Theo y học cổ truyền, thoát vị đĩa đệm thuộc chứng yêu thống mà nguyên nhân gây bệnh là do sự suy yếu của các tang như can, thận. Để tìm hiểu rõ hơn về thoát vị đĩa đệm cũng như các phương pháp chữa bệnh theo y học cổ truyền, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
- Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
- Nguyên nhân gây bệnh theo y học cổ truyền
- Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền
- 5 bài thuốc cổ truyền chữa thoát vị đĩa đệm
- Chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền có hiệu quả không?
- Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền
- Viên uống An Kiện Vương – giải pháp cho người bệnh thoát vị đĩa đệm!
Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng xảy ra khi bệnh nhân gặp phải chấn thương cột sống hoặc đĩa đệm bị tổn thương khiến cho phần nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép lên ống sống và các dây thần kinh xung quanh. Bệnh thường có nhiều mức độ, tuy nhiên hầu hết chúng đều gây ra các cơn đau nhức và khó chịu kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

☛ Tìm hiểu chi tiết: Chứng thoát vị đĩa đệm
Nguyên nhân gây bệnh theo y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền (hay còn gọi là Đông y), thoát vị đĩa đệm thuộc chứng yêu thống liên tất hoặc yêu thống. Căn nguyên chủ yếu được xác định là bởi can và thận hư yếu, không chủ được cốt tủy, dinh dưỡng nuôi xương khớp bị suy giảm, dẫn đến đĩa đệm thoái hóa, bị khô, rách bao xơ, xương khớp và mô sụn yếu dần.
Ngoài ra, do các tà khí như phong, hàn, thấp xâm nhập, trú ngụ vào gân cơ, khớp xương hoặc do lao động nặng, ngồi nhiều,… khiến cơ thể suy yếu, khí huyết ứ trệ, tắc nghẽn kinh mạch, tê bì, đau nhức.
☛ Tham khảo thêm tại: Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm theo y học hiện đại
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền
Điều trị thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền bao gồm việc sử dụng các bài thuốc, tác động vào nguyên nhân gây bệnh, bồi bổ khí huyết, tiêu trừ tà độc, kết hợp cùng với các phương pháp trị liệu massage, bấm huyệt, châm cứu,… Các trị liệu bên ngoài này giúp tác động vào vùng cơ thể bị đau một cách vật lý, giảm đau nhức nhanh chóng, khai thông mạch máu, thúc đẩy tuần hoàn, tăng phục hồi đĩa đệm.
Sử dụng bài thuốc điều trị nguyên nhân

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh từ đó phát triển các bài thuốc y học cổ truyền. Các bài thuốc này chủ yếu tập trung điều trị theo hướng thúc đẩy tuần hoàn máu, khai thông kinh mạch, khí huyết, bồi bổ tạng hư hại, tiêu trừ tà khí. Mỗi bài thuốc sẽ đặc trưng riêng cho mỗi loại thoát vị đĩa đệm và đặc trưng nền bệnh lý của người bệnh.
Kết hợp vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu theo y học cổ truyền mang đến nhiều tác dụng tích cực trong cải thiện chứng thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là một số phương pháp hay dùng.
Bấm huyệt chữa bệnh
Bấm huyệt gồm các quy trình thực hiện chủ yếu liên quan đến thao tác bấm, xoa, dùng đầu các ngón tay di trực tiếp lên vị trí huyệt trong cơ thể. Đây là liệu pháp trị liệu được dùng phổ biến kèm theo trong thời gian sử dụng bài thuốc y học cổ truyền.

Mục đích chính của bấm huyệt là:
- Làm giảm các triệu chứng đau nhức thường xuyên do tình trạng chèn ép thần kinh gây ra.
- Cải thiện chức năng vận động, gIảm co cứng cơ và làm chậm thoái hóa xương khớp.
- Cải thiện hệ thống dẫn lưu khí huyết, tăng lưu thông máu máu đến nơi bị tổn thương giúp làm lành và giảm các tình trạng tê bì chân tay hoặc chóng mặt.
- Giúp giãn cơ và giảm cảm giác mệt mỏi, đặc biệt với đối tượng người làm việc văn phòng và người thường xuyên vận động.
Châm cứu
Bên cạnh bấm huyệt, châm cứu cũng là một trong ba phương pháp trị liệu y học cổ truyền điển hình. Châm cứu thường phối hợp với biện pháp dùng thuốc.
Châm cứu có nguyên tắc dựa trên vận khí của cơ thế. Tức là khi cơ thể khỏe mạnh, trong trạng thái cân bằng, các khí trong cơ thể sẽ được phân bố đều tại các tạng và giữ ổn định chức năng cho chúng. Tuy nhiên, khi âm dương mất cân bằng gây ra rối loạn, chức năng cơ quan bị ảnh hưởng, sức khỏe của người bệnh cũng sẽ suy giảm nhiều.

Mục đích dùng châm cứu trong điều trị thoát vị đĩa là:
- Kích thích tiết endorphin – chất sinh học có tác dụng giúp giảm đau nhức và cải thiện chức năng tế bào thần kinh.
- Cải thiện tình trạng co cứng và giảm áp lực của cơ thể lên xương khớp, hỗ trợ và cải thiện vận động.
- Điều chỉnh tâm lý và giấc ngủ cho người bệnh, tạo cảm giác thoải mái, lạc quan.
☛ Tham khảo đầy đủ: Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm
5 bài thuốc cổ truyền chữa thoát vị đĩa đệm
Như đã đề cập ở trên, tùy từng thể bệnh cụ thể mà người thầy thuốc có thể phối hợp các dược liệu có tác dụng cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm, tăng lưu thông khí huyết, bồi bổ kinh mạch,… Dưới đây là 5 bài thuốc được áp dụng phổ biến mà người bệnh có thể tham khảo.
Bài thuốc hoạt huyết giảm áp lực lên đĩa đệm
Bài thuốc có tác dụng chính là tăng cường lưu thông khí huyết, giảm áp lực đĩa đệm, giảm triệu chứng bệnh hiệu quả.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Tần giao, Rễ cỏ xước, Phòng phong, Địa hoàng, Quế chi, Hoàng bá, Uy linh tiên, Ý dĩ nhân,… mỗi loại 15gr.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các vị thuốc. Sau đó sắc cùng 6 bát nước trên lửa nhỏ trong khoảng từ 30 đến 45 phút.
- Chia thành nhiều lần uống, lưu ý sử dụng hết trong ngày. Nên sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc cải thiện đau thắt lưng
Để cải thiện tình trạng đau thắt lưng của người bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể tham khảo sử dụng bài thuốc dưới đây.
Dược liệu cần chuẩn bị: Rễ ngưu tất 300gr, Đỗ trọng 20gr, Ý dĩ 20gr, Lá lốt 16gr.
Các bước thực hiện:
- Đem rửa sạch các vị thuốc.
- Sắc các vị thuốc với 4 bát nước trong khoảng 20 phút.
- Chia thành 3 phần, sử dụng hết trong ngày. Nên uống đều đặn, liên tục trong 4 tuần để đạt được kết quả tốt nhất.
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm thể hàn thấp
Bài thuốc có tên gọi khác là “Phụ tử ma hoàng quế chi thang” với tác dụng điều trị đau vùng lưng, tê bì chân tay, lạnh buốt sau thắt lưng.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Độc hoạt, Cát căn, Ma hoàng, Xuyên ô, , Quế chi (mỗi vị thuốc 9gr), Tế tân 3gr.
Cách thực hiện:
- Đem rửa sạch các vị thuốc.
- Sắc với 500ml nước đến khi cạn còn ½ lượng nước.
- Chia phần thuốc sắc thành 2 phần, uống thành 2 lần sau bữa ăn khoảng 30 phút.
Chú ý: Trường hợp thoát vị đĩa đệm kèm theo chứng thận hư, người bệnh có thể sử dụng thêm Phục linh và Tang ký sinh mỗi loại 12gr, Xích thược, Phòng phong và Khương hoạt (mỗi loại 9gr) vào bài thuốc trên và sắc uống như bình thường.
Chữa thoát vị đĩa đệm thể thấp nhiệt
Người bệnh thoát vị đĩa đệm thể thấp nhiệt thường có các biểu hiện điển hình như: đau quặn vùng thắt lưng, đi kèm với đó là cảm giác nóng ran và sưng phù không thể nằm ngửa, các cử động khó khăn, ra mồ hôi, mất nước,… tiểu buốt, nước tiểu có màu vàng sẫm thì nên áp dụng bài thuốc “Tứ diệu hoàn gia vị” sau.
Chuẩn bị dược liệu: Ý dĩ 30gr, Xương truật 12gr, Hoàng bá 9gr, Tần giao 9gr, Rễ cỏ xước 9gr.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch dược liệu, sắc với nước trong khoảng 30 phút.
- Chia uống sau bữa ăn, 3 lần/ngày, sử dụng hết trong ngày.
Lưu ý: Nếu người bệnh xuất hiện thêm các âm chứng như mệt mỏi, khó chịu, sốt về chiều, bệnh nhân có thể sử dụng thêm các vị dược liệu sau: Thục địa 12gr, Hải phong 9gr, Phục linh 12gr, Câu kỳ 9gr, Tục đoạn 9gr, Mộc qua 9gr, Mộc thông 3gr.
Chữa thoát vị đĩa đệm thể khu phong hóa thấp
Bệnh nhân có các triệu chứng tiêu biểu như nặng nề, mệt mỏi, lưỡi có rêu trắng, mạch phù, đau mỏi khi cử động hoặc thay đổi thời tiết,… có thể cân nhắc áp dụng bài thuốc “Độc hoạt ký sinh thang” dưới đây.

Nguyên liệu cần chuẩn bị: Độc hoạt, Cỏ xước, Xuyên khung, Đảng sâm (mỗi vị 9gr),Tang ký sinh 18gr, Tạch chi 15gr, Tân giao 12gr, Tế tân 3gr, Cam thảo 3gr.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả nguyên liệu.
- Sắc với 1 lít nước trong khoảng thời gian là 30 phút.
- Chia thành nhiều phần và uống hết một thang trong ngày.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền có hiệu quả không?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị thoát vị khác nhau nhưng chữa thoát vị đĩa đệm bằng y học cổ truyền vẫn là lựa chọn của phần lớn người bệnh bởi một số ưu điểm sau:
- Hiệu quả lâu dài: Y học cổ truyền giải quyết căn bệnh từ sâu bên trong nên mang lại hiệu quả ổn định và lâu dài.
- Khá an toàn và lành tính: Các bài thuốc với thành phần từ tự nhiên, gần như không chứa phụ gia độc hại, chất bảo quản, nên đa số các bài thuốc y học cổ truyền không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, khi sử dụng, bệnh nhân vẫn cần đến các phòng khám y học cổ truyền uy tín để được thăm khám và lựa chọn đơn thuốc thực sự phù hợp với tình trạng sức khỏe, tránh các tác dụng không phù hợp với sức khỏe người bệnh.
- Chi phí hợp lý: Vấn đề tài chính vẫn luôn là nỗi lo lắng của người bệnh thoát vị đĩa đệm, tuy nhiên so với các cách điều trị từ thuốc tân dược và phương pháp công nghệ cao khác thì điều trị bằng bài thuốc y học cổ truyền vẫn có chi phí, giá thành hợp lý hơn.

Bên cạnh những ưu điểm trên, chữa thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền cũng có một số nhược điểm như:
- Thời gian điều trị lâu: Thông thường, người bệnh cần sử dụng bài thuốc Đông y liên tục kéo dài khoảng vài tháng mới thấy được tác dụng. Điều này đòi hỏi người bệnh cần thực sự kiên trì trong suốt thời gian điều trị thoát vị đĩa đệm.
- Hiệu quả phụ thuộc cơ địa từng người: Đối với một số người, triệu chứng đau nhức đã có thể thuyên giảm sau vài tuần sử dụng. Tuy nhiên, có người tốn thời gian cả năm, thậm chí là không có hiệu quả mặc dù đã sử dụng trong thời gian dài.
- Tiềm ẩn nhiều rủi ro: Hiện nay, không ít các sản phẩm “thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm” không rõ nguồn gốc gắn mác thuốc y học cổ truyền được bày bán tràn lan trên thị trường. Người bệnh cần thật sự cảnh giác, tránh tiền mất tật mang.
☛ Tham khảo thêm: Các cách chữa thoát vị đĩa đệm
Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền

Dù sử dụng bài thuốc theo y học cổ truyền là tương đối an toàn, tuy nhiên người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả.
- Tuyệt đối không tự ý thêm bớt vị thuốc hoặc gia giảm liều lượng sử dụng. Bởi vì sẽ không đảm bảo hiệu quả của bài thuốc mà thậm chí còn tạo ra độc tính gây hại cho cơ thể.
- Nên đến thăm khám tại cơ sở khám chữa bệnh Đông y uy tín, được cấp phép hoạt động để được tư vấn chi tiết và khoa học. Tuỳ thuộc vào các triệu chứng và mức độ khác nhau của bệnh mà sẽ có những bài thuốc phù hợp.
- Chú ý hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích như thuốc lá, cà phê,… trong thời gian điều trị bệnh bệnh.
- Ngủ đủ giấc, thường xuyên luyện tập thể dục nhẹ nhàng giúp xương khớp linh hoạt, dẻo dai hơn.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh làm việc quá sức, ngồi nhiều khiến tình trạng đau nhức xương khớp nặng thêm.
Viên uống An Kiện Vương – giải pháp cho người bệnh thoát vị đĩa đệm!
Viên xương khớp An Kiện Vương là sự giao thoa giữa y học hiện đại và y học cổ truyền, kết hợp từ các dược liệu quý trong tự nhiên như Một dược, Nhũ hương, Móng quỷ, Cốt toái bổ,… được bào chế với công nghệ chiết xuất hiện đại.

An Kiện Vương mang đến tác dụng 4 trong 1, đó là:
- Xoa dịu cảm giác đau nhức, khó chịu tại vùng tổn thương một cách nhanh chóng.
- Tác động ức chế phản ứng viêm tại vùng tổn thương thông qua việc ngăn chặn các men và yếu tố tiền viêm, giúp giảm nhức mỏi, sưng đau.
- Kích thích tân tạo glycosaminoglycan, acid hyaluronic – các chất có vai trò quan trọng trong tái tạo chất nền sụn khớp, phục hồi sụn khớp, tăng cường khả năng vận động cho người bệnh.
- Bổ sung các chất nuôi dưỡng sụn khớp như Glucosamine, Collagen tuýp II, Boron,… giúp thúc đẩy tân tạo dịch khớp, giúp hoạt động của người bệnh trơn tru, linh hoạt hơn.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Trên đây là những thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ đến đường dây nóng 1800.1037 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí!