Thoát vị đĩa đệm sau sinh có thể xảy ra ở cả các mẹ sinh thường và sinh mổ. Bệnh không chỉ gây ra những cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày mà còn có thể tiến triển thành biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Để giúp các bà mẹ sau sinh hiểu rõ hơn về tình trạng này, bài viết hôm nay sẽ xoay quanh những vấn đề liên quan đến chứng thoát vị đĩa đệm sau sinh.
Mục lục
Vì sao sau sinh dễ bị thoát vị đĩa đệm?
Thoát vị đĩa đệm có thể xảy đến với các mẹ ngay từ trong giai đoạn mang thai. Trong thai kỳ, toàn bộ vùng cột sống thắt lưng và xương chậu đều xảy ra biến đổi để thích nghi với sự phát triển của thai nhi ở từng thời điểm. Trong đó, các đốt sống thắt lưng và dây chằng bị kéo giãn, gân – cơ nới lỏng khiến cấu trúc cột sống trở nên yếu hơn. Điều này khiến các đĩa đệm (nằm giữa đốt sống) dễ bị trượt ra khỏi vị trí ban đầu, gây thoát vị đĩa đệm.
Sau khi sinh, nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm ở sản phụ tiếp tục tăng cao bởi những yếu tố sau:
- Áp lực lúc sinh con: Đối với các mẹ sinh thường, cơn co tử cung kết hợp cùng cơ thành bụng khiến đĩa đệm dễ bị trượt ra khỏi vị trí bình thường, dẫn đến thoát vị.
- Bế con liên tục: Em bé mới sinh thường hay quấy khóc nên nhiều mẹ phải bế con cả ngày, thậm chí bế ru con xuyên đêm. Việc làm này gây không ít áp lực lên cột sống, khiến cột sống chưa bình phục sau giai đoạn mang thai dễ bị tổn thương, dẫn đến thoát vị đĩa đệm.
- Tư thế cho con bú sai: Nhiều người có thói quen ngồi cong lưng và cúi đầu quan sát khi em bé bú mẹ. Tuy nhiên, tư thế này làm tăng áp lực lên cột sống, cùng với trọng lượng em bé trên tay khiến các mẹ dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cột sống cổ.
- Ít vận động: Đa số thời gian của các bà mẹ sau sinh dành để chăm sóc con nên thường ít tập luyện. Điều này khiến cấu trúc cột sống bị suy yếu khi mang thai phục hồi chậm và kém linh hoạt hơn. Do đó, các mẹ dễ bị thoát vị đĩa đệm khi phải bê vác vật nặng, dùng lực mạnh hoặc sai tư thế.
- Chế độ ăn thiếu dưỡng chất: Xuất phát từ quan niệm ăn kiêng sau sinh khiến nhiều sản phụ bị thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là canxi. Tình trạng này khiến cột sống bị suy yếu, giảm khả năng chịu lực, dẫn đến dễ bị thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm sau sinh có triệu chứng ra sao?
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm ở mỗi người bệnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí và mức độ thoát vị. Một số dấu hiệu thoát vị đĩa đệm sau sinh phổ biến bao gồm:
- Đau: Tùy vào vị trí thoát vị mà sản phụ có thể bị đau thắt lưng (nếu thoát vị cột sống thắt lưng) hoặc đau cổ – vai – gáy (nếu thoát vị cột sống cổ). Cơn đau có thể kéo dài âm ỉ, đột ngột dữ dội, buốt nhói từng cơn và lan tỏa đến chân, tay.
- Co cứng khớp: Là biểu hiện của tình trạng thoát vị đĩa đệm nặng. Vùng thắt lưng, vùng cổ và các khớp ngón chân tay bị co cứng khiến người bệnh không thể quay người, ngồi hay di chuyển, cử động như bình thường được.
- Tê bì chân tay: Xảy ra khi đĩa đệm thoát vị chèn ép vào rễ thần kinh trong thời gian dài. Lúc này, chân tay các mẹ xuất hiện cảm giác châm chích, râm ran hoặc tê ngứa như kiến bò. Triệu chứng này xuất hiện thường xuyên, đặc biệt là vào mỗi buổi sáng khi người bệnh ngủ dậy.
- Yếu cơ : Xuất hiện khi khối thoát vị gây chèn ép trên diện rộng làm giảm lưu lượng máu đến các cơ. Tình trạng này kéo dài khiến các cơ thiếu dinh dưỡng và suy yếu. Yếu cơ khiến các mẹ sau sinh gặp khó khăn trong những hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
- Mất cảm giác: Trường hợp rễ thần kinh bị chèn ép nặng và kéo dài khiến vùng da tương ứng với rễ thần kinh bị nóng lạnh thất thường và dần mất đi cảm giác ở tay, chân.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: 7 dấu hiệu thoát vị đĩa đệm!
Thoát vị đĩa đệm sau sinh có nguy hiểm không?
Trong giai đoạn đầu, các mẹ có thể cảm thấy khó chịu, mệt mỏi nhưng bệnh chưa gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến những biến chứng như:
- Hẹp ống sống: Xảy ra khi nhân nhầy thoát khỏi bao xơ hình thành khối thoát vị chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh và làm giảm kích thước của ống sống. Khi gặp biến chứng này, người bệnh có thể cảm thấy đau buốt lưng, tê ran các chi và yếu cơ.
- Thiếu máu não: Dây thần kinh và mạch máu bị chèn ép, khiến não không được cung cấp đủ lượng máu và oxy cần thiết, dẫn đến thiếu máu não. Tình trạng này khiến người bệnh thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, hay quên, giảm thị lực, mất ngủ,…
- Hội chứng chèn ép tủy: Gai xương và các khối thoát vị có thể đè ép tủy ống sống, rễ thần kinh và các mạch máu trong ống sống, dẫn đến tắc nghẽn đám rối tĩnh mạch ngoài bao cứng, gây rối loạn cảm giác và rối loạn vận động.
- Rối loạn cơ thắt: Dây thần kinh bị chèn ép có thể gây hiện tượng rối loạn cơ tròn với các biểu hiện như: bí tiểu, đại – tiểu tiện không tự chủ.
- Hội chứng đau khập khiễng cách hồi: Người bệnh bị đau cách quãng khi di chuyển, cứ đi được một đoạn thì phải nghỉ ngơi một lúc.
- Hội chứng đuôi ngựa: Khi bó rễ thần kinh nằm ở cuối tủy sống trong cột sống thắt lưng cùng bị chèn ép, người bệnh sẽ có những cơn đau lan tỏa từ thắt lưng xuống mông, đùi, bắp chân và bàn chân, kèm theo biểu hiện tê bì, mất cảm giác cục bộ, thường là vùng xương chậu. Một số trường hợp, bệnh nhân còn bị rối loạn chức năng sinh dục, mất phản xạ chân, rối loạn tiểu tiện,…
- Bại liệt và tàn phế: Là biến chứng nguy hiểm nhất, xảy ra khi dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tổn thương vĩnh viễn. Biến chứng này có thể khiến người bệnh mất hoàn toàn khả năng vận động.
Có dấu hiệu nghi ngờ bị thoát vị đĩa đệm sau sinh phải làm sao?
Khi phát hiện những dấu hiệu của thoát vị đĩa đệm, các mẹ sau sinh không nên quá lo lắng và suy sụp. Thay vào đó, hãy bình tĩnh, cân nhắc thực hiện những lời khuyên dưới đây.
Thăm khám sớm
Thăm khám sớm là cách giúp các mẹ xác định chính xác mình có đang bị thoát vị đĩa đệm sau sinh hay không. Thông qua trao đổi với bác sĩ, người bệnh sẽ được thực hiện khám lâm sàng và nhận chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết. Trong đó:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ khai thác triệu chứng của người bệnh, hỏi tiền sử bệnh, tiền sử dùng thuốc. Sau đó, bác sĩ có thể tiến hành một số bài kiểm tra để thử phản xạ cơ, phản xạ thần kinh kinh và phát hiện dấu hiệu bất thường. Cuối cùng, người bệnh sẽ nhận được chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng trước khi đưa ra chẩn đoán bệnh.
- Xét nghiệm cận lâm sàng: Các phương pháp chụp X – quang, chụp CT hay chụp MRI có thể được áp dụng để phát hiện vị trí – mức độ thoát vị và các tổn thương xung quanh. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần xét nghiệm máu hoặc chọc hút dịch khớp.
☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Tiêu chuẩn chẩn đoán thoát vị đĩa đệm
Áp dụng mẹo giảm đau dân gian
Các mẹo dân gian sử dụng thảo dược giảm đau thường được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm sau sinh bởi tính an toàn cao, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, với phương pháp này ta cần hết sức kiên trì trong thời gian thực hiện, đồng thời chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ. Một số bài thuốc tham khảo:
- Bài thuốc lá lốt: Các alkaloid và flavonoid trong cây lá lốt có tác dụng giảm đau, chống viêm và chống oxy hóa hiệu quả. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị 40g lá lốt tươi và 300ml sữa bò. Sau đó, đem lá lốt rửa sạch, cắt nhỏ và giã lấy nước cốt trộn cùng với sữa. Cuối cùng, đem hỗn hợp nước đun sôi rồi uống khi còn ấm. Thực hiện 1 – 2 lần/ ngày trong liên tục 1 tuần để thấy rõ tác dụng.
- Bài thuốc ngải cứu: Cây ngải cứu chứa nhiều thành phần quý như cineol, tricosanol, tetradecatrilin, flavonoid, adenin và cholin có tác dụng chống viêm, giảm đau rất tốt. Mẹ sau sinh có thể dùng thảo dược này bằng cách, làm sạch 300g lá ngải rồi thái nhỏ. Sau đó, đem lá ngải lên chảo xào nóng với 2 chén rượu trắng. Cuối cùng, đổ hỗn hợp ra một khăn sạch và chườm vào vị trí bị đau trong khoảng 15 – 20 phút. Thực hiện 2 lần/ ngày để có hiệu quả tốt nhất.
☛ Tham khảo thêm tại: 6 Mẹo chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà!
Điều trị theo chỉ định
Đa số các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều được điều trị nội khoa nhằm mục đích bảo tồn cấu trúc đĩa đệm – cột sống. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc với phụ nữ cho con bú cần được cân nhắc kỹ để tránh tác dụng phụ lên em bé. Các mẹ chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và cần tuân thủ tuyệt đối những hướng dẫn kèm theo.
Một số nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị thoát vị gồm:
- Thuốc giảm đau không kê đơn: Thường là paracetamol có tác dụng giảm đau từ nhẹ đến vừa.
- Thuốc giảm đau thần kinh: Pregabalin, Gabapentin, Amitriptyline, Duloxetine… giúp điều trị các cơn đau do tổn thương thần kinh gây ra.
- Thuốc chống viêm NSAID: Naproxen, Ibuprofen, Diclofenac,…. có tác dụng chống viêm giảm đau mức độ vừa đến nặng.
- Thuốc chống viêm Corticoid: Hydrocortison, Prednisolon, Methylprednisolon, Triamcinolon… thường được tiêm ngoài màng cứng, quanh tủy sống cho những người bị đau nặng và kéo dài trên 4 – 6 tuần.
- Thuốc giãn cơ: Tolperisone, Eperisone, Mephenesine,… dùng trong các trường hợp đau do co cơ bắp co thắt.
- Thuốc giảm đau gây nghiện: Codein, Paracetamol, Oxycodone… được chỉ định khi người bệnh không đáp ứng với các thuốc giảm đau khác.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, các mẹ sau sinh nên áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu như: chườm nóng, chườm lạnh, kéo giãn cột sống, điều trị bằng sóng âm để tăng cường hiệu quả kiểm soát triệu chứng.
Thay đổi lối sống
Xây dựng thói quen sống lành mạnh, khoa học giúp tăng cường sức khỏe cột sống, ngăn chặn thoát vị đĩa đệm tiến triển. Một số gợi ý gồm:
- Ăn uống khoa học: Trong thời gian sau sinh, các mẹ nên ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng, đồng thời tăng cường sử dụng những thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho xương khớp như: canxi, phospho, vitamin D, vitamin K, magie, sắt và vitamin C,…
- Vận động phù hợp: Mẹ nên đi lại nhẹ nhàng thường xuyên, kết hợp thực hiện các bài tập thể chất phù hợp để thúc đẩy tuần hoàn máu đến vị trí thoát vị nhiều hơn, tăng khả năng làm lành tổn thương, giảm cứng khớp. Phụ nữ sau sinh bị thoát vị đĩa đệm có thể bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga, bơi lội,….
- Thay đổi tư thế ngủ: Nên lựa chọn tư thế thoải mái, sử dụng gối thích hợp để giảm bớt áp lực lên cột sống. Cụ thể, người bệnh nên kê một chiếc gối mỏng giữa hai đầu gối nếu nằm nghiêng, đặt gối mỏng dưới hai gối nếu nằm ngửa và không gối đầu kết hợp kê một gối mỏng dưới xương chậu hoặc bụng nếu nằm sấp.
- Tránh gắng sức: Sau sinh cơ thể rất yếu ớt, do đó các mẹ không nên làm việc nặng, hoạt động quá sức, đặc biệt tránh thay đổi tư thế cột sống đột ngột khiến thoát vị đĩa đệm tiến triển nặng. Thời gian này, hãy chú ý để cơ thể thư giãn, nếu có thể nên nhờ người hỗ trợ nếu chăm sóc bé.
☛ Tham khảo thêm: Bị thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì?
An Kiện Vương cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm hiệu quả
An Kiện Vương là sản phẩm được nhiều chuyên gia gợi ý cho phụ nữ sau sinh đã dừng cho con bú bị thoát vị đĩa đệm bởi tính an toàn, hiệu quả cao. Viên uống An Kiện Vương có nhiều thành phần quý, lành tính và có tác dụng chuyên biệt đối với các bệnh xương khớp. Cụ thể:
- Iridoforce™ (chiết xuất cây Móng quỷ): Có tác dụng chống viêm, thúc đẩy quá trình làm lành màng sụn thông qua cơ chế tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycan và acid hyaluronic. Đặc biệt, Iridoforce™ trong An Kiện Vương có hàm lượng hoạt chất Hapagosides đạt tới 40%, gấp 20 lần so với chiết xuất Móng quỷ thông thường, cao nhất thị trường cho hiệu quả nhanh chóng và mạnh mẽ.
- Myrliq™ (chiết xuất Một dược): Sử dụng công nghệ hiện đại, cho hàm lượng hoạt chất Furanodien rất cao mà không lẫn tạp chất. Furanodien là hoạt chất đã được chứng minh về hiệu quả giảm đau tại chỗ, trong đó có đau nhức xương khớp, gai cột sống và thoát vị đĩa đệm.
- Nhũ hương: Chứa thành phần acid boswellic có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Khi kết hợp cùng Một dược, tác dụng này được nhân lên nhiều lần. Bên cạnh đó, thảo dược này còn có khả năng ngăn ngừa quá trình phân hủy glycosaminoglycan, làm chậm quá trình thoái hóa.
Ngoài ra, sản phẩm còn bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho xương khớp như: Glucosamin, Collagen tuýp II, Boiron, Vitamin K,….giúp xương khớp chắc khỏe, dẻo dai.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Thoát vị đĩa đệm sau sinh không hề đáng sợ nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị đúng cách, kịp thời. Hy vọng bài viết hôm nay sẽ đem đến cho các mẹ những thông tin hữu ích, giảm bớt lo lắng không đáng có trong quá trình nuôi con nhỏ.
Tài liệu tham khảo:
https://ismq.org.vn/thoat-vi-dia-dem-sau-sinh/
http://benhvienlaovabenhphoicantho.vn/Default.aspx?tabid=120&ch=12729