Hiện nay, thoát vị đĩa đệm có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp với nhau. Trong đó, vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp được áp dụng phổ biến. Liệu, phương pháp này có thực sự hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mục lục
Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm có hiệu quả không?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay. Tình trạng này xảy ra khi đĩa đệm cột sống chệch khỏi vị trí bình thường, chèn ép lên dây thần kinh cột sống gây đau nhức, hạn chế vận động. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển thành nhiều biến chứng nguy hiểm như teo cơ, rối loạn chức năng ruột – bàng quang, bại liệt,…
Vật lý trị liệu là một phương pháp hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả. Phương pháp này có tình an toàn cao và thường được phối hợp với các phương pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.

Tác dụng của vật lý trị liệu đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể kể đến như:
- Giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, giúp giảm cảm giác đau cho bệnh nhân.
- Giãn cơ, giải phóng vùng cơ bị chèn ép.
- Giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu giàu oxy và dưỡng chất đến nuôi dưỡng phục hồi tổn thương nhờ sử dụng các liệu pháp như chiếu tia hồng ngoại, sóng ngắn,…
- Ngăn ngừa nguy cơ tái phát bệnh.
- Tăng sức mạnh và sự dẻo dai cơ bắp, giúp tăng tính linh hoạt, phục hồi sức mạnh cho cơ bắp bằng các bài tập kéo giãn cơ, kéo giãn cột sống.
- Phục hồi vùng đĩa đệm tổn thương, tăng khả năng vận động, từ đó đưa người bệnh trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường một cách nhanh chóng hơn.
☛ Tham khảo thêm tại: Chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà!
6 phương pháp vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm
Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp vật lý trị liệu phù hợp. Hiện nay, các liệu pháp vật lý trị liệu được áp dụng là:
Dùng máy kéo giãn cột sống
Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng lực cơ học tác động trực tiếp lên vùng cột sống tổn thương. Qua đó tạo ra áp lực âm trong lòng đĩa đệm nhằm giải nén, tạo điều kiện cho nhân nhầy đĩa đệm chuyển dịch, trở về vị trí tự nhiên ban đầu. Các cơn đau nhanh chóng được cải thiện do không còn sự chèn ép giữa những đốt sống.

Phương pháp kéo giãn cột sống còn hỗ trợ cân bằng và giải phóng dây thần kinh, dây chằng và gân cơ. Đồng thời, nó còn giúp tăng cường chuyển hóa và dinh dưỡng vào trong đĩa đệm để tái tạo tổ chức. Từ đó giúp ngăn ngừa di chứng của thoát vị đĩa đệm lưu lại.
Tùy thuộc trọng lượng cơ thể và tình trạng cấp hay mạn tính của thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể được sử dụng máy kéo giãn cột sống loại ngắt quãng hoặc liên tục.
Trị liệu bằng nghiệm pháp nóng – lạnh
Phương pháp trị liệu bằng nhiệt gồm có hai loại là nhiệt nóng và nhiệt lạnh. Trị liệu bằng nhiệt nóng giúp giãn mạch, thư giãn cơ, tăng lưu thông máu đến các cơ quan và hệ xương khớp, giảm đau hiệu quả. Còn với phương pháp trị liệu bằng nhiệt lạnh hỗ trợ giúp co mạch, giảm co thắt, giảm khả năng dẫn truyền của dây thần kinh, giảm phù nề sưng viêm và giảm đau, đặc biệt là cơn đau cấp tính.
Điện trị liệu
Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng thiết bị dẫn một dòng điện cường độ nhẹ thông qua dây dẫn tới vị trí sưng đau của bệnh nhân. Tác dụng của dòng điện nhằm hỗ trợ giảm đau do ức chế dẫn truyền cảm giác đau lên não, kích thích giải phóng endorphin ở não, giảm trương lực cơ co thắt và thư giãn cơ.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể thực hiện các liệu pháp điện khác nhau như:
- Sóng ngắn: Giúp hỗ trợ tăng tuần hoàn trong những mô sâu, từ đó gia tăng dưỡng chất đến các vị trí bị tổn thương và loại bỏ kháng thể viêm.
- Siêu âm: Có tác dụng kích thích rung màng tế bào, tăng hoạt động màng, thúc đẩy tuần hoàn và dinh dưỡng cục bộ, hỗ trợ giảm đau và giảm viêm hiệu quả.
- Kích thích xung điện: Áp dụng khi bệnh nhân bị đau cấp tính và co thắt cơ, có tác dụng ức chế dẫn truyền thần kinh lên não, giảm cảm giác đau nhanh chóng.
- Tia laser: Nhờ vào khả năng kích thích quá trình tái tạo mô, phương pháp dùng tia laser cường độ cao hỗ trợ giảm đau và tê hiệu quả.
Massage mô sâu
Liệu pháp massage mô sâu giúp giảm sự co thắt, căng cơ, tăng chuyển động tại vị trí bị thoát vị, giúp chúng hoạt động linh hoạt hơn. Bác sĩ sẽ tiến hành xoa bóp vùng cổ, gáy, vai, lưng, vùng xương chậu, hông, đùi,… cho bệnh nhân để cải thiện triệu chứng của đau thần kinh tọa.

☛ Tìm hiểu chi tiết tại: Cách massage cho người thoát vị
Trị liệu bằng nước
Trị liệu bằng nước (thủy trị liệu) sử dụng nước (môi trường có khả năng giữ nhiệt và năng lượng hiệu quả) để làm nóng/ lạnh một mô hay một vùng của cơ thể.
Khi có dòng nước luân chuyển lên bề mặt cơ thể, những thụ cảm thần kinh sẽ được kích thích, giúp tăng tuần hoàn máu tới các vị trí tổn thương. Nhờ lực đẩy ác-si-mét, thủy trị liệu hỗ trợ rất tốt cho quá trình phục hồi chức năng cho các bệnh nhân bị tổn thương xương khớp, đặc biệt thoát vị đĩa đệm.
Khi thực hiện thủy trị liệu cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, người hướng dẫn sẽ để người bệnh ngồi thư giãn trong bồn tạo sóng kết hợp ngâm nước nóng – lạnh xen kẽ để giảm đau, sưng, phù nề, giảm nhức mỏi khá tốt, có thể kết hợp những bài tập vận động nhẹ nhàng dưới nước. Nhờ vào lực đẩy của nước, cơ bắp sẽ được tập luyện mà không phải chịu quá nhiều áp lực.
Bài tập vật lý trị liệu
Các bài tập vận động được xây dựng nhằm khôi phục lại sự cân bằng cho hệ xương khớp do tư thế vận động không đúng và thói quen sinh hoạt không khoa học của bệnh nhân. Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng các bài tập riêng nhằm mục đích kéo giãn các cơ bị co rút, tăng cường sức mạnh cho hệ cơ xương khớp.

Một số bài tập trị liệu giúp ổn định và tăng sự linh hoạt cho cột sống có thể kể đến như:
- Động tác 1: Người bệnh nằm ngửa, gập hông và đầu gối một chân, hai tay đan chéo ép đầu gối sát vào phần bụng, giữ 10 giây rồi đổi bên, thực hiện mỗi bên 15 lần.
- Động tác 2: Người bệnh nằm ngửa, gập gối hai chân, hai tay đan chéo ép chân sát vào bụng, giữ 10 giây, lặp lại động tác 15 lần.
- Động tác 3: Người bệnh nằm ngửa, gập gối hai chân, hai bàn chân chạm đất, lưng chạm nệm, giữ 10 giây, lặp lại 15 lần.
- Động tác 4: Người bệnh nằm ngửa, gập gối hai chân, hai bàn chân chạm đất, nâng mông cao, giữ 10 giây, lặp lại 15 lần.
- Động tác 5: Người bệnh nằm ngửa, gập gối hai chân, hai bàn chân chạm đất, hai khủy tay chống nệm, ưỡn ngực và cổ ra sau, giữ nguyên khoảng 30s, lặp lại 15 lần.
- Động tác 6: Người bệnh nằm ngửa, hai chân đạp vòng tròn trên không như động tác đạp xe đạp, lúc nào mỏi thì nghỉ, lặp lại luân phiên vài lần.
- Động tác 7: Người bệnh nằm ngửa, gập gối hai chân, hai tay duỗi thẳng, hai chân co lên, đồng thời hai tay đẩy xuống, giữ 10 giây, nghỉ rồi lặp lại 15 lần.
- Động tác 8: Người bệnh quỳ gối và chống hai tay xuống nệm, hạ từ từ hai mông chạm gót chân, hai tay giữ thẳng, lặp lại động tác 15 lần.
- Động tác 9: Người bệnh quỳ gối và chống hai tay xuống đệm, tay phải giơ thẳng về phía trước kết hợp với chân bên trái duỗi thẳng ra sau, giữ nguyên 10 giây rồi đổi bên, lặp lại 15 lần.
Lưu ý khi áp dụng vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm

Khi thực hiện các bài tập vật lý trị liệu, người bệnh nên lưu ý một số điều sau để đạt được hiệu quả điều trị cũng như tránh gặp phải những tổn thương không mong muốn.
- Chỉ luyện tập và thực hiện liệu trình vật lý trị liệu được bác sĩ chuyên khoa xây dựng phù hợp nhất với sức khỏe của bản thân.
- Một số trường hợp chống chỉ định với vật lý trị liệu như người có khối u cột sống, loãng xương, gãy xương nặng trong giai đoạn đầu khi xương chưa liền, người bị thoát vị đa tầng điều trị bằng phương pháp này cho hiệu quả kém.
- Tập luyện dưới sự hướng dẫn của người có chuyên môn để giảm đau hiệu quả và cải thiện tình trạng bệnh, ngăn ngừa chấn thương.
- Mặc trang phục quần áo thoải mái, đi giày phù hợp.
- Tuân theo nguyên tắc tập luyện với cường độ và mức độ tăng dần từ cường độ đến mức độ để cơ thể quen dần, không nên luyện tập quá gắng sức.
- Duy trì thói quen tập luyện thường xuyên ngay cả khi đã hết đau đặc biệt đối với những người bị thoát vị đĩa đệm mãn tính.
- Trong quá trình trị liệu, người bệnh nên thực hiện kết hợp chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, thói quen vận động nghỉ ngơi phù hợp. Không sử dụng các chất kích thích, thuốc lá và thức uống có cồn.
- Sau thời gian trị liệu, nếu cơn đau không thuyên giảm hoặc đau nhiều hơn, người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa để điều chỉnh lại phương pháp điều trị.
- Thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế chuyên khoa để đánh giá sự phục hồi của đĩa đệm sau khi thực hiện vật lý trị liệu.
Kết hợp với việc thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm, người bệnh cũng được khuyên dùng kèm theo các sản phẩm hỗ trợ nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, giúp cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm một cách an toàn và hiệu quả.
An Kiện Vương cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm an toàn, hiệu quả!
An Kiện Vương là một giải pháp hoàn toàn mới dành cho người mắc bệnh lý về xương khớp nói chung và thoát vị đĩa đệm nói riêng. Sản phẩm không chỉ giúp cải thiện triệu chứng của thoát vị đĩa đệm hiệu quả mà còn giúp tăng cường sự chắc khỏe của xương khớp.

An Kiện Vương là sự kết hợp giữa bộ ba IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ) – MyrliqTM (chiết xuất Một dược) – Nhũ hương có tác dụng:
- Giảm đau nhức, sưng viêm tại vị trí thoát vị đĩa đệm.
- Kích thích quá trình tổng hợp chất nền sụn khớp như glycosaminoglycan, acid hyaluronic thúc đẩy hồi phục tổn thương, làm lành lớp màng sụn và giúp tăng sự linh hoạt cho xương khớp.
- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho khớp giúp nuôi dưỡng, tăng cường sự chắc khỏe của xương khớp, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa.
An Kiện Vương được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP của WHO, được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam, nguồn nguyên liệu được nhập khẩu với hàm lượng hoạt chất cao nên người bệnh có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm. Theo phản hồi của số đông người tiêu dùng, người bệnh đã cảm thấy sự thay đổi rõ rệt như giảm đau nhức, đi lại dễ dàng hơn, đỡ cứng khớp vào buổi sáng,… chỉ sau 14 ngày sử dụng. Để đạt hiệu quả tối ưu, người bệnh nên sử dụng đủ liệu trình 3 tháng.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm muốn đạt được hiệu quả tốt thì người tập luyện cần thực hiện đúng động tác và kiên trì thực hiện. Hi vọng bài viết này đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về phương pháp này.
Tài liệu tham khảo:
- https://acc.vn/chua-thoat-vi-dia-dem-hieu-qua-bang-phuong-phap-vat-ly-tri-lieu-tai-acc/
- https://tamanhhospital.vn/vat-ly-tri-lieu-thoat-vi-dia-dem/
- https://vatlytrilieu.vn/vat-ly-tri-lieu-thoat-vi-dia-dem/