh chị em của bị thoái hóa khớp, bạn cũng có thể mắc phải căn bệnh này.
Theo các chuyên gia, một số người có thể bị khiếm khuyết di truyền ở một trong những gen chịu trách nhiệm tạo ra sụn. Điều này khiến sụn bị khiếm khuyết, làm cho khớp bị thoái hóa nhanh hơn.
Trong một nghiên cứu về mối liên kết trên toàn bộ bộ gen, Kerkhof và cộng sự đã nhận thấy rằng alen C của rs3815148 trên nhiễm sắc thể 7q22 có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp gối và bàn tay (tăng 1,14 lần), đồng thời cũng làm tăng 30% nguy cơ mắc các bệnh tại đầu gối.
Giới tính
Rất nhiều nghiên cứu được thực hiện đã chỉ ra rằng phụ nữ có nguy cơ mắc thoái hóa khớp cao hơn nam giới, đặc biệt là sau 50 tuổi. Theo các chuyên gia, tình trạng suy giảm estrogen ở phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh có thể là một trong những nguyên nhân thúc đẩy thoái hóa tiến triển.
Béo phì

Béo phì khiến các khớp phải chịu thêm nhiều áp lực, đặc biệt là khớp gối, hông và cột sống, làm cho chúng trở nên suy yếu và dễ bị tổn thương. Từ đó làm gia tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
Ngoài yếu tố cơ học, mỡ thừa cũng được xác định là nguyên nhân gây phá hủy cấu trúc sụn khớp, làm tổn thương xương dưới sụn, tạo điều kiện cho thoái hóa khớp tiến triển.
Duy trì cân nặng hợp lý hoặc giảm trọng lượng dư thừa có thể giúp ích rất nhiều trong việc ngăn ngừa thoái hóa khớp, làm giảm tốc độ tiến triển của bệnh.
Đặc thù nghề nghiệp

Một số công việc đòi hỏi phải thực hiện các động tác lặp đi lặp lại hoặc bê vác vật nặng có thể khiến các khớp bị căng thẳng, thậm chí gây chấn thương, dẫn đến viêm khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp. Ví dụ, những người làm công việc đòi hỏi phải ngồi xổm và gập gối nhiều thì sẽ có nguy cơ phát triển thoái hóa khớp gối cao hơn.
Bên cạnh đó, những người thường xuyên chơi các môn thể thao vận động nhiều khớp cũng có thể tăng nguy cơ viêm khớp. Ví dụ như cầu thủ bóng đá, vận động viên điền kinh, cử tạ, vũ công chuyên nghiệp,… luôn có nguy cơ thoái hóa khớp cao hơn những người khác.
Bệnh lý và dị tật bẩm sinh
Thực tế cho thấy, những người bị viêm khớp dạng thấp, gout, đái tháo đường, huyết sắc tố, loạn sản khớp,… có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp. Ngoài ra, tình trạng như thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng, cũng có thể khiến thoái hóa khớp tiến triển.
Một số dị tật bẩm sinh trên xương khớp cũng có thể gây ra thoái hóa khớp. Ví dụ những người có dị tật bẩm sinh như cong vẹo cột sống có nhiều khả năng bị thoái hóa khớp cột sống, những người bị khoèo chân dễ bị thoái hóa khớp háng hoặc khớp cổ chân,…
Ai có nguy cơ bị thoái hóa khớp?
Thoái hóa khớp chủ yếu người lớn tuổi. Ngoài ra, những đối tượng dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác:
- Những người thường xuyên làm việc nặng như công nhân bốc vác, thợ xây dựng, thợ cơ khí,….
- Người ít vận động, thường xuyên ngồi lâu một chỗ như dân văn phòng, lái xe, thợ may,…
- Người bị thừa cân béo phì
- Người có tiền sử gia đình bị thoái hóa khớp
- Người có chấn thương tại xương và các khớp (trật khớp, gãy xương, rách sụn chêm,…)
- Người có tiền sử mắc các bệnh lý xương khớp như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp,…
- Người mắc các bệnh lý như gout, đái tháo đường, huyết sắc tố,…
- Người có dị tật bẩm sinh tại xương khớp.
☛ Tham khảo thêm: Triệu chứng thoái hóa khớp
Phòng ngừa và cải thiện thoái hóa khớp bằng cách nào?
Thoái hóa khớp được xác định là bệnh lý xương khớp mạn tính, không có cách nào để ngăn ngừa hoàn toàn căn bệnh này. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh bằng những cách dưới đây:
- Tránh chấn thương: Chấn thương do lao động, chơi thể thao hoặc tai nạn đều có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Vì vậy hãy chú ý đến an toàn trong quá trình sinh hoạt và làm việc, đồng thời khởi động kỹ trước khi chơi thể thao, tránh tập luyện quá sức.
- Kiểm soát cân nặng: Nghiên cứu Framingham đã chứng minh rằng những giảm khoảng 5kg trọng lượng cơ thể sẽ giúp giảm được 50% nguy cơ phát triển của bệnh thoái hóa khớp. Nếu bạn bị thừa cân, hãy ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế chất béo, kết hợp tập luyện thể dục để giảm cân hiệu quả.
- Kiểm soát lượng đường trong máu: Đường huyết cao có thể đẩy nhanh quá trình phá hủy sụn khớp, khiến thoái hóa khớp tiến triển. Bạn có thể tăng cường ăn rau xanh và uống nhiều nước, kết hợp tập luyện, hạn chế ăn đồ ngọt để kiểm soát đường huyết hiệu quả.
- Sinh hoạt, làm việc đúng tư thế: Hãy chú ý đến tư thế đi, đứng, nằm, ngồi của bạn, tránh để những thói quen xấu như gồi gù lưng, cúi gằm đầu, nằm sấp, ngồi vắt chéo chân,… gây ảnh hưởng xấu đến các khớp.
- Tập luyện thể dục, thể thao: Phương pháp này không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể, giúp bạn có hệ cơ – xương – khớp khỏe mạnh, dẻo dai hơn.
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Bạn nên tăng cường bổ sung những dưỡng chất như: Omega-3, canxi, vitamin D,… Tránh xa rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích,…
- Kết hợp sử dụng các sản phẩm từ thảo dược phòng ngừa và cải thiện thoái hóa khớp.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Top 7 cách phòng chống thoái hóa khớp
An Kiện Vương – hỗ trợ cải thiện, phòng ngừa thoái hóa khớp
Ngay từ khi mới ra mắt, viên uống An Kiện Vương đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều người bệnh thoái hóa khớp trên khắp cả nước. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại của nhà máy Công nghệ cao Thái Minh, đã được Bộ Y tế cấp phép trước khi lưu hành trên thị trường, đảm bảo về tính an toàn và chất lượng.
Viên xương khớp An Kiện Vương được bào chế từ các thành phần thảo dược thiên nhiên, trong đó phải kể đến bộ 3 dược liệu quý hiếm: chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương giúp phòng ngừa và cải thiện hiệu quả các triệu chứng thoái hóa khớp.
IridoforceTM trong An Kiện Vương có hàm lượng hoạt chất Harpagosides cao nhất thị trường, cao gấp 20 lần so với chiết xuất Móng quỷ thông thường. Ngoài khả năng chống viêm, giảm đau hữu hiệu, IridoforceTM còn có thể tăng tổng hợp chất cơ bản sụn glycosaminoglycan, acid hyaluronic, giúp các khớp vận động linh hoạt, mềm mại hơn.
MyrliqTM là chiết xuất Một dược có hàm lượng hoạt chất Furanodiens cao nhất thị trường, kết hợp cùng Nhũ hương giúp mang lại hiệu quả chống viêm, giảm đau cao hơn nhiều lần so với sử dụng riêng lẻ từng thảo dược.
Không chỉ vậy, trong thành phần An Kiện Vương còn chứa Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, giúp bổ sung dưỡng chất, nuôi dưỡng và phục hồi sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa khớp, mang lại cho bạn hệ thống xương khớp chắc khỏe, dẻo dai hơn.
Bạn có thể tìm mua An Kiện Vương tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Bạn đọc thân mến, hy vọng những thông tin về nguyên nhân gây thoái hóa khớp mà chúng tôi cung cấp trên đây có thể giúp ích cho bạn. Để có một hệ xương khớp chắc khỏe, ngoài việc xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng hợp lý, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn theo định kỳ hoặc bất cứ khi nào có dấu hiệu bất thường tại xương khớp.
Nguồn tham khảo:
https://www.nhs.uk/conditions/osteoarthritis/
https://www.webmd.com/osteoarthritis/osteoarthritis-causes#:~:text=What%20causes%20osteoarthritis%3F,more%20common%20in%20older%20people.
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2920533/