Nói đến thoát vị đĩa đệm nhiều người thường nghĩ đến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống mà ít ai biết rằng khớp háng cũng có thể bị thoát vị và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy thoát vị đĩa đệm khớp háng là gì, có triệu chứng ra sao? Hãy cùng manhxuongkhop.com tìm hiểu làm rõ nhé!
Mục lục
- Thoát vị đĩa đệm khớp háng là gì?
- Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm khớp háng
- Thoát vị đĩa đệm khớp háng có triệu chứng gì?
- Thoát vị đĩa đệm khớp háng có nguy hiểm không?
- Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm khớp háng bằng cách nào?
- Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm khớp háng
- Cải thiện thoát vị đĩa đệm khớp háng tại nhà bằng cách nào?
- An Kiện Vương – giải pháp cải thiện thoát vị đĩa đệm khớp háng
Thoát vị đĩa đệm khớp háng là gì?
Khớp háng là khớp hoạt dịch, nằm tại vị trí tiếp giáp giữa phần chỏm hình cầu của xương đùi với ổ cối xương chậu. Khớp háng có vai trò quan trọng giúp con người thực hiện các hoạt động thiết yếu hàng ngày như đứng thẳng, di chuyển, cúi lưng, xoay người,…
Thoát vị đĩa đệm khớp háng là tình trạng sụn khớp tại khớp háng bị tổn thương, bào mòn, thoái hóa, gây đau nhức, sưng viêm. Tình trạng này có thể xảy ra tại khớp háng bên trái hoặc bên phải, thậm chí là cả hai bên cùng một lúc. Bệnh chủ yếu gặp ở những người mắc các bệnh lý xương khớp hoặc chấn thương trước đó.
☛ Tham khảo thêm tại: Chứng thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm khớp háng
Ngoài bệnh lý và chấn thương, thoát vị đĩa đệm khớp háng có thể xảy ra bởi các yếu tố nguy cơ như: tuổi tác, đặc thù công việc, chế độ ăn uống thiếu hụt chất dinh dưỡng,… Cụ thể:
Tuổi tác: Theo thời gian, cùng quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, sụn khớp sẽ dần suy yếu, lỏng lẻo, mất đi cấu trúc và chức năng ban đầu. Điều này cũng khiến tạo thêm áp lực lên đĩa đệm khớp háng, gây ra hiện tượng thoát vị.
Bệnh lý: Những bệnh lý xương khớp tại khớp háng có thể khiến sụn và các đầu xương dưới sụn bị bào mòn, tổn thương, làm ảnh hưởng đến cấu trúc và gia tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm. Ví dụ:
- Thoái hóa khớp háng: Tình trạng thoái hóa làm cấu trúc xương thay đổi, khiến đĩa đệm bị đè nén và làm giảm khả năng chịu lực. Điều này có thể khiến cấu trúc nhân nhầy bị phá vỡ, trượt ra khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên các mô mềm, tổ chức dây thần kinh tại khớp háng, làm cho bệnh nhân bị đau nhức, khó chịu.
- Viêm khớp háng: Tình trạng viêm khiến khớp háng có biểu hiện sưng, nóng đỏ, đau, làm ảnh hưởng trực tiếp đến các tổ chức mô mềm và đĩa đệm, khiến gia tăng nguy cơ thoát vị.
Bên cạnh đó, những người mắc các bệnh lý và dị tật bẩm sinh như loạn sản khớp háng, viêm khớp dạng thấp, trật khớp và các bất thường cấu trúc tại khớp háng,… đều có nguy cơ mắc bệnh.
Thói quen vận động: Việc thường xuyên vận động với cường độ cao có thể khiến đĩa đệm phải chịu thêm nhiều áp lực và bị đè nén. Chính vì vậy, những người hay phải mang vác vật nặng hoặc sử dụng khớp háng nhiều như vận động viên điền kinh, cầu thủ bóng đá, bóng rổ,… sẽ có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm khớp háng cao hơn những trường hợp khác.
Chấn thương: Những chấn thương tại khớp háng do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc khi chơi thể thao cũng khiến cấu trúc tại đây bị ảnh hưởng, gây tình trạng thoát vị đĩa đệm khớp háng cấp tính.
Chế độ ăn uống thiếu hụt dưỡng chất: Nếu cơ thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D, vitamin K, magie,… cấu trúc xương khớp sẽ dần mất đi độ bền chắc, dễ bị thoái hóa, dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm khớp háng có triệu chứng gì?

Khi bị thoát vị đĩa đệm khớp háng người bệnh sẽ có những triệu chứng như:
- Đau nhức: Ban đầu, tình trạng đau nhức sẽ diễn ra âm ỉ và không thường xuyên, chúng có xu hướng gia tăng khi vận động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Tuy nhiên lâu dần những cơn đau sẽ trở nên ngày càng dữ dội.
- Xuất hiện tiếng kêu lục khục khi cử động: Sụn khớp và đĩa đệm bị tổn thương khiến xảy ra hiện tượng ma sát tại khớp háng khi vận động, làm phát ra những tiếng kêu răng rắc, lục khục.
- Sưng cứng, nóng khớp: Sụn khớp bị bào mòn, ma sát lên nhau khi vận động cùng với tổn thương tại mô mềm và dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm khớp háng sẽ gây ra tình trạng viêm đau, sưng cứng khớp.
- Khả năng vận động bị hạn chế: Tình trạng đau nhức, cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng khi thức dậy khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các động tác như đi đứng, xoay người, lên xuống cầu thang,…
☛ Tham khảo thêm: 7 dấu hiệu thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm khớp háng có nguy hiểm không?

Mặc dù thoát vị đĩa đệm khớp háng không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:
- Teo cơ: Những cơn đau nhức và cứng khớp khiến bệnh nhân không thể vận động trong thời gian dài, lâu dần sẽ khiến cơ bắp suy yếu và teo nhỏ lại.
- Bại liệt: Thoát vị đĩa đệm có thể khiến dây thần kinh bị chèn ép trong một thời gian dài, làm các cơ quan do chúng chi phối bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng bại liệt.
- Hoại tử xương đùi: Thoát vị đĩa đệm có thể khiến khớp háng lệch khỏi vị trí ban đầu, làm quá trình lưu thông máu bị ảnh hưởng. Lúc này, các tổ chức xương không được nuôi dưỡng sẽ dẫn tới hoại tử.
- Đứt dây chằng: Thoát vị đĩa đệm có thể khiến xương chèn ép lên các dây chằng xung quanh. Nếu người bệnh không cẩn thận, thường xuyên thực hiện các động tác mạnh có thể khiến dây chằng bị đứt.
- Mất cảm giác: Khối thoát vị đĩa đệm khớp háng có thể chèn ép lên rễ thần kinh, gây tối loạn cảm giác. Lúc này, vùng da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương sẽ có hiện tượng nóng lạnh thất thường, bên cạnh đó, người bệnh có thể mất cảm giác tại vị trí dây thần kinh đi qua.
- Suy nhược cơ thể: Tình trạng đau nhức dữ dội, kéo dài cùng với khả năng vận động bị hạn chế khiến người bệnh rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, mất ăn mất ngủ, làm chất lượng đời sống giảm sút đáng kể và dẫn tới suy nhược cơ thể.
Chẩn đoán thoát vị đĩa đệm khớp háng bằng cách nào?
Trước khi đưa ra kết luận chính xác về tình trạng thoát vị đĩa đệm khớp háng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và khai thác thông tin bệnh sử (chấn thương, bệnh lý,…), sau đó đề nghị người bệnh thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh như:
- Chụp X-quang: cho phép bác sĩ quan sát được hình ảnh chi tiết về cấu trúc xương hông, từ đó phát hiện các vấn đề bất thường tại đây và đánh giá mức độ tổn thương do thoát vị đĩa đệm.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Giúp bác sĩ quan sát được hình dạng và những tổn thương có kích thước nhỏ tại khớp háng.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cho phép bác sĩ xác định những tổn thương xảy ra với mô mềm, cơ và gân xung quanh khớp háng. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao trong việc chẩn đoán tình trạng đau nhức do hoại tử vô mạch, làm giảm lượng máu lưu thông đến các đầu xương…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm!
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm khớp háng
Thoát vị đĩa đệm khớp háng là bệnh lý mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Việc điều trị sẽ tập trung vào giảm đau và cải thiện triệu chứng. Một số biện pháp có thể được áp dụng bao gồm:
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là giải pháp phổ biến giúp giảm nhanh đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng, các loại thuốc có thể được sử dụng bao gồm:
Thuốc giảm đau: Ban đầu khi những cơn đau nhức mới xuất hiện và không nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn Acetaminophen (Paracetamol). Trong trường hợp thoát vị đĩa đệm khớp háng có kèm theo biểu hiện viêm, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) hoặc thuốc giảm đau steroid.
Thuốc giãn cơ: Nếu thoát vị đĩa đệm khớp háng khiến các cơ bị co thắt mạnh, gây đau nhức, thuốc giãn cơ sẽ được sử dụng để giúp thư giãn cơ bắp và xoa dịu những cơn đau.
Tiêm corticosteroid: Có tác dụng chống viêm giảm đau cực mạnh, thường dùng trong trường hợp bệnh nhân bị đau nhức nghiêm trọng và không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì?
Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp bạn kiểm soát các cơn đau, hỗ trợ phục hồi chức năng, tăng cường sức mạnh và khả năng vận động của khớp háng, giúp người bệnh đi đứng dễ dàng hơn.
Để phương pháp điều trị này đem lại hiệu quả, đồng thời tránh chấn thương do tập luyện sai cách, người bệnh cần được tập luyện dưới sự hướng dẫn, giám sát của các chuyên gia.
☛ Tham khảo thêm tại: Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp được cân nhắc áp dụng sau cùng trong trường hợp các triệu chứng thoát vị đĩa đệm đặc biệt nghiêm trọng, đồng thời những biện pháp điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả.
Bác sĩ có thể thực hiện một số phẫu thuật như loại bỏ khối thoát vị, thay đĩa đệm nhân tạo hoặc thay toàn bộ khớp háng để giảm tình trạng đau nhức, phục hồi chức năng vận động cho người bệnh.
Cải thiện thoát vị đĩa đệm khớp háng tại nhà bằng cách nào?
Để quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm khớp háng đạt hiệu quả cao nhất, ngoài việc thăm khám và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng nên tham khảo áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà dưới đây:
- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya
- Sinh hoạt, làm việc đúng tư thế, không ngồi quá lâu một chỗ trong thời gian dài, tránh bê vác vật nặng làm gia tăng áp lực lên khớp háng
- Kiểm soát và duy trì cân nặng hợp lý, tránh để tình trạng thừa cân gây thêm áp lực lên khớp háng
- Tập luyện thể dục thể thao phù hợp với thể trạng, tránh các bài tập phải sử dụng nhiều đến khớp háng
- Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafein,…
- Tăng cường bổ sung dưỡng chất có lợi cho xương khớp như omega-3, canxi, chondroitin và glucosamine, các loại rau xanh và trái cây giàu vitamin,… Hạn chế ăn những món nhiều dầu mỡ, nhiều muối hoặc đường,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp sử dụng các loại thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên để bổ sung dưỡng chất cho xương khớp, hỗ trợ làm giảm đau nhức và cải thiện chức năng vận động.
An Kiện Vương – giải pháp cải thiện thoát vị đĩa đệm khớp háng
Viên xương khớp An Kiện Vương được bào chế chủ yếu từ các thành phần thiên nhiên, nổi trội với bộ 3 thảo dược vô cùng quý hiếm: chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM) và Nhũ hương, mang đến giải pháp mới đặc biệt an toàn cho người bệnh thoát vị đĩa đệm khớp háng.
Với sự kết hợp hoàn hảo của thảo dược quý cùng các dưỡng chất có lợi cho xương khớp, An Kiện Vương có khả năng làm giảm đau nhức chỉ sau 14 ngày, cải thiện hiệu quả các triệu chứng thoát vị đĩa đệm sau một liệu trình 2-3 tháng nhờ cơ chế 4 trong 1:
- Giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại xương khớp, từ đó hỗ trợ cải thiện chức năng vận động và nâng cao chất lượng đời sống cho người bệnh.
- Ức chế các phản ứng viêm nhờ ức chế các men xúc tác và các chất trung gian hóa học gây viêm, hạn chế đau nhức và tổn thương lan tỏa.
- Tăng tổng hợp chất cơ bản sụn glycosaminoglycan và acid hyaluronic, giúp thúc đẩy làm lành màng sụn, kích thích tiết dịch nhầy bôi trơn khớp, tăng cường khả năng vận động cho người bệnh
- Bổ sung dưỡng chất, nuôi dưỡng xương khớp: Các thành phần như Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, giúp hỗ trợ nuôi dưỡng, phục hồi tổn thương tại sụn khớp, mang lại cho người bệnh hệ xương khớp chắc khỏe hơn.
Bạn có thể tìm mua An Kiện Vương tại các nhà thuốc trên toàn quốc, xem chi tiết địa chỉ TẠI ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, vui lòng CLICK VÀO ĐÂY
Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng bệnh thoát vị đĩa đệm khớp háng. Việc điều trị sẽ đạt hiệu quả tốt nhất khi được can thiệp từ giai đoạn sớm của bệnh, do đó hãy thường xuyên “lắng nghe cơ thể” và thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường đã được đề cập ở trên. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Nguồn tham khảo:
https://www.tapchidongy.org/thoat-vi-dia-dem-khop-hang.html