Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp phổ biến và ngày càng có xu hướng trẻ hóa trong cộng đồng. Bệnh gây ra các cơn đau mỏi dai dẳng ảnh hưởng đến khả năng vận động và ám ảnh tâm lý người bệnh. “Thoát vị đĩa đệm mang thai được không?” là câu hỏi được rất nhiều phụ nữ băn khoăn khi không may mắc phải căn bệnh này. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết.
Mục lục
Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống. Nhờ khả năng co giãn, đàn hồi tốt mà đĩa đệm có chức năng như một bộ phận giảm xóc, giúp làm giảm ma sát và hạn chế các chấn thương khi cơ thể thực hiện các động tác như cúi gập người, vặn mình, xoay người,…
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng vòng xơ bên ngoài đĩa đệm bị nứt rách làm cho nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép vào các rễ thần kinh gây đau nhức, tê mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Trên lâm sàng, vị trí dễ bị thoát vị nhất là vùng cột sống cổ và cột sống thắt lưng.
Thoát vị đĩa đệm mang thai được không?
Mang thai và sinh con là một thiên chức cao cả của người phụ nữ. Tuy nhiên, đối với những chị em đang bị thoát vị đĩa đệm hoặc có tiền sử mắc các bệnh xương khớp thì việc mang thai lại trở thành một nỗi băn khoăn lớn.
Nhiều người cho rằng bị thoát vị đĩa đệm sẽ ảnh hưởng đến việc có thai và sinh sản. Thực chất tình trạng thoát vị đĩa đệm là một bệnh về xương khớp, còn mang thai lại liên quan đến khả năng sinh sản của người phụ nữ. Do vậy, bệnh lý này hoàn toàn không ảnh hưởng đến việc có thai. Phụ nữ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm vẫn có thể mang thai như bình thường.
Ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm lên mẹ bầu
Phụ nữ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm khi mang thai có thể sẽ gặp phải tình trạng đau nhức cột sống, mệt mỏi nhiều hơn so với phụ nữ không mắc bệnh. Cụ thể, phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm khi mang thai sẽ phải đối mặt với một số vấn đề như:
- Mẹ bầu sẽ phải hứng chịu thêm những cơn đau nhức do thoát vị, thay vì chỉ chịu áp lực từ bụng bầu. Không chỉ vậy, trọng lượng cơ thể cùng với trọng lượng thai nhi tăng lên làm gia tăng áp lực lên cột sống, lâu dần bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ diễn ra càng nghiêm trọng.
- Khi mang thai, toàn bộ vùng cột sống thắt lưng và khung chậu của người mẹ đều có sự thay đổi để thích nghi với sự phát triển của thai nhi. Khi đó, các đốt sống, gân cơ bị giãn nở tối đa, dây chằng cũng được kéo giãn và trở nên yếu dần, làm suy giảm chức năng chống đỡ của cột sống.
- Khá nhiều bà bầu thường đứng sai tư thế, cong lưng hoặc ưỡn ngực, cong người về phía sau tạo nên áp lực khiến cấu trúc cột sống dễ bị lệch.
- Những cơn đau xuất hiện thường xuyên khiến người mẹ sẽ rơi vào tình trạng mệt mỏi, khó chịu và sợ hãi. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của thai nhi. Bởi tâm trạng của mẹ có tác động đáng kể đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.
- Trong thời gian mang thai, người mẹ không được sử dụng hầu hết các loại thuốc giảm đau bởi chúng có thể ảnh hưởng tới thai nhi, gây ra một số dị tật cho trẻ. Bởi vậy, mẹ bầu sẽ phải tự mình chịu đựng những cơn đau này. Đặc biệt là trong giai đoạn những tháng thai kỳ cuối, cơn đau tăng dần khiến người mẹ rất vất vả.
Người thoát vị đĩa đệm nên làm gì trước khi mang thai?
Để chuẩn bị cho quá trình mang thai, người phụ nữ luôn cần đảm bảo sức khỏe của mình ở trạng thái tốt nhất và duy trì độ ổn định trong suốt thai kỳ. Dưới đây là một số điều mà chị em bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý:
Thăm khám
Trước hết, chị em phụ nữ cần phải đến thăm khám tại các cơ sở y tế để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh của bản thân cũng như có phác đồ điều trị chuyên sâu giúp phục hồi tổn thương để chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho thai kỳ. Hơn nữa trong thời kỳ mang thai, không phải tất cả các phương pháp điều trị đều có thể áp dụng. Bởi việc điều trị bệnh không chỉ ảnh hưởng đến cơ thể người mẹ mà còn có thể tác động đến sự phát triển của bé.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Khám chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt?
Điều trị theo phác đồ
Khi bác sĩ đã đưa ra phác đồ điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ thực hiện để đạt được mục tiêu điều trị đặt ra. Những phương pháp điều trị thường được áp dụng như:
Dùng thuốc điều trị
Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc nhằm mục đích cải thiện triệu chứng đau nhức, tê mỏi, co thắt cơ,… Các thuốc thường được chỉ định là Paracetamol, nhóm thuốc giảm đau chống viêm NSAID, thuốc giảm đau trung ương opioid, thuốc giãn cơ,…
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm!
Vật lý trị liệu
Người bệnh có thể được xem xét thực hiện phương pháp vật lý trị liệu để điều trị như các bài tập tăng cường và kéo giãn cơ hỗ trợ giảm đau mỏi và cải thiện triệu chứng của thoát vị đĩa đệm. Việc luyện tập thường xuyên có thể giúp làm giảm áp lực lên cột sống và tăng cường chức năng của đĩa đệm. Một số liệu pháp vật lý trị liệu khác có thể áp dụng là:
- Xoa bóp: Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến giúp giảm đau nhức, khó chịu ở vùng cột sống cổ và thắt lưng bị thoát vị cho người bệnh. Đồng thời thúc đẩy lưu thông máu, kích thích các cơ hoạt động, giảm chèn ép hệ thần kinh. Bệnh nhân nên thực hiện xoa bóp thường xuyên để giảm triệu chứng thoát vị.
- Sử dụng đai lưng: Mang đai lưng giúp củng cố cấu trúc và vị trí cột sống thắt lưng, giảm áp lực lên đĩa đệm và hạn chế mức độ chèn ép thần kinh.
- Nhiệt trị liệu: Nhiệt sẽ giúp làm giãn không gian của cột sống, hạn chế áp lực lên đĩa đệm, dây thần kinh sẽ giảm sự chèn ép bởi tác động của nhiệt. Cách làm này còn giúp giảm tình trạng châm chích, tê bì, đau nhức khó chịu ở người bệnh.
Chị em nên trao đổi với bác sĩ vật lý trị liệu để xây dựng bài tập phù hợp theo tình trạng bệnh của bản thân và không được tự ý thực hiện các bài tập khác khi không có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng khoa học rất là quan trọng, không chỉ đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể khỏe mạnh mà còn hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý dưới đây để áp dụng cho thực đơn hàng ngày của mình:
- Cần bổ sung hoa quả tươi, rau xanh để cung cấp nhiều chất xơ, vitamin cũng như các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Tăng cường thêm Canxi, Magie, Vitamin D, Omega-3,… để giúp xương chắc khỏe hơn từ sữa và các chế phẩm từ sữa khác.
- Bổ sung đầy đủ lượng nước cho cơ thể để tăng cường trao đổi chất, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, dùng thêm nước ép trái cây hay sinh tố giúp bổ sung dinh dưỡng.
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, các chất thích kích như rượu bia, cà phê, nước có ga,… vì có thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, làm suy giảm lượng Canxi khiến xương khớp suy yếu đồng thời làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.
☛ Tham khảo thêm tại: Gợi ý 7 món ăn chữa thoát vị đĩa đệm!
Vận động hợp lý
Các bài tập luyện nhẹ nhàng sẽ giúp tăng cường khả năng vận động và hỗ trợ thúc đẩy quá trình hồi phục của bệnh nhân. Luyện tập đều đặn thường xuyên còn giúp tăng cường sức đề kháng, cơ thể dẻo dai linh hoạt, tinh thần thoải mái hơn. Chị em nên đi bộ, đạp xe hay thực hiện các động tác yoga nhẹ nhàng, bơi lội,… Tránh các vận động mạnh, sai tư thế như gập, vặn xoắn người quá mức, hạn chế mang ba lô, túi xách nặng,…
☛ Chi tiết tại: Thoát vị đĩa đệm nên tập gì và tránh tập gì?
Kết hợp An Kiện Vương cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm!
Bên cạnh các phương pháp kể trên, người bệnh có thể kết hợp sử dụng viên uống An Kiện Vương. Đây là sản phẩm được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn hiện nay. Nhờ sự kết hợp của các thảo dược tự nhiên như Móng quỷ, Một dược và Nhũ hương, An Kiện Vương mang đến 4 tác dụng nổi bật:
- Giảm nhanh đau nhức tại vị trí xương khớp tổn thương mà không gây tác dụng phụ.
- Giảm sưng viêm nhờ khả năng ức chế các yếu tố tiền viêm và các men xúc tác phản ứng viêm.
- Tăng cường tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycan và chất bôi trơn acid hyaluronic, từ đó hỗ trợ phục hồi tổn thương xương khớp, cải thiện chức năng vận động của bệnh nhân.
- Bổ sung các dưỡng chất Glucosamin, Collagen tuýp 2, Boron,… giúp nuôi dưỡng, duy trì hoạt động của xương khớp, từ đó tăng cường sức khỏe xương khớp, làm chậm quá trình thoái hóa.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
Người thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì khi mang thai?
Để ngăn ngừa tình trạng thoát vị đĩa đệm trở nặng và xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, mẹ bầu cần lưu ý một số điểm sau khi mang thai:
- Kiểm soát và duy trì cân nặng của mẹ và bé hợp lý, tránh tăng cân quá mức.
- Chế độ dinh dưỡng đủ chất sẽ giúp thai nhi phát triển tốt đồng thời bổ sung khoáng chất cần thiết cho xương, hỗ trợ giảm đau.
- Nên nằm ngửa hoặc nghiêng sang bên trái khi ngủ, sử dụng gối ôm hoặc đeo đai bụng để nâng đỡ phần bụng.
- Buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ bầu nên xoa bóp vùng thắt lưng nhẹ nhàng giúp giảm đau nhức hiệu quả. Động tác này cũng đặc biệt rất tốt cho thai nhi.
- Duy trì tập thể dục hay các bài tập yoga nhẹ nhàng dành riêng cho phụ nữ mang thai giúp cơ xương khớp dẻo dai, giảm các triệu chứng đau lưng hoặc đau vùng chậu.
- Tuyệt đối tránh những động tác, tư thế gây áp lực lớn lên cột sống cong lưng ra sau làm tăng áp lực lên cột sống.
- Tránh hoặc hạn chế việc ngồi lâu một tư thế hoặc một chỗ sẽ khiến xương khớp bị xơ cứng.
- Không làm việc nặng nhọc, mang vác vật nặng hoặc thay đổi tư thế đột ngột,…
- Thăm khám định kỳ để kiểm tra tình trạng thoát vị đĩa đệm để có biện pháp xử lý kịp thời tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Như vậy, bài viết trên đây đã giúp bạn đọc trả lời câu hỏi “thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?” và cung cấp những kiến thức cần thiết về quá trình mang thai khi mắc thoát vị đĩa đệm. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp bạn đọc có một thai kỳ ổn định và mạnh khỏe.
Tài liệu tham khảo:
- https://soyte.haugiang.gov.vn/chuy%C3%AAn-ng%C3%A0nh/truy%E1%BB%81n-th%C3%B4ng-gi%C3%A1o-d%E1%BB%A5c-s%E1%BB%A9c-kh%E1%BB%8Fe/tho%C3%A1t-v%E1%BB%8B-%C4%91%C4%A9a-%C4%91%E1%BB%87m-c%C3%B3-mang-thai-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-kh%C3%B4ng/
- https://acc.vn/thoat-vi-dia-dem-co-anh-huong-den-mang-thai-khong/
- https://khamchuahieuqua.vn/thoat-vi-dia-dem-co-mang-thai-duoc-khong-chuyen-gia-giai-dap-thac-mac.html
- https://ismq.org.vn/thoat-vi-dia-dem-co-mang-thai-duoc-khong/