Tại Việt Nam, số người mắc bệnh thoái hóa khớp gối chiếm tỷ lệ khá cao trong số các bệnh lý xương khớp nói chung. Bệnh thường xuất hiện phổ biến hơn ở người trong độ tuổi trung niên và cao tuổi. Vậy, thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về vấn đề này.
Mục lục
Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, kéo theo phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch bị tổn thương, dẫn tới biến đổi cấu trúc, một số trường hợp hình thành các gai xương. Khi cơ thể vận động, các đầu xương va chạm vào nhau gây đau nhức, cứng khớp, hạn chế phạm vi cử động khớp.
Khi bị thoái hóa khớp gối, người bệnh thường xuất hiện các cơn đau ở mặt trước khớp gối, có thể nghe thấy tiếng kêu lạo xạo tại ổ khớp, cơn đau tăng lên khi vận động hoặc thay đổi tư thế đột ngột, tê cứng khớp vào buổi sáng sau khi thức dậy.
☛ Tìm hiểu chi tiết: 6 Triệu chứng thoái hóa khớp gối điển hình
Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?
Điển hình của tình trạng thoái hóa khớp gối là những cơn đau nhức, khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi. Bệnh càng kéo dài, cơn đau càng trở nên dữ dội, gây suy giảm chức năng vận động.
Nếu không được điều trị kịp thời, thoái hóa khớp gối có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm chẳng hạn như:
Cứng khớp, hạn chế vận động
Sụn khớp thoái hóa lâu ngày kéo theo sự suy giảm chất bôi trơn khiến khớp gối trở nên khô cứng, phạm vi vận động giảm. Tình trạng này xuất hiện phổ biến khi bệnh nhân thức dậy vào buổi sáng hoặc sau khi nghỉ ngơi không vận động một thời gian dài.
Biến dạng khớp gối
Lớp sụn khớp bị bào mòn, tổn thương nghiêm trọng dẫn đến mất hết cấu trúc ban đầu. Lúc này, phản ứng viêm diễn ra mạnh mẽ làm tế bào sụn tiêu biến. Đồng thời, gai xương hình thành nhiều và lớn dần, gây lệch trục khớp, hai chi dưới bị cong vẹo vào trong hoặc ra ngoài.
Mất xương
Trong giai đoạn nặng, sụn khớp bị thoái hóa nghiêm trọng, thậm chí là biến mất hoàn toàn và để lộ ra các đầu xương. Khi người bệnh vận động, các đầu xương ma sát trực tiếp với nhau gây bào mòn, mất dần, làm tăng nguy cơ chết xương. Để hạn chế nguy hiểm, bệnh nhân sẽ cần phẫu thuật để loại bỏ phần xương bị hư tổn.
Tàn phế
Hạn chế vận động lâu ngày, đồng thời máu lưu thông kém, không vận chuyển đủ chất dinh dưỡng nuôi dưỡng cơ quanh khớp gối khiến chúng dần teo lại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng chịu lực. Ban đầu, người bệnh sẽ thấy chi dưới yếu hơn, đi lại khó khăn, run chân, đứng không vững, lâu dần có thể mất hoàn toàn khả năng vận động, tàn phế suốt đời.
Suy nhược cơ thể
Thoái hóa khớp gối gây ra các cơn đau có tính chất dai dẳng khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi, kèm theo đó là tình trạng ăn uống kém, rối loạn giấc ngủ,… Dần dần cơ thể rơi vào trang thái suy nhược, chất lượng cuộc sống giảm sút, thậm chí là gặp các vấn đề liên quan đến tinh thần như lo âu, trầm cảm,…
Các nguy cơ khác
Do thường xuyên bị các cơn đau nhức dày vò khiến người bệnh có xu hướng ít vận động làm tăng nguy cơ béo phì. Điều này cũng dẫn đến những mối lo ngại khác như tiểu bệnh đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, gout,…
Ai dễ bị thoái hóa khớp gối?
Thoái hóa khớp gối có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện phổ biến ở những đối tượng sau:
- Phụ nữ: Số phụ nữ bị thoái hóa khớp gối chiếm tới 80% do các yếu tố như thường xuyên đi giày cao gót, mang thai,…
- Người cao tuổi: Tuổi càng cao, quá trình tổng hợp sụn khớp càng giảm, tế bào sụn bị bào mòn và không được tái tạo đầy đủ.
- Người có chấn thương đầu gối: Chấn thương ở dây chằng, xương bánh chè, khớp đầu gối đều rất dễ khiến khớp này bị thoái hóa.
- Người thừa cân, béo phì: Do khớp gối sẽ phải chịu áp lực lớn hơn bình thường.
- Vận động viên thể thao: Thường xuyên vận động mạnh làm tăng gánh nặng lên khớp gối khiến chúng dễ bị tổn thương hơn.
- Người ít vận động: Lối sống lười vận động khiến các cơ bị thiếu sự linh hoạt và trở nên lỏng lẻo, cấu trúc xương, dây chằng khớp dễ bị sai lệch.
- Người mắc các bệnh lý xương khớp: Như viêm khớp dạng thấp, rối loạn chuyển hóa, lạm dụng thuốc corticoid, hệ miễn dịch suy giảm, chế độ dinh dưỡng, mắc bệnh gút, tiểu đường,…
Thoái hóa khớp gối có chữa khỏi được không?
Thoái hóa khớp gối là căn bệnh có liên quan đến sự lão hóa tự nhiên của cơ thể nên việc điều trị dứt điểm gần như là điều không thể. Vì vậy, các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu tập trung vào các mục tiêu sau:
- Giảm đau nhức khó chịu.
- Làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
- Hạn chế, ngăn ngừa biến chứng.
- Phục hồi lại chức năng vận động của khớp gối.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Làm gì để hạn chế nguy hiểm từ thoái hóa khớp gối?
Để sớm cải thiện triệu chứng bệnh cũng như phòng ngừa biến chứng xảy ra, người bệnh cần thực hiện những điều sau:
Thăm khám
Ngay khi có những dấu hiệu đau nhức, cứng khớp gối bất thường, người bệnh cần đến đi khám càng sớm càng tốt. Qua kết quả thăm khám lâm sàng và một số xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ xác định rõ mức độ tổn thương và đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên chủ động tái khám định kỳ 6 tháng/lần hoặc theo lịch hẹn của bác sĩ để điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần, đồng thời theo dõi sát sao tình trạng bệnh, phát hiện sớm và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
Điều trị theo phác đồ
Sau khi có kết quả chẩn đoán mắc thoái hóa khớp gối, người bệnh cần tuân thủ đúng theo phác độ bác sĩ chỉ định. Một số phương pháp điều trị thường được áp dụng như:
Sử dụng thuốc
Mục tiêu khi dùng thuốc điều trị thoái hóa khớp gối là giúp giảm đau, chống viêm, phòng ngừa những diễn tiến xấu. Một số thuốc thường dùng:
- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol.
- Thuốc giảm đau chống viêm không steroid: Meloxicam, Diclofenac, Ibuprofen,…
- Chống viêm Corticoid: Betamethasone, Dexamethasone,…
- Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Glucosamin, Acid hyaluronic,…
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là biện pháp điều trị kết hợp thường được khuyến nghị áp dụng trong điều trị thoái hóa khớp gối. Chúng đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh thoái hóa khớp như làm thuyên giảm triệu chứng đau nhức, tăng cường chức năng vận động, thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương xương khớp. Một số liệu pháp được áp dụng hiện nay bao gồm châm cứu, xoa bóp, chiếu hồng ngoại, chườm nóng, chườm lạnh,…
Phẫu thuật
Phẫu thuật được xem xét khi bệnh nhân thoái hóa khớp gối mức độ nặng không đáp ứng với các liệu pháp điều trị khác. Các phẫu thuật hiện nay bao gồm loại bỏ ổ viêm tổn thương sụn khớp, điều chỉnh cấu trúc sai lệch hay thay khớp nhân tạo,…
Phương pháp này giúp loại bỏ tổn thương khớp từ đó làm giảm đau nhức một cách nhanh chóng và phục hồi chức năng vận động hiệu quả. Tuy vậy, chúng được cân nhắc áp dụng sau cùng do tồn tại một số rủi ro nhất định và bệnh vẫn có nguy cơ tái phát.
Thay đổi thói quen lối sống
Việc thay đổi thói quen lối sống sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị cũng như phòng ngừa thoái hóa khớp tiến triển. Người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:
- Kiểm soát cân nặng: Kiểm soát cân nặng sẽ giúp làm giảm đáng kể áp lực cho khớp gối, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
- Chế độ ăn uống khoa học: Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng, bổ sung Canxi, Vitamin và khoáng chất. Không ăn nhiều chất béo, không uống rượu bia và các chất kích thích. (Đọc thêm: Thoái hóa khớp gối ăn gì, kiêng gì?)
- Thay đổi thói quen vận động: Người bệnh nên điều chỉnh các tư thế như đứng, ngồi, nằm,… để hạn chế gây áp lực lên khớp, đồng thời thay đổi tư thế thường xuyên mỗi 30 phút, tránh ngồi lâu một tư thế.
- Tập thể dục đều đặn: Tập luyện các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe hay yoga,… đều rất tốt cho bệnh nhân thoái hóa khớp. Tuy nhiên, cần tránh luyện tập quá sức gây ảnh hưởng xấu đến xương khớp.
☛ Tham khảo: 8 bài tập cải thiện thoái hóa khớp gối
Kết hợp An Kiện Vương – phòng ngừa biến chứng thoái hóa khớp gối!
Ngoài việc tuân thủ phác đồ và xây dựng chế độ chăm sóc phù hợp, người bệnh thoái hóa khớp gối hoàn toàn có thể kiểm soát triệu chứng bệnh tốt hơn bằng cách dùng các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên. Trong số đó, viên uống An Kiện Vương hiện đang được rất nhiều chuyên gia về xương khớp cũng như người bệnh thoái hóa khớp gối tin dùng!
An Kiện Vương là sự kết hợp của bộ ba thành phần Iridorforce™ (chiết xuất Móng quỷ), Myrliq™ (chiết xuất Một dược) và Nhũ hương đem đến 4 tác dụng:
- Giảm nhanh cơn đau nhức tại vị trí khớp gối tổn thương mà không gây hại cho dạ dày.
- Ức chế phản ứng viêm nhờ khả năng ngăn chặn yếu tố gây viêm và các men xúc tác quá trình viêm.
- Thúc đẩy quá trình sản sinh và tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycan, chất bôi trơn khớp acid hyaluronic giúp tái tạo tổn thương và làm lành nhanh lớp màng sụn.
- Bổ sung dưỡng chất thiết yếu nuôi dưỡng xương khớp như Glucosamine, Collagen type 2, Vitamin K2,… giúp xương khớp chắc khỏe, vận động linh hoạt hơn, qua đó làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Có thể thấy, thoái hóa khớp gối tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng đem đến rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Nếu không có biện pháp can thiệp sớm, bệnh có thể tiến triển thành nhiều biến chứng phức tạp, thậm chí là tàn phế. Vì vậy, khi cảm thấy có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tài liệu tham khảo:
- https://benhvienthucuc.vn/thoai-hoa-khop-goi-co-dieu-tri-dut-diem-duoc-khong
- https://tamanhhospital.vn/thoai-hoa-khop-goi/
- https://tamanhhospital.vn/dieu-tri-thoai-hoa-khop-goi/
- http://nhidongcantho.org.vn/Default.aspx?tabid=556&ch=4794&bien-chung-thoai-hoa-khop-goi.html