Tràn dịch khớp vai không phải là tình trạng hiếm gặp, chúng đã và đang gây ra những tổn thương nhất định, làm ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe và khả năng vận động của nhiều người. Vậy tràn dịch khớp vai là gì? Nguyên nhân nào gây ra tràn dịch khớp vai? Bệnh có triệu chứng gì và cách điều trị ra sao? Hãy cùng manhxuongkhop.com tìm hiểu nhé!
Mục lục
Tràn dịch khớp vai là gì?
Về mặt giải phẫu học, khớp vai được hình thành bởi 2 khớp: khớp giữa đầu của xương cánh tay trên với ổ tròn ở xương bả vai (GH); khớp giữa xương đòn và xương mác (AC). Thông thường trong khớp vai sẽ có một lượng dịch nhầy vừa đủ để bôi trơn, giúp ta cử động tay linh hoạt, dễ dàng.
Tràn dịch khớp vai là tình trạng dịch nhầy tiết ra quá mức, tích tụ trong ổ khớp, khiến bao khớp căng phồng, thậm chí tràn ra bên ngoài, gây đau nhức, sưng tấy, làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của người bệnh.
Nguyên nhân tràn dịch khớp vai
Tràn dịch khớp vai có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau, điển hình:
Chấn thương
Các chấn thương tại khớp vai như gãy xương, trật khớp, rách sụn, đứt dây chằng,… sẽ khiến cấu trúc sụn khớp, mô mềm và bao hoạt dịch bị tổn thương, thậm chí gây nhiễm trùng, nhiễm khuẩn,… từ đó tăng sản sinh dịch khớp bất thường, dẫn đến tràn dịch.
Thoái hóa khớp vai
Khớp vai thường xuyên phải vận động, đồng thời chịu ảnh hưởng từ quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể nên theo thời gian sụn khớp tại đây sẽ dần suy yếu, mất đi cấu trúc và chức năng vốn có. Thoái hóa khớp vai khiến sụn và các đầu xương dưới sụn ma sát lên nhau, gây kích ứng, làm dịch khớp tiết ra nhiều hơn, kèm theo tình trạng sưng viêm, đau nhức.
Viêm khớp vai
Viêm khớp vai sẽ làm tăng tiết các chất trung gian hóa học gây giãn mạch, khiến dịch nhầy tiết ra quá mức, dẫn đến tình trạng khớp vai bị sưng đau, khó khăn khi vận động.
Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ dưới đây cũng có thể gây tràn dịch khớp vai:
- Bất thường, dị tật bẩm sinh tại cấu trúc khớp vai: Các bất thường như trật khớp, xương bả vai lên cao,… sẽ khiến khớp vai bị chèn ép, ảnh hưởng, tăng nguy cơ tràn dịch.
- Thường xuyên thay đổi tư thế cánh tay đột ngột: Các vận động viên bóng chuyền, bóng rổ thường xuyên xoay vai, thay đổi tư thế cánh tay một cách đột ngột sẽ khiến gia tăng áp lực lên khớp vai, làm tăng nguy cơ tràn dịch.
- Đặc thù công việc: Những người làm công việc hay phải mang vác vật nặng hoặc thường xuyên vận động cánh tay với cường độ cao sẽ khiến khớp vai chịu nhiều áp lực, dễ bị tổn thương, tràn dịch.
Triệu chứng nhận biết tràn dịch khớp vai
Tràn dịch khớp vai thường gây ra các triệu chứng như:
- Đau khớp vai: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của tràn dịch khớp vai. Tùy vào mức độ tổn thương, người bệnh sẽ bị đau nhức từ âm ỉ đến dữ dội. Những cơn đau thường trở nên nghiêm trọng khi vận động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
- Sưng cứng khớp: Tràn dịch khiến khớp vai bị sưng nề, tấy đỏ, kèm theo hiện tượng căng cứng, khiến phạm vi chuyển động khớp bị hạn chế.
- Khả năng vận động bị hạn chế: Hiện tượng đau nhức, sưng cứng khớp khiến người bệnh không thể xoay vai, dơ tay lên, nâng nhấc đồ vật,…
- Một số triệu chứng khác: Một số trường hợp người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi, khớp vai nóng đỏ,…
Tràn dịch khớp vai có nguy hiểm không?
Mặc dù không đe dọa tính mạng con người tuy nhiên nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, tràn dịch khớp vai có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh, gây suy giảm chất lượng đời sống và hiệu suất công việc. Ngoài ra, những cơn đau nhức từ âm ỉ đến dữ dội cũng khiến bệnh nhân ăn không ngon – ngủ không yên, thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, dẫn tới suy nhược cơ thể.
Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng tràn dịch khớp vai còn gây ra các biến chứng như: teo cơ, biến dạng khớp, nhiễm khuẩn, chèn ép hệ thống mạch máu, giảm khả năng nuôi dưỡng chi, bại liệt,…
Để tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị khi xuất hiện dấu hiệu đau nhức, sưng cứng bất thường tại khớp vai. Đặc biệt nếu kèm theo các biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Chẩn đoán tràn dịch khớp vai
Tình trạng tràn dịch khớp vai sẽ được chẩn đoán xác định dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng. Cụ thể:
Bác sĩ sẽ khai thác thông tin bệnh sử và kiểm tra các biểu hiện bên ngoài khớp vai như sưng, nóng, đỏ, đồng thời yêu cầu người bệnh thực hiện một số cử động để đánh giá mức độ đau và chức năng vận động khớp. Sau đó đề nghị học thực hiện một số xét nghiệm như:
- Chụp X-quang: Phim chụp X-quang giúp bác sĩ sẽ phát hiện được những bất thường tại khớp vai như gãy xương, gai xương, trật khớp, mật độ xương, tràn dịch,…
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Giúp bác sĩ quan sát chi tiết những tổn thương tại khớp vai, qua đó phát hiện các bất thường về xương, tràn dịch và mô mềm như gân, dây chằng, sụn,…
- Siêu âm: Cho ra hình ảnh động, giúp bác sĩ quan sát cấu trúc khớp vai và các bất thường tại một số vị trí khó quan sát dưới nhiều góc độ chuyển động, đồng thời xác định được lượng dịch tràn.
- Xét nghiệm máu, phân tích dịch khớp: Giúp đánh giá mức độ viêm và chẩn đoán phân biệt nguyên nhân gây tràn dịch khớp vai (nhiễm khuẩn, bệnh lý,…).
Phương pháp điều trị tràn dịch khớp vai
Quá trình điều trị tràn dịch khớp vai diễn ra càng sớm thì khả năng hồi phục của người bệnh càng nhanh và càng hạn chế được nguy cơ biến chứng. Một số phương pháp điều trị thường được áp dụng:
Sử dụng thuốc
Đây là phương pháp điều trị tràn dịch khớp vai được áp dụng phổ biến. Tùy từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các thuốc khác nhau với mục đích giảm viêm đau, cải thiện triệu chứng. Một số thuốc có thể kể đến gồm:
- Thuốc giảm đau Paracetamol (Acetaminophen): Có tác dụng giảm đau hạ sốt, thường dùng cho người bệnh tràn dịch khớp vai bị đau nhức từ nhẹ đến vừa. Thuốc không có khả năng chống viêm.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Có tác dụng chống viêm giảm đau, được sử dụng cho người bệnh tràn dịch khớp vai có những cơn đau ở mức trung bình.
- Thuốc giảm đau opioid: Có khả năng giảm đau mạnh nhờ liên kết với các thụ thể opioid trong hệ thần kinh trung ương, từ đó ngăn chặn sự dẫn truyền tín hiệu đau tới não. Tuy nhiên, opioid có thể gây nghiện nên chỉ được dùng khi người bệnh bị đau nhức nghiêm trọng, kéo dài và không đáp ứng với các thuốc giảm đau thông thường.
- Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp khớp vai bị tràn dịch có xuất hiện nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, bác sĩ thường kê đơn một số thuốc kháng sinh như Gentamycin, Amikacin, Nafcillin, Oxacillin, Clindamycin, Vancomycin…
- Thuốc corticoid: Có tác dụng chống viêm, giảm đau cực mạnh, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương. Tuy nhiên chúng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như gây mỏng sụn, yếu dây chằng, tăng viêm khớp do phản ứng với tinh thể corticoid, tăng đường huyết và nguy cơ mắc bệnh tim mạch,… nên thường được chỉ định khi các thuốc thông thường đều không đem lại hiệu quả.
- Thuốc bổ sung dưỡng chất: Các thuốc như Glucosamine, Chondroitin,… cũng có thể được sử dụng để bổ sung dưỡng chất, nuôi dưỡng, thúc đẩy phục hồi tổn thương, làm chậm quá trình thoái hóa và hỗ trợ giảm triệu chứng viêm đau do tràn dịch khớp vai gây ra.
- Các thuốc khác: Nếu tràn dịch khớp vai xảy ra do yếu tố bệnh lý như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp,… các thuốc điều trị bệnh lý tương ứng sẽ được sử dụng.
Chọc hút dịch khớp
Trường hợp người bệnh bị tràn dịch khớp vai nghiêm trọng, không thể thực hiện các hoạt động thường ngày, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện chọc hút dịch khớp. Đây là phương pháp sử dụng kim tiêm, tác động trực tiếp vào vị trí khớp vai tràn dịch một cách chính xác dưới sự hỗ trợ của thiết bị siêu âm, từ đó loại bỏ lượng dịch khớp dư thừa, giảm sưng đau.
Vật lý trị liệu
Đây là phương pháp điều trị kết hợp thường được khuyến khích áp dụng cho người bệnh tràn dịch khớp vai. Các liệu pháp như: vận động, xung điện, sóng ngắn trị liệu, laser, siêu âm trị liệu,… sẽ hỗ trợ giảm đau nhức, sưng viêm, cải thiện sức mạnh các nhóm cơ và phục hồi chức năng khớp vai.
Phẫu thuật
Nếu các phương pháp điều trị bảo tồn khớp thất bại, khớp vai vẫn bị đau nhức, sưng viêm nghiêm trọng và có nguy cơ biến chứng, bác sĩ sẽ đề nghị thực hiện phẫu thuật để phục hồi tổn thương, cải thiện chức năng vận động cho người bệnh.
Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều người tìm đến các sản phẩm cải thiện tràn dịch khớp vai có nguồn gốc từ thiên nhiên. Nổi trội phải kể đến viên uống An Kiện Vương – sản phẩm đã và đang nhận được đánh giá cao từ chuyên gia và người tiêu dùng.
Khắc phục khớp vai bị tràn dịch với An Kiện Vương
Với công thức bào chế và thành phần đặc biệt, An Kiện Vương đã giúp rất nhiều người bệnh nói lời “tạm biệt” với tình trạng đau nhức xương khớp do tràn dịch chỉ sau 14 ngày sử dụng.
Sản phẩm là sự kết hợp hoàn hảo giữa các thảo dược quý – chiết xuất Móng quỷ (IridoforceTM), chiết xuất Một dược (MyrliqTM), Nhũ hương cùng nhiều dưỡng chất khác, giúp tác động toàn diện đến hệ xương khớp của người bệnh với cơ chế 4 trong 1:
- Giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại xương khớp
- Chống viêm nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và các chất trung gian hóa học xúc tác cho quá trình viêm
- Tăng tổng hợp glycosaminoglycan, thúc đẩy làm lành màng sụn, điều tiết dịch nhầy bôi trơn khớp, giúp người bệnh vận động linh hoạt hơn
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp với các thành phần: Cốt toái bổ, Collagen tuýp 2, Vitamin K2, Boron, Glucosamine, nuôi dưỡng – phục hồi tổn thương tại sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, đem lại cho người bệnh hệ xương khớp chắc khỏe hơn.
Viên uống An Kiện Vương đã được Đại học Y Hà Nội nghiên cứu và chứng minh có tác dụng chống viêm, giảm đau, làm chậm quá trình thoái hóa vô vùng hiệu quả. Đặc biệt, sản phẩm đã được Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế chứng nhận đủ điều kiện tiêu chuẩn an toàn, chất lượng, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Làm sao để phòng ngừa tràn dịch khớp vai?
Như đã nói ở trên, tràn dịch khớp vai xảy ra do nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau, vì vậy để phòng ngừa bệnh 100% là điều không thể. Tuy nhiên, bạn có thể giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh với một số gợi ý sau:
- Hạn chế chấn thương: Chấn thương là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tràn dịch khớp vai. Mặc dù không thể lường hết được tai nạn trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên bạn có thể chủ động phòng tránh bằng cách cẩn thận hơn trong sinh hoạt, lao động và khi tham gia giao thông, đồng thời khởi động kỹ trước khi tập thể dục thể thao,…
- Tránh bê vác vật nặng: Bê vác vật nặng sẽ khiến khớp vai phải chịu nhiều áp lực, dễ bị tổn thương, đau nhức. Do đó, hạn chế bê vác vật nặng sẽ giúp giảm nguy cơ tràn dịch khớp vai.
- Tập luyện khoa học: Tập thể dục thể thao khoa học không chỉ giúp bạn có sức khỏe tốt mà còn đem lại hệ cơ – xương – khớp khỏe mạnh, dẻo dai hơn, từ đó phòng ngừa bệnh tật, giảm nguy cơ mắc tràn dịch khớp vai và các bệnh lý xương khớp khác.
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Một chế độ ăn uống khoa học sẽ cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất cần thiết, bao gồm các loại vitamin và khoáng chất có lợi cho xương, giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Nếu muốn có hệ xương khớp khỏe mạnh, ta không nên bỏ qua các thực phẩm giàu omega-3, vitamin D, canxi, kẽm, phospho,…
Hy vọng những thông tin manhxuongkhop.com cung cấp trên đây có thể giúp ích được cho bạn. Đừng quên chủ động theo dõi sức khỏe, thăm khám ngay khi có dấu hiệu đau nhức khớp vai bất thường.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ trực tiếp với các dược sĩ của chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800 1037 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Nguồn tham khảo:
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/21908-joint-effusion