“Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có nguy hiểm không?” là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng manhxuongkhop.com theo dõi những nội dung dưới đây!
Mục lục
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì?
Đĩa đệm L4 L5 là phần nhân nhầy được bao phủ bởi một bao xơ có cấu trúc dạng thớ sợi, nằm giữa hai đốt sống L4 và L5, giúp chúng không bị cọ xát vào nhau khi vận động. Do phải chịu áp lực từ việc nâng đỡ phần thân trên của cơ thể lại nằm ở vị trí dễ bị tổn thương nên đĩa đệm L4 L5 rất dễ bị thoát vị, đây là vị trí cột sống lưng thường bị thoát vị đĩa đệm nhiều nhất..
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là tình trạng đĩa đệm này bị rách, nứt khiến nhân nhầy bị thoát ra bên ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh và tủy sống. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở những người trong độ tuổi lao động, đặc biệt là từ 35 – 50 tuổi.
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra do một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ như: tuổi tác, chấn thương, thừa cân béo phì, đặc thù công việc (phải ngồi lâu một chỗ, thường xuyên bê vác vật nặng,…), thói quen hút thuốc lá, sinh hoạt làm việc sai tư thế, bệnh lý thoái hóa hoặc gai đôi và các dị tật bẩm sinh tại cột sống,…
Khi bị thoát vị đĩa đệm L4 L5 người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như:
- Đau nhức vùng lưng dưới
- Những cơn đau lan tỏa ra hông, mông và xuống chân
- Cảm thấy tê bì, ngứa ran ở một hoặc cả hai chân
- Khả năng vận động bị hạn chế, chân dần yếu đi.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Đối tượng có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm L4 L5
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có thể gặp phải ở cả người trẻ lẫn người lớn tuổi, không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, căn bệnh này thường xuất hiện ở các nhóm đối tượng sau:
- Người trong độ tuổi từ 35-50
- Người bị thừa cân, béo phì
- Người có người thân cận huyết bị thoát vị đĩa đệm
- Những người có thói quen lười vận động, sinh hoạt làm việc sai tư thế (ngồi gù lưng, cúi gằm đầu, nằm sấp khi ngủ,…)
- Người có công việc thường xuyên phải ngồi lâu một chỗ như dân văn phòng, lái xe, thợ may,…
- Những người thường xuyên phải bê vác nặng như thợ cơ khí, phụ hồ, công nhân bốc vác,…
- Người có chấn thương tại vùng cột sống thắt lưng
- Người mắc các bệnh lý và dị tật bẩm sinh như thoái hóa cột sống, gai đôi đốt sống, cong vẹo cột sống,…
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý mạn tính, giai đoạn đầu người bệnh có thể không cảm nhận được những bất thường, tuy nhiên theo thời gian, các triệu chứng sẽ dần trở nên rõ rệt và nghiêm trọng.
Mặc dù thoát vị đĩa đệm không có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng lại khiến sức khỏe, chất lượng đời sống của người bệnh bị suy giảm đáng kể. Đặc biệt, nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, đúng cách, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: đau nhức dữ dội và lan tỏa, teo cơ, bại liệt, mất kiểm soát bàng quang và ruột, suy nhược cơ thể,…
Đáng nói, hiện nay y học vẫn chưa tìm ra bất kỳ phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn chứng thoát vị đĩa đệm nói chung và thoát vị đĩa đệm L4 L5 nói riêng. Mục đích của việc điều trị chủ yếu tập trung giảm đau, cải thiện triệu chứng và hạn chế biến chứng.
Ngoài ra, thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Theo các chuyên gia, việc chữa trị diễn ra càng sớm thì sức khỏe người bệnh càng ít bị ảnh hưởng. Cụ thể, việc điều trị sẽ đạt hiệu quả cao nhất khi bao xơ chưa bị rách. Các tổn thương càng nghiêm trọng thì quá trình điều trị sẽ càng khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng.
Biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm
Không chỉ thoát vị đĩa đệm L4 L5 mà tình trạng thoát vị đĩa đệm ở những vị trí khác như lưng và cổ cũng tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Ví dụ như:
Đau nhức dữ dội, lan tỏa
Thoát vị đĩa đệm khiến dây thần kinh và tủy sống bị chèn ép, làm cho người bệnh bị đau nhức dữ dội. Với khối thoát vị L4 L5, tình trạng đau nhức sẽ có xu hướng lan tỏa ra những vị trí dây thần kinh bị tổn thương đi qua như hông, mông, chân, bàn chân, ngón chân.
Tương tự như vậy, nếu bị thoát vị đĩa đệm ở vùng cột sống cổ, người bệnh sẽ gặp phải những cơn đau lan tỏa ra vùng vai gáy, lan xuống cánh tay, bàn tay và ngón tay.
Những cơn đau nhức dữ dội do thoát vị đĩa đệm có thể xuất hiện đột ngột, chúng có xu hướng gia tăng khi người bệnh vận động mạnh, đi đứng, làm việc trong thời gian dài.
☛ Tham khảo thêm tại: Nhận biết cơn đau do thoát vị đĩa đệm
Teo cơ
Dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép nghiêm trọng khiến máu không lưu thông tới các cơ, khiến các vùng cơ bị ảnh hưởng không được cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết, dần trở nên suy yếu. Bên cạnh đó, các dây thần kinh bị chèn ép cùng tình trạng đau nhức làm cho khả năng vận động bị hạn chế, lâu dần sẽ khiến cơ bị teo.
Bại liệt
Thoát vị đĩa đệm gây chèn ép diện rộng, khiến cho máu khó lưu thông tới các cơ dẫn đến tình trạng vùng cơ đó bị thiếu chất dinh dưỡng và có khả năng teo cơ.
Bên cạnh đó, khối thoát vị có thể khiến tủy sống và dây thần kinh chi phối hoạt động của cơ thể bị tổn thương vĩnh viễn, dẫn đến tình trạng bại liệt. Trong đó, thoát vị đĩa đệm L4 L5 thường gây ra liệt thân dưới, thoát vị đĩa đệm ở lưng và cổ có thể gây liệt thân trên, thậm chí có thể dẫn đến liệt toàn thân.
Hội chứng đuôi ngựa
Nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, bao gồm đĩa đệm L4 L5 khiến toàn bộ rễ thần kinh vùng bên dưới thắt lưng (vùng đuôi ngựa) bị tổn thương, người bệnh sẽ bị mất cảm giác đau xung quanh bộ phận sinh dục và hậu môn, bí đại tiểu tiện.
Dị cảm thần kinh
Rễ thần kinh tại vùng cột sống bị tổn thương có thể khiến người bệnh có cảm giác vùng da tại đây bị nóng lạnh thất thường, đồng thời cảm thấy tê bi, ngứa ran, thậm chí dần mất đi cảm giác ở chân hoặc tay.
Rối loạn cương dương ở nam giới
Những cơn đau nhức dữ dội, tê bì tại vùng cột sống thắt lưng do thoát vị đĩa đệm được xem một trong những nguyên nhân dẫn đến suy giảm ham muốn tình dục. Bên cạnh đó, bệnh có thể khiến phản xạ cơ thắt động mạch ở dương vật bị ảnh hưởng, dẫn đến rối loạn cương dương. Theo các chuyên gia, triệu chứng thoát vị đĩa đệm nặng thì biểu hiện rối loạn cương dương càng nghiêm trọng.
Rối loạn chức năng đường ruột, bàng quang
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 khiến dây thần kinh tại cột sống thắt lưng bị chèn ép, làm ảnh hưởng đến cơ thắt – búi cơ có liên quan đến khả năng bài tiết của người bệnh, gây ra tình trạng đại tiểu tiện mất kiểm soát, khiến cuộc sống sinh hoạt và tinh thần bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Suy nhược cơ thể
Tình trạng đau nhức từ âm ỉ đến dữ dội kéo dài, đặc biệt những cơn đau vào ban đêm khiến bệnh nhân mất ngủ, mệt mỏi. Cùng với đó, khả năng vận động bị hạn chế lâu ngày sẽ khiến họ rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng, từ đó dẫn đến suy nhược cơ thể.
☛ Tham khảo thêm: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cách nào?
Làm sao để hạn chế nguy hiểm từ thoát vị đĩa đệm?
Để hạn chế nguy cơ biến chứng do thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị ngay khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
Ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị, bệnh nhân cũng cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
Thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt
Lối sống và thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp người bệnh thoát vị đĩa đệm nâng cao sức khỏe, hỗ trợ cải thiện triệu chứng hiệu quả.
- Sắp xếp thời gian làm việc – nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng quá mức.
- Sinh hoạt làm việc đúng tư thế: Tránh các tư thế như nằm võng, nằm sấp hoặc kê gối quá cao khi ngủ, ngồi xổm, hạn chế đi giày cao gót,… Ngoài ra, bạn cũng không nên đứng hoặc ngồi quá lâu với 1 tư thế, sau mỗi 30-60 phút hãy đi lại, vận động nhẹ nhàng để thư giãn xương khớp.
- Không mang vác vật nặng quá sức, tuyệt đối không cúi gập người để nâng vật nặng, bạn nên nhờ sự giúp sức của người khác hoặc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để giảm bớt áp lực cho cột sống và các khớp.
- Giảm cân, kiểm soát trọng lượng cơ thể, duy trì cân nặng hợp lý để hạn chế làm gia tăng áp lực lên cột sống lưng.
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, protein, omega-3, magie,… Song song với đó, bệnh nhân cũng nên hạn chế sử dụng các món ăn nhiều chất béo không lành mạnh, đồ ăn chiên xào và cay nóng,…
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
☛ Tham khảo thêm tại: Thoát vị đĩa đệm kiêng gì?
Tập luyện đúng cách, khoa học
Tập luyện thể dục, thể thao đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng đau cứng khớp, làm gia tăng sức mạnh cơ bắp, bao gồm cả các nhóm cơ quanh vùng cột sống thắt lưng. Từ đó mang lại cho người bệnh hệ cơ – xương – khớp chắc khỏe hơn, hỗ trợ giảm bớt áp lực cho cột sống, ngăn ngừa biến chứng của thoát vị đĩa đệm.
Không những vậy, tập luyện thể dục thể thao cũng là một trong những biện pháp có khả năng hỗ trợ giảm cân, duy trì và kiểm soát cân nặng, góp phần giảm bớt áp lực cho cột sống và đĩa đệm.
Bạn có thể cân nhắc tập luyện những bộ môn như bơi lội, đạp xe, đi bộ, yoga để cải thiện tình trạng bệnh. Trước khi tập, hãy khởi động thật kỹ để tránh chấn thương. Đồng thời, nên chọn các bài tập phù hợp và không tập luyện quá sức khiến tổn thương tại đĩa đệm, cột sống trở nên nghiêm trọng hơn.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tập thể dục cải thiện thoát vị đĩa đệm
Sử dụng các sản phẩm bổ sung dưỡng chất, hỗ trợ cải thiện thoát vị đĩa đệm
Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cải thiện thoát vị đĩa đệm đang là giải pháp được nhiều người áp dụng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung dưỡng chất cho xương khớp, bạn nên ưu tiên lựa chọn những sản phẩm an toàn, lành tính, có khả năng cải thiện đau nhức và đẩy lùi các triệu chứng thoát vị đĩa đệm, từ đó hạn chế biến chứng hiệu quả.
An Kiện Vương – giải pháp cho người thoát vị đĩa đệm
An Kiện Vương là sản phẩm của Nhà máy công nghệ cao Thái Minh, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt chuẩn GMP, đặc biệt sản phẩm đã được Bộ Y tế cấp phép, đảm bảo đủ tiêu chuẩn an toàn, chất lượng trước khi lưu hành trên thị trường.
Với các thành phần chủ yếu từ dược liệu thiên nhiên vô cùng quý hiếm như chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương, sản phẩm có khả năng làm giảm sưng viêm, đau nhức, cải thiện tình trạng cứng khớp,… trong nhiều bệnh lý xương khớp khác nhau, bao gồm cả trường hợp thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm.
An Kiện Vương đã mang đến giải pháp toàn diện cho người bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 với cơ chế 4 trong 1:
- Giảm nhanh đau nhức, khó chịu tại xương khớp, đặc biệt không gây hại dạ dày.
- Ức chế các phản ứng viêm nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và các chất trung gian hóa học xúc tác cho quá trình viêm, từ đó hạn chế đau nhức, tổn thương lan tỏa.
- Tăng tổng hợp chất cơ bản sụn glycosaminoglycan và acid hyaluronic, từ đó thúc đẩy làm lành màng sụn, kích thích tăng tiết dịch nhầy bôi trơn khớp, giúp các khớp vận động linh hoạt, mềm mại hơn.
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp nhờ các thành phần Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, giúp hỗ trợ nuôi dưỡng, phục hồi tổn thương tại xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Như đã nói ở trên, mức độ nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm L4 L5 còn phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh. Chính vì vậy, để tránh những biến chứng không mong muốn có thể xảy ra, tốt nhất bạn hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám ngay từ giai đoạn sớm, khi mới xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Nguồn tham khảo:
https://vnmedipharm.com/thoat-vi-dia-dem-l4-l5-5100.html
https://ihr.org.vn/bien-chung-cua-benh-thoat-vi-dia-dem-2396.html