Thoái hóa đốt sống cổ C5, C6 đang là bệnh lý xương khớp mà nhiều người gặp phải, tiềm ẩn những nguy cơ gây biến chứng khó lường. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu và có đầy đủ thông tin về bệnh lý này. Cùng tìm hiểu ngay triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ C5, C6 ngay trong bài viết sau đây.
Mục lục
- Thoái hóa đốt sống cổ C5, C6 là gì?
- Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ C5, C6
- Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ C5, C6
- Biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ C5, C6
- Khám và chuẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ C5 C6
- Thoái hóa đốt sống cổ C5, C6 có chữa được không?
- Cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ C5, C6
- An Kiện Vương hỗ trợ đẩy lùi thoái hóa đốt sống cổ C5, C6
- Kết luận
Thoái hóa đốt sống cổ C5, C6 là gì?
Cột sống cổ được cấu tạo từ 7 đốt sống đầu tiên (C1 đến C7) với hình dạng uốn lượn nhẹ hình chữ C. Điểm bắt đầu của đốt sống cổ tại vị trí đầu tiên ngay dưới xương sọ. Hai phần chính trong cấu tạo đốt sống cổ gồm có:
- Vùng cột sống cổ cao gồm có 2 đốt sống cổ đầu tiên. C1 (đốt đội) và C2 (đốt trục). Đốt sống số 1 (C1) và số 2 (C2) khác với những đốt sống còn lại vì chúng có trục xoay hỗ trợ vùng cổ vận động.
- Vùng cột sống cổ thấp gồm 5 đốt sống còn lại (C3 đến C7). Các đốt sống này hoạt động linh hoạt và chịu nhiều áp lực để nâng đỡ phần đầu nên dễ bị tổn thương và nguy cơ thoái hóa cao.
Thoái hóa đốt sống cổ C5, C6 là tình trạng các đốt sống cổ C5, C6 bị thoái hóa. Bệnh thường bắt đầu bằng hiện tượng tổn thương sụn khớp của các diện thân đốt sống dẫn tới đốt sống cổ tăng lắng đọng canxi, hình thành các tổn thương như: thay đổi cấu trúc xương dưới sụn, tạo gai xương và các tổn thương cạnh khớp kèm theo.
☛ Tham khảo thêm: Thông tin chung về thoái hóa đốt sống cổ!
Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ C5, C6
Đốt sống cổ C5, C6 nằm ở cột sống cổ thấp, ngay phía trên đốt sống C7. Chúng thực hiện nhiệm vụ nâng đỡ phần cổ và đầu ở trên, đồng thời giúp các khớp cổ cử động linh hoạt hơn. Vì có phạm vi hoạt động lớn và phải chịu nhiều áp lực trong thời gian dài nên các đốt sống này dễ tổn thương, suy giảm chức năng hoạt động dẫn đến thoái hóa.
1. Tuổi tác
Ngay khi trưởng thành, sụn khớp đã không còn khả năng sản sinh và tái tạo tự nhiên. Khi bước sang tuổi 40, quá trình lão hóa tự nhiên xảy ra tại các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém khiến chúng bị thiếu nước và yếu dần theo thời gian, các tế bào sụn khớp bị lão hóa và mất dần. Điều này khiến cho bao xơ, nhân đĩa đệm, đĩa sụn khớp bị khô, dễ bị bào mòn hoặc nứt rách.
Đây là nguyên nhân cơ bản và phổ biến gây bệnh nhất.
2. Hoạt động sai tư thế
Người làm công việc hay cúi, ngửa cổ, mang vác nặng hoặc nhân viên làm văn phòng ngồi máy tính lâu ít vận động, ngồi bàn làm việc với độ cao của bàn ghế không chuẩn, nằm ngủ ở tư thế sai, dùng gối quá cao hoặc quá thấp…khiến các đốt sống cổ chịu nhiều áp lực trong thời gian dài dẫn đến tổn thương từ đó thúc đẩy quá trình thoái hóa sớm.
3. Do chấn thương
Các chấn thương do tai nạn hay vận động ở dùng cổ vai gáy đều sẽ gây ảnh hưởng và để lại di chứng ít nhiều đến các đốt sống cổ, mà chịu ảnh hưởng nhiều nhất là C5 và C6. Điều này vô tình lại thúc đẩy quá trình thoái hóa diễn ra sớm hơn so với người chưa từng bị thương.
4. Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống của nhiều người thường tập trung quá nhiều vào các chất như tinh bột, protein, chất béo,… mà bỏ qua các khoáng chất như canxi, magie, kẽm và các vitamin.
Đặc biệt là vitamin D và canxi rất cần cho quá trình phát triển của xương. Thiếu hụt chúng sẽ dẫn đến các căn bệnh như loãng xương, thoái hóa,…
5. Do di truyền
Yếu tố di truyền cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến thoái hóa đốt sống cổ. Cụ thể con cái có nguy cơ bị thoái hóa nhanh nếu bố mẹ hay ông bà cũng từng bị căn bệnh này.
Những bất ổn về cấu trúc xương do dị tật bẩm sinh cũng là nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ.
Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ C5, C6
Những triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ C5, C6 khi mới bắt đầu thường mờ nhạt, xuất hiện trong khoảng thời gian ngắn khiến người bệnh chủ quan. Đến khi các dấu hiệu rõ ràng hơn thì thoái hóa đốt sống cổ đã ở bước vào giai đoạn nặng. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ thì người bệnh có thể thấy một số triệu chứng điển hình của bệnh như sau:
- Đau vùng cổ gáy, đôi khi lan xuống vai và cánh tay. Đau âm ỉ về đêm, hiện tượng đau tăng lên khi vận động.
- Thường xuyên gặp tình trạng cứng cổ vai gáy sau khi ngủ dậy.
- Xuất hiện các tiếng kêu khi vận động cổ.
- Vận động cổ bị hạn chế, không còn linh hoạt như bình thường.
- Ấn vị trí các đốt sống cổ có thể gặp đốt sống sưng và đau hơn bình thường.
- Có thể gặp cảm giác giống như một dòng điện chạy từ cổ qua vai đến tận các đầu ngón tay khi vận động cổ đột ngột.
- Tê một vùng ở cánh tay, cẳng tay và ngón tay.
- Nhức đầu, đau nhức lan lên vùng chẩm, vai, có thể xuống vùng ngực, lưng và vùng mắt.
- Thường xuyên thấy chóng mắt, hoa mắt, mỏi mắt.
- Nhiều triệu chứng khác do các gai xương chèn ép vào động mạch đốt sống cổ, khiến cho người bệnh thường gặp các cơn thiếu máu lên não cục bộ.
☛ Chi tiết hơn xem tại bài viết: 9 triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ!
Biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ C5, C6
Thoái hóa cột sống cổ nếu không được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp có thể sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm là:
- Hạn chế khả năng vận động: Các tổn thương của đốt sống cổ khiến cột sống cổ mất đường cong sinh lý, các khớp bị biến dạng, sưng, viêm gây ra tình trạng đau nhức, mỏi cổ, vai gáy gây hạn chế độ linh hoạt và tầm vận động của cột sống cổ.
- Rối loạn tiền đình: Cột sống cổ bị thoái hóa hình thành gai xương gây chèn ép mạch máu có thể cản trở lưu thông máu tới não, từ đó gây ra rối loạn tiền đình với các cơn đau đầu, chóng mặt, ù tai hoặc chán ăn.
- Chèn ép rễ thần kinh: Gai xương tại đốt sống cổ bị thoái hóa, hoặc đĩa đệm bị thoái vị có thể gây chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê liệt tay chân, mất kiểm soát hoạt động của ruột, bàng quang, rối loạn hoạt động sinh dục.
- Chèn ép tủy sống: Quá trình tăng lắng động canxi tại đốt sống cổ có thể gây hẹp ống tủy và chèn ép tủy sống dẫn tới bệnh nhân có nguy cơ bại liệt.
- Hội chứng cổ – tim: Đốt sống cổ bị thoái hóa, lệch khỏi vị trí ban đầu khiến cấu trúc cột sống cổ bị thay đổi, chèn ép dây thần kinh chi phối hoạt động tim. Kết quả là xuất hiện các cơn đau tim đột ngột hoặc rối loạn nhịp tim kéo dài.
☛ Chi tiết hơn tại bài viết: Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Khám và chuẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ C5 C6
Để hạn chế nguy hiểm của thoái hóa đốt sống cổ C5, C6, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và tư vấn điều trị khi có các triệu chứng đầu tiên của thoái hóa đốt sống cổ là: đau mỏi cổ vai gáy, ấn đau đốt sống cổ và khó khăn trong vận động cổ.
1. Khám lâm sàng
Khi đi khám thoái hóa đốt sống cổ, bác sĩ sẽ tiến hành các bước sau:
- Hỏi bệnh sử: đặt các câu hỏi liên quan tới các triệu chứng mà bạn gặp phải, thời gian và tính chất của các triệu chứng, đồng thời bác sĩ sẽ tìm hiểu tiền sử điều trị bệnh, nghề nghiệp và các thói quen vận động của bạn để phục vụ chẩn đoán.
- Hướng dẫn bạn làm một số động tác vận động cổ để kiểm tra tầm vận động của cột sống cổ.
- Kiểm tra khả năng phản xạ và sức cơ ở hai tay, nhằm phát hiện tác động của thoái hóa lên tủy sống hoặc dây thần kinh.
2. Chỉ định các xét nghiệm
Chẩn đoán hình ảnh chính là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ C5, C6. Một số loại phim thường được yêu cầu:
- X – quang: Chụp X – quang giúp bác sĩ phát hiện những dấu hiệu bất thường, gây thoái hóa cột sống cổ C5 C6 như gai xương hoặc cầu xương. Ngoài ra, X – quang còn loại trừ các nguyên nhân hiếm gặp hoặc nghiêm trọng hơn đối với bệnh đau cột sống cổ, điển hình như khối u, gãy xương hoặc nhiễm trùng.
- Chụp CT: Chụp CT cung cấp hình ảnh chi tiết về tình trạng tổn thương xương ở mức độ nhỏ.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI giúp nhận biết chính xác các khu vực nơi dây thần kinh bị chèn ép.
Thoái hóa đốt sống cổ C5, C6 có chữa được không?
Theo quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, quá trình tưới máu tại đốt sống cổ giảm, các tế bào sụn khớp dần bị bào mòn, đĩa đệm liên đốt sống co xẹp do mất nước. Vậy nên thoái hóa đốt sống cổ được coi là một kết quả của quá trình lão hóa tự nhiên và không thể tránh khỏi. Và hiện nay chưa có phương pháp chữa trị khỏi hoàn toàn thoái hóa đốt sống cổ C5, C6.
Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể sống chung “hoà bình” với nó bằng việc làm chậm quá trình lão hóa, đẩy lùi triệu chứng của bệnh, duy trì chức năng đốt sống cổ và ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn cho tủy sống và dây thần kinh.
Cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ C5, C6
Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau để cải thiện bệnh thoái hóa đốt sống cổ C5, C6. Nhưng tùy vào từng tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh phương pháp điều trị thích hợp nhất. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:
1. Các biện pháp điều trị bằng Tây Y
– Dùng thuốc
Thuốc giảm đau (salicylic, paracetamol), thuốc giãn cơ (mydocalm, eperisone) và thuốc chống viêm (diclofenac, meloxicam)…Là những loại thuốc phổ biến được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp đau cấp tính.
– Phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống cổ
Phẫu thuật chữa thoái hóa đốt sống cổ có thể cắt bỏ một phần đốt sống cổ, thay thế đĩa đệm, cắt bỏ gai xương,… nhằm giải phóng các dây dây thần kinh, tủy sống bị chèn ép giúp người bệnh lấy lại được khả năng vận động. Tuy nhiên đây là phẫu thuật lớn, có nhiều rủi ro vì thế chỉ được chỉ định trong trường hợp nặng, điều trị bằng các phương pháp khác không hiệu quả.
2. Điều trị bằng y học cổ truyền
– Bài thuốc dân gian
Bệnh nhân kiên trì áp dụng một số bài thuốc như lá mật gấu xay nhuyễn uống với bia, xương rồng dầm muối đắp, dền gai sắc uống hoặc hương nhu tía hãm trà… cũng rất tốt cho quá trình chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bằng các bài thuốc nam tự nhiên.
– Vật lý trị liệu
Xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, giác hơi, diện chẩn,… cũng là những liệu pháp phổ biến trong Đông Y mà bệnh nhân nên áp dụng.
☛ Chi tiết đọc tại: Vật lý trị liệu cho người thoái hóa đốt sống cổ có hiệu quả?
3. Điều trị cải thiện tại nhà
Khi bạn gặp các cơn đau, cứng cổ do thoái hóa đốt sống cổ C5, C6 mà chưa kịp đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau paracetamol, kết hợp với trườm nóng hoặc trườm lạnh tại vùng cổ sẽ giúp các cơ vùng cổ được thư giãn, giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
Để điều trị thoái hóa đốt sống cổ C5, C6 hiệu quả bạn cũng nên chú ý hơn đến chế độ dinh dưỡng cùng luyện tập của bản thân. Cụ thể là:
– Dinh dưỡng
Người bệnh bị thoái hóa đốt sống cổ C5 C6 nên tích cực bổ sung các nhóm thực phẩm sau vào chế độ ăn hàng ngày như: thực phẩm giàu canxi, omega 3, Glucosamine, Chondroitin, chất đạm, chất xơ và các vitamin.
Ngoài ra, người bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng nên chú ý hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm như: đồ chế biến sẵn, các loại thịt màu đỏ, thực phẩm giàu acid oxalic, đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt và các chất kích thích.
– Bài tập vận động đốt sống cổ
Không cần quá phức tạp, bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ C5, C6 có thể tập luyện các động tác xoay cổ, vươn cổ sang ngang và về phía trước, nhún vai, cúi đầu… ngay tại bàn làm việc của mình. Nếu có thời gian, người bệnh thực hiện thêm một số tư thế yoga như con cá, cây cầu, con mèo… cũng rất tốt quá trình hồi phục sự dẻo dai của cột sống cổ.
☛ Tham khảo chi tiết: Yoga cho người thoái hóa đốt sống cổ
An Kiện Vương hỗ trợ đẩy lùi thoái hóa đốt sống cổ C5, C6
Để cải thiện các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ C5, C6 một cách hiệu quả, An Kiện Vương với khả năng giảm nhanh các cơn đau và hạn chế phản ứng viêm tại đôt sống cổ, chính là sản phẩm được khuyên dùng nhiều nhất.
An Kiện Vương với thành phần chứa IridoforceTM – chiết xuất Móng quỷ với hàm lượng hoạt chất Harpagosides đạt 40% cao nhất thị trường và gấp 20 lần so với chiết xuất Móng quỷ thông thường. IridoforceTM giúp giảm đau nhanh các cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ gây ra, bên cạnh đó còn hỗ trợ tổng hợp chất nền sụn khớp glucosaminoglycans và acid hyaluronic giúp làm lành các tổn thương sụn khớp hạn chế thoái hóa đốt cổ tiến triển.
Myrliq TM – chiết xuất Một dược có tác dụng giảm đau do thoái hóa đốt sống cổ một cách hiệu quả cùng với Nhũ hương có tác dụng hạn chế phản ứng viêm tại đốt sống cổ qua đó giảm đau và ngăn cản tổn thương lan rộng. Đặc biệt sự kết hợp bộ đôi này làm tăng tác dụng hiệu quả lên tới 4-5 lần so với việc sử dụng riêng lẻ.
Ngoài ra, sản phẩm còn kết hợp thêm Cốt toái bổ, cùng các dưỡng chất tốt cho xương khớp như Collagen tuýp II, Glucosamine, Boron, Cốt toái bổ, Vitamin K2.
Đây là sản phẩm hoàn toàn từ tự nhiên và đã được sự cấp phép của Bộ Y Tế, đảm bảo đủ tiêu chuẩn và chất lượng để lưu hành trên thị trường. Vì vậy rất an toàn, hiệu quả, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng.
Để đặt mua sản phẩm An Kiện Vương giao hàng tận nhà bằng cách “Click chuột VÀO ĐÂY”
Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán An Kiện Vương, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Kết luận
Thoái hóa đốt sống cổ C5, C6 đang là một trong những bệnh lý vô cùng phổ biến hiện nay. Nếu như trước đây bệnh thường gặp ở đối tượng người cao tuổi thì nay bệnh lý này đang có xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh. Trong giai đoạn đầu của bệnh, các tác động cũng như triệu chứng thường nhẹ, tuy nhiên nếu không được chữa trị bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động. Vì vậy, khi phát hiện mình có những triệu chứng của bệnh, bạn hãy chủ động đi khám để được tư vấn điều trị kịp thời.
Tài liệu tham khảo:
https://hellobacsi.com/benh-co-xuong-khop/viem-khop/thoai-hoa-dot-song-co/
https://vi.wikipedia.org/wiki/Thoái_hóa_đốt_sống_cổ
https://benhviemxuongkhop.com/thoai-hoa-dot-song-co-n3016.html
https://youmed.vn/tin-tuc/thoai-hoa-cot-song-co/