Thoát vị đĩa đệm mất nước là một khái niệm còn khá mới mẻ đối với nhiều người. Tình trạng mất nước khiến đĩa đệm suy giảm chức năng làm cho người bệnh thường xuyên gặp phải các cơn đau mỏi vùng cột sống. Vậy thoát vị đĩa đệm mất nước là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh như thế nào cho hiệu quả? Bài biết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này.
Mục lục
Thoát vị đĩa đệm mất nước là gì?
Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, chứa khoảng 85% là nước, bên ngoài là mô sợi có độ xốp và đàn hồi cao. Đĩa đệm có chức năng như một bộ phận giảm xóc giúp làm giảm ma sát và khiến cột sống chuyển động linh hoạt hơn.
Theo thời gian, đĩa đệm bị mất nước do quá trình lão hóa của cơ thể. Đĩa đệm sẽ trở nên khô cứng khiến chức năng bị suy giảm, vòng sợi suy yếu dần và nhân nhầy thoát ra ngoài, tình trạng này gọi là thoát vị đĩa đệm. Khối thoát vị có thể chèn ép lên rễ thần kinh gây đau nhức, tê mỏi và hạn chế khả năng vận động của người bệnh.

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm mất nước
Dưới đây là một số yếu tố tác động đến cột sống khiến đĩa đệm phải chịu nhiều áp lực, bị thiếu chất dinh dưỡng, gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm mất nước.
- Tuổi tác: Khi tuổi cao, những cơ quan trong cơ thể sẽ có xu hướng lão hóa. Lượng nước trong cơ thể cũng như trong đĩa đệm sẽ giảm dần một cách đáng kể gây tình trạng thoát vị đĩa đệm mất nước.
- Đặc thù công việc: Tính chất công việc phải ngồi lâu, làm công việc nặng nhọc, giữ một tư thế sẽ khiến các đốt sống phải chịu áp lực trong một khoảng thời gian dài. Lâu dần khiến đĩa đệm tổn thương, nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép lên rễ thần kinh.
- Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể vượt quá sức chịu đựng của cột sống sẽ làm tăng áp lực khiến đĩa đệm bị tổn thương gây mất nước, bao xơ nứt rách gây thoát vị đĩa đệm.
- Chấn thương: Những chấn thương để lại khi chơi thể thao hay tai nạn lao động, tai nạn giao thông,… cũng gây nên các tổn thương cho cột sống và đĩa đệm.
- Thói quen sinh hoạt không tốt: Ví dụ như hút thuốc lá thường xuyên hoặc chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất, lười vận động,… khiến đĩa đệm bị thiếu chất nuôi dưỡng và hạn chế khả năng vận động.
☛ Chi tiết hơn: TOP nguyên nhân thoát vị đĩa đệm!
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm mất nước như thế nào?
Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm mất nước tăng dần theo từng ngày. Tại thời điểm khởi phát, bệnh chưa có biểu hiện rõ ràng, nếu có cũng chỉ là một vài cơn đau nhẹ âm ỉ rồi tự hết, không đau nhói hay đau dữ dội vùng cột sống tương ứng. Thời gian mắc bệnh thường tỷ lệ thuận với mức độ xẹp của đĩa đệm cột sống. Bởi vậy, sau một thời gian, các triệu chứng bệnh biểu hiện rõ ràng hơn.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm mất nước.
- Đau nhức tại vùng thoát vị: Đĩa đệm bị mất nước sẽ dẫn đến xơ cứng, chức năng xương khớp suy giảm, kém linh hoạt làm tăng độ ma sát giữa các đốt sống, gây đau đớn khi vận động. Cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội tại vị trí đĩa đệm bị thoát vị khiến người bệnh khó khăn khi cử động.
- Đau tăng lên khi vận động: Cơn đau tăng dần khi bệnh nhân thay đổi tư thế, khi di chuyển mạnh, đột ngột ví dụ như ho, hắt hơi, đứng lên, ngồi xuống, hoặc cúi gập người,… và giảm dần khi được nghỉ ngơi. Cơn đau thường xuất hiện nhiều về đêm và sáng sớm sau khi ngủ dậy.
- Cơn đau lan rộng: Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, cơn đau có thể lan xuống mông, hông, bắp đùi và hai chân. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cơn đau có thể lan sang bả vai xuống hai tay, dọc theo dây thần kinh bị chèn ép.
- Tê bì, mất cảm giác: Đĩa đệm mất nước khiến bao xơ bị rách nhân nhầy thoát ra chèn vào dây thần kinh chi phối tương ứng khiến tay chân bệnh nhân tê yếu, vùng da tương ứng với dây thần kinh có thể bị mất cảm giác, không nhận biết được cảm giác nóng – lạnh.
- Cơ bắp yếu dần, mất sức: Đĩa đệm thoát vị chèn ép lên dây thần kinh có thể khiến máu và chất dinh dưỡng không được đưa đến nuôi dưỡng cơ bắp, khiến các cơ dần yếu đi, người bệnh gặp khó khăn khi đi lại hay cầm nắm đồ vật.
☛ Tham khảo thêm: Nhận biết đau do thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm mất nước có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm tuy không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của bệnh nhân. Do triệu chứng của thoát vị đĩa đệm khá tương đồng với các bệnh lý cột sống khác nên người bệnh thường chủ quan không điều trị dẫn tới các biến chứng nguy hiểm.

Một số biến chứng người bệnh có thể phải đối mặt như:
- Đau mãn tính: Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính thì sẽ xuất hiện triệu chứng bứt rứt, đau ê ẩm dai dẳng nhiều ngày khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu.
- Biến dạng cột sống: Mất nước có thể khiến cho cấu trúc của đĩa đệm dần bị phá hoại, khiến cột sống chuyển động trở lên khó khăn hơn. Từ đó, các khớp đốt sống dần bị hẹp lại, có thể dẫn đến cột sống bị biến dạng.
- Rối loạn cơ thắt: Triệu chứng xuất hiện khi có tổn thương cột sống với những biểu hiện như tiểu khó, bí tiểu, tiểu không tự chủ, táo bón hay đại tiện không chủ động,… ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Bại liệt: Cơn đau nhức cột sống kéo dài và lan sang các cơ quan khác khiến người bệnh vô cùng khó chịu, mệt mỏi, hạn chế vận động lâu ngày có thể dẫn đến tàn phế nếu không được kịp thời điều trị.
Điều trị thoát vị đĩa đệm mất nước như thế nào?
Ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng như đau nhức, tê mỏi vùng cột sống thì người bệnh cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa xương khớp để được khám chữa tốt nhất. Qua thăm khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị được áp dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm mất nước.
Dùng thuốc điều trị triệu chứng

Sử dụng thuốc nhằm cải thiện triệu chứng đau nhức, tê mỏi, co cứng co do thoát vị đĩa đệm gây ra. Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân dùng một số loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau thông thường: Phổ biến nhất là Paracetamol vì đây được cho là thuốc giảm đau an toàn thích hợp với các trường hợp đau nhẹ và vừa. Tuy nhiên cũng cần lưu ý khi sử dụng kéo dài vì thuốc có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.
- Nhóm thuốc chống viêm không Steroid ( NSAID): Meloxicam, Ibuprofen, Celecoxib,… được chỉ định giảm đau, giảm viêm trong trường hợp thoát vị đĩa đệm kèm theo biểu hiện sưng tấy. Thuốc có thể ảnh hưởng không tốt đến đường tiêu hóa nên bệnh nhân cần tuân thủ đúng liều lượng khi sử dụng.
- Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal,… được sử dụng khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng co cứng cơ, tăng trương lực cơ quá mức gây đau nhức. Tuy nhiên thuốc chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn.
- Thuốc chống viêm Steroid: Để tăng tác dụng tại chỗ, bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid cạnh cột sống cho bệnh nhân nhằm giảm sưng viêm nghiêm trọng. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp điều trị tạm thời và kéo theo nhiều rủi ro đáng kể.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì cho mau khỏi?
Vật lý trị liệu
Kết hợp với việc sử dụng thuốc uống, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để luyện tập một số bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm tại nhà. Ngoài ra, các liệu pháp chữa trị khác như châm cứu, bấm huyệt, chiếu đèn hồng ngoại,… cũng có tác dụng cải thiện triệu chứng đau nhức, khai thông kinh lạc, tăng cường tuần hoàn máu, từ đó hỗ trợ quá trình hồi phục cho bệnh nhân, tăng hiệu quả điều trị.

☛ Có thể bạn muốn biết: Chữa thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt nhất?
An Kiện Vương – Giải pháp tối ưu cho người thoát vị đĩa đệm!
Ngoài các phương pháp điều trị nêu trên, việc kết hợp sử dụng các giải pháp từ thảo dược tự nhiên cũng là một cách giúp nâng cao hiệu quả điều trị thoát vị đĩa đệm cũng như ngăn ngừa biến chứng bệnh. Trong đó, An Kiện Vương được rất nhiều người bệnh tin dùng bởi tác dụng vượt trội và sự an toàn của sản phẩm.

Nhờ sự kết hợp của các dược liệu quý như Móng quỷ, Một dược và Nhũ hương, An Kiện Vương đã mang đến tác dụng 4 trong 1:
- Giảm nhanh các cơn đau nhức tại vị trí đĩa đệm tổn thương.
- Ngăn ngừa viêm nhiễm nhờ khả năng ức chế các yếu tố tiền viêm và các men xúc tác cho quá trình viêm trong cơ thể.
- Tăng tổng hợp các chất nền sụn khớp như glycosaminoglycan, acid hyaluronic giúp thúc đẩy làm lành lớp màng sụn, từ đó cải thiện khả năng vận động cho bệnh nhân.
- Bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho xương khớp như Collagen tuýp 2, Boron, Glucosamine,… giúp xương khớp chắc khoẻ hơn, từ đó làm chậm quá trình thoái hoá.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Phòng ngừa thoát vị đĩa đệm mất nước bằng cách nào?
Để phòng ngừa thoát vị đĩa đệm mất nước hiệu quả, bạn cần thay đổi từ chế độ dinh dưỡng, kết hợp với nghỉ ngơi vận động hợp lý duy trì sức khỏe xương khớp. Đồng thời, bạn cũng nên duy trì thói quen đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các bệnh lý liên quan và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn sớm.
Dinh dưỡng khoa học

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học sẽ giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý, đồng thời cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Những thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày để phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm mất nước là:
- Thực phẩm giàu Canxi: Canxi là chất thiết yếu cho sự phát triển của xương khớp, bạn nên bổ sung Canxi thông qua chế độ ăn để duy trì hệ thống xương khớp chắc khỏe. Một số thực phẩm giàu Canxi là phô mai, hạnh nhân, đậu phụ, các loại hạt,…
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Là một nguồn cung cấp canxi và các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể đặc biệt là xương khớp. Ngoài ra, trong sữa cũng có nhiều vitamin D, tạo điều kiện để cơ thể hấp thụ Canxi tốt hơn.
- Rau xanh: Một số loại rau có màu xanh đậm như cải bó xôi, rau cải xoăn, súp lơ,… chứa hàm lượng chất xơ cao giúp kiểm soát trọng lượng của cơ thể, làm sạch đường ruột và giảm áp lực lên đĩa đệm hiệu quả.
- Thực phẩm giàu Vitamin C: Các loại thực phẩm giàu Vitamin C như dâu tây, kiwi, cam quýt, cà chua, ớt chuông,… có tác dụng như một chất oxy hóa, giúp chữa lành các gân, cơ, dây chằng, vùng đĩa đệm bị tổn thương, hạn chế bệnh tiến triển xấu.
- Thực phẩm giàu omega-3: Omega-3 hỗ trợ hình thành collagen để ngăn chặn những tổn thương cho sụn, đĩa đệm,… Một số thực phẩm có chứa nhiều Omega-3 như lòng trứng đỏ, hạt lanh, cá hồi, rong biển, các loại cá nước ngọt khác,…
Bên cạnh các loại thực phẩm được khuyên dùng, bạn cũng cần hạn chế một số loại thực phẩm dưới đây để phòng ngừa tổn thương đĩa đệm.
- Thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ: Đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ không chỉ làm tăng nguy cơ thùa cân, béo phì mà còn làm suy giảm lượng Canxi khiến xương dần yếu đi, tăng mức độ viêm nhiễm và đau nhức.
- Đồ uống có cồn, chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá, cafe,… là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng loãng xương, ảnh hưởng đến đĩa đệm, làm tăng nguy cơ gây ra các cơn đau mỏi.
Vận động hợp lý

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, bạn cũng nên duy trì thói quen tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Các bài tập như bơi lội, yoga, đi bộ,… không chỉ giúp tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp mà còn phòng ngừa thoát vị đĩa đệm mất nước hiệu quả.
Thêm vào đó, bạn cần điều chỉnh tư thế làm việc đúng ví dụ như giữ thẳng lưng, không cúi cổ nhiều, hạn chế đứng hoặc ngồi liên tục quá lâu, khi ngủ không nên nằm võng hay nằm nệm lún,… Nên đứng dậy đi lại, tập vài động tác thể dục nhẹ nhàng, tránh ngồi lâu và không vận động. Ngoài ra, bạn không nên mang vác, nâng vật quá sức, phụ nữ không nên mang giày cao gót thường xuyên,…
Khám sức khỏe định kỳ
Đây là một trong những hiện pháp giúp phòng tránh thoát vị đĩa đệm mất nước cũng như các vấn đề sức khỏe khác. Bạn nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện những bất thường của cơ thể và nhanh chóng có biện pháp xử lý phù hợp.
Nhìn chung, thoát vị đĩa đệm mất nước là một bệnh xương khớp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bạn cần chú ý thăm khám sức khỏe thường xuyên, đặc biệt lưu tâm đến những biểu hiện bất thường trên cơ thể để có biện pháp xử trí kịp thời, hạn chế những biến chứng nghiêm trọng phát sinh.
Tài liệu tham khảo:
- https://xuongkhopscc.com/thoat-vi-dia-dem-mat-nuoc-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri/
- https://benhvienthucuc.vn/dia-dem-mat-nuoc-la-benh-gi/
- https://www.tapchidongy.org/thoat-vi-dia-dem-mat-nuoc.html