Để cải thiện các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ không ít người đã tìm đến phương pháp vật lý trị liệu. Vậy vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ có hiệu quả không và bạn cần lưu ý gì khi thực hiện phương pháp này, hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.
Mục lục
- Vật lý trị liệu là gì?
- Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ có hiệu quả không?
- Ưu nhược điểm của vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ?
- Khi nào cần thực hiện vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ?
- Các phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ
- Một số động tác vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ thực hiện tại nhà!
- Lưu ý khi thực hiện vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ
- An Kiện Vương hỗ trợ đẩy lùi thoái hóa đốt sống cổ
Vật lý trị liệu là gì?
Vật lý trị liệu là một trong những ngành y học tổng hợp sử dụng các hiệu ứng vật lý tác động đến cơ thể như nhiệt trị liệu, điện trị liệu, quang trị liệu, thủy lực trị liệu, cơ học trị liệu,.. để phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng của các cơ quan.
Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị thoái hoá đốt sống cổ, kết hợp với các phương pháp dùng thuốc, phẫu thuật,… nhằm làm giảm các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ, cải thiện khả năng vận động của người bệnh.
Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ có hiệu quả không?
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh đặc trưng bởi tình trạng hư hỏng sụn khớp, tổn thương dây chằng và đĩa đệm dẫn tới người mắc phải chịu các cơn đau đớn vùng cổ, cứng cổ vai gáy, gặp khó khăn khi thực hiện các động tác vận động cổ. Đặc biệt khi thoái hóa đốt sống cổ có biến chứng chèn ép thần kinh mạch máu, tủy sống bệnh nhân sẽ có nguy cơ yếu liệt các chi. (☛ Tham khảo chi tiết hơn trong bài viết: Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là gì?)
Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ là phương pháp đã được chứng minh đem lại những hiệu quả cải thiện bệnh rõ ràng, cụ thể là:
Giúp giảm các cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ
Vật lý trị liệu cho thấy hiệu quả giảm các cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ ở phần lớn bệnh nhân, nhờ các tác động vật lý đến vùng cột sống cổ giúp làm giãn hệ thống cơ, làm dịu lại các phản ứng thần kinh tại đây, đồng thời giải phóng hormone endorphins giảm nhẹ các cơn đau nhức do thoái hóa đốt sống cổ một cách tự nhiên.
Thư giãn thần kinh cơ vùng cổ
Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ giúp thư giãn các cơ vùng cổ qua đó cải thiện tình trạng cứng cổ vai gáy, người bệnh vận động cổ dễ dàng hơn. Những tác động vật lý như điện trị liệu tác động đến hệ thống thần kinh vùng cổ giúp thư giãn thả lỏng các rễ thần kinh, cải thiện tình trạng chèn ép và tăng tuần hoàn máu nuôi dưỡng cột sống cổ.
Phục hồi khả năng vận động cột sống cổ
Khi người bệnh thoái hóa đốt sống cổ thực hiện vật lý trị liệu có thể nhanh lấy lại được khả năng vận động cổ đã bị ảnh hưởng khi mắc bệnh. Thông qua các bài tập vật lý trị liệu, cột sống cổ trở lên linh hoạt, thực hiện các động tác vận động dễ dàng hơn.
Đặc biệt ở bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ sau phẫu thuật, vật lý trị liệu là phương pháp được chỉ định để người bệnh có thể phục hồi khả năng vận động đúng cách, hạn chế tổn thương cột sống cổ.
Hạn chế các biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ
Khi thực hiện các bài tập vật lý trị liệu, cột sống cổ của người bệnh sẽ được hướng dẫn theo những chuyển động đúng và hạn chế tổn thương đốt sống, bên cạnh đó sự kéo dãn cột sống cổ qua các bài tập hay bằng máy giúp cột sống lấy lại được tư thế sinh lý, hỗ trợ giải phóng chèn ép thần kinh mạch máu, đặc biệt có thể thúc đẩy đĩa đệm bị lệch khỏi trục có thể trở về vị trí ban đầu.
Ưu nhược điểm của vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ?
Mỗi một phương pháp điều trị cũng có những ưu nhược điểm khác nhau, vì thế bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định trị liệu.
Ưu điểm
- Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ giúp người bệnh lấy lại sự cân bằng của hệ xương khớp, phục hồi chức năng vận động cột sống và giảm nhẹ các cơn đau do bệnh gây ra mà không cần dùng thuốc.
- Một số bài tập và phương pháp vật lý trị liệu có thể được thực hiện được tại nhà, mang lại sự tiện lợi tối đa, tiết kiệm được thời gian, công sức cho người bệnh.
- Vật lý trị liệu có thể mang lại hiệu quả cải thiện chức năng vận động cột sống cổ, giúp người bệnh tập luyện được tư thế tốt, hạn chế nguy cơ thoái hóa đốt sống, thoát vị đĩa đệm và các bệnh lý liên quan khác.
Nhược điểm
- Nhược điểm của phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ là thời gian tác dụng chậm và bệnh nhân cần kiên trì trong quá trình luyện tập mới mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ không có tác dụng trong một số trường hợp như: các rễ thần kinh và mạch máu bị chèn ép quá mức, chèn ép tủy gây yếu liệt cơ, điều trị nội khoa sau 3 tháng không có tác dụng.
- Bên cạnh đó, đây chỉ là một phương pháp giúp cải thiện các triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ không có tác dụng điều trị khỏi bệnh, vậy nên bạn vẫn cần kết hợp với các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ khác.
Khi nào cần thực hiện vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ?
Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ được khuyến khích áp dụng trong nhiều trường hợp như: thoái hóa đốt sống cổ mạn tính, các cơn đau cổ vai gáy kéo dài và tái phát liên tục.
Tuy nhiên, không chỉ những người thoái hóa đốt sống cổ mới nên áp dụng phương pháp này mà ngay cả khi bạn không bị thoái hóa cũng có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu để giảm đau, điều chỉnh tư thế và tăng cường sức mạnh ở cột sống cổ.
Phương pháp này hỗ trợ, tăng hiệu quả cho điều trị nội khoa và tăng khả năng hồi phục các chức năng đốt sống cổ. Vậy nên bác sĩ có thể kết hợp vật lý trị liệu với các phương pháp điều trị khác.
Sau phẫu thuật thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh cần thiết phải thực hiện vật lý trị liệu để phục hồi chức năng của các đốt sống cổ sau phẫu thuật, hỗ trợ giảm đau, hạn chế tình trạng cứng khớp và giảm co thắt các cơ vùng cổ.
Các phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ
Có nhiều phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ, tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ lựa chọn sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp nhiều phương pháp.
Kéo dãn đốt sống cổ bằng máy
Đây là phương pháp có tác dụng làm giãn cơ, giảm đau, giảm áp lực nội đĩa đệm, cải thiện tình trạng chèn ép rễ thần kinh, tăng nuôi dưỡng cục bộ vùng cột sống cổ và cải thiện phạm vi hoạt động cho đốt sống bị thoái hóa.
Các chuyên viên vật lý trị liệu sẽ cho người bệnh kéo dãn cột sống bằng thiết bị giường kéo hiện đại. Các cơ vùng cột sống cổ sẽ được kéo dãn giảm tình trạng co thắt, các lỗ liên hợp được mở rộng tạo thuận lợi cho đĩa đệm trở về vị trí cũ, đồng thời cải thiện tình trạng gai xương chèn ép dây thần kinh.
Tùy theo trọng lượng cơ thể cũng như tình trạng thoái hóa đốt sống cổ của người bệnh mà bác sĩ sẽ cho kéo dãn ngắt quãng hay liên tục.
Phương pháp điện trị liệu
Điện trị liệu hỗ trợ giảm áp lực lên các đốt sống cổ và cải thiện tình trạng bị chèn ép của hệ thống thần kinh. Ngoài ra, phương pháp này có thể hạn chế tình trạng dính khớp, giúp đốt sống cổ trở nên linh hoạt và cải thiện đường cong sinh lý ở cổ, vai, gáy.
Một số phương pháp điện trị liệu được sử dụng để điều trị thoái hóa đốt sống cổ là:
– Sóng ngắn: sử dụng các thiết bị phát sóng chuyên biệt tác động vào hệ thống xương khớp cột sống cổ giúp tăng tuần hoàn, tăng dinh dưỡng đến vùng tổn thương từ đó giúp giảm đau và giảm viêm tốt hơn cho người bệnh.
– Siêu âm: sử dụng các thiết bị phát sóng siêu âm tác động lên vùng cột sống cổ hỗ trợ tăng tuần hoàn máu, bổ sung dinh dưỡng cho sụn khớp. Đồng thời giúp giảm đau, ức chế phản ứng viêm, ngăn cản hiện tượng cứng khớp,…
– Kích thích điện: các nguồn điện phù hợp có tác dụng ức chế dẫn truyền thần kinh, qua đó giúp giảm đau, thư giãn thần kinh cơ, giảm co cứng cơ hiệu quả.
– Laser cường độ cao: tập trung thiết bị chiếu laser tại vùng cột sống cổ giúp gây tê, kích thích quá trình tái tạo mô cơ, giảm các cơn đau mỏi hiệu quả.
Vận động trị liệu
Vận động trị liệu là phương pháp vật lý trị liệu không thể thiếu khi điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Phương pháp này giúp tăng khả năng, phạm vi hoạt động của cột sống cổ, đồng thời cải thiện sức bền của cơ thể.
Mục đích của vận động trị liệu là giúp người bệnh lấy lại sự cân bằng của hệ cơ xương khớp, hướng dẫn người bệnh các tư thế vận động cổ đúng, tăng độ linh hoạt của cột sống cổ.
Do vậy, bác sĩ phải tìm ra các cơ co rút để tập kéo giãn, đồng thời tìm ra các cơ yếu để tập mạnh. Tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh mà các chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh các bài tập khác nhau như bài tập lắc vòng đầu cổ, cúi, ngửa nghiêng, xoay cổ,…
Một số động tác vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ thực hiện tại nhà!
Ngoài thực hiện vật lý trị liệu tại các phòng tập có chuyên viên hướng theo dõi, bạn nên luyện tập đồng thời các bài tập vật lý trị liệu tại nhà để nâng cao hiệu quả.
– Động tác 1: Gập cột sống cổ
Đứng thẳng, thực hiện cúi đầu về phía trước, cằm càng gần ngực càng tốt, sau đó trở lại vị trí ban đầu.
– Động tác 2: Duỗi cột sống cổ
Đứng thẳng, thực hiện ngửa đầu ra phía sau hết mức có thể, sau đó trở lại vị trí ban đầu.
– Động tác 3: Nghiêng cột sống cổ
Chuẩn bị tư thế đứng thẳng, lần lượt nghiêng đầu sang vai hai bên, càng xa càng tốt, sau đó trở lại vị trí ban đầu.
– Động tác 4: Xoay cột sống cổ
Đứng thẳng, lần lượt xoay đầu sang hai bên hết mức có thể, mắt nhìn xuống vai, sau đó trở lại vị trí ban đầu.
– Động tác 5: Tập mạnh cơ cổ phía trước
Đứng thẳng, đặt một bàn tay lên trán tạo một lực ấn vào đầu, đồng thời đầu ép về phía trước tạo một lực chống lại lại lực ấn của bàn tay, sao cho không cử động cột sống cổ. Giữ trong 5 giây sau đó thả lỏng.
– Động tác 6: Tập mạnh cơ cổ phía sau
Chuẩn bị ở tư thế đứng thẳng, hai bàn tay đan lại đặt phía sau đầu, tạo một lực ấn đẩy đầu về phía trước, đồng thời đầu ép về phía sau tạo một lực chống lại lại lực ấn của tay, sao cho không cử động cột sống cổ. Giữ yên 5 giây rồi thả lỏng.
– Động tác 7: Tập mạnh cơ cổ hai bên
Tư thế đứng thẳng, đặt bàn tay vào vị trí trên tai cùng bên, tạo một lực ấn vào đầu, đồng thời đầu cũng ra một lực kháng lại lực ấn của bàn tay, sao cho không cử động cột sống cổ. Giữ yên 5 giây rồi thả lỏng, và thực hiện tương tự với bên còn lại.
– Động tác 8: Kéo dãn cột sống cổ tư thế nghiêng
Ngồi trên ghế có tay vịn, một tay vịn vào ghế, tay kia vòng qua đầu ôm lấy tai bên đối diện nhẹ nhàng kéo đầu theo đường chéo hướng xuống. Giữ yên 5 giây rồi thả lỏng, và thực hiện tương tự với bên còn lại.
Bạn nên duy trì luyện tập đều đặn 1- 2 lần hàng ngày vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ, mỗi động tác thực hiện 5-10 lần.
Lưu ý khi tập luyện: thực hiện các động tác nhẹ nhàng, chậm rãi đề phòng chóng mặt do thay đổi tư thế đột ngột.
☛ Tham khảo thêm: Bài tập yoga dành cho người thoái hóa đốt sống cổ!
Lưu ý khi thực hiện vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ
Để đạt hiệu quả cao khi thực hiện vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ bạn cần lưu ý những điều sau:
- Trước khi thực hiện vật lý trị liệu cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, thực hiện trị liệu tại các cơ sở uy tín có sự hướng dẫn, giám sát của chuyên viên.
- Không tự ý sử dụng các thiết bị vật lý trị liệu tại nhà.
- Lưu ý khi điều trị thoái hóa đốt sống cổ cần kết hợp bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, magie như sữa, trứng gà, cá hồi, cam, súp lơ,… giúp bổ sung dinh dưỡng cho xương khớp.
- Các tư thế không tốt như ngủ gối quá cao, ngồi không đúng tư thế, ngủ úp sấp, … cần thay đổi bởi chúng khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn và hạn chế hiệu quả của vật lý trị liệu.
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý.
- Người bệnh cần kiên trì thực hiện vật lý trị liệu để thấy được hiệu quả.
- Cần kết hợp các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ khác theo lời khuyên của bác sĩ, để tăng khả năng điều trị khỏi bệnh.
An Kiện Vương hỗ trợ đẩy lùi thoái hóa đốt sống cổ
Vật lý trị liệu là một phương pháp tác dụng chậm, để thúc đẩy hiệu quả giải quyết nhanh các cơn đau, cũng như hạn chế phản ứng viêm tại đốt sống cổ, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao người bệnh nên kết hợp sử dụng An Kiện Vương.
An Kiện Vương với IridoforceTM (chiết xuất từ Móng quỷ) chứa hàm lượng hoạt chất Harpagosides lên tới 40% cao nhất trên thị trường. IridoforceTM có tác dụng giảm nhanh các cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ gây ra, cùng với đó hỗ trợ tổng hợp glycosaminoglycan, acid hyaluronic – những chất nền sụn khớp quan trọng, đẩy nhanh quá trình tái tạo lớp màng sụn, hạn chế thoái hóa đốt sống cổ tiến triển, người bệnh vận động cổ linh hoạt hơn.
Đặc biệt, An Kiện Vương chứa MyrliqTM (chiết xuất từ Một dược) có tác dụng giảm đau do thoái hóa đốt sống cổ một cách nhanh chóng và Nhũ hương ức chế phản ứng viêm tại đốt sống cổ nhờ ức chế men xúc tác quá trình viêm cũng như các yếu tố tiền viêm. Sự kết hợp này đem lại tác dụng gấp 4-5 lần sử dụng riêng lẻ.
Không chỉ chứa bộ ba dược liệu quý trên, sản phẩm còn bổ sung các hoạt chất như Glucosamin, Cốt toái bổ, Vitamin K2 và Boron. Đây đều là những hoạt chất cần thiết, giúp bổ sung dưỡng chất tăng cường sức khỏe xương khớp.
Chính vì thế, đây chắc hẳn là sản phẩm bạn không thể bỏ qua nếu muốn cải thiện các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ một cách toàn diện và hiệu quả.
Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán An Kiện Vương, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, hãy CLICK VÀO ĐÂY
Lời kết:
Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ là một phương pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên bạn cần có sự hướng dẫn của bác sĩ khi thực hiện trị liệu cũng như kết hợp với các phương pháp khác để đẩy lùi thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả.
Tài liệu tham khảo:
https://wikibacsi.com/benh/vat-ly-tri-lieu-thoai-hoa-dot-song-co
https://www.vpeg.vn/vat-ly-tri-lieu-thoai-hoa-dot-song-co/
Phương pháp sử dụng vật lý trị liệu chữa thoái hóa đốt sống cổ
http://benhvien108.vn/mot-so-bai-tap-danh-cho-nguoi-thoai-hoa-cot-song-co.htm