Thoái hóa khớp xảy ra với triệu chứng không rõ ràng khiến người bệnh chủ quan hay nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, một số tiêu chuẩn đã được đưa ra nhằm chẩn đoán bệnh chính xác hơn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin cụ thể về các tiêu chuẩn này.
Mục lục
Thoái hóa khớp là bệnh gì?
Thoái hóa khớp là hậu quả của sự mất cân bằng giữa quá trình tổng hợp và hủy hoại sụn khớp. Kết quả là tế bào sụn khớp sẽ thay đổi về hình thái, sinh hóa, đồng thời xương dưới sụn cũng bị biến đổi, gây đau nhức, cứng khớp và làm phát ra tiếng kêu lục khục tại ổ khớp, khiến khả năng vận động của người bệnh bị hạn chế.
☛ Tìm hiểu thêm: Triệu chứng thoái hóa khớp chi tiết
Bệnh tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng lại mang đến nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, thoái hóa khớp có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Tổn thương sụn khớp, dây chằng, suy yếu gân cơ.
- Rối loạn giấc ngủ, lo âu, trầm cảm, suy nhược cơ thể.
- Giảm năng suất lao động, suy giảm chất lượng đời sống.
- Tăng nguy cơ mắc bệnh lý khác như bệnh Gout, viêm khớp,…
- Hoại tử xương, biến dạng khớp.
- Yếu cơ, mất hoàn toàn khả năng vận động, tàn phế.
☛ Xem thêm: Tổng hợp biến chứng thoái hóa khớp!
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp hiện nay
Để chẩn đoán thoái hóa khớp, bác sĩ sẽ thăm khám triệu chứng của bệnh nhân, kết hợp với các xét nghiệm cần thiết và đưa ra kết luận dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể:
Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ACR
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ – ACR (American College of Rheumatology) năm 1991, thoái hóa khớp có thể được chẩn đoán xác định dựa vào 5 yếu tố sau:
- (1) Có gai xương ở rìa khớp (trên phim X-quang).
- (2) Dịch khớp là chất dịch bị thoái hóa.
- (3) Người bệnh là người trên 38 tuổi.
- (4) Bệnh nhân có biểu hiện cứng khớp dưới 30 phút.
- (5) Khi cử động khớp có tiếng lục khục.
Yếu tố khác:
- (6) Tràn dịch khớp.
- (7) Biến dạng khớp: Gây ra do các gai xương hoặc do trục khớp bị lệch.
Chẩn đoán xác định thoái hóa khớp khi người bệnh có các yếu tố: (1), (2), (3), (4); hoặc (1), (2), (5); hoặc (1), (4), (5).
Tuy nhiên, có thể áp dụng tiêu chuẩn đơn giản và dễ thực hiện hơn, đó là:
- Tuổi trung niên.
- Đau khớp gối cơ học.
- Phát tiếng kêu lục khục khi vận động.
- Có hình ảnh X-quang thoái hóa điển hình.
- Xét nghiệm bilan viêm (-).
Tiêu chuẩn chẩn đoán của Kellgren và Lawrence
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp của Kellgren và Lawrence, có 3 dấu hiệu cơ bản để phát hiện thoái hóa khớp:
- Khe khớp hẹp: Khe không đồng đều, bờ không đều.
- Đặc xương dưới sụn: Thường gặp ở phần đầu xương, trong phần xương đặc thấy có hốc nhỏ có màu sáng hơn.
- Xuất hiện gai xương: Phần tiếp giáp giữa xương, sụn và màng hoạt dịch. Gai xương có hình thô và đậm đặc, một số mảnh có thể rơi ra nằm ở ổ khớp hay phần mềm xung quanh khớp.
Để phát hiện các dấu hiệu này, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, chụp X-quang, chụp MRI, nội soi khớp,…
Chụp X-quang quy ước
Hình ảnh X-quang cho phép bác sĩ xác định giai đoạn của quá trình thoái hóa khớp, đó là:
- Giai đoạn 1: Gai xương nhỏ xuất hiện hoặc nghi ngờ có gai xương.
- Giai đoạn 2: Thấy rõ được gai xương ở khớp.
- Giai đoạn 3: Khe khớp bị hẹp mức độ vừa.
- Giai đoạn 4: Khe khớp bị hẹp nhiều và xơ xương dưới sụn.
Siêu âm khớp
Qua hình ảnh siêu âm khớp, bác sĩ sẽ nhận biết được tình trạng hiện tại của sụn khớp. Một số dấu hiệu có thể phát hiện qua hình ảnh siêu âm khớp là:
- Tràn dịch khớp.
- Gai xương.
- Độ dày của sụn khớp.
- Hẹp khe khớp.
- Màng hoạt dịch khớp.
- Mảnh sụn thoái hóa bị bong vào ổ khớp.
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Chụp cộng hưởng từ (MRI) cho hình ảnh 3D chi tiết, giúp bác sĩ đánh giá toàn diện các thành phần khớp như màng hoạt dịch, dây chằng, sụn khớp, gân cơ và cơ quan lân cận, từ đó xác định cụ thể mức độ tổn thương của thoái hóa khớp.
Nội soi khớp
Nội soi khớp giúp bác sĩ trực tiếp quan sát được những tổn thương tại ổ khớp, từ đó đánh giá được mức độ thoái hóa khớp. Ngoài ra, bác sĩ có thể kết hợp với sinh thiết màng hoạt dịch để chẩn đoán phân biệt thoái hóa khớp với các bệnh lý khác như Gout, viêm khớp,…
Xét nghiệm máu và sinh hóa
Trong thoái hóa khớp, một số chỉ số cần quan tâm là:
- Tốc độ lắng máu bình thường, CRP bình thường (có thể tăng khi có viêm thứ phát màng hoạt dịch), số lượng bạch cầu bình thường.
- Xét nghiệm dịch khớp bình thường hoặc có viêm mức độ ít trong các đợt tiến triển. Dịch khớp màu vàng, độ nhớt bình thường hay giảm nhẹ, đếm có <1000 tế bào/1mm3.
Chẩn đoán phân biệt
Bác sĩ cần chẩn đoán phân biệt tình trạng thoái hóa khớp với:
- Tổn thương cơ học tại khớp như chấn thương khớp, gãy xương,…
- Tình trạng viêm khớp với các chỉ số sinh hóa rõ ràng như tốc độ lắng máu tăng, CRP tăng nhiều.
- Viêm khớp có yếu tố dạng thấp (+).
Cải thiện thoái hóa khớp bằng cách nào?
Sau khi được chẩn đoán xác định bệnh thoái hóa khớp, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp với điều chỉnh thói quen lối sống. Từ đó giúp cải thiện triệu chứng bệnh, tăng cường chức năng vận động và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Điều trị theo đúng phác đồ
Nguyên tắc chung trong điều trị thoái hóa khớp là giảm đau trong đợt tiến triển, phục hồi chức năng vận động khớp, hạn chế các biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp được áp dụng hiện nay là:
Điều trị bằng thuốc
- Thuốc giảm đau: Paracetamol (Acetaminophen), Efferalgan codein,…
- Thuốc chống viêm không steroid: Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam, Celecoxib,…
- Thuốc chống viêm Corticosteroid: Hydrocortison acetat, Methylprednisolon,…
- Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Glucosamine, Chondroitin sulfate, Diacerhein.
☛ Tìm hiểu chi tiết: Top thuốc trị thoái hóa khớp hiệu quả nhất!
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu thường được kết hợp với các phương pháp khác giúp giảm đau và hỗ trợ tăng cường chức năng vận động của bệnh nhân. Người bệnh thoái hóa khớp có thể áp dụng phương pháp:
- Nhiệt trị liệu: Chườm nóng, chườm lạnh.
- Điện trị liệu: Xung điện, siêu âm, tia hồng ngoại.
- Bài tập vật lý trị liệu tăng cường vận động khớp gối, khớp bả vai, cánh tay, khớp háng, cột sống – cổ,…
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị xâm lấn, giúp cải thiện hiệu quả các tổn thương, giải quyết tình trạng đau nhức. Tuy nhiên phương pháp này cũng tồn tại một số rủi ro nhất định nên chỉ được cân nhắc chỉ định cho trường hợp thoái hóa khớp giai đoạn nặng, hoặc bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa và có nguy cơ cao biến chứng.
☛ Tham khảo thêm: Phác đồ điều trị thoái hóa khớp hiệu quả!
Điều chỉnh thói quen, lối sống
Điều chỉnh thói quen lối sống giúp hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa, từ đó ngăn ngừa biến chứng bệnh, tăng cường hiệu quả điều trị. Một số lưu ý dành cho bệnh nhân thoái hóa khớp:
- Giữ cân nặng ở mức hợp lý tránh để thừa cân, béo phì bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học kết hợp với việc tập luyện thể dục thể thao hàng ngày.
- Bổ sung các dưỡng chất tốt cho xương khớp như các nhóm thực phẩm giàu Canxi, Omega-3, vitamin D và các loại vitamin khoáng chất khác, hạn chế các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia,…
- Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện thể dục đều đặn hàng ngày với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội,….
- Điều chỉnh lại tư thế đúng trong sinh hoạt hàng ngày, tránh lối sống lười vận động, không nên mang vác vật nặng, cẩn trọng khi lên xuống cầu thang, đứng lên ngồi xuống,… để giảm nguy cơ chấn thương xương khớp.
An Kiện Vương – giải pháp hiệu quả cho người thoái hóa khớp!
Ngoài các biện pháp nêu trên, người bệnh có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, giúp hỗ trợ cải thiện đau nhức hiệu quả an toàn với sức khỏe. Trong số đó, viên uống An Kiện Vương được rất nhiều người tin tưởng và các chuyên gia khuyên dùng!
Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo của bộ ba IridorforceTM (chiết xuất Móng quỷ) – MyrliqTM (chiết xuất Một dược) – Nhũ hương, giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng thoái hóa khớp với cơ chế 4 trong 1:
- Giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại xương khớp, đặc biệt không gây hại dạ dày, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng lâu dài.
- Ức chế các phản ứng viêm nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và các chất trung gian hóa học xúc tác cho quá trình viêm, từ đó ngăn ngừa tình trạng tổn thương và đau nhức lan tỏa do thoái hóa.
- Tăng tổng hợp chất cơ bản sụn glycosaminoglycan, acid hyaluronic giúp thúc đẩy làm lành màng sụn, tăng khả năng tiết dịch nhầy bôi trơn khớp, giúp khớp vận động trơn tru, linh hoạt.
- Bổ sung dưỡng chất Glucosamine, Collagen type 2, Vitamin K2, Boron,… giúp nuôi dưỡng và phục hồi sụn khớp, duy trì hệ xương khớp chắc khỏe, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Bài viết trên đây đã cung cấp đến bạn đọc thông tin về những tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp. Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, bạn cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tài liệu tham khảo:
- https://ihr.org.vn/tieu-chuan-chan-doan-thoai-hoa-khop-7174.html
- http://benhviendktinhquangninh.vn/phac-do-noi-b-ngoai-kieu/chan-doan-va-dieu-tri-thoai-hoa-khop-goi.541.html
- http://benhvientinh.quangtri.gov.vn/vi/news/kien-thuc-y-khoa/thoai-hoa-khop-835.html