Tràn dịch khớp cổ chân có thể gây ra rất nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Điển hình là những cơn đau nhức và tình trạng sưng cứng khớp, làm hạn chế khả năng vận động. Vậy tràn dịch khớp cổ chân là gì, có triệu chứng ra sao và điều trị bằng cách nào? Hãy cùng manhxuongkhop.com tìm hiểu làm rõ nhé!
Mục lục
- Tràn dịch khớp cổ chân là gì?
- Nguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ chân
- Tràn dịch khớp cổ chân có triệu chứng gì?
- Khi nghi ngờ bị tràn dịch khớp mắt cá chân phải làm sao?
- Chẩn đoán tràn dịch khớp cổ chân bằng cách nào?
- Phương pháp điều trị tràn dịch khớp cổ chân
- Kết hợp An Kiện Vương cải thiện tràn dịch khớp cổ chân
Tràn dịch khớp cổ chân là gì?
Khớp cổ chân (khớp mắt cá chân) là phần khớp nối bàn chân với cổ chân. Chúng được cấu tạo bởi 3 xương: xương chày, xương mác và xương đòn cùng hệ thống dây chằng bao quanh.
Thông thường, bên trong ổ khớp sẽ có một lượng dịch nhầy bôi trơn vừa đủ để việc cử động diễn ra một cách trơn tru. Tràn dịch khớp cổ chân hay còn gọi là tràn dịch khớp mắt cá chân là tình trạng chất lỏng dư thừa tích tụ xung quanh hoặc bên trong khớp cổ chân, gây sưng viêm, đau nhức, kèm theo cứng khớp và hạn chế chức năng vận động.
☛ Đọc thêm: Tất tần tật về tràn dịch khớp
Nguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ chân
Tràn dịch khớp cổ chân có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau. Điển hình:
Viêm khớp
Khi khớp cổ chân bị viêm, các mạch máu sẽ giãn nở, gây sưng tấy, phù nề. Tình trạng này kéo dài sẽ làm chất lỏng tích tụ ngày một nhiều, gây tràn dịch. Theo chuyên gia, có rất nhiều dạng viêm khớp có thể ảnh hưởng đến khớp cổ chân, tuy nhiên tràn dịch khớp thường xuất hiện do một số loại viêm khớp như: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp nhiễm trùng, bệnh gout,…
Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp xảy ra chủ yếu do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Bên cạnh đó, khớp cổ chân thường xuyên phải hoạt động và chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể nên rất dễ bị suy thoái, bào mòn và làm xuất hiện các gai xương. Thoái hóa cũng khiến các đầu xương dưới sụn ma sát lên nhau khi vận động, từ đó kích thích phản ứng viêm, làm khớp tiết ra nhiều dịch hơn, gây đau nhức và tràn dịch.
Chấn thương
Khớp cổ chân thường xuyên tham gia nhiều hoạt động nên rất dễ bị chấn thương. Chuyên gia cho biết các chấn thương như trật khớp, rách sụn, đứt dây chằng, gãy xương,… sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc sụn khớp, mô mềm và bao hoạt dịch, kích thích phản ứng viêm và khiến dịch khớp tiết ra nhiều quá mức bình thường, dẫn đến tràn dịch.
Ngoài ra những chấn thương nghiêm trọng tại khớp cổ chân cũng có thể gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, làm lượng dịch khớp tăng lên nhanh chóng.
Các yếu tố nguy cơ
Một vài yếu tố nguy cơ dưới đây cũng có thể làm tăng nguy cơ tràn dịch khớp cổ chân:
- Thường xuyên lạm dụng khớp cổ chân: Những người thường xuyên vận động khớp cổ chân hoặc thực hiện các động tác lặp đi lặp lại tại khu vực này như diễn viên múa bale, cầu thủ bóng đá, vận động viên điền kinh,… sẽ khiến khớp cổ chân bị căng thẳng, làm tăng nguy cơ tràn dịch.
- Bất thường cấu trúc khớp cổ chân: Những người có bất thường hoặc dị tật bẩm sinh tại cấu trúc xương khớp cổ chân sẽ có nguy cơ cao bị tràn dịch khớp cổ chân.
- Béo phì: Tình trạng béo phì sẽ làm tăng nhiều áp lực lên khớp cổ chân, khiến chúng dễ bị tổn thương, thoái hóa và tràn dịch.
- Một số bệnh lý khác: Những bệnh lý liên quan đến rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, máu nhiễm mỡ,… có thể thúc đẩy các phản ứng viêm trong cơ thể, tạo điều kiện cho viêm khớp tiến triển, dẫn tới tràn dịch khớp cổ chân.
Tràn dịch khớp cổ chân có triệu chứng gì?
Các triệu chứng phổ biến khi bị tràn dịch khớp cổ chân gồm:
- Cổ chân bị sưng: Tùy vào tổn thương tại khớp và lượng dịch tràn, khớp cổ chân có thể bị sưng nhẹ hoặc sưng tấy nghiêm trọng, thậm chí xuất hiện tình trạng nóng đỏ hoặc các vết bầm tím bất thường quanh khớp.
- Đau nhức: Hiện tượng tràn dịch có thể gây ra những cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội tại khớp cổ chân. Đôi khi người bệnh cũng cảm nhận được những cơn đau nhói, vô cùng khó chịu.
- Cứng khớp: Tình trạng sưng tấy cùng với dịch tràn có thể khiến khớp cổ chân bị cứng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh.
- Một số triệu chứng khác: Trường hợp tràn dịch khớp cổ chân có liên quan đến nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi,…
Khi nghi ngờ bị tràn dịch khớp mắt cá chân phải làm sao?
Theo chuyên gia, tình trạng tràn dịch khớp mắt cá chân không có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, đồng thời đa phần các trường hợp đều đáp ứng tốt với các biện pháp chăm sóc tại nhà và phương pháp điều trị nội khoa. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: đau nhức mạn tính, khả năng vận động giảm sút nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến teo cơ, bại liệt,…
Ngoài ra, tình trạng khớp cổ chân sưng tấy nghiêm trọng, chức năng vận động bị hạn chế kèm theo những cơn đau dữ dội cũng khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, chán ăn, mất ngủ,… dẫn tới suy nhược cơ thể và làm chất lượng đời sống giảm sút đáng kể.
Chính vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu nghi ngờ bị tràn dịch khớp cổ chân như đau nhức, sưng cứng khớp bất thường,… hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
Chẩn đoán tràn dịch khớp cổ chân bằng cách nào?
Để đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng tràn dịch khớp cổ chân, bước đầu bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh lý và các thông tin liên quan như thời gian xuất hiện cơn đau, các chấn thương (nếu có,…), đồng thời thăm khám sức khỏe tổng thể và và kiểm tra hiện trạng khớp.
Tiếp đến, người bệnh sẽ được yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như:
- Chụp X-quang: Giúp phát hiện dịch tràn, đồng thời quan sát mật độ xương cùng những bất thường khác tại khớp cổ chân như gãy xương, trật khớp, gai xương,…
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Cho ra hình ảnh chi tiết giúp bác sĩ quan sát tổn thương tại mô mềm, xương và sụn khớp một cách chi tiết mà các phương pháp khác không làm được.
- Siêu âm: Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ phát hiện được tổn thương tại các vị trí khó quan sát, đồng thời tính toán được lượng dịch tràn.
- Phân tích dịch khớp, xét nghiệm máu: Giúp xác định chính xác nguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ chân và phân biệt với các bệnh lý khác.
Phương pháp điều trị tràn dịch khớp cổ chân
Tùy mức độ nghiêm trọng của bệnh, tràn dịch khớp cổ chân có thể được điều trị bằng các phương pháp sau:
Tự chăm sóc tại nhà
Các trường hợp tràn dịch khớp nhẹ do chấn thương, người bệnh có thể cải thiện bằng cách tự chăm sóc tại nhà như sau:
- Dành thời gian nghỉ ngơi: Khi khớp cổ chân bị tràn dịch ta nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế thực hiện các cử động gây áp lực nhiều lên vùng cổ chân, tránh các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Chườm lạnh: Nếu bị tràn dịch khớp cổ chân do các chấn thương cấp tính, ta có thể chườm lạnh để làm giảm sưng viêm đau nhức. Người bệnh nên sử dụng đá lạnh, bọc vào khăn hoặc túi vải sạch,chườm lên vùng cổ chân 20 phút/lần, nhiều lần trong ngày.
- Băng ép cổ chân: Bệnh nhân có thể sử dụng băng thun y tế có độ đàn hồi để băng cổ chân bị tổn thương. Cách làm này sẽ giúp cổ chân được ổn định hơn, hỗ trợ giảm sưng đau. Tuy nhiên không nên băng quá chặt, tránh cản trở lưu thông máu.
- Kê cao chân khi ngồi hoặc nằm: Kê cao chân khi ngồi hoặc nằm sẽ hạn chế tình trạng máu dồn đến cổ chân, từ đó cải thiện sưng đau. Theo đó, khi nằm người bệnh có thể kê thêm 1 chiếc gối dưới chân hoặc kê chân lên ghế khi ngồi.
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc là phương pháp được áp dụng phổ biến trong điều trị tràn dịch khớp cổ chân. Tùy tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho người bệnh. Dưới đây là một số thuốc thường dùng:
- Thuốc giảm đau: Tùy vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau, các loại thuốc giảm đau có thể sử dụng gồm: Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), steroid, opioid,…
- Thuốc kháng sinh: Trường hợp tràn dịch khớp mắt cá chân có dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, các thuốc kháng sinh như Gentamycin, Amikacin, Nafcillin, Oxacillin, Clindamycin, Vancomycin… sẽ được chỉ định để làm giảm triệu chứng.
- Thuốc bổ sung dưỡng chất: Các thuốc như Glucosamine, Chondroitin,… cũng có thể được sử dụng trong điều trị tràn dịch khớp cổ chân. Chúng có tác dụng hỗ trợ giảm viêm, bổ sung dưỡng chất, nuôi dưỡng, thúc đẩy phục hồi tổn thương tại sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, từ đó tăng khả năng cải thiện bệnh.
- Các thuốc khác: Nếu tràn dịch khớp cổ chân được xác định do các bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,… các thuốc trị bệnh tương ứng sẽ được sử dụng để kiểm soát bệnh, cải thiện triệu chứng.
Chọc hút dịch khớp
Nếu tràn dịch khớp cổ chân gây sưng viêm nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị đề nghị người bệnh thực hiện chọc hút dịch khớp để loại bỏ lượng dịch dư thừa, từ đó giảm sưng viêm và cải thiện đau nhức một cách nhanh chóng.
Phẫu thuật
Một số trường hợp khớp cổ chân có những tổn thương nghiêm trọng như gãy xương, đứt dây chằng hoàn toàn,… hoặc các biện pháp điều trị bảo tồn thất bại, người bệnh bị đau nhức dữ dội kéo dài, không thể vận động, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện phẫu thuật để phục hồi tổn thương, giảm đau nhức và cải thiện chức năng vận động.
Ngoài ra, để đẩy nhanh hiệu quả của quá trình điều trị tràn dịch khớp cổ chân, đồng thời củng cố sức khỏe xương khớp, rất nhiều người đã tìm đến các sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc thảo dược. Trong số đó phải kể đến viên uống An Kiện Vương – một sản phẩm được đông đảo người bệnh xương khớp trên khắp cả nước tin dùng.
Kết hợp An Kiện Vương cải thiện tràn dịch khớp cổ chân
An Kiện Vương được bào chế chủ yếu từ các thành phần dược liệu thiên nhiên, giúp đem lại hiệu quả vượt trội trong việc bảo vệ, hỗ trợ phục hồi cấu trúc sụn khớp, làm giảm đau nhức, sưng viêm, cải thiện chức năng vận động cho người bệnh. Cụ thể:
- Chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM): Được nhập khẩu trực tiếp từ tập đoàn dược phẩm Naturex (Pháp), chứa hàm lượng hoạt chất Harpagosides đạt 40%, cao nhất thị trường, cao gấp 20 lần so với Móng quỷ thông thường. IridoforceTM đã được chứng minh có tác dụng chống viêm, giảm đau, thúc đẩy làm lành màng sụn, điều tiết dịch nhầy khớp.
- Chiết xuất Một dược (MyrliqTM): Nhập khẩu từ hãng dược phẩm Biosfred (Ý), được chiết xuất bằng công nghệ CO2 siêu tới hạn, cho hàm lượng hoạt chất Furranodiens vượt trội và vô cùng tinh khiết, có tác dụng giảm đau hiệu quả do nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là đau nhức xương khớp.
- Nhũ hương: Nổi tiếng với công dụng chống viêm, giảm đau, làm chậm quá trình thoái giáng sụn. Đặc biệt, bộ đôi Nhũ hương – Một dược đã được chứng minh có tác dụng giảm viêm đau gấp nhiều lần so với sử dụng đơn lẻ từng dược liệu.
- Các thành phần khác: Cốt toái bổ, Glucosamine, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, giúp bổ sung dưỡng chất, nuôi dưỡng và phục hồi tổn thương tại sụn khớp, tăng mật độ xương, làm chậm quá trình thoái hóa, đem lại cho người bệnh hệ xương khớp chắc khỏe hơn.
Sản phẩm thích hợp dùng cho các trường hợp: tràn dịch khớp, viêm khớp, đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,…
Nhiều người bệnh cho biết, tình trạng đau nhức, sưng viêm và cứng khớp của họ đã thuyên giảm đáng kể chỉ sau 14 ngày sử dụng An Kiện Vương. Đặc biệt, sản phẩm rất an toàn, không gây tác dụng phụ ngay cả khi sử dụng dài ngày.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng viêm khớp cổ chân. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm An Kiện Vương, bạn vui lòng gọi điện trực tiếp đến tổng đài miễn cước 1800 1037 để được hỗ trợ nhanh nhất. Chúc bạn và người thân thật nhiều sức khỏe!
Nguồn tham khảo:
capitolimagingservices.com/ankle-joint-effusion/
https://stretchcoach.com/articles/ankle-synovitis/