Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp phổ biến, khiến người bệnh đau đớn và có thể tiến triển thành biến chứng nguy hiểm. Nhiều bệnh nhân muốn thăm khám, điều trị sớm nhưng lại e ngại vì không biết phải khám ở đâu và ở khoa phòng nào. Cùng manhxuongkhop.vn tìm hiểu rõ hơn vấn đề này thông qua bài viết dưới đây!
Mục lục
Người bệnh thoát vị đĩa đệm khi nào cần thăm khám?
Bệnh thoát vị đĩa đệm cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh thì cần được thăm khám sớm để chẩn đoán chính xác. Mỗi giai đoạn thoát vị đĩa đệm sẽ có những dấu hiệu khác nhau nên người bệnh cần lưu ý.
Giai đoạn nhẹ
Ở giai đoạn đầu đĩa đệm mới chỉ bị biến dạng, phần bao xơ chưa bị rách và nhân nhầy không bị thoát ra khỏi đĩa đệm. Vì vậy, các triệu chứng biểu hiện chưa rõ rệt. Đa số người bệnh thường cảm thấy:
- Đau: Cơn đau nhẹ tập trung ở vùng cột sống bị thoát vị, xuất hiện từng cơn rồi biến mất.
- Tê cứng: Các khớp co cứng nhẹ, thường xuất hiện khi người bệnh ngồi hoặc đứng lâu ở một tư thế.
Giai đoạn nặng
Khi lớp bao xơ và sụn quanh đĩa đệm đã bị suy yếu tạo điều kiện cho nhân nhầy thoát ra khỏi bao xơ làm cho đĩa đệm phình to, có thể gây chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh. Lúc này, người bệnh có thể gặp các triệu chứng:
- Đau dữ dội, thường xuyên hơn tại vùng cột sống bị tổn thương.
- Triệu chứng tê bì lan dần từ vùng cổ, thắt lưng xuống mông, đùi, bẹn, chân và gót chân, làm giảm khả năng vận động của người bệnh.
Giai đoạn xuất hiện biến chứng
Trong giai đoạn này, bao xơ và vòng sụn đã bị phá vỡ hoàn toàn. Toàn bộ khối nhân nhầy tràn thoát ra ngoài gây chèn ép rễ thần kinh. Người bệnh sẽ gặp phải các cơn đau dai dẳng, kéo dài khi đứng hoặc ngồi và kèm theo các biến chứng nguy hiểm khác như:
- Liệt nửa người hoặc bại liệt cả người.
- Teo cơ, chân tay bé lại, giảm khả năng đi lại và vận động.
- Rối loạn cơ vòng, tiểu tiện không tự chủ.
Bệnh thoát vị đĩa đệm nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm sẽ đạt hiệu quả cao hơn, người bệnh không cần phải phẫu thuật và tránh những rủi ro nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.
☛ Tham khảo thêm: Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Thoát vị đĩa đệm khám khoa nào?
Lựa chọn khoa khám bệnh phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại cũng là một nhân tố quyết định đến hiệu quả điều trị. Vậy thoát vị đĩa đệm nên khám khoa nào?
Khoa Cơ – Xương – Khớp
Khoa Cơ – Xương – Khớp có vai trò thăm khám, thực hiện các thủ thuật điều trị các bệnh lý về xương khớp. Đồng thời, phối hợp với khoa chẩn đoán hình ảnh để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý. Các bác sĩ và chuyên gia tại khoa có thể đưa ra phác đồ điều trị và tư vấn về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, vận động giúp hỗ trợ và phòng ngừa bệnh xương khớp.
Vì vậy, người bị thoát vị đĩa đệm có thể đến đây để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có phác đồ điều trị hợp lý cho từng giai đoạn.
Khoa Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng
Khoa Vật lý trị liệu -Phục hồi chức năng là khoa lâm sàng thực hiện các nhiệm vụ khám chữa bệnh và điều trị chuyên về phục hồi chức năng của các bệnh lý nội khoa, ngoại khoa, cơ xương khớp và nội thần kinh.
Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng là phương pháp điều trị không cần dùng đến thuốc. Tại đây, người bệnh sẽ được tác động các yếu tố vật lý, cơ học giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động của người bệnh sau chấn thương một thời gian dài
Khoa Chấn thương chỉnh hình
Chấn thương chỉnh hình là khoa chuyên điều trị những chấn thương, bệnh lý về cơ, xương khớp và dây chằng. Đối với người bệnh bị thoát vị đĩa đệm, việc phẫu thuật chấn thương chỉnh hình có tác dụng nắn chỉnh lại phần đĩa đệm cột sống trở về vị trí ban đầu, làm giảm đau và giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng.
Khám thoát vị đĩa đệm ở đâu?
Hiện nay có rất nhiều địa chỉ thăm khám thoát vị đĩa đệm uy tín và chất lượng tại Hà Nội và Sài Gòn, có thể kể đến như:
Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thuộc tuyến Trung ương và mạnh về điều trị các bệnh lý ngoại khoa. Đây được coi là địa chỉ tin cậy dành cho người bệnh cần khám chữa thoát vị đĩa đệm cột sống và phẫu thuật cột sống.
Khoa Cột sống của bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức được thành lập từ sớm, là nơi đi đầu trong việc ứng dụng các phương pháp khám và điều trị thoát vị đĩa đệm tiên tiến, hiện đại.
Tại khoa cột sống bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, người bệnh được sử dụng một số kỹ thuật hiện đại nhất như: Nội soi đường trước lấy thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, điều trị bằng sóng cao tần và ứng dụng Robot vào phẫu thuật trượt đốt sống.
Hơn nữa, các trang thiết bị y tế tiến tiến gồm: CT scanner, MRI, máy điện xung CS210, ES520, máy tập phục hồi chức năng vận động chi dưới đảm bảo cho kết quả chính xác.
Đặc biệt, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn giỏi và nhiều năm kinh nghiệm như: PGS Đinh Ngọc Sơn, PGS Nguyễn Văn Thạch, TS.BS Nguyễn Hoàng Long,…nên người bệnh có thể yên tâm, tin tưởng khi khám chữa bệnh.
- Địa chỉ: Số 16 – 18, Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Thời gian làm việc: Thứ 2 – Thứ 7 hàng tuần.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là cũng là một trong những bệnh viện tuyến Trung ương được nhiều người bệnh đến thăm khám, điều trị. Mặc dù chưa có khoa điều trị cột sống chuyên biệt nhưng một số trường hợp liên quan đến đĩa đệm cột sống hoàn toàn có thể điều trị tại khoa Ngoại như:
- Mổ nội soi thoát vị đĩa đệm.
- Phẫu thuật điều trị trượt đốt sống thắt lưng, cổ.
- Phẫu thuật chèn ép tủy cổ, mất vững cột sống cổ
- Phẫu thuật điều trị vẹo cột sống, hẹp ống sống thắt lưng.
- Cố định cột sống liên gay sau khi điều trị thoát vị đĩa đệm mất vững cột sống.
Khoa có thể áp dụng mổ nội soi đối với các bệnh lý thoát vị đĩa đệm và phối hợp, hỗ trợ khoa phục hồi chức năng để hỗ trợ quá trình hồi phục bệnh nhanh chóng. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là nơi quy tụ các bác sĩ chuyên về lĩnh vực Cột sống như: PGS Kiều Đình Hùng, TS Nguyễn Vũ, TS Đinh Mạnh Hải, ThS Trần Quang Trung…
- Địa chỉ: Số 1, Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
- Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến thứ 7 (tùy thuộc vào từng khoa khám)
Bệnh viện Bạch Mai
Khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống của bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ khám chữa bệnh thoát vị đĩa đệm uy tín được nhiều người bệnh tin tưởng chọn lựa.
Thế mạnh của khoa là thực hiện các phẫu thuật chuyên sâu về chấn thương chỉnh hình, bệnh lý về cơ xương khớp và cột sống. Hàng ngày, khoa tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh lý liên quan đến cột sống và chấn thương chỉnh hình, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm.
Bệnh viện Bạch Mai quy tụ đội ngũ bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm về phẫu thuật các chấn thương cơ bản, chuyên sâu như: ThS. BS Hà Đức Cường, ThS. BSNT Nguyễn Văn Trung, BS. Phạm Văn Cường,…và trang thiết bị y tế, máy móc hiện đại đảm bảo quá trình điều trị bệnh an toàn, hiệu quả.
Địa chỉ và thời gian làm việc:
- Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
- Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến chủ nhật (Tùy thuộc theo từng khoa)
Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM
Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cũng là một trong những cơ sở y tế khám chữa bệnh thoát vị đĩa đệm mà người bệnh ở miền nam có thể lựa chọn. Bệnh viện có 3 cơ sở nhưng người bệnh nên đến thăm khám tại cơ sở 1 và 2 bởi ở đây có các bác sĩ chuyên lĩnh vực cột sống thăm khám và đầy đủ máy móc trang thiết bị y tế phục vụ cho điều trị.
Các bác sĩ và chuyên gia y tế đầu ngành có nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực cột sống có thể kể đến như:
- TS.BS Huỳnh Hồng Châu, Trưởng phân khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cơ sở 1.
- ThS.BS Trần Hoàng Anh, phụ trách Phòng khám Thần kinh tại cơ sở 2, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM.
- TS.BS Cao Thanh Ngọc, Trưởng đơn vị Nội Cơ xương khớp, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM.
Địa chỉ và thời gian làm việc:
- Địa chỉ: Cơ sở 1: Khu A, 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, TP. HCM; Cơ sở 2: 201, Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.5, TP.HCM.
- Thời gian làm việc: Từ thứ 2 đến sáng thứ 7.
Quy trình khám thoát vị đĩa đệm
Việc thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chẩn đoán, điều trị thoát vị đĩa đệm.
Thăm khám lâm sàng
Khi thăm khám lâm sàng bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân về các thông tin bao gồm: triệu chứng bệnh, tiền sử bệnh xương khớp, tiền sử gia đình, các loại thuốc đang sử dụng, yếu tố khởi phát cơn đau ở người bệnh. Sau đó, bác sĩ tiền hành một số bài kiểm tra như:
- Kiểm tra thần kinh: Tìm các dấu hiệu mất cảm giác ở chân, bàn chân. Người bệnh có thể được yêu cầu đi lại và kiễng chân để đánh giá xem các cơ gập mắt cá chân và ngón chân có bị suy yếu hay không.
- Kiểm tra dáng đi: Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh đi lại để quan sát xem có khó khăn khi đi lại hoặc có vấn đề bất thường gì không.
- Thăm khám: Ấn các điểm đau để xác định vị trí tổn thương.
Các xét nghiệm cận lâm sàng
Sau khi khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định chính xác nguyên nhân cũng như mức độ tổn thương cho người bệnh. Các xét nghiệm cận lâm sàng thường được chỉ định bao gồm:
- Chụp X-quang: Giúp loại trừ nguyên nhân gãy xương, vẹo cột sống, hẹp khoang gian đốt sống, nhiễm trùng hoặc khối u. Với chụp X-quang cột sống, người bệnh có thể được chỉ định chụp ở hai tư thế thẳng và nghiêng để xác định chính xác vị trí tổn thương.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cho phép xác định chính xác vị trí, đặc điểm của khối thoát vị cũng như các dây thần kinh bị ảnh hưởng. Thông thường, chụp MRI thường được chỉ định trước khi chuẩn bị thực hiện phẫu thuật cho người bệnh.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Thường là chỉ định thay thế cho kỹ thuật chụp MRI đối với những bệnh nhân có chứa kim loại trong cơ thể như: máy tạo nhịp tim nhân tạo, đặt stent động mạch vành, van tim nhân tạo,…
☛ Tham khảo thêm tại: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Kết hợp An Kiện Vương hỗ trợ cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm
Để nâng cao hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả và bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương khớp giúp người bệnh hồi phục nhanh chóng. Một trong số những sản phẩm hỗ trợ không thể bỏ qua hiện nay đó là viên uống An Kiện Vương.
Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo của bộ ba thảo dược quý hiếm thường dùng trong các bệnh lý về xương khớp: Móng quỷ, Một dược, Nhũ hương cùng với các chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển hệ xương như: Glucosamine, vitamin K2, Boron,… có tác dụng giảm đau nhức, chống viêm hiệu quả và an toàn, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Hơn nữa, nhờ ứng dụng công nghệ CO2 siêu giới hạn thu được hàm lượng hoạt chất Furanodien cao và tinh khiết giúp làm tăng tác dụng giảm đau tại chỗ cho người bệnh bị thoát vị đĩa đệm. Đồng thời, sự kết hợp của Một dược và Nhũ hương trong An Kiện Vương có tác dụng giảm đau gấp 5 – 7 lần so với việc sử dụng từng dược liệu riêng rẽ.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp người bệnh giải đáp được thắc mắc: “Thoát vị đĩa đệm khám khoa nào?”. Việc thăm khám để xác định chính xác nguyên nhân và có phác đồ điều trị sớm là vô cùng quan trọng. Chính vì thế, khi lựa chọn được cơ sở khám chữa bệnh uy tín, người bệnh cần có kế hoạch thăm khám và điều trị để hạn chế các biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Tài liệu tham khảo:
http://www.benhvien108.vn/cac-phuong-phap-chan-doan-hinh-anh-thoat-vi-dia-dem-cot-song-that-lung.html