“Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không?” là một câu hỏi được rất nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác cho vấn đề này và hướng dẫn bạn cách tập luyện sao cho hiệu quả, an toàn.
Mục lục
Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp xảy ra phổ biến ở độ tuổi trung niên, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Do nhiều nguyên nhân khác nhau như quá trình lão hóa tự nhiên, chấn thương cột sống, vận động sai tư thế kéo dài,… khiến cho đĩa đệm bị tổn thương, lệch ra khỏi vị trí bình thường. Khối thoát vị chèn ép lên hệ thống dây thần kinh, gây đau đớn, khó chịu, hạn chế vận động của bệnh nhân.
Nếu để tình trạng này kéo dài, các cơn đau không chỉ gây hạn chế vận động cho người bệnh mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt cũng như tâm lý của bệnh nhân. Lâu ngày, thoát vị đĩa đệm có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là bại liệt vĩnh viễn.
Một trong các biện pháp giúp làm giảm triệu chứng và phòng ngừa biến chứng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm là xây dựng chế độ nghỉ ngơi tập luyện hợp lý.
Nhiều người bệnh thường có tâm lý lo ngại việc hít đất sẽ ảnh hưởng xấu đến tình trạng thoát vị đĩa đệm do nó tác động trực tiếp lên cột sống. Tuy nhiên các chuyên gia vật lý trị liệu cho biết, động tác hít đất là bài tập an toàn nếu người thực hiện đảm bảo phần cột sống cân bằng, không bị trùng xuống. Vì vậy, nếu người bệnh thoát vị đĩa đệm thực hiện động tác hít đất đúng kỹ thuật thì không chỉ giúp cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm mà còn tăng cường sức khỏe cơ xương khớp.
Cụ thể là:
- Tăng cường chuyển động các bó cơ, từ đó làm tăng quá trình thẩm thấu các chất dinh dưỡng nuôi đĩa đệm, từ đó làm giảm áp lực cho cột sống.
- Hỗ trợ phục hồi tổn thương và ngăn ngừa tiến triển thoát vị đĩa đệm khi phối hợp với các bài tập khác.
- Tăng cường sức khỏe cho cơ bắp như bắp tay, chân, cơ bụng, hông,… từ đó giúp cơ bắp khỏe mạnh và săn chắc.
- Tăng khả năng đàn hồi của các bó cơ, giúp làm giảm đau nhức do thoát vị đĩa đệm gây ra. Đồng thời giúp người bệnh cảm thấy vận động linh hoạt hơn sau khi tập luyện.
- Thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng vận chuyển oxy đến các mô, giải phóng năng lượng, đồng thời giúp người bệnh tiêu hao calo và mỡ thừa, từ đó góp phần cân bằng vóc dáng và bảo vệ sức khỏe tim mạch.
☛ Tham khảo thêm tại: Bài tập tốt cho người thoát vị đĩa đệm
Hướng dẫn hít đất đúng cách cho người thoát vị đĩa đệm
Như đã đề cập ở trên, nếu bệnh nhân tập hít đất sai tư thế thì nguy cơ gặp rủi ro là rất lớn. Vì vậy, người bệnh cần thực hiện bài tập này đúng kỹ thuật với cường độ phù hợp. Người bệnh nên hỏi ý kiến của chuyên gia vật lý trị liệu để được hướng dẫn bài bản nhất. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây.
Khởi động
Thực hiện các động tác khởi động trước khi hít đất giúp các cơ thư giãn, cơ thể người bệnh được làm nóng đồng thời cột sống cũng được thư giãn hơn. Để khởi động trước khi hít đất người bệnh có thể thực hiện bài tập kéo giãn cơ chân như sau:
Chọn bệ đỡ có chiều cao ngang hông, người bệnh đặt một chân lên bàn đỡ, chân còn lại duỗi thẳng về phía sau. Sau đó ép người xuống sao cho đầu chạm với đầu gối của chân đặt trên bệ đỡ. Khi thực hiện động tác này, người bệnh cần chú ý giữ lưng thẳng, thực hiện lặp lại khoảng 10 lần mỗi chân để đạt hiệu quả tác dụng.
Tư thế hít đất
Để có tư thế hít đất đúng, trước hết người bệnh cần chú ý đến vị trí đặt tay, khuỷu tay phải đúng chỗ mới đem lại hiệu quả tốt.
- Vị trí đặt tay: Bàn tay cần đặt vuông góc với cơ thể, về phía trước vai và ngực. Khoảng cách giữa 2 bàn tay không quá gần cũng không quá xa để đảm bảo lực tác động được phân tán đều.
- Vị trí đặt khuỷu tay: Nếu đặt sai vị trí khuỷu tay, lực tác động sẽ tăng lên ở vùng vai và cổ, dễ gây tổn thương, đặc biệt đối với người thoát vị đĩa đệm cổ. Vì vậy, người bệnh cần chú ý đặt khuỷu tay sao cho không được để chếch ra ngoài.
Sau khi đã đặt đúng vị trí tay, khuỷu tay, người bệnh có thể bắt đầu thực hiện bài tập hít đất. Tư thế hít đất đúng cho người thoát vị đĩa đệm là luôn đảm bảo cột sống thẳng, giữ đầu thẳng, đưa người lên và hạ người xuống ở tầm vừa phải. Người bệnh chú ý không ngẩng đầu lên hay cúi xuống, không được cong vẹo hay thả lỏng cột sống vì cột sống bị trùng xuống khiến cho cơ thể mất cân bằng, làm tăng áp lực lên cột sống. Nếu lặp lại thường xuyên thì có thể làm các cơn đau gia tăng và gây tổn thương đĩa đệm nhiều hơn.
Cường độ tập luyện
Cường độ tập luyện là một trong số những điều cần quan tâm đối với người bị thoát vị đĩa đệm khi thực hiện bài tập hít đất. Cường độ tập động lớn sẽ khiến các cơ dễ bị mỏi, đau nhức, khiến tình trạng thoát vị trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, khi bắt đầu với bài tập hít đất, người bệnh chỉ nên tập với cường độ vừa phải, trong khả năng chịu đựng của cơ thể.
Thời gian tập luyện hít đất hàng ngày có thể thay đổi tùy theo tình trạng thoát vị đĩa đệm của từng người. Theo các chuyên gia xương khớp khuyến nghị, người mắc bệnh cơ xương khớp nên tập hít đất khoảng 10 phút mỗi ngày để đạt được hiệu quả tối ưu.
Lưu ý khi tập hít đất đối với người bị thoát vị đĩa đệm
Hít đất là bài tập mang lại nhiều tác động tích cực cho người thoát vị đĩa đệm nếu thực hiện đúng cách. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt và hạn chế rủi ro khi tập luyện, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia vật lý trị liệu trước khi thực hiện để biết bài tập có phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân hay không.
- Do bài tập hít đất rất dễ thực hiện sai tư thế, nên tốt nhất người bệnh cần có người hướng dẫn để thực hiện động tác đúng kỹ thuật.
- Khi mới tập hít đất, người bệnh có thể sử dụng đai lưng để hỗ trợ giữ thẳng cột sống lưng và dùng thảm tập (loại chuyên dụng cho yoga) để hạn chế rủi ro trong lúc tập luyện.
- Nếu gặp bất kỳ vấn đề nào bất thường trong lúc luyện tập, người bệnh hãy liên hệ bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để được tư vấn và có hướng xử trí kịp thời.
- Nếu bài tập hít đất không cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên lựa chọn các bài tập khác phù hợp hơn như đi bộ, bơi lội, yoga,…
Đồng thời, người bệnh có thể sử dụng kết hợp viên uống chiết xuất từ thảo dược tự nhiên giúp làm tăng hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh và phòng ngừa biến chứng xảy ra.
Kết hợp An Kiện Vương cải thiện hiệu quả triệu chứng thoát vị đĩa đệm!
An Kiện Vương được bào chế từ các dược liệu quý hiếm trong tự nhiên như Móng quỷ, Một dược và Nhũ hương mang đến tác dụng cải thiện triệu chứng đau nhức do thoát vị đĩa đệm một cách hiệu quả, mà vẫn đảm bảo an toàn đối với sức khỏe của người bệnh.
Điểm nổi bật trong thành phần của An Kiện Vương là chiết xuất Móng quỷ – Iridoforce™ được bào chế bằng công nghệ tiên tiến, thu được hàm lượng hoạt chất Harpagoside đạt tới 40% (cao nhất thị trường). Hoạt chất này có tác dụng giảm đau, chống viêm tốt, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo chất nền sụn khớp glycosaminoglycan, acid hyaluronic. Từ đó giúp phục hồi tổn thương và cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân.
Thêm vào đó, chiết xuất Một dược – Myrliq™ đã được chứng minh về tác dụng giảm đau tại chỗ hiệu quả, đặc biệt là trong trường hợp đau nhức xương khớp. Một dược và Nhũ hương được kết hợp trong An Kiện Vương làm tăng hiệu quả giảm đau chống viêm gấp 5 – 7 lần so với việc sử dụng đơn lẻ từng dược liệu.
Ngoài ra, An Kiện Vương còn bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp như Vitamin K2, Glucosamine, Collagen type 2, Boron,… giúp nuôi dưỡng sụn khớp, cải thiện chức năng vận động cho bệnh nhân, từ đó ngăn ngừa nguy cơ loãng xương và đẩy lùi quá trình thoái hóa.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn người bệnh đã có câu trả lời cho câu hỏi “thoát vị đĩa đệm có hít đất được không?”. Hy vọng người bệnh đã biết cách tập hít đất đúng để đạt hiệu quả cũng như hạn chế rủi ro không đáng có. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của chuyên gia và các y bác sĩ để quá trình tập luyện đạt hiệu quả tối ưu nhất.