Yoga là bộ môn luyện tập mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Các chuyên gia xương khớp đánh giá, yoga là bài tập phù hợp với người thoái hoá cột sống. Tập luyện yoga thường xuyên không chỉ giúp cải thiện triệu chứng bệnh mà còn hỗ trợ tăng cường sức khoẻ xương khớp, làm chậm quá trình thoái hoá.
Mục lục
Yoga có tác dụng gì với người thoái hóa cột sống?
Thoái hóa cột sống là bệnh xương khớp mạn tính, thường gặp ở người trong độ tuổi trung niên và cao tuổi do quá trình lão hóa tự nhiên gây ra các cơn đau nhức, tê bì kéo dài dai dẳng ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân.
Yoga là bộ môn vận động nhẹ nhàng mang tính linh hoạt, dẻo dai. Các bài tập yoga có nhiều tác động tuyệt vời với cơ thể, đặc biệt là cải thiện vấn đề về xương khớp. Vì vậy, các chuyên gia xương khớp khuyên rằng, người bệnh thoái hóa cột sống nên tập yoga thường xuyên để cải thiện tình trạng đau nhức, tăng tính dẻo dai, linh hoạt của cột sống.
Yoga phù hợp với mọi lứa tuổi, đem lại nhiều tác dụng tích cực đối với người bệnh thoái hóa cột sống. Cụ thể là:
- Các bài tập yoga giúp kéo căng các đốt sống, từ đó làm giảm đau nhức vùng cột sống, đồng thời giúp xương khớp vận động linh hoạt, dẻo dai hơn.
- Bài tập yoga giúp đốt sống cổ chuyển động linh hoạt hơn, cải thiện tình trạng cứng khớp, tăng độ đàn hồi của cột sống, từ đó cải thiện khả năng vận động của bệnh nhân.
- Làm thư giãn các nhóm cơ quanh vùng cột sống, nhóm cơ được kéo giãn giúp tăng cường lưu thông máu đến nuôi dưỡng, thúc đẩy hồi phục tổn thương.
- Làm giảm sự chèn ép thần kinh, giãn dây chằng và dây gân quanh cột sống hiệu quả.
- Tập yoga cũng giúp người bệnh duy trì vóc dáng cân đối, ngăn ngừa thừa cân, béo phì, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
- Giúp cơ thể thư giãn, tinh thần thoải mái hơn sau mỗi lần tập luyện.
☛ Tham khảo thêm tại: Người bị thoái hóa cột sống nên tập gì?
Bài tập yoga chữa bệnh thoái hóa cột sống hiệu quả
Tập yoga đúng cách không chỉ giúp cải thiện đau nhức mà còn tăng khả năng vận động cho bệnh nhân. Dưới đây là một số bài tập yoga mà người thoái hóa cột sống có thể tham khảo áp dụng tại nhà.
Tư thế rắn hổ mang
Tư thế rắn hổ mang là bài tập tác động trực tiếp lên vùng cột sống. Nhờ việc kéo giãn cánh tay, chân và cột sống lưng – cổ, bài tập giúp tăng cường sức mạnh cho cột sống lưng và cổ, tăng tính linh hoạt của cột sống.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Người bệnh nằm sấp xuống sàn, hai tay đặt trên sàn, hai chân duỗi thẳng tự nhiên.
- Bước 2: Lấy 2 bàn tay làm trụ, chống xuống sàn, hai cánh tay ép sát vào hai bên sườn, hai chân duỗi thẳng, mu bàn chân chạm mặt sàn.
- Bước 3: Từ từ nâng phần trên cơ thể lên cao, đồng thời ngửa mặt và cong lưng để kéo căng hết cỡ. Giữ nguyên khoảng 15 – 20 giây rồi thả lỏng về tư thế ban đầu. Lặp lại bài tập 5 – 10 lần mỗi ngày.
Tư thế hình tam giác
Đây là tư thế tác động đến các nhóm cơ vùng cột sống lưng, cổ và vai. Kéo căng các nhóm cơ này giúp cải thiện tăng cường sức mạnh, dẻo dai cho cơ lưng, đồng thời giải tỏa căng thẳng giúp người bệnh cảm thấy thư giãn hơn.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Người bệnh đứng thẳng trên sàn tập, 2 chân mở rộng hơn hông, cách nhau khoảng 3 – 4 bàn chân, hai cánh tay dang rộng sang ngang thành một đường thẳng.
- Bước 2: Nghiêng người sang phải, sao cho tay phải chạm mũi chân phải, chú ý hai tay vẫn dang rộng và vuông góc với sàn. Nếu thấy quá căng, có thể hơi trùng chân. Giữ nguyên tư thế khoảng 30 giây rồi lặp lại tương tự với bên còn lại.
Tư thế mèo bò
Tư thế mèo bò giúp người bệnh thoái hóa cột sống kéo giãn được các đốt sống từ cổ xuống thắt lưng. Từ đó làm giảm đau nhức, giúp người bệnh thư giãn và tăng độ dẻo dai, đàn hồi cho cột sống.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị với tư thế bò trên sàn, hay tay và hai đầu gối chống xuống sàn.
- Bước 2: Hít vào, đồng thời đẩy lưng lên cao hóp bụng lại, đầu cúi xuống, mắt nhìn xuống mặt sàn. Giữ nguyên tư thế trong 10 giây.
- Bước 3: Thở ra nhẹ nhàng, đồng thời hạ thấp bụng và lưng, ưỡn người xuống, đầu ngẩng lên, mắt nhìn lên trần nhà. Giữ nguyên trong 10 giây, lặp lại các động tác từ 5 – 7 lần.
Tư thế đứa trẻ
Đây là tư thế được nhiều người bệnh thoái hóa cột sống ưa chuộng vì không mất quá nhiều sức lực. Với tư thế này, vị trí cổ, lưng, chân và hông được kéo giãn giúp làm giảm đau nhức, hỗ trợ cải thiện tình trạng thoái hóa cột sống.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị với tư thế quỳ trên sàn tập, mông ngồi lên gót chân, đầu gối mở rộng bằng vai.
- Bước 2: Từ từ cúi người xuống, đầu chạm mặt sàn, hai tay vươn thẳng về phía trước. Giữ nguyên tư thế khoảng 20 giây, người bệnh sẽ cảm thấy các đốt sống được kéo giãn.
- Bước 3: Thả lỏng người về tư thế chuẩn bị ban đầu, lặp lại động tác này 7 – 10 lần mỗi ngày.
Tư thế cây cầu
Đây là bài tập yoga đơn giản và đem lại nhiều tác động tốt cho người bệnh thoái hóa cột sống. Bài tập này giúp kéo giãn cột sống, nhóm cơ vùng hông và tăng cường sức mạnh cho khớp cổ, đồng thời thư giãn cơ và giúp người tập cảm thấy thoải mái.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Người bệnh nằm ngửa trên thảm tập, hai tay úp xuống mặt sàn, hai chân thu lại, bàn chân chạm mặt sàn.
- Bước 2: Hít vào đồng thời hóp bụng, dùng lực từ bàn tay và cơ bụng nâng người lên cao sao cho đầu gối thẳng bằng hông.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế trong 30 giây sau đó thả lỏng trở về tư thế ban đầu. Lặp lại tư thế này từ 5 – 7 lần để có hiệu quả tốt.
Tư thế con lạc đà
Tư thế con lạc đà là bài tập yoga rất tốt cho người thoái hóa cột sống cổ và lưng. Bài tập này có tác dụng hạn chế các cơn đau, đồng thời giúp thư giãn cơ và tăng độ linh hoạt cho các đốt sống.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị với tư thế quỳ gối trên sàn tập.
- Bước 2: Ưỡn người ra phía sau sao cho các ngón tay chạm đến các ngón chân.
- Bước 3: Đẩy cổ và ngực hết mức có thể, giữ nguyên trong khoảng từ 7 – 10 giây rồi thả lỏng về tư thế ban đầu. Lặp lại 10 lần để thấy hiệu quả.
Tư thế thăng bằng
Tư thế thăng bằng cũng là một bài tập tốt cho người bệnh thoái hoá cột sống. Tư thế này có tác dụng kéo căng cột sống, làm săn chắc cơ, giúp cơ thể vận động dẻo dai và linh hoạt.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị với tư thế chống thẳng hai tay quỳ trên mặt sàn, đầu gối chụm nhau và mũi chân hướng về sau.
- Bước 2: Giữ cột sống thẳng rồi đưa tay phải hướng thẳng về phía trước, đồng thời duỗi chân trái thẳng về phía sau.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế 10 – 15 giây sao cho cánh tay, lưng và chân tạo thành đường thẳng.
- Bước 4: Hạ tay và chân trở về tư thế ban đầu, thực hiện tương tự với bên còn lại, mỗi bên khoảng 5 – 7 lần.
Tư thế châu chấu
Tư thế châu chấu tác động đến toàn bộ cơ thể, giúp kéo căng các đốt sống, tăng sự linh hoạt, dẻo dai. Ngoài ra, tư thế này còn tăng cường lưu thông máu giúp người bệnh thoái hoá cột sống giải toả căng thẳng, giảm mệt mỏi.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Người bệnh nằm sấp trên mặt sàn, hai tay đặt dọc theo thân người, lòng bàn tay úp xuống sàn, hai chân duỗi thẳng.
- Bước 2: Hít vào đồng thời nâng 2 chân và đầu lên cao nhất có thể. Lúc này trọng lượng sẽ dồn vào cơ bụng.
- Bước 3: Giữ nguyên tư thế khoảng 20 – 30 giây rồi trở lại tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 5 – 7 lần mỗi ngày.
Lưu ý cho người thoái hóa cột sống tập yoga
Để hiệu quả đạt tối đa và hạn chế những chấn thương gặp phải trong quá trình luyện tập, người bệnh thoái hóa cột sống nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Nên lựa chọn bài tập phù hợp với tình trạng của bản thân, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi luyện tập.
- Bắt đầu luyện tập từ các động tác cơ bản đến nâng cao, không nên tập các bài tập tác động lực mạnh, đột ngột lên cột sống để tránh chấn thương trong quá trình tập luyện.
- Kiên trì tập yoga 15 – 20 phút mỗi ngày vừa giúp cải thiện đau nhức vừa giúp thư giãn, tinh thần thoải mái.
- Tập hít thở đều đặn, đồng thời thả lỏng cơ thể để tăng hiệu quả khi tập luyện yoga.
- Nếu sau khi tập yoga, người bệnh cảm thấy đau tăng lên, vận động khó khăn kéo dài thì nên ngừng tập và tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn bài tập khác phù hợp hơn.
- Kết hợp luyện tập yoga với chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều Canxi, Omega-3, Vitamin D,… giúp tăng cường sức khỏe xương khớp. Hạn chế rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Thay đổi tư thế vận động, sinh hoạt hàng ngày như tư thế ngủ, ngồi học, làm việc,… để hạn chế áp lực cho cột sống. Đi lại, vận động nhẹ nhàng mỗi 60 phút ngồi học hay làm việc một chỗ.
☛ Có thể bạn quan tâm: Bị thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng gì?
Kết hợp An Kiện Vương cải thiện triệu chứng thoái hóa cột sống hiệu quả!
Kết hợp luyện tập yoga với sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên là một giải pháp hiệu quả và an toàn mà người bệnh thoái hóa cột sống không nên bỏ qua. Trong số đó, viên uống An Kiện Vương là sản phẩm được rất nhiều chuyên gia xương khớp khuyên dùng. Chỉ sau 14 ngày sử dụng, rất nhiều bệnh nhân đã cảm thấy đau nhức thuyên giảm, giảm co cứng cơ, vận động dễ dàng hơn,…
An Kiện Vương là sự kết hợp của các loại thảo dược quý trong tự nhiên như Móng quỷ, Một dược, Nhũ hương và Cốt toái bổ. Cùng với các thành phần dưỡng chất khác, An Kiện Vương mang đến tác động 4 trong 1:
- Giảm đau nhức nhanh chóng tại vùng cột sống tổn thương.
- Làm giảm sưng viêm nhờ ngăn chặn các yếu tố tiền viêm và men xúc tác quá trình viêm.
- Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp glycosaminoglycan và chất bôi trơn acid hyaluronic giúp làm lành lớp màng sụn, thúc đẩy hồi phục tổn thương xương khớp.
- Bổ sung Glucosamine, Collagen tuýp 2, Boron,… giúp nuôi dưỡng xương khớp, xương khớp chắc khỏe, dẻo dai hơn, từ đó làm chậm quá trình thoái hóa.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Trên đây là những thông tin liên quan đến tập luyện yoga chữa bệnh thoái hóa cột sống. Yoga là bài tập rất tốt cho người thoái hóa cột sống. Vì vậy, kết hợp các phương pháp điều trị với luyện tập yoga hàng ngày sẽ giúp triệu chứng bệnh cải thiện nhanh chóng, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.healthline.com/health/yoga-for-scoliosis
- https://suckhoedoisong.vn/tac-dung-cua-yoga-doi-voi-cot-song-169166616.htm
- https://youmed.vn/tin-tuc/10-bai-tap-yoga-chua-thoai-hoa-cot-song/
- http://soytethainguyen.gov.vn/y-hoc-thuong-thuc/-/asset_publisher/XQT17zvLF0Iw/content/bai-tap-cho-nguoi-thoai-hoa-cot-song-chua-benh-voi-ong-tac-uyen-chuy-1
- https://tamanhhospital.vn/bai-tap-thoai-hoa-cot-song-lung/