Tràn dịch khớp gối là một hiện tượng phổ biến có thể gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi. Điều này không những gây khó khăn trong sinh hoạt mà còn tiềm ẩn nguy cơ tàn phế nếu như không được điều trị kịp thời. Để giải đáp mọi thắc mắc của bạn về tràn dịch khớp gối, chúng tôi xin chia sẻ thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- Tràn dịch khớp gối là gì?
- Nguyên nhân tràn dịch khớp gối
- Yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng tràn dịch khớp gối
- Dấu hiệu nhận biết hiện tượng tràn dịch khớp gối
- Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?
- Xét nghiệm chẩn đoán tràn dịch khớp gối
- Điều trị tràn dịch khớp gối
- Phòng tránh nguy cơ tràn dịch khớp gối
- An Kiện Vương – Viên uống cải thiện và phòng ngừa tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối là gì?
Trong khớp gối bình thường luôn có một lượng dịch nhầy vừa đủ để bôi trơn và làm giảm ma sát giữa các sụn đầu xương giúp khớp gối chuyển động dễ dàng. Chúng được sinh ra bởi các tế bào của màng hoạt dịch bao xung quanh khớp.
Tràn dịch khớp gối xảy ra khi lượng chất hoạt dịch trong khớp gối bị tiết ra quá mức gây dư thừa, dẫn tới tích tụ bên trong ổ khớp và làm căng phồng bao khớp.
Nguyên nhân tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối xảy ra ở người trẻ tuổi chủ yếu là do chấn thương khi chơi thể thao hoặc tai nạn lao động. Còn ở người cao tuổi tràn dịch khớp gối thường gây ra bởi các bệnh lý viêm và thoái hóa.
Viêm khớp gối tràn dịch
Các bệnh lý gây tràn dịch khớp gối phải kể đến như: viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến, gout, viêm màng hoạt dịch, nhiễm khuẩn khớp gối… Tràn dịch khớp gối được giải thích do quá trình viêm làm tăng tiết các chất trung gian hóa học gây giãn mạch, dày bao hoạt dịch và từ đó sản sinh ra nhiều chất dịch hơn. Lượng dịch khớp gối tăng lên khiến bạn cảm thấy đau tức và đi lại khó khăn
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Tổng quan về viêm khớp gối tràn dịch
Thoái hóa khớp gối
Khớp gối là bộ phận phải gánh hầu như toàn bộ trọng lượng cơ thể và hoạt động với tần suất cao trong suốt quá trình sống của con người. Đây nguyên nhân chính làm sản sinh ra các loại men trong dịch khớp gây phá hủy các chất nền của sụn.
Từ đó bề mặt sụn khớp bị tổn thương và phân giải các chất thoái hóa vào trong dịch khớp thúc đẩy quá trình viêm mạn tính. Màng hoạt dịch bị viêm, dày lên và sản sinh ra nhiều dịch khớp gây ra tràn dịch khớp gối.
☛ Chi tiết hơn: Bệnh thoái hóa khớp gối là gì?
Chấn thương khớp gối
Chấn thương tại các vị trí xung quanh khớp gối dễ gây ra hiện tượng tràn dịch. Một số nguyên nhân chấn thương phổ biến như: rách hoặc lún sụn chêm khớp gối, đứt các dây chằng (dây chằng chéo trước hoặc dây chằng chéo sau), gãy xương…
Các chấn thương khiến gối chịu nhiều áp lực sẽ dẫn đến các bao hoạt dịch bị ảnh hưởng mạnh, từ đó rất dễ sản sinh thêm dịch khớp.
Yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối thường xảy ra ở các đối tượng và trường hợp sau:
- Người cao tuổi dễ bị tràn dịch khớp gối hơn do sự thoái hóa khớp.
- Béo phì khiến khớp gối phải chịu tải trọng nhiều hơn.
- Thường xuyên khuân vác vật nặng.
- Các môn thể thao cần sự gấp duỗi đột ngột của khớp gối như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền…
- Người đã từng bị chấn thương hoặc mắc các bệnh lý về khớp gối trước kia.
- Người mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ gan…
Dấu hiệu nhận biết hiện tượng tràn dịch khớp gối
Bạn có thể dễ dàng nhận biết khớp gối tràn dịch nếu như phát hiện các dấu hiệu sau:
- Sưng phồng xung quanh khớp gối.
- Khớp gối đau và đi lại khó khăn hơn.
- Da bề mặt khớp gối căng, bóng, sờ thấy nóng.
☛ Tham khảo thêm: 5 triệu chứng tràn dịch khớp gối!
Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?
Tràn dịch khớp gối không phải là một triệu chứng gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, nguy cơ cứng khớp gối và dẫn đến tàn phế là rất cao. Ngoài ra tràn dịch khớp gối còn gây ra những hậu quả sau:
- Đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp.
- Là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây nhiễm khuẩn và nặng nề nhất là phải tháo khớp.
- Biến dạng khớp và làm thay đổi cấu trúc bên trong khớp.
- Chèn ép hệ thống mạch máu và thần kinh làm giảm nuôi dưỡng chi thể.
- Bất động khớp lâu ngày dẫn tới teo cơ.
Xét nghiệm chẩn đoán tràn dịch khớp gối
Xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh tràn dịch khớp gối chỉ được thực hiện tại bệnh viện và những phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp. Ngoài hỏi bệnh, khám lâm sàng thì các bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm chẩn đoán tràn dịch khớp gối và tìm ra nguyên nhân.
Siêu âm
Đây là xét nghiệm chẩn đoán chính xác bạn có bị tràn dịch khớp gối hay không. Dưới hình ảnh hiển thị của siêu âm, các bác sĩ sẽ tính toán được lượng dịch đang có trong khớp gối và hỗ trợ trực tiếp cho thủ thuật chọc hút dịch khớp gối.
X-Quang
Xét nghiệm X-Quang để đánh giá tình trạng các đầu xương cấu tạo nên khớp gối. Chẩn đoán chính xác tình trạng thoái hóa khớp và biến chứng về xương của các bệnh khớp viêm.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu giúp phát hiện các bệnh lý gây tràn dịch khớp gối như gout, viêm cột sống dính khớp, các bệnh tự miễn (bệnh gây ra bởi chính hệ thống miễn dịch của cơ thể) như viêm khớp dạng thấp.
Ngoài ra, đây còn là xét nghiệm nhằm xác định mức độ viêm và chẩn đoán phân biệt hoặc loại trừ nguyên nhân trong nhiều trường hợp tràn dịch khớp gối. Tốc độ máu lắng, nồng độ protein phản ứng, công thức máu… cho biết mức độ viêm, yếu tố dạng thấp, kháng nguyên bạch cầu trong máu có thể gợi ý về nguyên nhân gây bệnh.
Cộng hưởng từ
Đây là xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh hiện đại, có thể phát hiện đầy đủ các tổn thương bên trong khớp và các thành phần xung quanh khớp gối như bao khớp, hệ thống dây chằng và gân cơ. Tuy nhiên, giá thành khá cao so với các xét nghiệm khác và thường chỉ có ở tại các bệnh viện tuyến tỉnh hoặc trung ương.
Xét nghiệm dịch khớp
Đây là xét nghiệm để xác định trong dịch khớp của bạn có máu hay không, định hướng đến nguyên nhân nhiễm khuẩn hay các bệnh lý khớp viêm.
Trong trường hợp tràn dịch khớp gối do gout khi soi dịch khớp dưới kính hiểu vi sẽ phát hiện các tinh thể muối urat. Còn nếu tràn dịch do nguyên nhân nhiễm khuẩn việc xét nghiệm dịch khớp còn giúp bác sĩ làm kháng sinh đồ để xác định mức độ đề kháng của vi khuẩn với thuốc. Đó là cơ sở để bác sĩ chỉ định loại kháng sinh phù hợp cho bệnh nhân.
Điều trị tràn dịch khớp gối
Để có phương án hiệu quả nhất, các bác sĩ sẽ phải tìm ra nguyên nhân tràn dịch khớp gối của bạn và dựa vào đó làm cơ sở cho các chỉ định điều trị.
Điều trị bằng thuốc
Đây là phương pháp điều trị cho các tình trạng tràn dịch khớp gối gây ra bởi các bệnh lý thoái hóa khớp và viêm khớp. Các thuốc được kê đơn có tác dụng giảm đau, chống viêm, chống tự miễn hoặc kháng sinh nếu khớp gối của bạn nhiễm khuẩn.
Loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị các bệnh về khớp là nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Đây là loại thuốc chống viêm không đặc hiệu, có thể ức chế bất kì quá trình viêm nào mà không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Thuốc có tác dụng phối hợp chống viêm, giảm đau và hạ sốt. Một số thuốc NSAIDs phổ biến như: Ibuprofen, Indomethacin, Diclofenac…
☛ Chi tiết hơn: Thuốc chỉ định điều trị tràn dịch khớp gối
Chọc hút dịch khớp gối
Chọc hút dịch và tiêm thuốc vào khớp gối là phương pháp phổ biến nhất để làm giảm tình trạng tràn dịch khớp gối. Các bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện thủ thuật này trong trường hợp điều trị bằng thuốc không đỡ hoặc tràn dịch khớp gối mức độ nặng. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp để điều trị triệu chứng chứ không dứt hoàn toàn được nguyên nhân gây tràn dịch.
Phẫu thuật
Chỉ định phẫu thuật trong tràn dịch khớp gối nhằm mục đích tái tạo lại hoặc thay mới các thành phần trong ổ khớp. Ngoài nguyên nhân do chấn thương, phẫu thuật thường áp dụng cho trường hợp các bệnh lý viêm mạn tính nặng gây cứng và dính khớp.
Phòng tránh nguy cơ tràn dịch khớp gối
Việc phòng tránh nguy cơ tràn dịch khớp gối là cần thiết, đặc biệt với các đối tượng có nguy cơ cao như người cao tuổi, béo phì, người lao động nặng, vận động viên…
- Hạn chế các chuyển động đột ngột của khớp gối.
- Giảm cân, tránh tình trạng béo phì sẽ tăng tải trọng của cơ thể lên khớp gối.
- Nên tập thể dục thể thao ở mức độ vừa phải.
- Đảm bảo an toàn lao động, an toàn giao thông.
- Môi trường sinh hoạt sạch sẽ, lối sống lành mạnh.
- Bổ sung nhiều các thực phẩm giàu omega-3, glucosamine, chất xơ, vitamin và khoáng chất đặc biệt là canxi. Hạn chế ăn các thức ăn giàu đạm như nội tạng động vật và các sản phẩm lên men.
- Sử dụng các thực phẩm cải thiện chức năng khớp gối.
☛ Tham khảo thêm tại: Tràn dịch khớp gối nên ăn gì kiêng gì?
An Kiện Vương – Viên uống cải thiện và phòng ngừa tràn dịch khớp gối
An Kiện Vương được bào chế hoàn toàn từ các thảo dược có nguồn gốc tự nhiên được nhập khẩu từ Châu Âu, thành phần hoàn toàn lành tính từ Móng quỷ, Một dược và Nhũ hương.
Chiết xuất Móng quỷ (Iridoforce™):
- Tác dụng nổi bật giảm đau, chống viêm đồng thời kích thích tổng hợp chất nền sụn, điều hòa lượng chất hoạt dịch trong khớp gối.
- Hàm lượng Harpagosides lên tới 40% cao nhất thị trường (gấp 20 lần chế phẩm Móng quỷ thông thường).
Chế phẩm Một dược (Myrliq™): có tác dụng giảm đau tại chỗ do nhiều nguyên nhân khác nhau đặc biệt là đau xương khớp.
- Tác dụng chống viêm, giảm đau, tăng khả năng vận động khớp gối đồng thời giúp tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycans.
- Nhũ hương khi kết hợp cùng Một dược tạo nên bộ đôi kinh điển trong điều trị đau nhức, thoái hóa xương khớp được chứng minh có tác dụng hơn nhiều lần so với sử dụng đơn lẻ.
Ngoài ra An Kiện Vương còn chứa thành phần Cốt toái bổ giúp tăng cường quá trình đồng hóa, tăng mật độ xương và chống loãng xương nhờ khả năng tăng hấp thu canxi và phosphor. Vitamin K, Glucosamine, Boron làm đẩy nhanh quá trình tổng hợp chất nền sụn khớp, tăng phục hồi và làm ổn định chức năng sinh lý của khớp gối.
Với công dụng điều hòa lượng chất hoạt dịch trong khớp gối, chống viêm, giảm đau, bổ xương khớp và an toàn khi sử dụng, An Kiện Vương sẽ hỗ trợ đáng kể quá trình điều trị tràn dịch khớp gối của bạn.
Hãy “BẤM VÀO ĐÂY” nếu bạn muốn đặt mua sản phẩm An Kiện Vương giao hàng tận nhà.
Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán An Kiện Vương, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Dưới đây là video tham khảo giúp bạn hiểu rõ hơn về tràn dịch khớp gối.
Tài liệu tham khảo:
https://phongkhamlavanluong.vn/tin-tuc/tran-dich-khop-goi-96.html
http://bomongoaiydhue.net/?cat_id=124&id=113
https://www.medicalnewstoday.com/articles/187908#prevention