Thoái hóa đốt sống cổ gây ra các cơn đau mỏi kéo dài làm giảm khả năng vận động của bệnh nhân. Vậy, thoái hóa cột sống cổ nên tập thể dục hay không? Nên tập thể dục như thế nào?… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra lời giải đáp.
Mục lục
Thoái hóa đốt sống cổ nên tập thể dục hay không?
Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra khi đĩa đệm, sụn khớp ở cột sống cổ bị tổn thương do quá trình lão hóa của cơ thể hoặc do ảnh hưởng của chấn thương, thói quen sinh hoạt, lao động,… Bệnh gây ra những cơn đau nhức, co cứng vùng cổ khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động.
Cơn đau có thể khiến cho người bệnh nghĩ rằng cần hạn chế vận động vì sợ sẽ làm tình trạng đau tồi tệ hơn, tuy nhiên quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Việc không vận động cổ quá lâu sẽ khiến cho các cơ vùng này bị co cứng, kém linh hoạt, suy giảm chức năng gây khó khăn cho quá trình hồi phục thoái hóa đốt sống cổ. Trong khi đó, việc vận động vùng cổ bằng các bài tập có cường độ vừa phải giúp các đốt sống cổ và dây chằng dẻo dai, linh hoạt, cải thiện sức khỏe xương khớp.
☛ Tham khảo đầy đủ: Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Lợi ích của tập thể dục đối với người bị thoái hóa đốt sống cổ
Khi vận động khớp, dịch khớp phát huy được vai trò bôi trơn sụn khớp làm cho các hoạt động của xương khớp diễn ra trơn tru. Duy trì việc tập luyện giúp cải thiện tính linh hoạt, dẻo dai cho dây chằng cũng như các khớp, đồng thời làm tăng sức khỏe cơ bắp và bảo vệ tốt cột sống.
Như vậy, một chế độ tập luyện thể dục phù hợp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cột sống và hệ xương khớp. Tập thể dục không những hỗ trợ làm thuyên giảm triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ mà còn làm chậm quá trình thoái hóa. Ngoài ra, tập thể dục còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích quá trình trao đổi chất, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, kiểm soát cân nặng hạn chế áp lực lên cột sống và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
Người thoái hóa đốt sống cổ nên tập thể dục như thế nào?
Tập thể dục đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên không phải bài tập nào cũng tốt cho cột sống cổ. Vì đốt sống cổ bị thoái hóa khiến khả năng chịu lực giảm mạnh. Nếu chọn các bài tập phải vận động mạnh hay luyện tập sai tư thế sẽ khiến cho cột sống cổ bị tổn thương nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần phải tìm hiểu kỹ các bài tập thể dục phù hợp cho người bị thoái hóa đốt sống cổ, ưu tiên các bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,…
Đi bộ
Đi bộ hàng ngày là một bài thể dục vừa đơn giản, vừa tốt cho sức khỏe mà bất kì ai cũng thực hiện được. Đối với bệnh nhân thoái hóa cột sống cổ, đi bộ giúp cho quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể lưu thông tốt, thúc đẩy chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ bắp dẻo dai mạnh khỏe hơn. Ngoài ra, đi bộ cũng giúp các khớp vận động linh hoạt làm dịu cảm giác đau, nâng cao tinh thần, giải tỏa căng thẳng giúp cho tâm trạng của người bệnh thoải mái hơn sau ngày làm việc mệt mỏi.
Người bệnh có thể bắt đầu đi bộ trong khoảng 15 phút và tăng dần thời gian và tốc độ sau mỗi ngày sẽ giúp các nhóm cơ có thời gian thích nghi và hạn chế chấn thương. Đối với các bệnh nhân mới phục hồi sau chấn thương thì chỉ nên đi bộ nhẹ nhàng khoảng 5 phút mỗi ngày.
Lưu ý: Nếu sau khi đi bộ người bệnh gặp phải tình trạng đau chân thì nên dừng lại nghỉ ngơi để cơ bắp được thư giãn, không nên gắng sức vì sẽ làm cơn đau nặng hơn.
Các động tác cổ
Động tác 1: Gập cổ
Cách 1: Ngồi thẳng lưng, cổ giữ thẳng và mắt nhìn về phía trước. Sau đó cúi gập cổ sát vào vùng ngực, tiếp đến ngửa cổ về phía sau. Thực hiện liên tục trong vòng 1 – 2 phút. Khi tập, người bệnh nên thực hiện chậm, nhẹ nhàng để tránh gây đau cổ.
Cách 2: Đứng thẳng hai chân rộng bằng vai, đan mười đầu ngón tay vào nhau và lòng bàn tay hướng lên trên rồi ép chặt trước bụng. Sau đó, từ từ cúi gập cổ về phía trước, nên cố gắng để cằm chạm vào phần ngực. Tiếp theo, từ từ duỗi thẳng hai tay và ngửa đầu ra sau 3 – 5 giây. Lặp lại động tác 3 – 5 lần.
Thực hiện động tác này thường xuyên sẽ giúp kéo dãn, kích thích cơ, dây chằng và thư giãn các đốt sống cổ.
Động tác 2: Xoay cổ
Sau khi kết thúc động tác gập cổ, giữ nguyên tư thế và thực hiện động tác xoay cổ. Đầu tiên, người bệnh xoay cổ theo một chiều khoảng 3 – 5 vòng, sau đó xoay theo chiều ngược lại, lặp lại động tác trong khoảng 1 – 2 phút. Động tác này có tác dụng làm giảm tức thời tình trạng căng cứng cổ và mỏi cổ. Ngoài ra nó còn tăng sự dẻo dai cho khu vực cột sống cổ.
Động tác 3: Nghiêng cổ
Ngồi thư giãn vai và cúi thấp cổ cho đến khi cổ chạm cằm, lưng thẳng. Sau đó, nghiêng cổ sang trái hoặc dùng tay trái kéo nhẹ đầu sao cho chạm vào bả vai trái. Tiếp theo, từ từ đưa cổ về vị trí ban đầu và nghiêng sang bên phải, gập đầu vào bả vai phải. Cuối cùng, ngửa cổ ra sau, mắt nhìn thẳng. Thực hiện động tác này khoảng 2 – 3 lần sẽ giúp giảm mỏi cổ, cứng cổ và đau nhức do duy trì một tư thế quá lâu.
☛ Tham khảo đầy đủ: Top 7 bài tập thoái hóa đốt sống cổ
Bài tập yoga
Các bài tập yoga nhẹ nhàng thường được lựa chọn phổ biến trong hỗ trợ điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Tập yoga giúp kéo dãn cột sống làm giảm các cơn đau hiệu quả, tăng độ chắc khỏe của xương khớp đồng thời có thể đưa phần khớp cột sống bị tổn thương về đúng vị trí của nó. Một số bài tập yoga có thể tham khảo như:
Bài tập 1: Tư thế đứa trẻ
Để thực hiện bài tập này, người bệnh ngồi lên gót chân và quỳ gối xuống sàn. Sau đó, mở rộng đầu gối và hông, gập người về trước trong khoảng giữa hai đùi. Chú ý sao cho đầu và ngón chân đều chạm sàn. Vươn thẳng hai tay qua đầu rồi thả lỏng vai đồng thời hít thở nhịp nhàng khoảng 30 giây. Từ từ nâng người lên, thu tay về vị trí ban đầu.
Bài tập 2: Tư thế rắn hổ mang
Chuẩn bị tư thế ban đầu bằng cách nằm sấp xuống thảm tập, hai tay đặt sát ngực, lòng bàn tay úp xuống. Hít sâu và sử dụng lực tay để nâng thân trên lên, đồng thời ngửa cổ về phía sau. Chú ý giữ 2 vai xa tai, siết chặt bụng và đùi. Giữ tư thế này trong 30 giây đến 1 phút, hít thở đều. Từ từ trở về tư thế ban đầu và lặp lại động tác.
Bài tập 4: Tư thế xoay nửa vòng đầu
Ngồi thẳng người, chân phải bắt chéo qua chân trái, tay trái ôm chân phải, tay phải chống về phía sau một góc khoảng 45 độ, đầu nghiêng sang phải góc 180 độ. Giữ nguyên tư thế này từ 1 – 2 phút rồi đổi bên.
Bài tập 3: Tư thế con mèo
Chuẩn bị tư thế bò trên sàn, 2 tay và 2 chân song song giống với dáng khi đứng của con mèo. Hít sâu, ưỡn phần lưng xuống thấp, đồng thời nâng mông và ngẩng mặt lên. Giữ nguyên tư thế trên trong khoảng 5 – 7 giây. Sau đó thở ra, siết chặt cơ bụng và cơ hông, kéo phần lưng và mông lên, cúi đầu xuống dưới. Lặp lại các động tác trên khoảng 5 – 8 lần.
☛ Tham khảo thêm tại: 8 Bài tập yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả
Lưu ý khi tập thể dục chữa thoái hóa đốt sống cổ
Các bài tập thể dục chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng của thoái hóa cột sống cổ, phục hồi sự linh hoạt của xương khớp khi được thực hiện đúng cách và mức độ phù hợp. Vì vậy, trong quá trình tập luyện, người bệnh cần lưu ý một số điều cụ thể như sau:
- Đối với người thoái hóa đốt sống cổ mức độ nặng thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi bắt đầu tập luyện. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra những bài tập phù hợp.
- Đối với các bài tập phức tạp, nhiều động tác, tốt nhất người bệnh nên tập luyện khi có sự hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu để đảm bảo đúng tư thế và tránh chấn thương.
- Người bệnh nên bắt đầu dần dần với những động tác đơn giản nhẹ nhàng để cột sống và các khớp làm quen dần sau đó mới tăng độ khó và tốc độ. Không nên tập quá sức vì sẽ ảnh hưởng xấu đến tình trạng thoái hóa cũng như khiến cơ thể mệt mỏi.
- Hạn chế những động tác cúi hay ngửa đầu quá mức, động tác mạnh, đột ngột với cột sống như vặn, nắn, bẻ,… vì có thể làm tăng thêm triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ.
- Khi thấy cơn đau trở nên trầm trọng, người bệnh nên ngừng việc luyện tập và đến gặp bác sĩ.
- Theo dõi tiến độ tập luyện và tình trạng sức khỏe cường độ các cơn đau để có những biện pháp xử lý kịp thời.
- Kết hợp luyện tập với chế độ ăn uống khoa học, thay đổi thói quen sinh hoạt để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Người bệnh cần sắp xếp thời gian hợp lý giữa nghỉ ngơi và làm việc để những tác động không tốt đến đốt sống cổ.
☛ Tham khảo thêm tại: Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì và kiêng gì?
Kết hợp An Kiện Vương đẩy lùi triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ!
Bên cạnh việc chăm chỉ tập thể dục, người bệnh có thể sử dụng kết hợp An Kiện Vương để giảm nhanh triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ. Sản phẩm có nguồn gốc từ các thảo dược tự nhiên đem lại hiệu quả mà vẫn đảm bảo sức khỏe cho người dùng.
Nổi bật trong bảng thành phần của An Kiện Vương là bộ 3 thành phần: IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ), MyrliqTM (chiết xuất Một dược) và Nhũ hương.
- IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ): Với hàm lượng hoạt chất Harpagoside đạt 40% (cao gấp 20 lần so với chiết xuất thông thường) có tác dụng chống viêm, giảm đau, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp. Đặc biệt, IridoforceTM còn có khả năng tăng tổng hợp chất cơ bản của sụn glycosaminoglycan và chất bôi trơn khớp acid hyaluronic. Từ đó giúp giảm ma sát tại các khớp, hỗ trợ tái tạo phục hồi và tăng khả năng vận động của xương khớp.
- MyrliqTM (chiết xuất Một dược): Có tác dụng giảm đau trong nhiều trường hợp đặc biệt là đau nhức xương khớp.
- Nhũ hương: Đây là một trong những dược liệu vô cùng quý hiếm có tác dụng giảm đau, chống viêm, đặc biệt hiệu quả trong hỗ trợ phục hồi các bệnh lý xương khớp. Sự kết hợp của Nhũ hương và Một dược (MyrliqTM) làm tăng hiệu quả chống viêm, giảm đau gấp khoảng 5 – 7 lần so với việc sử dụng từng dược liệu đơn lẻ.
- Ngoài ra, An Kiện Vương còn chứa nhiều dược liệu khác như cao Cốt toái bổ, Boron, Glucosamine, Vitamin K2, Collagen type 2,… giúp bổ sung dưỡng chất, làm chậm quá trình thoái hóa và phục hồi sụn khớp hiệu quả.
Bạn có thể tìm mua An Kiện Vương tại các nhà thuốc trên toàn quốc, chi tiết địa chỉ XEM TẠI ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương online nhanh chóng, tiện lợi, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY
[tds_noteVới thành phần được chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên, người bệnh có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng An Kiện Vương lâu dài mà không phải lo lắng về tác dụng phụ. Sau khoảng 2 tuần sử dụng, người bệnh sẽ cảm thấy được sự thay đổi rõ rệt mà sản phẩm đem lại![/tds_note]
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã tự trả lời được câu hỏi “thoái hóa cột sống cổ nên tập thể dục không?”. Hi vọng với những thông tin này, bạn sẽ tìm được cho mình một phương pháp tập luyện phù hợp để cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống cổ của mình. Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh vẫn không thuyên giảm thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ và có biện pháp điều trị thích hợp.
Tài liệu tham khảo:
https://benhvien108.vn/mot-so-bai-tap-danh-cho-nguoi-thoai-hoa-cot-song-co.htm
https://acc.vn/benh-nhan-thoai-hoa-cot-song-nen-tap-duc-nao/