Thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp mạn tính phổ biến hàng đầu ở nước ta và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Đáng nói, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng có xu hướng gia tăng. Vậy phòng bệnh thoái hóa khớp bằng cách nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!
Mục lục
Bệnh thoái hóa khớp gây ảnh hưởng ra sao?
Thoái hóa khớp xảy ra chủ yếu do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, khiến sụn khớp bị suy thoái, bào mòn, để lộ ra đầu xương dưới sụn. Lúc này, dịch nhầy bôi trơn khớp cũng suy giảm, các đầu xương ma sát trực tiếp lên nhau khi người bệnh cử động, gây ra những cơn đau nhức, sưng viêm và tình trạng cứng khớp.
Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể tiến triển do một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ như: di truyền, thừa cân béo phì, chấn thương, chế độ ăn thiếu hụt dưỡng chất, thói quen sinh hoạt sai tư thế,…
Mặc dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng những cơn đau nhức dai dẳng do thoái hóa khớp gây ra có thể khiến người bệnh bị mất ăn – mất ngủ, dẫn tới suy nhược cơ thể. Cùng với đó, hiện tượng sưng viêm và sự xuất hiện của gai xương cũng làm khớp dần biến dạng. Nhiều trường hợp tình trạng đau nhức và cứng khớp kéo dài còn khiến bệnh nhân không thể cử động khớp được bình thường, lâu dần dẫn đến teo cơ, thậm chí là bại liệt.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Đừng chủ quan với biến chứng thoái hóa khớp!
Phòng bệnh thoái hóa khớp bằng cách nào?
Như đã nói ở trên, thoái hóa khớp xảy ra chủ yếu do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Chính vì vậy không có cách nào có thể phòng ngừa hoàn toàn căn bệnh này. Tuy nhiên, ta có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh với các gợi ý dưới đây:
Điều chỉnh tư thế sinh hoạt
Sinh hoạt sai tư thế có thể khiến các dây chằng và mô xung quanh khớp bị căng thẳng, đồng thời làm tăng áp lực lên các khớp, khiến bề mặt sụn khớp bị tổn thương, đẩy nhanh quá trình thoái hóa. Do đó, trong quá trình sinh hoạt bạn cần chú ý đến tư thế đi, đứng, nằm, ngồi, ví dụ như khi đứng hoặc ngồi luôn giữ lưng và cổ thẳng; không nằm sấp, kê gối quá cao khi ngủ; tránh các tư thế ngồi xổm, khom lưng,…
Theo chuyên gia, ta cũng nên thường xuyên thay đổi tư thế. Tránh việc đứng, ngồi hoặc nằm quá lâu một chỗ gây ứ trệ tuần hoàn và cứng khớp. Sau mỗi 30 – 60 phút đứng hoặc ngồi làm việc bạn nên đi lại, vận động nhẹ nhành để các khớp được thư giãn.
Ngoài ra, ta cũng cần hạn chế bê vác nặng. Nếu có thể, hãy nhờ sự giúp sức của người khác hoặc dùng các dụng cụ hỗ trợ. Trong trường hợp buộc phải nâng nhấc những đồ nặng, cần đặc biệt chú ý đến việc giữ thẳng lưng, tránh cột sống bị tổn thương. Đồng nên sử dụng các khớp lớn như khớp vai, khuỷu tay, khớp gối, khớp háng để hạn chế gây ảnh hưởng cho các khớp nhỏ.
Kiểm soát, duy trì cân nặng hợp lý
Chuyên gia cho biết, người có cân nặng càng cao thì các khớp phải chịu áp lực càng lớn, đặc biệt là những vị trí như cột sống lưng, khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân, bàn chân, khiến đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng mỡ thừa chính là một trong những thủ phạm phá hủy cấu trúc sụn khớp, thúc đẩy phản ứng viêm trong cơ thể, tạo điều kiện cho thoái hóa tiến triển. Theo số liệu thống kê, người béo phì có nguy cơ bị thoái hóa khớp cao gấp 5 lần so với bình thường.
Trong một nghiên cứu về tình trạng thoái hóa khớp ở thị trấn Framingham (Mỹ), các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nếu phụ nữ thừa cân giảm 11 pound (tương đương khoảng 5kg) thì nguy cơ mắc thoái hóa khớp sẽ giảm tới hơn 50%. Chính vì vậy, kiểm soát và duy trì cân nặng hợp lý chính là một trong những giải pháp hữu hiệu để phòng bệnh thoái hóa khớp.
Tuy nhiên ta không nên vì thế mà giảm cân bất chấp, gây ảnh hưởng sức khỏe. Theo chuyên gia, để giảm cân lành mạnh cần kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp và tập luyện khoa học, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước. Đặc biệt, luôn đảm bảo lượng calo nạp vào nhỏ hơn lượng calo tiêu hao.
Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao
Khoa học đã chứng minh việc duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao rất tốt cho sức khỏe nói chung và hệ xương khớp nói riêng. Theo đó, chúng sẽ giúp tăng độ săn chắc, dẻo dai của cơ bắp, từ đó cải thiện khả năng chịu lực. Đồng thời tập luyện cũng kích thích lưu thông máu, tăng khả năng nuôi dưỡng sụn khớp, giúp các khớp chắc khỏe hơn.
Lưu ý: Chỉ nên tập luyện với cường độ phù hợp với thể trạng bản thân. Thời gian đầu, hãy bắt đầu với các bài tập dễ, sau đó tăng dần mức độ và thời gian tập luyện. Tránh việc gắng tập quá sức hoặc thực hiện những động tác quá khó bởi chúng có thể gây chấn thương, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
Tránh chấn thương
Những chấn thương xảy ra tại khớp là một trong những yếu tố hàng đầu thúc đẩy thoái hóa tiến triển. Do vậy, trong quá trình sinh hoạt hàng ngày ta cần hết sức cẩn trọng, chú ý bảo vệ an toàn cho bản thân.
Mặc dù không thể lường hết được những chấn thương có thể xảy ra tuy nhiên ta có thể chủ động phòng ngừa chấn thương trong tập luyện thể thao bằng cách:
- Khởi động kỹ trước khi tập luyện để làm nóng cơ và các khớp
- Chú ý các tư thế, động tác đúng
- Tránh gập gối quá sâu khi thực hiện các bài tập squat
- Không thực hiện các động tác khó vượt quá khả năng của bản thân
- Lựa chọn trang phục thoải mái, có độ đàn hồi tốt
- Chọn giày thể thao vừa chân, chắc chắn. Nếu giày có khả năng hấp thụ sốc thì càng tốt,
Kiểm soát đường huyết
Lượng đường huyết cao cũng là nguyên nhân khiến quá trình phá hủy sụn khớp diễn ra nhanh hơn, đồng thời kích thích phản ứng viêm, từ đó làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.
Do đó, nếu muốn phòng bệnh thoái hóa khớp, ta không thể bỏ qua việc kiểm soát lượng đường trong máu. Dưới đây là một vài gợi ý:
- Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều đường và các loại ngũ cốc tinh chế
- Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước
- Thường xuyên tập luyện thể thao để giúp quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra hiệu quả hơn
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress kéo dài,…
Bổ sung dinh dưỡng lành mạnh
Thực tế không có chế độ ăn chuyên biệt nào có thể ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp. Tuy nhiên một số dưỡng chất nhất định được cho là có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như hạn chế thoái hóa tiến triển. Điển hình như:
- Omega-3: Omega-3 là acid béo tự nhiên có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, giúp bảo vệ sụn khớp khỏi các yếu tố gây viêm, ngăn ngừa thoái hóa. Một số thực phẩm giúp cung cấp omega-3 gồm: cá hồi, cá mòi, dầu cá, quả óc chó, hạt lanh, dầu oliu,…
- Canxi và Vitamin D: Đây là dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển và duy trì hệ xương khớp khỏe mạnh. Một số thực phẩm giàu canxi và vitamin D có thể kể đến gồm: trứng, tôm, cua, ghẹ, sữa, đậu nành,…
- Magie: Magie là khoáng chất có vai trò quan trọng trong việc xúc tác các phản ứng sinh hóa của cơ thể. Đồng thời chúng cũng rất cần thiết trong cấu trúc của chất nền xương, giúp duy trì mật độ xương, ngăn ngừa các bệnh lý xương khớp. Các thực phẩm giàu magie gồm: rau màu xanh đậm, các loại đậu, quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt, socola đen,…
- Chất xơ: Một chế độ ăn giàu chất xơ không chỉ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn mà còn rất hữu ích trong việc hỗ trợ giảm viêm, làm giảm huyết áp, kiểm soát đường huyết và duy trì cân nặng hợp lý, từ đó cải thiện và ngăn ngừa thoái hóa hiệu quả. Ta có thể bổ sung chất xơ từ các loại rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, gạo lứt,…
- Bioflavonoid: Bioflavonoid là hợp chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ các tế bào xương khớp khỏi sự tấn công của các gốc tự do, đồng thời cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể. Các thực phẩm giàu Bioflavonoid gồm: bông cải xanh, nho, chanh, socola đen,…
- Viatmin K2: Có nhiệm vụ vận chuyển canxi ra khỏi các mô mềm và lắng đọng vào xương, qua đó cải thiện mật độ xương, giúp xương chắc khỏe hơn. Viatmin K2 có trong các thực phẩm như thịt, pho mát, cải bó xôi, rau cải xoăn, bông cải xanh,…
Song song với đó, ta cũng nên hạn chế sử dụng những thực phẩm không tốt cho xương khớp như: bánh kẹo ngọt, các món chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, nội tạng động vật, rượu bia và các chất kích thích,…
Kết hợp An Kiện Vương đẩy lùi thoái hóa khớp
Bên cạnh các biện pháp phòng bệnh thoái hóa khớp kể trên, nhiều người cũng tìm đến các loại viên uống thảo dược để cải thiện sức khỏe xương khớp, phòng ngừa thoái hóa khớp. Đặc biệt trong số đó phải kể đến viên uống An Kiện Vương – sản phẩm đã được các chuyên gia hàng đầu tại Đại học Y Hà Nội nghiên cứu, chứng minh có hiệu quả vô cùng tuyệt vời trong việc giảm viêm đau và làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
An Kiện Vương có thành phần chính từ 100% thảo dược thiên nhiên quý hiếm với những ưu điểm vượt trội, giúp cải thiện sức khỏe xương khớp một cách tối ưu:
- Chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM): Được nhập khẩu trực tiếp từ tập đoàn dược phẩm Naturex (Pháp), chứa hàm lượng hoạt chất Harpagosides đạt 40%, cao gấp 20 lần so với Móng quỷ thông thường. IridoforceTM đã được chứng minh có khả năng chống viêm, giảm đau, tăng tổng hợp glycosaminoglycan và acid hyaluronic, từ đó thúc đẩy làm lành màng sụn, hạn chế thoái hóa tiến triển.
- Chiết xuất Một dược (MyrliqTM): Nhập khẩu từ hãng dược phẩm Biosfred (Ý), chứa hàm lượng hoạt chất Furranodiens vượt trội và vô cùng tinh khiết. MyrliqTM đã được chứng minh có tác dụng giảm đau hiệu quả do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là đau nhức xương khớp.
- Nhũ hương: Nổi tiếng với công dụng chống viêm, giảm đau, làm chậm quá trình suy thoái sụn khớp. Đặc biệt, bộ đôi Nhũ hương – Một dược đã được chứng minh có tác dụng giảm viêm đau gấp nhiều lần so với sử dụng đơn lẻ từng dược liệu.
- Các thành phần khác: Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, giúp bổ sung dưỡng chất, nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương tại sụn khớp, tăng mật độ xương, làm chậm quá trình thoái hóa.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Lời kết:
Thoái hóa khớp thường xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, không có phương pháp chuyên biệt nào có thể ngăn chặn hoàn toàn căn bệnh này. Hơn nữa, bệnh thường diễn tiến âm thầm, nghiêm trọng theo thời gian. Do đó, để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh, bên cạnh việc áp dụng các biện pháp kể trên, người bệnh cần thường xuyên theo dõi sức khỏe, chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc ngay khi có dấu hiệu đau nhức, cứng khớp bất thường.
☛ Đọc thêm: Triệu chứng thoái hóa khớp theo từng vị trí
Nguồn tham khảo:
https://www.healthline.com/health/osteoarthritis-prevention
https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?contenttypeid=1&contentid=1411
https://www.webmd.com/osteoarthritis/osteoarthritis-prevention-1