Mạnh Xương Khớp https://manhxuongkhop.com Trang thông tin sức khoẻ xương khớp Tue, 05 Jul 2022 08:37:59 +0000 vi hourly 1 Tác dụng của cây Cốt toái bổ – Có thể bạn chưa biết! https://manhxuongkhop.com/cot-toai-bo-co-tac-dung-gi-1615/ https://manhxuongkhop.com/cot-toai-bo-co-tac-dung-gi-1615/#respond Sun, 11 Jul 2021 03:27:59 +0000 https://manhxuongkhop.com/?p=1615 Chào bạn đọc, từ xa xưa Cốt toái bổ đã được xem là dược liệu quý bởi những tác dụng mà nó mang lại cho sức khỏe con người. Trong bài viết này, manhxuongkhop.com sẽ giúp bạn đọc làm rõ những công dụng của vị dược liệu này.

Tác dụng của cây Cốt toái bổ - Có thể bạn chưa biết! 1

Cốt toái bổ là gì?

Cốt toái bổ là một loại dược liệu thiên nhiên thường mọc trên các núi đá, đám rêu ẩm ướt hoặc trên các thân cây lớn và dọc các con suối ở các tỉnh miền núi thuộc phía Bắc nước ta. Ngoài ra cây này cũng được tìm thấy ở Lào và một số tỉnh ở Trung Quốc.

Cốt toái bổ còn được gọi với 1 số tên khác như: Bổ cốt toái, Co tạng tố (Thái ở châu Quỳnh nhai), Co in tó (Thái ở Điện Biên), Tắc kè đá…

 ☛ Chi tiết hơn tại bài: Cốt toái bổ – thảo dược quý hiếm!

Cốt toái bổ có tác dụng gì?

Cốt toái bổ là vị thuốc đã được sử dụng từ nhiều đời nay. Dược liệu này có nhiều tác dụng quý báu đối với sức khỏe con người. Cụ thể như sau:

Tác dụng của Cốt toái bổ theo y học cổ truyền

Tác dụng của Cốt toái bổ theo y học cổ truyền 1
Bổ thận là 1 trong những công dụng của Cốt toái bổ

Theo Đông y, Cốt toái bổ có vị đắng, tính ôn, đi vào kinh can và thận. Vị thuốc này có những tác dụng như:

  • Bổ can thận, giúp tăng cường chức năng nội tiết sinh dục;
  • Hành huyết, chỉ huyết, phá ứ huyết: làm lành những chấn thương liên quan đến tụ máu;
  • Mạnh gân xương, khu phong, trừ thấp, giảm đau…

Trong y học cổ truyền, Cốt toái bổ có thể được dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để chữa các bệnh như: chảy máu chân răng, tiêu chảy kéo dài, ù tai, đau nhức xương khớp, đau lưng, mỏi gối, dập gãy xương…

Tác dụng của Cốt toái bổ theo y học hiện đại

Trong y học hiện đại, ta có thể kể ra 1 số tác dụng của Cốt toái bổ dưới đây:

  • Giúp tăng khả năng hấp thu canxi và phốt pho vào xương, từ đó giúp tăng khả năng đồng hóa và thúc đẩy quá trình tái tạo tổn thương xương, phòng ngừa nguy cơ loãng xương và các chứng viêm xương khớp;
  • Giúp ngăn ngừa tình trạng lipit trong máu cao và phòng chứng xơ vữa động mạch;
  • Có tác dụng an thần, giảm đau và chữa các chứng bệnh do suy giảm nội tiết, ù tai;
  • Được dùng điều trị trong các trường hợp tiêu chảy kéo dài.

Cách dùng để phát huy công dụng của Cốt toái bổ

Bộ phận được dùng làm thuốc của cây Cốt toái bổ chính là phần thân rễ già của cây. Trước khi đưa vào sử dụng, dược liệu này cần được sơ chế như sau:

  1. Loại bỏ những nhánh nhỏ và lá còn bám trên phần thân rễ được lựa chọn làm thuốc;
  2. Cạo bỏ hoặc đốt qua cho hết lớp lông vảy bao phủ bên ngoài phần thân rễ;
  3. Rửa sạch, để ráo nước;
  4. Thái mỏng, phơi (sấy) khô hoặc sao vàng (có thể đồ chín rồi mới phơi (sấy) khô và có thể tẩm mật khi sao).

Về cách dùng, sau khi sơ chế, dược liệu Cốt toái bổ có thể sử dụng bằng những cách sau:

  • Giã nát, đắp trực tiếp lên vết thương trong trường hợp bị bong gân, sai khớp…(đối với dược liệu tươi);
  • Nghiền thành bột mịn dùng để bôi, đắp hoặc hòa với nước để uống trong 1 số trường hợp;
  • Sắc nước uống (cần kết hợp với các dược liệu khác);
  • Ngâm rượu (có thể ngâm cùng các dược liệu khác để tăng hiệu quả).

➤ Trên đây là cách chế biến dược liệu Cốt toái bổ phổ thông, sử dụng dược liệu trực tiếp. Cách dùng này thường đem lại hiệu quả không cao do lẫn nhiều tạp chất trong quá trình tự chế biến. Bên cạnh đó, hiện nay lượng Cốt toái bổ trong thiên nhiên rất khan hiếm, thậm chí đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam, trên thị trường đã xuất hiện nhiều dược liệu Cốt toái bổ giả và kém chất lượng nên người tiêu dùng cần thận trọng khi chọn mua.

Bài thuốc chữa bệnh từ Cốt toái bổ

Bài thuốc chữa bệnh từ Cốt toái bổ 1
Hình ảnh dược liệu Cốt toái bổ

Dược liệu Cốt toái bổ đã và đang được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau, bạn đọc có thể tham khảo 1 số bài thuốc dưới đây:

Chữa ù tai, đau lưng, đau răng do thận hư

Chuẩn bị: 4-6 gam bột Cốt toái bổ đã tán mịn, 1 quả bầu dục (cật) heo (lợn).

Cách dùng: làm sạch bầu dục heo, đổ bột Cốt toái bổ vào trong (có thể dùng tăm cố định lại) đem nướng chín và ăn ngày 1 quả cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

Chảy máu chân răng, đau răng, răng lung lay do thận hư 

Khi gặp tình trạng chảy máu chân răng, đau răng, răng lung lay do thận hư ta có thể sử dụng 1 trong 2 bài thuốc sau:

Bài thuốc số 1: Sử dụng Bổ cốt toái với liều lượng tùy ý, đem sao lên đến khi chuyển màu đen, nghiền thành dạng bột mịn, sát vào chân răng.

Bài thuốc số 2: Chuẩn bị những loại dược liệu sau:Phục linh 12g, Trạch tả 12g, Sơn dược 12g, Sơn thù 12g, Đơn bì 12g, Cốt toái bổ 16g, Thục địa 16g, Tế tân 2g, Đem sắc lên uống mỗi ngày 1 thang, dùng đến khi răng hết lung lay, chảy máu.

Gân cốt tổn thương, răng bị viêm, lung lay chảy máu

Chuẩn bị: Cốt toái bổ 15g, Sinh địa 10g, lá sen tươi 10g, trắc Bá diệp tươi 10g.

Cách làm: cho tất cả các vị dược liệu vào ấm đun thuốc, thêm nước sạch, sắc lên để uống.

Chữa đau lưng mỏi gối do thận hư – thận yếu

Chuẩn bị: Cốt toái bổ 16g, Cẩu tích 20g, rễ Gối hạc 12g, Hoài sơn (củ Mài) 20g, rễ cỏ Xước (Ngưu tất) 12g, dây Đau xương 12g, Thỏ ty tử 12g, Tỳ giải 16g, Đỗ trọng 16g.

Cách làm: cho tất cả các dược liệu vào ấm, thêm nước sạch, sắc uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

Chữa bong gân, tụ máu

Chuẩn bị: rễ Cốt toái bổ tươi, lá chuối sạch.

Cách làm: làm sạch hết lông vảy bên ngoài rễ Cốt toái bổ, rửa sạch, giã nhỏ, dấp nước, sau đó nướng lá chuối tươi cho mềm rồi gói phần rễ Cốt toái bổ vào, đắp lên chỗ đau, bó lại. Thay dược liệu nhiều lần trong ngày.

Thực hiện liên tục trong vài ngày để thấy hiệu quả rõ rệt (tan máu bầm, đỡ đau nhức xương khớp).

Chữa gãy xương kín và chấn thương phần mềm 

Có thể sử dụng 1 trong 2 bài thuốc sau:

  1. Lấy 1 lượng bằng nhau các dược liệu: Cốt toái bổ, Huyết kiệt, Đương quy, Một dược, Nhũ hương, Bằng sa, Địa miết trùng, Tục đoạn, Đại hoàng. Tán tất cả thành bột mịn rồi trộn với Vaseline thoa lên khu vực bị chấn thương, đau nhức.
  2. Lá sen tươi, quả Bồ kết tươi, Cốt toái bổ và lá Trắc bá diệp tươi (hàm lượng bằng nhau). Nghiền các vị dược liệu trên thành bột mịn, mỗi lần dùng 12g hãm với nước sôi để uống hoặc có thể giã nát những dược liệu này và đắp lên vùng bị thương.

Chữa thấp khớp mãn tính thể nhiệt

Chuẩn bị: Thiên hoa phấn, Thổ phục linh , Độc hoạt, Cốt toái bổ, Hy thiêm, Khương hoạt, Kê huyết đằng, Thạch cao, Uy linh tiên, Đan sâm, Sinh địa, rau Má mỗi thứ 12g, Cam thảo 4g.

Thực hiện: cho tất cả các vị dược liệu trên vào ấm, sắc lên uống (mỗi ngày uống 1 thang).

Bài thuốc trị suy nhược cơ thể, gãy xương và ngăn ngừa loãng xương ở người lớn tuổi

Chuẩn bị: Ba Kích 16g, Củ mài (Hoài sơn) 16g, Đẳng sâm 16g, Mẫu lệ 12g, Tục đoạn 12g, Hoàng kỳ 12g, Đương quy 12g, Cẩu tích 12g, Cốt toái bổ 12g, Bạch truật 12g, Thiên niên kiện 10g

Cách làm: cho tất cả các dược liệu kể trên vào ấm, thêm nước sạch, sắc lên uống (cũng có thể nấu thành cao lỏng để uống hằng ngày).

Bài thuốc chữa bệnh từ Cốt toái bổ 2
Cốt toái bổ có khả năng ngăn ngừa loãng xương

Bài thuốc bổ gân xương, phòng ngừa và điều trị chứng loãng xương

Chuẩn bị: bột Cốt toái bổ 2g, bột sừng hươu nai 2g, bột Mẫu lệ 2g

Cách dùng: sử dụng uống trực tiếp dạng bột hoặc chế thành viên (liều lượng trên dùng trong 1 ngày), uống liên tục trong thời gian dài.

Điều trị chứng phong thấp thuộc huyết

Bài thuốc ngâm rượu:

Chuẩn bị: rễ Gắm 120g, Cốt toái bổ 40g, rễ Rung rúc 80g, vỏ chân chim 100g, rễ Chiến chiến 60g, rễ Bạch hoa xà 60g, rễ Bưởi bung 40g, Xích đồng nam 40g, cỏ Xước 40g, Ô dược 40g, Tiền hồ 40g.

Cách làm: Đem các vị dược liệu kể trên nấu thành cao đặc rồi ngâm với 2 lít rượu trắng (40 độ) sau khoảng 3 ngày thì dùng được. Khi dùng, lấy vải lọc lấy dịch trong, uống ngày 2 lần, mỗi lần 30ml.

Bài thuốc viên uống:

Chuẩn bị: Cốt toái bổ 160g (nấu với mật, sau đó đem phơi khô), Cẩu tích 240g (tẩm rượu rồi nấu với nước muối, sau đó đem phơi khô), Thạch hộc 160g (rửa với rượu, chưng kỹ, phơi khô), Hy thiêm 160g (chưng với rượu và mật, đem phơi khô), rễ cỏ Xước tươi 160g (rửa với rượu), vỏ chân chim 160g (sao), rễ Gắm 160g (sao), quán Chúng 100g (phơi khô trong chỗ râm), lá Ké đầu ngựa 40g (phơi trong chỗ râm).

Cách làm: tán tất cả các vị dược liệu thành bột mịn, làm thành viên.

Cách dùng: mỗi lần uống từ 8-12g với nước gừng hoặc rượu.

Cần lưu ý gì khi sử dụng Cốt toái bổ?

Cốt toái bổ là dược liệu quý với nhiều công dụng. Tuy nhiên ta không nên tự ý sử dụng loại dược liệu này (đặc biệt là khi kết hợp với các vị thuốc khác mà không có sự hướng dẫn của thầy thuốc hoặc các bác sỹ chuyên môn. Ngoài ra, khi sử dụng vị thuốc này ta cần lưu ý:

  • Không sử dụng dược liệu Cốt toái bổ trong trường hợp cơ thể thiếu âm kèm nhiệt nội (âm hư, huyết hư).
  • Trên thị trường hiện có rất nhiều dược liệu được gọi là “Cốt toái bổ” nên người mua cần lưu ý khi chọn mua, nếu không rất dễ bị nhầm.

An Kiện Vương – cách sử dụng Cốt toái bổ hiệu quả cho bệnh nhân xương khớp

Những lợi ích Cốt toái bổ mang lại cho xương khớp là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc chế biến Cốt toái bổ theo cách thông thường dễ lẫn các tạp chất, làm giảm tác dụng hỗ trợ điều trị. Nhằm mang đến giải pháp hỗ trợ tối ưu cho những người mắc các bệnh lý xương khớp, An Kiện Vương đã đưa dược liệu Cốt toái bổ vào sản phẩm để cùng kết hợp với những dược liệu quý khác như chiết xuất Móng quỷ – IridoforceTM, chiết xuất Một dược – MyrliqTM và Nhũ hương.

An Kiện Vương - cách sử dụng Cốt toái bổ hiệu quả cho bệnh nhân xương khớp 1
An Kiện Vương có chứa hàm lượng cao Cốt toái bổ giúp hỗ trợ đẩy lùi các bệnh lý xương khớp

Sản phẩm An Kiện Vương có khả năng chống viêm, giảm đau nhanh chóng, đồng thời bồi bổ sụn khớp và phòng ngừa thoái hóa, qua đó hỗ trợ điều trị một cách tối ưu các bệnh lý liên quan đến xương khớp như: viêm khớp, khô khớp, tràn dịch, thoái hóa và sưng đau khớp, cứng khớp…

Trong 1 viên An Kiện Vương 620mg có chứa tới 200mg cao Cốt toái bổ, chiếm tỷ lệ cao nhất so với các thành phần khác. Qua đó giúp bạn nhận được những lợi ích tối đa từ dược liệu này như: tăng khả năng hấp thu canxi và phot-pho vào xương, hỗ trợ chữa lành các tổn thương xương, giúp làm tăng mật độ xương, phòng ngừa các nguy cơ loãng xương…qua đó hỗ trợ bạn duy trì hệ thống xương khớp chắc khỏe hơn.

Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán An Kiện Vương, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY

Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, hãy CLICK VÀO ĐÂY

Bạn đọc thân mến, chúng tôi hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ hữu ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Nguồn tham khảo:

https://suckhoedoisong.vn/cot-toai-bo-manh-gan-cot-bo-can-than-n21165.html

http://www.soytehoabinh.gov.vn/Details/id/5354/Cot-toai-bo-vi-thuoc-du-phong-va-dieu-tri-loang-xuong#.YNrT_egzaUk

]]>
https://manhxuongkhop.com/cot-toai-bo-co-tac-dung-gi-1615/feed/ 0
Cốt toái bổ – Thảo dược quý hiếm nhiều công dụng, nhất là trên xương khớp https://manhxuongkhop.com/cot-toai-bo-1320/ https://manhxuongkhop.com/cot-toai-bo-1320/#respond Wed, 30 Jun 2021 01:30:05 +0000 https://manhxuongkhop.com/?p=1320 Từ xa xưa, Cốt toái bổ đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc khác nhau nhờ những công dụng tuyệt vời mà vị dược liệu này đem lại . Để tìm hiểu kỹ hơn về dược liệu quý này, manhxuongkhop.com mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Cốt toái bổ - Thảo dược quý hiếm nhiều công dụng, nhất là trên xương khớp 1

Cây Cốt toái bổ là gì?

Cây Cốt toái bổ hay còn gọi là Bổ Cốt toái là 1 dược liệu quý trong y học cổ truyền, có tên khoa học là Drynaria fortunei (Kuntze ex Mett.) J.Sm.

Bổ cốt toái còn có 1 số tên gọi khác như: Co tạng tố (Thái ở châu Quỳnh Nhai), Co in tó (Thái ở Điện Biên), Tắc kè đá…

Ngoài ra ở nước ta cũng có một số cây thuốc khác cùng công dụng cũng được gọi với tên Cốt toái bổ như: cây Tổ rồng, cây Tổ phượng, Tổ điều…

Ý nghĩa tên gọi Cốt toái bổ

Tên gọi Cốt toái bổ xuất phát từ việc người ta tin rằng dược liệu này có thể chữa lành những tổn thương xương như dập, gãy.

Với tên gọi Co tạng tó, “tạng” có nghĩa là đặt vào, “tó” là liền lại, tức là thuốc này “đặt vào sẽ liền lại”. Trong tên gọi Co in tó, từ “in” có nghĩa là gân, ám chỉ vị thuốc này có tác dụng nối liền gân cốt.

Khái quát Đông y của Cốt toái bổ dược liệu

Theo Đông y, Bổ cốt toái có vị đắng, tính ôn, vào kinh can và thận. Vị thuốc này có những tác dụng như: bổ can thận, mạnh gân cốt, khu phong, trừ thấp và làm thuốc hòa hoãn, giảm bớt đau, hành huyết, phá ứ, cầm máu.

Bổ cốt toái có đặc điểm gì?

Bổ cốt toái có đặc điểm gì? 1
Hình ảnh cây Cốt toái bổ

Về hình dáng bên ngoài, cây Cốt toái bổ có những đặc điểm sau:

  • Lá hứng mùn: có màu nâu (một số ít có màu xanh lá), mọc ở bên dưới, phủ kín thân rễ của cây, cạnh lá có các khía răng to, đều, mặt trong có lông, gân lá lồi rõ.
  • Lá thường: màu xanh lục, có những xẻ thùy sâu nằm so le nhau, mép lá có hình dạng nguyên vẹn hoặc các khía rất nhỏ. Ở mặt dưới gân lá có các túi bào tử màu vàng nhạt (hình tròn hoặc trái xoan).
  • Rễ cây Bổ cốt toái: có hình dạng củ, cong queo, dẹt và phân nhánh nhiều. Những rễ già có màu nâu hoặc nâu sậm, được bao phủ bằng 1 lớp lông vảy màu vàng hoặc nâu vàng, có độ óng.

➤ Tham khảo thêm: Hình ảnh phân biệt cây Cốt toái bổ.

Cây Bổ cốt toái phân bố ở đâu?

Cốt toái bổ thường mọc bò trên các núi đá, các đám rêu, dọc các con suối hoặc trên các thân gỗ của những cây to khác (cây đa, cây si).

Ở nước ta, Cốt toái bổ chủ yếu phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hòa Bình, Sơn La, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên…

Ngoài ra, Cốt toái bổ cũng được tìm thấy ở Lào và ở miền Trung, miền Nam của Trung Quốc.

Hình thức sinh sản của cây Cốt toái bổ

Bổ cốt toái sinh sản trong tự nhiên bằng 2 hình thức: phát tán bào tử trong không khí (nhờ vào gió, nước, côn trùng…) và mọc chồi mới từ thân rễ của cây.

Cây Cốt toái bổ sống nhiều năm trong tự nhiên, mỗi năm cây chỉ mọc thêm từ 3-5 lá mới, phần thân rễ của cây phát triển rất chậm.

Ở nước ta, Cốt toái bổ chưa được trồng phổ biến mà chỉ có ở một số vườn thuốc riêng biệt. Hơn nữa, do bị khai thác liên tục trong thời gian dài, trữ lượng Cốt toái bổ trong tự nhiên ngày càng trở nên khan hiếm.

Hiện tại, cây Cốt toái bổ đã được đưa vào danh mục dược liệu cần chú ý bảo tồn trong Sách Đỏ Việt Nam.

Thành phần hóa dược trong Cốt toái bổ dược liệu

Theo Trung Quốc thực vật chí (1961, 447), trong Bổ cốt toái chủ yếu có 2 thành phần sau:

  • Hesperidin (CA., 1970, 73, 11382j)
  • Tinh bột (chiếm từ 25-34,89%)

Theo những nghiên cứu mới đây, trong Cốt toái bổ có hơn 369 hợp chất, trong đó có những chất như: flavonoid, proanthocyanidin, triterpenoids, axit phenolic và lignans.

Công dụng của vị thuốc Cốt toái bổ là gì?

Thân rễ già của cây Cốt toái bổ là bộ phận được sử dụng để làm thuốc.

Theo y học cổ truyền, Cốt toái bổ là 1 vị thuốc quý với những công dụng như:

  • Bổ can thận, tăng cường chức năng nội tiết;
  • Chữa đau răng, chảy máu chân răng (do thận hư);
  • Làm lành những chấn thương liên quan đến tụ máu, bong gân, sai khớp, ù tai;
  • Chủ trị đau nhức xương khớp, đau lưng, mỏi gối, dập gãy xương.

Theo y học hiện đại, Bổ cốt toái có một số tác dụng sau:

  • Giúp tăng cường khả năng hấp thu canxi và phốt-pho vào xương, tăng khả năng đồng hóa xương, giúp các tổn thương xương nhanh lành hơn, phòng ngừa nguy cơ loãng xương, chống viêm khớp;
  • Có tác dụng an thần, giảm đau, ngăn ngừa tình trạng lipit trong máu cao và phòng chứng xơ vữa động mạch;
  • Chữa các chứng bệnh do suy giảm nội tiết, ù tai;
  • Được dùng điều trị trong các trường hợp tiêu chảy kéo dài.

☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tác dụng không ngờ từ cây Cốt toái bổ 

Cách bào chế và sử dụng vị thuốc Cốt toái bổ

Cũng giống như những loại thảo dược khác, trước khi được đưa vào sử dụng, Cốt toái bổ cần phải qua bào chế.

Cách bào chế dược liệu Cốt toái bổ

Dược liệu Cốt toái bổ có thể được thu hái quanh năm, nhưng chủ yếu vào thời điểm từ tháng 4 đến tháng 8 hoặc tháng 9. Khi tiến hành thu hái Cốt toái bổ, người ta sẽ thu hoạch những phần rễ già, bớt lại đầu rễ và lá để cây có thể tiếp tục sinh trưởng.

Cách bào chế dược liệu Cốt toái bổ 1
Hình ảnh dược liệu Cốt toái bổ

Sau khi thu hái, dược liệu Cốt toái bổ được bào chế như sau:

  1. Cắt bỏ những nhánh nhỏ và lá còn lại trên thân rễ.
  2. Cạo sạch hoặc dùng lửa đốt qua cho hết lớp lông vảy bao phủ xung quanh thân rễ.
  3. Rửa sạch, để ráo nước.
  4. Thái thành từng lát mỏng rồi đem phơi hoặc sấy khô.

Một số cách dùng vị thuốc Cốt toái bổ

Dược liệu Cốt toái bổ có thể được sử dụng bằng những cách sau:

  • Giã nát (đối với dược liệu tươi) dùng đắp lên vết thương;
  • Sao vàng hạ thổ, dùng sắc thuốc uống (kết hợp với những vị dược liệu khác) hoặc ngâm rượu;
  • Với Cốt toái cổ đã được phơi hoặc sấy khô có thể nghiền thành bột mịn để sử dụng tùy từng mục đích (uống, bôi, đắp…).

Những ai nên sử dụng vị thuốc Cốt toái bổ?

Vị thuốc Cốt toái bổ thích hợp sử dụng trong các trường hợp:

  • Những người có vấn đề về xương khớp: đau nhức xương khớp, viêm khớp, đau lưng, mỏi gối…
  • Người gặp tình trạng sưng đau do chấn thương (bầm tím, bong gân, gãy xương);
  • Những người có chức năng sinh lý kém (do thận hư, thận yếu);
  • Những người có chức năng của thận bị suy yếu (biểu hiện: ù tai, lưng đau);
  • Người cần điều trị chứng hôi miệng, chảy máu chân răng;
  • Người bị tiêu chảy kéo dài.

Bài thuốc sử dụng dược liệu Cốt toái bổ

Chảy máu chân răng, đau răng, răng lung lay do thận hư

  • Giã nhỏ dược liệu Bổ cốt toái với liều lượng tùy ý, đem sao lên đến khi chuyển màu đen, nghiền thành dạng bột mịn, sát vào lợi.
  • Thang gia vị địa hoàng: Thục địa 16g, Sơn dược 12g, Sơn thù 12g, Bạch linh 12g, Đơn bì 12g, Trạch tả 12g, Tế tân 2,4g, Cốt toái bổ 16g. Cho các vị dược liệu cùng nước sạch vào ấm sắc thuốc, sắc lên để uống.

Chữa ù tai, đau lưng, đau răng do thận hư

  • Chuẩn bị: 4 – 6g bột Cốt toái bổ, bầu dục lợn (cật heo) – 1 cái.
  • Cách làm: đổ bột Cốt toái bổ vào bên trong bầu dục lợn, đem nướng chín (ăn mỗi ngày 1 quả).

Chữa đau lưng mỏi gối do thận hư – thận yếu

  • Chuẩn bị: Cốt toái bổ 16g, Cẩu tích 20g, rễ Gối hạc 12g, Hoài sơn 20g, rễ cỏ Xước (Ngưu tất) 12g, dây Đau xương 12g, Thỏ ty tử 12g, Tỳ giải 16g, Đỗ trọng 16g.
  • Cách làm: cho tất cả các dược liệu vào ấm, thêm nước sạch, sắc lên để uống.

Gân cốt tổn thương, răng bị viêm, lung lay chảy máu

  • Chuẩn bị: Cốt toái bổ 15g, Sinh địa 10g, lá sen tươi 10g, Trắc bá diệp tươi 10g.
  • Cách làm: cho tất cả các vị dược liệu vào ấm đun thuốc, thêm nước sạch, sắc lên để uống.

Chữa bong gân, tụ máu

  • Chuẩn bị: rễ Cốt toái bổ tươi, lá chuối sạch.
  • Cách làm: làm sạch hết lông vảy bên ngoài rễ Cốt toái bổ, rửa sạch, giã nhỏ, dấp nước, sau đó nướng lá chuối tươi cho mềm rồi gói phần rễ Cốt toái bổ đã sơ chế vào, đắp lên chỗ đau, bó lại. Thay dược liệu nhiều lần trong ngày.

Chữa gãy xương kín và chấn thương phần mềm 

Có thể sử dụng 1 trong 2 bài thuốc sau:

  1. Lấy 1 lượng bằng nhau các dược liệu: Cốt toái bổ, Huyết kiệt, Đương quy, Một dược, Nhũ hương, Bằng sa, Địa miết trùng, Tục đoạn, Đại hoàng. Tán tất cả thành bột mịn rồi trộn với Vaseline thoa lên khu vực bị chấn thương, đau nhức.
  2. Lá sen tươi, quả Bồ kết tươi, Cốt toái bổ và lá Trắc bá diệp tươi (hàm lượng bằng nhau). Nghiền các vị dược liệu trên thành bột mịn, mỗi lần dùng 12g hãm với nước sôi để uống hoặc có thể giã nát những dược liệu này và đắp lên vùng bị thương.

Bổ khí huyết, bổ gân xương (dùng trong trường hợp người lớn tuổi bị suy nhược cơ thể, xương gãy lâu liền)

  • Chuẩn bị: Cốt toái bổ 12g, Đảng sâm 16g, Hoàng kỳ 12g, Hoài sơn 16g, Ba kích 16g, Bạch truật 12g, Đương quy 12g, Cẩu tích 12g, Tục đoạn 12g, Mẫu lệ 12g, Thiên niên kiện 8g.
  • Cách dùng: cho tất cả các dược liệu kể trên vào ấm, thêm nước sạch, sắc lên uống.
Cốt toái bổ được nhiều người trong giới chuyên gia về y học đánh giá cao, tuy nhiên ta không nên tự ý sử dụng loại dược liệu này, cũng như tự ý kết hợp với các vị thuốc khác để điều trị bệnh mà không có sự hướng dẫn của thầy thuốc hoặc các bác sĩ chuyên khoa.

Việc sử dụng dược liệu dưới dạng bào chế thông thường có thể khiến Cốt toái bổ không phát huy được hết tác dụng do lẫn nhiều tạp chất.

An Kiện Vương – giải pháp cho người có vấn đề về xương khớp

An Kiện Vương - giải pháp cho người có vấn đề về xương khớp 1
Trong thành phần sản phẩm An Kiện Vương có chứa dược liệu Cốt toái bổ

Sự ra đời của sản phẩm An Kiện Vương với hàm lượng Cốt toái bổ cao, đảm bảo chất lượng, giúp dược liệu này phát huy được tối đa những tác dụng như: tăng khả năng hấp thụ canxi và phốt pho vào xương, làm lành các tổn thương ở xương, giúp tăng mật độ xương, làm giảm nguy cơ loãng xương.

Ngoài thành phần Cao Cốt toái bổ, An Kiện Vương còn có sự kết hợp của bộ 3 dược liệu quý: IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ) – MyrliqTM (chiết xuất Một dược) – Nhũ hương. Cụ thể, trong 1 viên An Kiện Vương 620mg có chứa: 200mg Cao Cốt toái bổ, 100mg chiết xuất Nhũ hương, 70mg MyrliqTM , 25mg IridoforceTM và một số loại dược liệu khác (Glucosamine sulfate, Collagen tuýp 2, Vitamin K2).

Với những thành phần chủ yếu chiết xuất từ thiên nhiên và sự góp mặt của bộ 3 dược liệu quý, An Kiện Vương sẽ đem đến hiệu quả hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp như: viêm khớp, khô khớp, thoái hóa khớp, cứng khớp, đau thắt lưng – cột sống, tê bì, nhức mỏi các các khớp…

IridoforceTM trong An Kiện Vương được nhập khẩu trực tiếp từ hãng dược phẩm Naturex (Pháp) với hàm lượng hoạt chất Harpagosides 40% cao nhất thị trường, gấp 20 lần so với các chiết xuất Móng quỷ thông thường. IridoforceTM có khả năng chống viêm giảm đau tốt, giúp tăng tổng hợp chất cơ bản sụn, phục hồi các sụn khớp hư tổn, cải thiện tình trạng sưng và hạn chế vận động của khớp.

MyrliqTM được chiết xuất từ Một dược bằng công nghệ CO2 siêu tới hạn, giúp giữ được hàm lượng hoạt chất ở mức cao nhất thị trường và không tồn dư tạp chất. Dược liệu này có tác dụng giảm đau rất tốt trong nhiều trường hợp khác nhau, đặc biệt là đau nhức xương khớp.

Nhũ hương có những tác dụng tích cực lên xương khớp như: giúp chống viêm, giảm đau hiệu quả, ngăn chặn sự thoái hóa xương khớp. Đặc biệt, sự kết hợp giữa Nhũ hương và Một dược đã được chứng minh đạt hiệu quả cao hơn từ 5-7 lần so với sử dụng riêng lẻ từng vị dược liệu.

Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán An Kiện Vương, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY

Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, hãy CLICK VÀO ĐÂY

Bạn đọc thân mến, mong rằng những thông tin về dược liệu quý Cốt toái bổ manhxuongkhop.com chia sẻ trên đây có thể giúp ích được cho bạn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

Nguồn tham khảo:

http://vnntfp.com/cay-cot-toai-bo.html

https://suckhoedoisong.vn/cot-toai-bo-manh-gan-cot-bo-can-than-n21165.html

]]>
https://manhxuongkhop.com/cot-toai-bo-1320/feed/ 0
Hình ảnh cây Cốt toái bổ giúp nhận biết! https://manhxuongkhop.com/hinh-anh-cay-cot-toai-bo-1322/ https://manhxuongkhop.com/hinh-anh-cay-cot-toai-bo-1322/#respond Thu, 24 Jun 2021 08:41:54 +0000 https://manhxuongkhop.com/?p=1322 Chào bạn đọc, thời gian gần đây manhxuongkhop.com nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc về cách nhận biết cây Cốt toái bổ. Vậy cây Cốt toái bổ có hình ảnh như thế nào? Manhxuongkhop.com xin làm rõ vấn đề này cho bạn đọc ngay sau đây.

Hình ảnh cây Cốt toái bổ giúp nhận biết! 1

Hình ảnh nhận biết cây Cốt toái bổ

Cốt toái bổ còn có những cách gọi khác là Bổ cốt toái, Co tạng tố (Thái ở châu Quỳnh Nhai), Co in tó (Thái ở Điện Biên).

Tại Việt Nam dược liệu Cốt toái bổ có rất nhiều loại nhưng cùng chung công dụng như nhau, vậy nên Cốt toái bổ còn có nhiều tên khác ví dụ như: cây Tổ phượng,  cây Tổ rồng, Tổ điều, Tắc kè đá…

Cốt toái bổ thuộc loài thực vật ưa bóng, phát triển tốt trong môi trường thiếu sáng, cây sinh trưởng mạnh vào mùa có khí hậu ẩm. Ta có thể nhận biết loại thảo dược quý hiếm này nhờ vào những đặc điểm ở lá và rễ của chúng. Để cụ thể hơn, manhxuongkhop.com mời bạn đọc theo dõi những thông tin dưới đây.

☛ Chi tiết: Cây thảo dược Cốt toái bổ

Hình dạng lá Cốt toái bổ

Cây Cốt toái bổ có 2 hình dạng lá khác nhau là lá hứng mùn (không có khả năng sinh sản) và lá thường (có khả năng sinh sản) với những đặc điểm riêng biệt như sau:

Lá hứng mùn:

  • Có màu nâu và xanh lá non (chủ yếu là màu nâu), gốc lá hình trái tim, không có cuống.
  • Lá hứng mùn có độ dài khoảng từ 5-8cm, rộng từ 3-6cm, cạnh lá có các khía răng to, đều, mặt trong có lông, gân lá lồi rõ.
  • Những lá này mọc nhiều, che phủ thân rễ của cây để hứng mùn.
Hình dạng lá Cốt toái bổ 1
Hình ảnh lá hứng mùn – cây Cốt toái bổ

Lá thường:

  • Có hình dạng xẻ thùy sâu, màu xanh lục.
  • Lá có kết cấu kép giống lông chim, mỗi lá sẽ có khoảng 7-13 thùy lá với đầu nhọn, có mép nguyên hoặc các khía rất nhỏ, những lá này xếp so le nhau và hướng xiên lên phía trên.
  • Lá thường của cây Cốt toái bổ có phiến lá dài từ 30-80cm, rộng từ 10-20cm, cuống lá dài 4-7cm.
  • Ở mặt dưới gân lá có các túi bào tử (hình tròn hoặc trái xoan), không có áo túi, màu vàng nhạt.
Hình dạng lá Cốt toái bổ 2
Hình ảnh mặt sau lá thường

Hình ảnh thân rễ Cốt toái bổ

Bộ phận dùng làm thuốc của cây Cốt toái bổ là phần thân rễ già của cây.

Hình ảnh thân rễ Cốt toái bổ 1
Hình ảnh thân rễ Cốt toái bổ

Rễ Cốt toái bổ có hình dạng củ, cong queo và có nhiều phân nhánh. Những rễ già có phần thân rễ mẫm và bóng, tương đối cứng, có màu nâu hoặc nâu sậm, dài từ khoảng 5-15cm, rộng từ 1-2cm. Phần thân rễ này được bao phủ bằng 1 lớp lông vảy màu vàng hoặc nâu vàng, có độ óng, lớp lông này khá dễ rụng.

Phần thân rễ dùng làm thuốc của Cốt toái bổ có thể được thu hái quanh năm, nhưng thông thường, chúng được thu hái nhiều nhất vào thời điểm từ tháng 4 đến tháng 8 hằng năm.

Những người thu hái Bổ cốt toái sẽ chỉ lấy phần rễ già của cây, họ bớt lại phần đầu và lá để cây tiếp tục sinh trưởng. Sau khi thu hoạch, thân rễ Cốt toái bổ sẽ được cắt bỏ các rễ con, cạo sạch hoặc phơi 1-2 nắng rồi đốt qua cho sạch hết lớp lông bao phủ bên ngoài, sau đó rửa sạch, thái mỏng và phơi/sấy khô.

Hình ảnh thân rễ Cốt toái bổ 2
Hình ảnh dược liệu cốt toái bổ đã qua làm sạch, phơi khô

☛ Tham khảo thêm: Tác dụng của cây Cốt toái bổ!

Có thể tìm thấy cây Cốt toái bổ ở đâu?

Cốt toái bổ thường được tìm thấy trên các núi đá, những đám rêu ẩm ướt và trên các thân gỗ của những cây to khác (cây đa, cây si) hoặc dọc các con suối. Ở Việt Nam, cây chủ yếu phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hòa Bình, Sơn La, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn…

Ngoài ra Cốt toái bổ cũng được tìm thấy ở Lào và ở miền Trung, miền Nam của Trung Quốc.

Theo Đông y, Cốt toái bổ có tác dụng rất tốt trong điều trị các chứng bệnh liên quan đến thận hư, thận yếu và đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Vì những tác dụng tuyệt vời của Cốt toái bổ với sức khỏe con người mà dược liệu này thường xuyên bị khai thác trong suốt nhiều năm qua. Cũng vì lẽ đó mà Cốt toái bổ ngày càng trở nên khan hiếm, đã được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam, cần lưu ý bảo tồn.

Hiện nay, Cốt toái bổ chỉ được trồng ở các khu dược liệu riêng biệt và cũng rất khó để nhận biết khi mua dược liệu đã qua sơ chế trên thị trường. Không những thế, việc sử dụng trực tiếp Cốt toái bổ qua chế biến thông thường sẽ không loại bỏ được hết tạp chất, làm giảm tác dụng dược liệu đáng kể, mang lại hiệu quả điều trị không cao.

Ngày nay, với sự ra đời của sản phẩm An Kiện Vương bạn sẽ không còn phải mất công tìm kiếm dược liệu quý Cốt toái bổ để cải thiện những chứng bệnh xương khớp nữa. An Kiện Vương sẽ giúp bạn đẩy lùi hiệu quả những chứng bệnh như: viêm khớp, sưng đau các khớp, thoái hóa khớp, khô khớp, cứng khớp…

Có thể tìm thấy cây Cốt toái bổ ở đâu? 1
An Kiện Vương chứa hàm lượng cao dược liệu Cốt toái bổ

Trong 1 viên An Kiện Vương 620mg có chứa: 200mg Cao Cốt toái bổ, 100mg chiết xuất Nhũ hương, 70mg MyrliqTM (chiết xuất Một dược), 25mg IridoforceTM (chiết xuất Nhũ hương) và một số loại dược liệu khác (Glucosamine sulffate, Collagen tuýp 2, Vitamin K2).

Ngoài sự góp mặt của Cao Cốt toái bổ, An Kiện Vương là sự kết hợp hoàn hảo của bộ 3 dược liệu quý IridoforceTM – MyrliqTM – Nhũ hương, mang đến cho sản phẩm những công dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp.

IridoforceTM trong An Kiện Vương với hoạt chất Harpagosides 40% cao nhất thị trường có khả năng chống viêm giảm đau, phục hồi những sụn khớp hư tổn. Ngoài ra, trong sản phẩm có chiết xuất Nhũ hương giúp chống viêm, tăng tổng hợp chất nền sụn khớp, kết hợp với MyrliqTM giúp tăng khả năng giảm đau xương khớp hiệu quả lên từ 5-7 lần, có tác dụng tương đương với các thuốc giảm đau chuyên dụng khác.

Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY

BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất

Bạn đọc thân mến, với những thông tin manhxuongkhop.com đã chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích cho việc nhận biết cây Cốt toái bổ. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!

Nguồn tham khảo:

http://vnntfp.com/cay-cot-toai-bo.html

https://youmed.vn/tin-tuc/cot-toai-bo-vi-thuoc-quy-bo-gan-cot/

]]>
https://manhxuongkhop.com/hinh-anh-cay-cot-toai-bo-1322/feed/ 0