Thoát vị đĩa đệm nội xốp là một thể hiếm gặp của thoát vị đĩa đệm nên ít được mọi người quan tâm. Tuy nhiên, nếu người bệnh không hiểu biết đúng dẫn tới điều trị sai, bệnh có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là ở người lớn tuổi. Để hiểu rõ hơn về thoát vị đĩa đệm nội xốp, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây.
Mục lục
- Thoát vị đĩa đệm nội xốp là bệnh gì?
- Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm nội xốp
- Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm nội xốp là gì?
- Thoát vị đĩa đệm nội xốp có triệu chứng thế nào?
- Thoát vị đĩa đệm nội xốp nguy hiểm không?
- Phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm nội xốp
- Điều trị thoát vị đĩa đệm nội xốp như thế nào?
- An Kiện Vương – giải pháp cho người thoát vị đĩa đệm!
- Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm nội xốp
Thoát vị đĩa đệm nội xốp là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm nội xốp là một dạng thoát vị đĩa đệm đặc biệt, mô tả tình trạng suy thoái nhân nhầy mà không phát triển thành thể thoát vị đĩa đệm thông thường. Nhân nhầy thay vì tràn ra ngoài từ vết nứt của bao xơ chèn lên rễ thần kinh, thì sẽ rò rỉ theo vết nứt xuyên tâm vào thân ống sống và đè lên các mô bên trong đốt sống. Lúc này, cấu trúc đĩa đệm sẽ bị mất tính ổn định và sinh hóa bên trong.
Tuy nhiên, tình trạng này lại không gây biến dạng hình dáng của đĩa đệm. Vết nứt xuyên tâm ảnh hưởng đến các dây thần kinh sẽ kích thích các thụ thể hóa học và cơ học gây cảm giác đau nhức.

Thoát vị đĩa đệm nội xốp thường xảy ra ở đĩa đệm cột sống thắt lưng và ở mọi đối tượng, tuy nhiên phổ biến hơn cả vẫn là những người lớn tuổi. Mặc dù hiếm gặp nhưng người bệnh vẫn cần cảnh giác để có thể xử lý kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm nội xốp
Căn cứ vào hình dạng vết rách ở bao xơ vành khuyên và mức độ đau nhức do bệnh gây ra, thoát vị đĩa đệm nội xốp được chia ra thành 4 giai đoạn. Cụ thể các giai đoạn tiến triển của bệnh như sau:
- Giai đoạn 1: Vết rách xuyên tâm mới hình thành, kéo dài từ nhân đến khoảng ⅓ vòng xơ bên trong của đĩa đệm. Trong giai đoạn này, bệnh nhân hầu như không có cảm giác đau nhức.
- Giai đoạn 2: Vết rách có kích thước lớn hơn, kéo dài đến ⅓ giữa vòng xơ của đĩa đệm. Ở giai đoạn này, bệnh nhân hầu như chỉ cảm thấy mỏi tại vị trí thoát vị. Thỉnh thoảng xuất hiện đau nhưng chỉ thoáng qua và không rõ rệt.
- Giai đoạn 3: Lúc này, vết rách hình khuyên kéo dài từ nhân đến ⅓ vòng xơ bên ngoài đĩa đệm kèm theo chèn ép rễ thần kinh. Trong giai đoạn này, cơn đau xuất hiện nhưng không thường xuyên, thường xảy ra ở mức độ nhẹ và trung bình.
- Giai đoạn 4: Vết rách ở mốc ⅓ vòng xơ bên ngoài như giai đoạn 3 nhưng lan sang hai bên theo chu vi khiến vùng tổn thương của bao xơ mở rộng hơn và chèn ép rễ thần kinh. Trong giai đoạn này, cơn đau thường xuất hiện thường xuyên hơn và đau nhiều.
Nguyên nhân gây bệnh thoát vị đĩa đệm nội xốp là gì?
Các chuyên gia nhận định rằng, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thoát vị nội xốp là do sự lão hóa. Chính vì thế, đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này thường là người trên 60 tuổi. Tuổi càng tăng, hệ xương khớp sẽ bị suy giảm khả năng vận động do cấu trúc thay đổi, xương khớp suy yếu, đĩa đệm có dấu hiệu mài mòn, bao xơ yếu, dễ rách, các mô sụn cũng bị thoái hóa,… Từ đó làm mất tính ổn định, biến dạng cấu trúc cột sống và tạo ra vết nứt xuyên tâm.

Ngoài ra, do tình trạng thoái hóa cột sống làm xuất hiện các nút Schmorl trên thân đốt sống, là phần lồi ra của mô mềm đĩa đệm, thường tìm thấy ở vị trí của các đốt sống cùng ngực hoặc thắt lưng. Những nút này chính là dấu hiệu dể cảnh báo cột sống đang bị mài mòn nhiều và dần yếu đi, thoát vị đĩa đệm nội xốp tiến triển.
Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác gây nên bệnh như:
- Vận động quá sức: Những người thường xuyên phải bê vác, nhấc vật nặng đột ngột hoặc đội các vật nặng trên đầu thì cột sống rất dễ bị tổn thương.
- Chấn thương: Ảnh hưởng của chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông mà không được xử lý đúng, dứt điểm có thể để lại di chứng nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm nội xốp.
- Thừa cân, béo phì: Cân nặng là yếu tố liên quan đến các bệnh lý về xương khớp, trong đó có thoát vị đĩa đệm nội xốp. Bởi vì khi cân nặng quá thừa sẽ gây áp lực lên xương khớp, đặc biệt là vùng thắt lưng.
- Dị tật cột sống: Người có bất thường cột sống như bị gù cũng có nguy cơ mắc thoát vị nội xốp cao hơn.
☛ Tham khảo thêm: Thoát vị đĩa đệm do nguyên nhân nào?
Thoát vị đĩa đệm nội xốp có triệu chứng thế nào?
Ở giai đoạn đầu, hầu như người bệnh thoát vị đĩa đệm nội xốp không có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh. Chỉ đến khi bệnh tiến triển sang giai đoạn 3 và 4, người bệnh mới phát hiện ra triệu chứng. Nhân nhầy trong đĩa đệm lồi ra chạm vào bề mặt của thân đốt sống, có thể tiếp xúc với tủy sống và dẫn đến viêm. Bệnh nhân thường không có triệu chứng của chèn ép rễ thần kinh mà sẽ đau tại vị trí có thoát vị. Các triệu chứng rõ rệt nhất của người bệnh bị thoát vị đĩa đệm nội xốp được nêu dưới đây:

- Đau tại vị trí bị thoát vị: Cảm giác đau nhiều hơn khi ấn vào vị trí tổn thương. Cơn đau âm ỉ và giảm khi bệnh nhân nghỉ nằm thẳng nghỉ ngơi, trầm trọng hơn khi ngồi, vặn người, gập người, ho,… Lưng của bệnh nhân yếu dần, cứng và không thực hiện được các động tác như bình thường.
- Sưng viêm: Có thể xuất hiện tình trạng nóng rát và sưng tấy tại đĩa đệm bị tổn thương do nhân nhầy tràn vào ống sống gây phản ứng viêm.
- Triệu chứng khác: Các cơn đau nhức khiến người bệnh sợ vận động, ngủ không ngon giấc. Tình trạng này lâu ngày dẫn đến yếu cơ, sụt cân, cơ thể mất năng lượng, mệt mỏi và căng thẳng.
Để phân biệt triệu chứng của thoát vị đĩa đệm và thoát vị đĩa đệm nội xốp, ta dựa vào biểu hiện của cơn đau.
- Cơn đau thoát vị đĩa đệm có thể lan tỏa ra một vùng rộng lớn, gồm dọc sống lưng, vùng mông và hai chân kèm theo hiện tượng tê bì hoặc ngứa ran khu vực bị ảnh hưởng. Điều này được hiểu là do nhân nhầy thoát ra và chèn ép lên dây thần kinh.
- Cơn đau khi bị thoát vị đĩa đệm nội xốp khu trú tại điểm cố định tại vị trí thoát vị, phổ biến là phần lưng giữa và thắt lưng. Người bệnh thoát vị nội xốp ít khi bị tê bì và yếu hai chân.
☛ Tham khảo thêm tại: 7 dấu hiệu thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm nội xốp nguy hiểm không?

Như đã đề cập ở phần trên, thoát vị đĩa đệm nội xốp là một dạng đặc biệt của thoát vị đĩa đệm và rất khó nhận biết, do vậy khi phát hiện ra bệnh thì tình trạng thường đã khá nặng. Lúc này việc can thiệp trở nên khó khăn, mất thời gian, tốn kém và ảnh hưởng không tốt đến tâm lý người bệnh. Trường hợp bệnh nhân không nhận biết bệnh sớm, không chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
- Đau lưng mãn tính.
- Hội chứng chùm đuôi ngựa.
- Bại liệt do tình trạng viêm các dây thần kinh tủy sống. Bệnh nhân không thể tự lo cho bản thân, ảnh hưởng đến công việc, gia đình.
Phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm nội xốp
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nội xốp thường được chẩn đoán bằng cách kiểm tra lâm sàng kết hợp với cận lâm sàng.
Chẩn đoán lâm sàng
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh mô tả vị trí, mức độ nghiêm trọng và đặc điểm của các cơn đau. Ngoài ra, người bệnh có thể trả lời câu hỏi liên quan đến các biểu hiện đi kèm, tiền sử bệnh lý và những chấn thương trước đó gặp phải. Điều này sẽ giúp bác sĩ có nhận định ban đầu về tình trạng bệnh và có hướng chẩn đoán cận lâm sàng tốt hơn.
Chẩn đoán cận lâm sàng

Một số kỹ thuật được chỉ định trong chẩn đoán thoát vị nội xốp:
- Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang cho thấy những tổn thương ở xương. Từ đó loại trừ những nguyên nhân gây đau khác như gai cột sống, gãy cột sống… Ngoài ra, X-quang còn giúp tìm kiếm các nốt schmorl trên thân đốt sống lưng/cổ để đánh giá tình trạng.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Kỹ thuật này để phát hiện những tổn thương khó nhìn thấy do có kích thước nhỏ hoặc nằm tại vị trí kém thuận lợi giúp kiểm tra chi tiết về những bất thường về cột sống. Từ đó xác định được thoát vị đĩa đệm thường hay thoát vị đĩa đệm nội xốp.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Hình ảnh hiển thị chi tiết về cấu trúc xương, các mô xốp trong đốt sống, dây thần kinh và mạch máu. Từ đó đánh giá được mức độ tổn thương đĩa đệm, nốt schmorl, sự chèn ép các dây thần kinh.
☛ Chi tiết tại: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Sau khi thực hiện các kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán xác định chính xác về tình trạng cụ thể của bệnh nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Điều trị thoát vị đĩa đệm nội xốp như thế nào?
Để điều trị thoát vị đĩa đệm nội xốp, bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp khác nhau hoặc kết hợp chúng lại tùy vào tình trạng bệnh cụ thể của từng bệnh nhân. Trong đó, các phương pháp điển hình như:
Điều trị bằng thuốc

Sử dụng thuốc điều trị giúp cải thiện triệu chứng đau nhức, sưng viêm do thoát vị đĩa đệm nội xốp gây ra. Các loại thuốc sẽ được chỉ định dựa trên tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân. Trong đó, một số loại thuốc thường được sử dụng là:
- Thuốc giảm đau thông thường: Acetaminophen (Paracetamol) được dùng cho phần lớn bệnh nhân có cơn đau nhẹ.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Có khả năng giảm đau mạnh hơn thường dùng cho người bệnh có cơn đau vừa và trị viêm hiệu quả.
- Thuốc giãn cơ: Được dùng cho những trường hợp có các cơ căng cứng làm tăng cảm giác đau. Thuốc có tác dụng thư giãn, giảm cảm giác co cứng cơ và giảm đau.
- Thuốc giảm đau nhóm opioid: Thuốc này được chỉ định cho những bệnh nhân có cơn đau từ trung bình đến nặng và giúp giảm đau nhanh.
- Thuốc chống viêm mạnh corticosteroid: Bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân tiêm corticosteroid cạnh cột sống khi bệnh nhân không đáp ứng điều trị với các nhóm thuốc kể trên.
☛ Tham khảo đầy đủ: Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì?
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh, phục hồi chức năng của vùng xương khớp bị tổn thương. Đồng thời, các bài tập này còn giúp hạn chế cơn đau tái phát, ngăn ngừa chấn thương tại vùng lưng và các biến chứng trong tương lai.

Phần lớn bệnh nhân sẽ thực hiện các bài tập kéo giãn và vận động vùng lưng với cường độ phù hợp. Các bài tập này có tác dụng tăng sự dẻo dai và ổn định cấu trúc cột sống. Các bài tập có thể thay đổi và tăng dần cường độ sau một thời gian thích nghi.
☛ Tham khảo chi tiết: Vật lý trị liệu cho người thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật ngoại khoa
Đối với những trường hợp thoát vị nội xốp ở giai đoạn nặng, bệnh nhân bị vỡ đĩa đệm thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Ngoài ra, phương pháp này cũng áp dụng cho những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa sau 3 tháng. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉnh sửa cấu trúc đĩa đệm tổn thương, loại bỏ đĩa đệm và hợp nhất các đốt sống.
Tuy nhiên, phẫu thuật cũng tiềm ẩn một số nguy cơ nhất định. Do đó bệnh nhân nên cân nhắc kĩ giữa lợi ích và rủi ro, đồng thời trao đổi ý kiến với bác sĩ kĩ càng trước khi thực hiện.
☛ Tham khảo thêm: Địa chỉ chữa thoát vị đĩa đệm uy tín!
Chăm sóc hỗ trợ cải thiện tại nhà

Đối với những trường hợp thoát vị nội xốp giai đoạn nhẹ, bệnh nhân sẽ thường được hướng dẫn các biện pháp chăm sóc tại nhà. Một số biện pháp như:
- Nghỉ ngơi: Khi bị thoát vị đĩa đệm nội xốp, người bệnh nên dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi.. Việc này giúp những tổn thương được chữa lành nhanh hơn và hạn chế những cơn đau. Người bệnh cần hạn chế làm những công việc nặng, vận động mạnh hoặc gắng sức.
- Xoa bóp: Có thể xoa bóp nhẹ nhàng nếu cảm thấy khó chịu hoặc đau ở lưng. Việc này giúp các khớp xương, mạch máu và dây thần kinh được thư giãn, giảm đau khó chịu.
- Chườm lạnh: Biện pháp này có tác dụng giảm đau, sưng, viêm. Khi thực hiện, người bệnh dùng túi đá hoặc khăn lạnh áp lên vùng đau.
- Chườm nóng: Dùng túi chườm nóng áp lên vùng lưng đau có thể giảm đau nhức, khó chịu và co cứng, tăng tuần hoàn máu và khả năng vận động.
- Dinh dưỡng: Bệnh nhân bị thoát vị nội xốp nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết đặc biệt là các chất giúp duy trì sức khỏe và chức năng của cột sống. ☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì kiêng gì?
- Vận động: Người bệnh thoát vị nội xốp nên duy trì thói quen tập thể dục mỗi ngày để hệ xương khớp chắc khỏe, tăng cường tính linh hoạt và độ dẻo dai của cột sống.
Bên cạnh tuân thủ thực hiện theo đúng phác đồ điều trị, người bệnh cũng nên kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm nhằm hỗ trợ cải thiện triệu chứng và năn ngừa biến chứng thoát vị đĩa đệm nội xốp.
An Kiện Vương – giải pháp cho người thoát vị đĩa đệm!

An Kiện Vương được biết đến như một giải pháp đối với bệnh nhân mắc các bệnh lý về xương khớp trong đó có thoát vị đĩa đệm nội xốp. Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược an toàn cho sức khỏe tiêu biểu như chiết xuất Móng quỷ – Iridoforce™, chiết xuất Một dược Myrliq™ và Nhũ hương, sản phẩm đã đem lại tác dụng 4 trong 1:
- Giảm nhanh đau nhức, không hại dạ dày: Các thành phần kể trên có tác dụng giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại vị trí thoát vị và đặc biệt không gây hại dạ dày.
- Ức chế các phản ứng viêm: Nhờ tác động ức chế yếu tố tiền viêm và các men xúc tác cho quá trình viêm, An Kiện Vương giúp giảm sưng viêm và các triệu chứng khác của bệnh đáng kể.
- Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp: An Kiện Vương giúp thúc đẩy tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycan và acid hyaluronic, từ đó làm lành lớp màng sụn, các khớp trơn trượt mềm mại hơn.
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp: Sản phẩm bổ sung Collagen type II, Boron, Glucosamine,… giúp nuôi dưỡng xương khớp khỏe mạnh, từ đó ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm nội xốp

Để hạn chế tối đa các biến chứng do thoát vị đĩa đệm nội xốp gây ra, cách tốt nhất là người bệnh nên có những biện pháp phòng ngừa đúng cách. Những biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc thoát vị nội xốp là:
- Luôn duy trì tư thế ngồi, nằm và hoạt động đúng. Không đột ngột thay đổi tư thế, hông uốn vặn, gập lưng quá mức hoặc đột ngột.
- Duy trì cân nặng ở mức phù hợp. Tránh để cân nặng quá cao gây áp lực cho cột sống.
- Hạn chế vận động mạnh và mang vác vậ nặng. Dành thời gian để nghỉ ngơi, không vận động quá sức.
- Hạn chế uống rượu bia và chất kích thích, không hút thuốc lá.
- Duy trì thói quen tập thể dục và vận động với các bài tập, bộ môn phù hợp như yoga, đi bộ, bơi lội,…
- Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, lựa chọn những thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây tươi, củ quả, thịt, cá, các loại đậu, hạt, sữa… bổ sung vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, bạn cần bổ sung đủ Canxi để duy trì hệ xương khớp luôn chắc khỏe và giảm nguy cơ thoái hóa từ đó phòng ngừa thoát vị nội xốp hiệu quả.
Tuy thoát vị đĩa đệm nội xốp là bệnh lý hiếm gặp nhưng nếu người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe. Vì vậy, khi nhận ra những dấu hiệu bất thường của bệnh, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để chẩn đoán phát hiện và điều trị kịp thời.