Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe nói chung và các bệnh lý về xương khớp nói riêng. Với bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp ngăn ngừa quá trình thoái hóa và cải thiện tình trạng bệnh một cách hiệu quả. Để tìm hiểu xem người bệnh thoái hóa cột sống lưng nên và không nên ăn gì, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
☛ Tìm hiểu trước: Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng!
Mục lục
Dinh dưỡng ảnh hưởng gì đến bệnh thoái hóa cột sống lưng?
Thoái hóa cột sống thắt lưng là tình trạng tổn thương đĩa đệm, sụn khớp bị thoái hóa, hư tổn, gây ra cảm giác đau đớn vùng thắt lưng và hạn chế khả năng vận động của người bệnh. Đây là căn bệnh khá phổ biến ở đối tượng trung niên và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Bên cạnh việc phối hợp các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống lưng, chế độ dinh dưỡng cũng là vấn đề mà người bệnh cần quan tâm.
Thực tế, chế độ ăn có tác động không nhỏ đến hiệu quả điều trị bệnh. Các thành phần cấu trúc của cột sống như xương, cơ,… cần được đảm bảo dinh dưỡng phù hợp để nâng đỡ cơ thể và thực hiện các chức năng khác của chúng. Vì thế, chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp duy trì cân nặng hợp lý, qua đó làm giảm áp lực lên cột sống, ngăn chặn quá trình thoái hóa tiến triển nhanh và làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.
Ngược lại, chế độ dinh dưỡng không lành mạnh trở thành yếu tố nguy cơ thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn. Do đó, song song với biện pháp điều trị thoái hóa cột sống lưng, bệnh nhân cũng cần chú ý xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Dưới đây là một số nhóm thực phẩm người bệnh thoái hóa đốt sống lưng nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày.
Người thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì?
Thực phẩm giàu omega-3
Omega-3 là một loại acid béo không no có nguồn gốc từ tự nhiên được biết đến với tác dụng kháng viêm rất tốt. Sau khi hấp thu vào cơ thể, omega-3 sẽ ức chế phản ứng viêm tại khu vực đốt sống bị thoái hóa và ngăn ngừa thoái hóa lây lan sang các vị trí xung quanh. Vì vậy, đây là một loại thực phẩm mà người bệnh không nên bỏ qua trong thực đơn.
Omega-3 có nhiều trong các loại cá có thể kể đến như cá tuyết, cá hồi, cá trích, cá thu, dầu gan cá, trứng cá, rau chân vịt,…
Để thu được nguồn dinh dưỡng tốt nhất từ các loại cá này, bạn nên bổ sung chúng vào thực đơn khoảng 3 lần mỗi tuần. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chế biến món ăn đơn giản, gia vị vừa ăn để giữ trọn hương vị tự nhiên của món ăn.
Thực phẩm giàu canxi
Canxi có vai trò rất quan trọng trong cấu tạo và duy trì sự chắc khỏe của hệ xương khớp. Bổ sung canxi đầy đủ giúp ngăn ngừa bệnh loãng xương. Đối với cột sống, canxi giúp tái tạo tế bào xương và sửa chữa những tổn thương ở đốt sống.
Canxi được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm, phổ biến nhất là các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa như sữa tươi, pho mát, sữa chua,… Nguồn cung cấp canxi khác như các loại rau lá màu xanh đậm như cải xoăn, cải ngọt, nhiều loại đậu và nhiều loại thực phẩm khác như tôm, cua, hạnh nhân, đậu phụ,…
Thực phẩm giàu Magie
Magie là một khoáng chất cần thiết trong cấu trúc của chất nền xương và là chất xúc tác trong các phản ứng sinh hóa xảy ra trong cơ thể. Việc bổ sung magie phù hợp có thể giúp duy trì mật độ xương chắc khỏe và ngăn ngừa các vấn đề về cột sống thắt lưng. Chất này cũng giúp tăng cường các cơ hỗ trợ cột sống.
Magie được tìm thấy trong rau lá xanh, đậu, cá, các loại quả hạch, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua, bơ, chuối, socola đen,…
Thực phẩm giàu Vitamin C
Vitamin C được biết đến nhiều với vai trò tăng cường hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. Đây cũng là loại vitamin rất cần thiết cho quá trình hình thành collagen (chất giúp gắn kết, hình thành mô của tế bào và là thành phần quan trọng của đĩa đệm). Vitamin C có tác dụng như một chất chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình chữa bệnh và làm chậm lão hóa. Việc cung cấp đủ vitamin C giúp chữa lành các gân, cơ, dây chằng và đĩa đệm bị tổn thương, cũng như giữ cho các đốt sống khỏe mạnh.
Loại vitamin này có hàm lượng cao trong các loại trái cây như dâu tây, kiwi và trái cây họ cam quýt (cam, ổi, bưởi), các loại rau như cà chua, bông cải xanh, rau bina, ớt chuông, khoai lang,…
Thực phẩm giàu Vitamin K
Vitamin K2 có nhiệm vụ vận chuyển canxi ra khỏi các mô mềm và lắng đọng vào xương. Sự kết hợp giữa vitamin K2 và canxi có vai trò giúp cột sống và hệ xương khớp của cơ thể luôn chắc khỏe.
Vitamin K1 là dạng vitamin K thực vật, được các vi khuẩn trong hệ tiêu hóa chuyển hóa thành vitamin K2. Tuy vậy, vitamin K lại thường bị thiếu hụt trong chế độ ăn uống hàng ngày. Vì vậy, khi bị thoái hóa cột sống lưng, bạn nên bổ sung dưỡng chất này thông qua nguồn thức ăn. Vitamin K2 được tìm thấy trong thịt, pho mát, lòng đỏ trứng và các sản phẩm từ sữa, vitamin K1 có trong các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn và súp lơ xanh.
Thực phẩm giàu Vitamin D
Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi, rất quan trọng cho sự phát triển của hệ xương. Nếu không có đủ vitamin D, xương trở nên yếu, giòn hoặc biến dạng.
Vitamin D được tìm thấy trong một số loại thực phẩm như cá hồi, gan, dầu gan cá và lòng đỏ trứng. Ngoài ra, sữa và một số loại ngũ cốc, nước ép trái cây cũng bổ sung vitamin D cho cơ thể.
Thực phẩm chứa Protein
Protein là thành phần quan trọng tạo nên cấu trúc cơ thể trong đó có xương khớp. Vì vậy việc đảm bảo lượng protein tiêu thụ hàng ngày là rất quan trọng trong việc hình thành, duy trì và tái tạo xương, sụn và các mô mềm. Protein cũng đóng một vai trò quan trọng đối với hệ thống miễn dịch.
Protein kết hợp với vitamin C làm tăng khả năng hình thành collagen cho cơ thể. Các thực phẩm giàu protein như cá, thịt, trứng, các loại đậu, hạt, sữa,…
Bị thoái hóa cột sống thắt lưng nên kiêng ăn gì?
Thực phẩm nhiều đường
Việc nạp vào cơ thể quá nhiều đường có thể kích thích cơ thể giải phóng Cytokine – một chất trung gian hóa học kích hoạt phản ứng viêm tại nơi bị thoái hóa. Bên cạnh đó, ăn nhiều đồ ngọt cũng làm tăng nguy cơ béo phì, gây tăng áp lực lên cột sống dẫn đến thoái hóa cột sống lưng. Do đó, trong khi chế biến món ăn, bạn có thể nên hạn chế sử dụng đường hoặc thay thế bằng các chất tạo ngọt tự nhiên khác như mật ong, siro thực vật,…
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Đồ ăn nhiều dầu mỡ cần hạn chế kể cả khi bạn không mắc bệnh về cột sống. Khi các thức ăn chứa nhiều chất béo dung nạp vào cơ thể sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu. Khi đó, việc lưu thông máu và cung cấp dưỡng chất cho vùng cột sống thoái hóa sẽ bị cản trở. Ngoài ra, ăn quá nhiều đồ chiên xào còn có thể khiến người bệnh bị béo phì, làm tăng gánh nặng cho cột sống, thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn biến nhanh hơn.
Đồ ăn mặn
Khi lượng muối đưa vào cơ thể quá nhiều, natri và clorua làm tăng bài tiết canxi qua nước tiểu và gây cản trở hấp thu canxi từ các thực phẩm khác vào xương. Canxi không được hấp thụ trong thời gian dài sẽ khiến xương khớp trở nên suy yếu, dễ bị tổn thương và khó hồi phục.
Thức ăn nhanh
Thói quen ăn đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh cũng là nguyên nhân làm các bệnh về xương khớp có xu hướng trẻ hóa trong những năm gần đây. Đồ hộp thường được thêm chất bảo quản để kéo dài thời hạn sử dụng hay một lượng dầu mỡ lớn và gia vị không đảm bảo.
Do vậy, nếu thường xuyên ăn thức ăn nhanh, các chất này có thể tích tụ trong cơ thể gây hại đến sức khỏe, ngăn cản lưu thông máu, gây thoái hóa cột sống, tăng cảm giác đau lưng, nhức mỏi.
Thực phẩm nhiều tinh bột
Tinh bột trắng cũng cần được hạn chế trong bữa ăn hàng ngày đối với bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng. Do thành phần carbohydrate cao trong tinh bột có khả năng kích ứng các phản ứng viêm, gây nên những cơn đau nhức dữ dội.
Thay vào đó, bệnh nhân có thể chọn ngũ cốc từ các loại hạt giàu dinh dưỡng như yến mạch, hạnh nhân, óc chó, bánh mì nguyên cám sẽ tốt cho sức khỏe.
Chất kích thích
Nicotin trong thuốc lá có tác động xấu đến cấu trúc và chức năng của cơ thể trong đó có mô và xương. Thuốc lá còn gây cản trở quá trình chữa bệnh tự nhiên khiến bệnh nhân khó hồi phục. Nicotine đã được chứng minh làm ức chế sự phát triển của xương. Chính vì vậy, bệnh nhân cần bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
Rượu, bia cũng được xác định là một yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh loãng xương. Bên cạnh đó, rượu bia còn gây ảnh hưởng xấu đến các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan. Do vậy, người bệnh cần kiêng hoàn toàn rượu, bia và các chất kích thích khác.
Lưu ý về chế độ ăn cho người bị thoái hóa cột sống lưng
Ngoài việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bệnh nhân cũng cần cung cấp đủ nước cho cơ thể. Uống đủ nước giúp các chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể một cách dễ dàng hơn, đồng thời loại bỏ chất thải độc hại và duy trì chức năng ở các khớp và đĩa đệm. Lượng nước trong cơ thể sẽ giảm dần theo tuổi tác. Do vậy, hãy luôn chú ý cung cấp đủ nước cho cơ thể để duy trì sức khỏe của mình.
Nên kết hợp với các bài tập để giúp ngăn ngừa cơn đau do thoái hóa cột sống lưng gây ra. Các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp tăng lưu thông máu và trao đổi chất dinh dưỡng qua cột sống, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hồi phục. Vận động cũng kích thích hoạt động của các cơ, gân và dây chằng để duy trì tính dẻo dai, chắc khỏe của cột sống.
☛ Tham khảo thêm: Bài tập tốt cho người thoái hóa cột sống lưng
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng thêm những sản phẩm khác để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Để giảm thiểu những tác dụng phụ không mong muốn, xu hướng lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược ngày càng tăng. Một trong số những sản phẩm hiện đang rất được ưa chuộng trên thị trường trong cải thiện triệu chứng thoái hóa cột sống lưng đó là An Kiện Vương.
Kết hợp An Kiện Vương cải thiện thoái hóa cột sống lưng hiệu quả!
Sản phẩm An Kiện Vương được chiết xuất hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên, bao gồm IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ), MyrliqTM (chiết xuất Một dược) và Nhũ hương giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng một cách hiệu quả, an toàn với 4 tác dụng chính.
- Giảm đau nhức nhanh chóng, không gây hại dạ dày: Các thành phần hoạt chất giúp giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại xương khớp và đặc biệt là không gây hại dạ dày nên bệnh nhân có thể sử dụng lâu dài.
- Ức chế phản ứng viêm: Nhờ vào khả năng ức chế các yếu tố tiền viêm và các men xúc tác cho quá trình viêm, sản phẩm giúp giảm sưng viêm hiệu quả.
- Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp: Các chất nền như glycosaminoglycan, acid hyaluronic, giúp làm lành lớp màng sụn, khiến cho các khớp mềm mại, cử động dễ dàng hơn.
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp: Các thành phần khác có trong An Kiện Vương như Collagen tuýp II, Boron, Glucosamine,… cung cấp dưỡng chất cần thiết, làm chậm quá trình thoái hoá và giúp hệ xương khớp khỏe mạnh hơn.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Hi vọng những thông tin trên có thể giải đáp thắc mắc về người mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng nên ăn gì và nên kiêng gì. Từ đó giúp bạn xây dựng nên một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học để hỗ trợ cho quá trình điều trị và đẩy lùi căn bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng.
Tài liệu tham khảo:
- https://soyte.ninhbinh.gov.vn/soyte-ninhbinh/1217/27199/46398/170678/Y-hoc-co-truyen/Thoai-hoa-cot-song-nen-an-gi-de-ho-tro-dieu-tri-benh.aspx
- https://hellobacsi.com/benh-co-xuong-khop/viem-khop/thuc-pham-tot-cho-nguoi-bi-thoai-hoa-cot-song/
- https://baovexuongkhop.vn/thoai-hoa-cot-song-lung-an-gi-kieng-gi-5441/
- https://vietmecgroup.com/thoai-hoa-cot-song-that-lung-nen-an-gi.html