Thoát vị đĩa đệm di trú chắc hẳn là một khái niệm khá mới mẻ đối với nhiều người. Đây là một dạng thoát vị đĩa đệm rất nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường nếu không được chữa trị sớm. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin liên quan về căn bệnh này.
Mục lục
- Thoát vị đĩa đệm di trú là bệnh gì?
- Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm di trú là gì?
- Thoát vị đĩa đệm di trú có triệu chứng như thế nào?
- Thoát vị đĩa đệm di trú có nguy hiểm không?
- Hướng dẫn điều trị thoát vị đĩa đệm di trú
- Kết hợp An Kiện Vương cải thiện đau nhức, ngăn ngừa tái phát thoát vị đĩa đệm di trú!
Thoát vị đĩa đệm di trú là bệnh gì?
Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, có vai trò như một bộ phận giảm xóc, giảm nhẹ áp lực lên cột sống khi cơ thể vận động hay thực hiện các động tác như vặn mình, cúi người,… Cấu trúc một đĩa đệm bao gồm phần bao xơ bên ngoài và phần nhân nhầy bên trong.
Thoát vị đĩa đệm di trú là tình trạng đĩa đệm bị tổn thương, thoái hóa khiến bao xơ đĩa đệm nứt rách và nhân nhầy bên trong theo đó thoát ra ngoài. Một phần của khối thoát vị có thể di chuyển ra xa khỏi vị trí của đĩa đệm tương ứng. Lúc này, chúng sẽ chèn ép lên rễ thần kinh, tủy sống và những khu vực xung quanh khiến cho người bệnh có cảm giác đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động.
☛ Ngoài thoát vị đĩa đệm di trú còn có dạng thoát vị đĩa đệm khác như: Thoát vị đĩa đệm thể trung tâm
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm di trú là gì?
Thoát vị đĩa đệm di trú do một số nguyên nhân gây ra như:
- Tuổi tác: Tuổi càng cao, cấu trúc sụn khớp càng có dấu hiệu hư tổn. Đĩa đệm mất nước khiến nhân nhầy bị khô, vòng xơ bên ngoài bị thoái hoá, nứt rách. Do vậy, chỉ cần một tác động đủ mạnh cũng có thể khiến chúng bị thoát vị di trú.
- Chấn thương: Tai nạn lao động, tai nạn giao thông hoặc những cú ngã va đập mạnh đều có thể khiến vị trí đĩa đệm bị lệch, bao xơ nứt rách và nhân nhầy thoát ra gây thoát vị.
- Hoạt động sai tư thế: Cúi gập người, vẹo cột sống, đứng ngồi nhiều, mang vác đồ vật nặng trong thời gian dài đều là nguyên nhân khiến đĩa đệm cột sống bị tổn thương.
- Thừa cân: Cân nặng vượt quá mức cũng có thể gây thoát vị đĩa đệm. Khi trọng lượng của cơ thể lớn sẽ tạo gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống, đặc biệt là ở khu vực thắt lưng.
- Các bệnh lý cột sống bẩm sinh: Cong vẹo, gai đôi cột sống, viêm xương khớp ở vùng thắt lưng,… cũng là nguyên nhân gây thoát vị di trú.
☛ Tham khảo đầy đủ: TOP nguyên nhân thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm di trú có triệu chứng như thế nào?
Thoát vị đĩa đệm di trú cũng có một số biểu hiện giống thoát vị đĩa đệm thông thường. Cụ thể là:
- Đau nhức: Người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm di trú sẽ có cảm giác đau nhói tại các vị trí mà khối thoát vị chèn ép. Cơn đau có thể tăng lên khi người bệnh vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Thậm chí, người bệnh có thể đau nhiều vị trí một lúc.
- Đau dây thần kinh tọa: Đây là một triệu chứng điển hình khi bị thoát vị đĩa đệm di trú cột sống thắt lưng. Khi đó, khối thoát vị đã chèn ép lên dây thần kinh tọa gây ra đau nhức lan dọc xuống hông, đùi, chân và các ngón chân. Cơn đau có thể kéo dài khi bệnh nhân đi bộ hoặc đứng tại chỗ quá lâu. Thậm chí, khi người bệnh hắt hơi hoặc hành động bất ngờ cũng làm gia tăng cơn đau.
- Tê bì tay chân: Thoát vị đĩa đệm di trú chèn ép lên dây thần kinh, vì vậy các cơ quan do dây thần kinh đó chi phối cũng bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể thường xuyên gặp cảm giác tê bì, co cứng cơ, ngứa ran tay chân,…
- Yếu cơ bắp: Do bị chèn ép lâu ngày, các dây thần kinh bị tổn thương, máu và chất dinh dưỡng cung cấp không đủ khiến nhóm cơ vận động dần teo lại. Người bệnh đi lại khó khăn và hay bị vấp ngã.
Thoát vị đĩa đệm di trú có nguy hiểm không?
Như đã nói ở trên, thoát vị đĩa đệm di trú là một thể bệnh nguy hiểm, được xếp vào giai đoạn nặng và nguy hiểm nhất. Nhân nhầy đĩa đệm không chỉ bị thoát ra ngoài mà còn tách rời khỏi phần đĩa đệm. Khi nhân nhầy gây chèn ép lên tủy sống, rễ thần kinh khiến người bệnh gặp phải những cơn đau thường xuyên và dữ dội. Nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
- Rối loạn cảm giác: Người bệnh có thể mất cảm giác nóng – lạnh ở một số vùng da trên cơ thể hoặc ở các đầu ngón chân. Nguyên nhân là bởi dây thần kinh tương ứng chi phối vùng da này bị chèn ép bởi khối thoát vị.
- Hạn chế khả năng vận động: Tình trạng đau nhức, tê cứng kéo dài khiến khả năng vận động của người bệnh gặp nhiều khó khăn, lâu dần có thể dẫn đến tình trạng teo cơ, liệt cơ.
- Rối loạn cơ thắt: Gây ra tình trạng bí tiểu hoặc mất kiểm soát khi tiểu tiện.
- Bại liệt: Tê bì, yếu cơ kéo dài có thể khiến người bệnh mất hoàn toàn khả năng vận động, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày phải cần đến sự trợ giúp của người thân.
Hướng dẫn điều trị thoát vị đĩa đệm di trú
Thoát vị đĩa đệm di trú là tình trạng nguy hiểm và cần được điều trị sớm. Về nguyên tắc, khi bị thoát vị đĩa đệm di trú, các phương pháp điều trị bảo tồn như dùng thuốc hay vật lý trị liệu thường không đem lại hiệu quả và bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật bắt buộc cho bệnh nhân.
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm di trú được áp dụng hiện nay là mổ hở, mổ nội soi. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy ra các mảnh rời của đĩa đệm thoát vị và có thể thay thế đĩa đệm nhân tạo trong trường hợp đĩa đệm bị tổn thương nghiêm trọng.
Nếu được mổ kịp thời và chăm sóc đúng cách, người bệnh có thể ổn định sau khoảng 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên, nếu nếu để quá muộn, những triệu chứng như tê bì, mất cảm giác có thể cần thời gian rất dài mới có thể hồi phục hoặc thậm chí không thể hồi phục. Sau mổ, người bệnh cần tiếp tục liệu trình điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
☛ Tham khảo thêm tại: Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền?
Chăm sóc sau phẫu thuật
Thời gian sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm di trú rất quan trọng để cột sống lành lại và cơ thể hồi phục sau các xâm lấn. Như đã đề cập ở trên, quá trình chăm sóc sau phẫu thuật đóng vai trò rất quan trọng. Nó quyết định thời gian hồi phục của cơ thể, đồng thời hạn chế rủi ro gặp phải sau phẫu thuật. Vì vậy, người bệnh sau mổ thoát vị đĩa đệm di trú nên tái khám định kỳ, kết hợp với xây dựng chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ ăn uống khoa học giúp hỗ trợ quá trình chữa lành tổn thương diễn ra nhanh hơn. Trong đó, một số thực phẩm người sau mổ thoát vị đĩa đệm nên bổ sung vào thực đơn như:
- Thức ăn lỏng: Nước ép trái cây, súp, nước hầm xương,… được bác sĩ khuyên dùng sau phẫu thuật để tránh tình trạng buồn nôn và nôn, đồng thời giúp bệnh nhân dễ tiêu hóa hơn.
- Uống nhiều nước: Cung cấp đủ nước là điều quan trọng giúp cơ thể phục hồi tốt hơn. Nước cho phép các chất dinh dưỡng lưu thông, hỗ trợ bảo vệ khớp, cột sống và các cơ quan khác.
- Thực phẩm giàu Protein: Protein luôn là nhóm dinh dưỡng cần thiết cho người ốm bệnh giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Các loại thực phẩm giàu đạm có thể bổ sung như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trứng, quả hạch, các loại hạt, trái cây, ức gà, cá hồi,…
- Thực phẩm giàu Vitamin C, Kẽm và Vitamin A: Nhóm này đặc biệt hữu ích trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng. Vitamin C có trong các loại trái cây tươi họ cam quýt, dâu tây, cà chua, rau xanh,… Vitamin A có nhiều trong cà rốt, khoai tây, rau bina và bông cải xanh, sữa, phô mai, gan, lòng đỏ trứng,… Kẽm thường được thấy ở hải sản như hàu, tôm, cua và gan động vật.
- Sữa và các sản phẩm sữa: Là nguồn cung cấp Canxi và Vitamin D, hỗ trợ quá trình phục hồi xương khớp sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Canxi còn có nhiều trong các loại thực phẩm như cải xoăn, đậu phụ, trứng, hạnh nhân, quả óc cho, trứng và một số loại cá.
Bên cạnh đó, để giảm nguy cơ gặp các vấn đề hoặc biến chứng sau phẫu thuật, người bệnh nên lưu ý một số loại thực phẩm cần tránh, ví dụ như:
- Thức ăn nhiều chất béo: Thực phẩm chiên rán hoặc nhiều dầu mỡ có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm vết mổ, gây cản trở quá trình hồi phục.
- Thực phẩm chế biến sẵn: Người bệnh cần hạn chế tiêu thụ đồ ăn sẵn như mì ăn liền, đồ hộp, ngũ cốc chế biến sẵn, bánh mì trắng vì chúng chứa nhiều chất bảo quản và hóa chất, do có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phục hồi sau phẫu thuật.
- Chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá đều cần phải tránh vì có thể cản trở quá trình hồi phục sau mổ.
- Hải sản: Với người có cơ địa nhạy cảm, ăn hải sản có thể gây kích ứng vết mổ, khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu.
Vận động hợp lý
Vận động hợp lý sau mổ là một bước quan trọng để người bệnh phục hồi chức năng vận động nhanh chóng. Sau khi phẫu thuật thoát vị đĩa đệm di trú, hầu hết bệnh nhân sẽ được hướng dẫn chế độ vận động như sau:
- Trong ngày đầu tiên và thứ hai sau mổ, người bệnh có thể được yêu cầu đi bộ giúp cột sống thích nghi với thay đổi và điều chỉnh các tư thế thích hợp.
- Sau khi xuất viện, người bệnh có thể tự thực hiện một số hoạt động bình thường như nấu ăn hoặc di chuyển nhẹ nhàng. Người bệnh có thể thường xuyên đi bộ và tăng dần khoảng cách mỗi ngày.
- Người bệnh nên duy trì tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức khỏe tổng thể cũng như sức mạnh cơ bắp. Tránh các hoạt động cần uốn cong, vặn người hoặc nâng vật nặng hơn, ngồi hoặc đứng yên quá lâu.
- Bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân kết hợp bài tập vật lý trị liệu để hỗ trợ phục hồi chức năng sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Các bài tập giúp người bệnh phục hồi chức năng cột sống nhanh hơn. Chú ý luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo không tái phát các chấn thương.
Kết hợp An Kiện Vương cải thiện đau nhức, ngăn ngừa tái phát thoát vị đĩa đệm di trú!
Sau phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm di trú, bệnh nhân cũng có thể bổ sung thêm một số sản phẩm nhằm mục đích cải thiện đau nhức xương khớp và ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm tái phát. Trên thị trường hiện nay, An Kiện Vương là sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược được nhiều chuyên gia khuyên dùng.
Nhờ sự kết hợp các thảo dược quý trong tự nhiên như Móng quỷ, Một dược và Nhũ hương, viên uống An Kiện Vương mang đến tác dụng tích cực trong cải thiện các vấn đề về xương khớp nói chung và thoát vị đĩa đệm nói riêng. Cụ thể là:
- Tác dụng giảm đau: An Kiện Vương có tác dụng làm giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại xương khớp.
- Tác dụng chống viêm: Sản phẩm có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và các men xúc tác cho quá trình viêm.
- Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp: An Kiện Vương kích thích quá trình tân tạo chất nền sụn khớp glycosaminoglycan và chất bôi trơn khớp acid hyaluronic giúp làm lành lớp màng sụn, khiến cho các khớp vận động trơn tru, linh hoạt hơn.
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp: Sản phẩm bổ sung các dưỡng chất như Collagen type II, Boron, Glucosamine,… giúp nuôi dưỡng xương khớp, tăng cường sức khỏe xương khớp, từ đó làm chậm quá trình thoái hoá và ngăn ngừa thoát vị đĩa đệm di trú tái phát.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh thoát vị đĩa đệm di trú và các cách hỗ trợ điều trị hiệu quả mà người bệnh có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết này có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh để điều trị đạt hiệu quả cao. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1800.1037 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!
Tài liệu tham khảo:
- https://bacsynguyenvu.vn/2018/03/25/nhan-1-truong-hop-thoat-vi-dia-dem-di-tru-duoc-dieu-tri-thanh-cong/
- https://benhvienthucuc.vn/hoi-dap-chuyen-gia/thoat-vi-dia-dem-di-tru-la-gi-co-nguy-hiem-khong/
- https://bachhoattranquy.com/2019/09/04/thoat-vi-dia-dem-di-tru-nhung-thong-tin-can-biet/