Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý xương khớp mạn tính xảy ra chủ yếu ở độ tuổi trung niên, người cao tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc ở người trẻ có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây, gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Vì thế, việc phát hiện sớm bệnh là điều vô cùng quan trọng. Để tìm hiểu các dấu hiệu thoái hóa cột sống lưng, bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây!
Mục lục
Bệnh thoái hóa cột sống lưng là gì?
Cột sống lưng là bộ phận đảm nhiệm chức nâng đỡ sức nặng của cơ thể và thường xuyên chịu tác động lực từ các các hoạt động vận động lao động. Đối sống lưng bao gồm 5 đốt sống, ký hiệu từ L1 đến L5. Các đốt sống lưng không có lỗ ngang như đốt sống cổ, đồng thời không có hõm sườn trên mỏm ngang và thân như đốt sống ngực.
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý xương khớp mạn tính. Bệnh thường tiến triển từ từ và tăng dần theo thời gian gây đau đớn, yếu cơ, hạn chế vận động, biến dạng cột sống. Tổn thương cơ bản của bệnh là sụn khớp, hệ thống đĩa đệm bị thoái hóa phối hợp với sự biến đổi của phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.
Tại Việt Nam, các số liệu thống kê cho biết người trong độ tuổi từ 60 – 69 tuổi bị thoái hóa cột sống thắt lưng lên tới 89%. Trong khi đó, tỷ lệ người nằm trong độ tuổi từ 25 – 45 cũng chiếm tỉ lệ đến 30%. Nhóm người sau 50 tuổi mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng cũng chiếm phần lớn trên 50%.
Nguyên nhân là do quá trình lão hóa của cơ thể khi đĩa đệm và sụn khớp bị chèn ép liên tục kéo dài dẫn tới sụn khớp bị tổn thương, đĩa đệm xơ cứng, mất khả năng đàn hồi và thoái hóa. Hai vị trí bị ảnh hưởng nhiều nhất của thoái hóa cột sống thắt lưng là đốt sống L4 – L5 và L5 – S1. Đây là những vị trí chịu sức nặng cơ thể lớn nhất và giữ ổn định cột sống khi cơ thể vận động, di chuyển nên nhanh bị lão hóa nhất.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây thoái hóa cột sống lưng có thể kể đến như:
- Tuổi càng cao, lớp sụn bao phủ các khớp mặt bị bào mòn. Khi đó, xương bắt đầu cọ xát với nhau dẫn đến sự hình thành gai xương trên cột sống.
- Nghề nghiệp lao động nặng gây chấn thương lưng, tăng áp lực lên cột sống hay việc rung toàn thân khi lái xe cũng là các yếu tố làm tăng mức độ nghiêm trọng của chứng thoái hóa cột sống thắt lưng.
- Vận động, ngồi không đúng tư thế có thể làm tăng áp lực lên cột sống, nhất là vùng cổ và thắt lưng.
- Các yếu tố khác: Di truyền, lối sống ít vận động, béo phì hoặc thừa cân,…
6 dấu hiệu nhận biết thoái hóa cột sống lưng
Thoái hóa cột sống lưng thường diễn ra âm thầm, giai đoạn đầu bệnh không có biểu hiện rõ ràng nên rất khó phát hiện. Theo thời gian, thoái hóa cột sống lưng nếu không được điều trị sẽ ngày càng trầm trọng hơn, triệu chứng cũng vì thế mà biểu hiện rõ nét hơn. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến mà bạn có thể gặp phải khi bị thoái hóa cột sống lưng.
Đau vùng lưng dưới
Khi bị thoái hóa cột sống lưng, các rễ dây thần kinh bị chèn ép làm cho người bệnh cảm thấy đau buốt các đốt sống lưng phía dưới. Những cơn đau có thể lan xuống phía hông, mông, chân và tăng lên vào ban đêm làm cho bệnh nhân mất ngủ, khó chịu và mệt mỏi. Cơn đau làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày (đứng lên, ngồi xuống, xoay mình khó khăn,…).
Bệnh nhân có thể nhận thấy cảm giác đau đớn theo từng cơn, sau đó thuyên giảm rồi lại xuất hiện hoặc đau âm ỉ diễn ra trong nhiều tuần, nhiều tháng nếu không có phương pháp điều trị kịp thời.
Tê cứng vùng cơ lưng
Triệu chứng này xảy ra khi các đốt sống của lưng dưới bị lệch ra ngoài, chèn ép các dây thần kinh gần đó và gây tổn thương chúng, nếu để lâu có thể dẫn đến yếu liệt cơ. Tê cứng vùng cơ lưng thường diễn ra vào buổi sáng khi người bệnh mới ngủ dậy và sẽ giảm đi nếu bạn thực hiện các động tác xoa bóp nhẹ.
Mất thăng bằng, khó cúi người
Thoái hóa khớp cột sống thắt lưng gây tổn thương sụn khớp và đĩa đệm ở cột sống thắt lưng làm chúng biến đổi, xơ hóa. Khi các xương cọ xát với nhau có thể làm người bệnh cảm thấy đau cứng, khiến các cử động như khom lưng, cúi người và vặn mình rất khó khăn. Các đốt sống lệch khỏi vị trí ban đầu cùng là lý do khiến bệnh nhân mất thăng bằng khi hoạt động.
Phát tiếng kêu khi vận động cột sống
Sụn thoái hóa xung quanh cột sống thắt lưng có thể gây ra tiếng kêu “lục cục” khi vận động cột sống. Hiện tượng thoái hóa sụn khớp là do sụn bị mài mòn khi vận động mạnh trong thời gian dài hoặc do tuổi tác. Bên cạnh đó, đĩa đệm bị xơ hóa, mất nước, giảm độ đàn hồi và dễ nứt khiến các đốt sống trực tiếp ma sát với nhau và phát ra âm thanh tương tự như tiếng “rắc rắc” khi vặn mình.
Rối loạn hoạt động ruột, bàng quang
Khi thoái hóa cột sống lưng gây chèn ép lên tủy sống sẽ làm rối loạn chức năng tủy sống. Khi đó, cơ thể bạn có thể gặp rối loạn chức năng ruột (táo bón, đại tiện không tự chủ,…) và chức năng bàng quang (bí tiểu, tiểu không tự chủ,…).
Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không?
Thoái hóa cột sống lưng không đe dọa đến tính mạng người bệnh, nhưng nếu không điều trị kịp thời thì bệnh sẽ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng không thể lường trước.
Một số những biến chứng mà người bệnh thoái hóa cột sống lưng có thể gặp phải là:
- Biến dạng cột sống: Tình trạng thoái hóa tồn tại trong thời gian dài sẽ dẫn tới biến dạng cột sống thắt lưng, cong vẹo cột sống.
- Hẹp ống sống thắt lưng: Thường xuyên gây áp lực, chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh có thể dẫn đến yếu cơ, ngứa ran, tê, đau,… lan từ lưng xuống mông, đùi.
- Hội chứng Cauda Equina: Các dây thần kinh dưới cùng của tủy sống bị chèn ép bởi một khối đĩa đệm gây ra các vấn đề thần kinh nghiêm trọng.
- Rối loạn chức năng thần kinh: Dây thần kinh bị chèn ép bởi đĩa đệm trong một thời gian dài và không chữa trị kịp thời sẽ có thể dẫn tới tình trạng đau nhức, co cơ, teo cơ, lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng bại liệt.
- Bại liệt: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh, người bệnh có thể bị bại liệt, mất khả năng vận động nếu không có biện pháp điều trị kịp thời.
Chẩn đoán và điều trị khi phát hiện dấu hiệu bệnh
Chẩn đoán thoái hóa cột sống lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng thường có thể được chẩn đoán dựa trên các triệu chứng, khám sức khỏe và xét nghiệm hình ảnh. Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm thêm để chẩn đoán xác định bệnh như”
- Chụp X-quang: Hình ảnh cho ta thấy mức độ thoái hóa hoặc chấn thương đối với xương.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Giúp kiểm tra các dây thần kinh cột sống và tìm ra các vấn đề về đĩa đệm, mô mềm và dây thần kinh.
- Chụp cắt lớp (CT): Giúp chẩn đoán tình trạng ống sống, xương và khớp.
Điều trị thoái hóa cột sống lưng
Mặc dù không thể ngăn cản quá trình lão hóa của cơ thể nhưng bạn có thể áp dụng các phương pháp điều trị nhằm làm giảm triệu chứng, ngăn ngừa bệnh tiến triển và cải thiện chức năng vận động của cột sống.
Điều trị bằng thuốc
Tùy thuộc tình trạng, triệu chứng của bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định dùng các loại thuốc khác nhau. Một số loại thuốc thường dùng bao gồm:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol được dùng phổ biến trong điều trị giảm đau do thoái hóa cột sống lưng gây ra ở mức độ nhẹ và trung bình.
- Thuốc chống viêm không chứa Steroid: giúp giảm đau và kháng viêm mạnh nhờ khả năng ức chế các yếu tố tiền viêm và các men xúc tác phản ứng viêm. Từ khó giảm đau, hạn chế tổn thương lan rộng
- Thuốc giãn cơ: Giúp giảm đau và giảm co thắt cơ trong một thời gian ngắn.
- Thuốc cải thiện thoái hóa cột sống lưng tác dụng chậm: Có tác dụng bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của cột sống giúp cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng của thoái hóa cột sống lưng.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Top thuốc trị thoái hóa cột sống hiệu quả nhất!
Phẫu thuật điều trị
Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khi bệnh ở mức độ nặng và bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Phương pháp này có thể áp dụng với bệnh nhân có biến chứng thoát vị đĩa đệm, chèn ép rễ thần kinh hoặc cột sống biến dạng, hạn chế vận động.
Tùy theo nguyên nhân và các triệu chứng mà bác sĩ sẽ xác định loại phẫu thuật cần thiết. Bác sĩ có thể phải phẫu thuật loại bỏ các gai xương hoặc đĩa đệm gây chèn ép rễ dây thần kinh cột sống. Nếu cần thiết có thể phải thay thế đốt sống hoặc đĩa đệm nhân tạo để ổn định chức năng cột sống.
Kết hợp vật lý trị liệu
- Châm cứu là một phương pháp điều trị phổ biến được sử dụng để giúp giảm đau lưng.
- Các phương pháp chườm đá hoặc chườm nóng, siêu âm và kích thích điện để giảm đau, đồng thời giảm bớt co thắt cơ.
- Các bài tập thể dục trị liệu giúp tăng tính linh hoạt và phạm vi chuyển động của cột sống.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Chữa thoái hóa cột sống thắt lưng sao cho hiệu quả?
An Kiện Vương cải thiện triệu chứng thoái hóa cột sống lưng hiệu quả!
Sử dụng các sản phẩm từ thảo dược giúp cải thiện triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng hiện đang rất được quan tâm. Trong số đó,viên uống An Kiện Vương đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng thoái hóa cột sống lưng hiệu quả và an toàn cho người sử dụng.
Thành phần của An Kiện Vương nổi bật bởi sự có mặt của của bộ ba thảo dược bao gồm IridoforceTM (chiết xuất từ Móng quỷ), MyrliqTM (chiết xuất từ Một dược) và Nhũ hương với các ưu điểm vượt trội:
- IridoforceTM (chiết xuất từ cây Móng quỷ) chứa hàm lượng hoạt chất Harpagoside đạt 40% không chỉ giúp làm giảm tình trạng viêm đau của khớp mà còn giúp kích thích tế bào sụn khớp, tăng tổng hợp các chất nền sụn, giúp sụn khớp bị tổn thương phục hồi tốt hơn.
- MyrliqTM (chiết xuất từ cây Một dược) đã được chứng minh có hiệu quả giảm đau trong thoái hoá các khớp vùng cột sống – thắt lưng.
- Nhũ hương có tác dụng bảo vệ tế bào sụn khớp hiệu quả thông qua làm giảm quá trình thoái hoá tế bào sụn; đồng thời ức chế phản ứng viêm giúp giảm đau nhức, ngăn ngừa tình trạng thoái hóa lan rộng. Tác dụng này tăng lên gấp 5 – 7 lần khi kết hợp với Một dược.
Bên cạnh đó, sự kết hợp của các dưỡng chất khác cần thiết cho khớp như Collagen tuýp 2, Glucosamine, Vitamin K2, Boron,… giúp tăng cường sức khỏe xương khớp.
Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán An Kiện Vương, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, hãy CLICK VÀO ĐÂY
Trên đây là những dấu hiệu dễ nhận biết đối với bệnh thoái hóa cột sống lưng. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc có thể tự nhận biết, theo dõi và nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh các biến chứng gây hậu quả đáng tiếc.
Tài liệu tham khảo:
- https://youmed.vn/tin-tuc/thoai-hoa-cot-song-that-lung-va-nhung-dieu-ban-can-biet/
- http://benhviendktinhquangninh.vn/phac-do-dieu-tri-noi-tong-hop/benh-thoai-hoa-cot-song-that-lung.789.html
- https://bvag.com.vn/thoai-hoa-cot-song-co-nguy-hiem-khong/
- https://www.uofmhealth.org/health-library/abr8401/