Thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý liên quan đến xương khớp phổ biến trên thế giới. Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để tìm hiểu kĩ hơn về thoái hóa cột sống lưng, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Mục lục
- Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh gì?
- Nguyên nhân thoái hóa cột sống lưng là do đâu?
- Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
- Thoái hóa cột sống thắt lưng có nguy hiểm không?
- Cách chẩn đoán thoái hóa cột sống lưng chính xác
- Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng
- Chế độ chăm sóc cho người thoái hóa cột sống thắt lưng
- An Kiện Vương hỗ trợ cải thiện thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả!
- Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh gì?
Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý xương khớp mạn tính, tiến triển tăng dần theo thời gian, gây đau đớn, mất thăng bằng, vận động khó khăn,… do làm biến dạng cột sống. Tổn thương cơ bản mà thoái hóa cột sống lưng gây ra là tình trạng thoái hóa đĩa đệm và sụn khớp, đi kèm với sự biến đổi phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.

Thoái hóa cột sống thắt lưng ngày càng phổ biến và có xu hướng gia tăng. Theo thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO), có hơn 70% dân số thế giới bị đau lưng ít nhất một lần trong đời, đây cũng là biểu hiện cơ bản của thoái hoá cột sống lưng. Trong đó, số người mắc bệnh nhiều nhất thuộc nhóm trên 35 tuổi. Điều đó không có nghĩa là người trẻ sẽ không mắc bệnh. Thực tế là thoái hóa cột sống lưng đang có xu hướng trẻ hóa.
Thống kê tại Việt Nam cho thấy, nhóm người từ 60 – 69 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh lên tới 89%. Những người trong độ tuổi từ 25 – 45 cũng chiếm khoảng 30%, thậm chí có trường hợp ít tuổi hơn. Phần lớn ca mắc thuộc nhóm người trên 50 tuổi. Vì vậy, những đối tượng này cần đặc biệt chú ý theo dõi phát hiện kịp thời để hạn chế tối đa biến chứng mà bệnh gây ra.
Nguyên nhân thoái hóa cột sống lưng là do đâu?
Có giả thiết cho rằng, nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng là do sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực quá tải, lặp đi lặp lại trong thời gian dài dẫn đến tổn thương chúng. Lâu dần làm mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp gây nên triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác của thoái hóa cột sống thắt lưng vẫn chưa được làm rõ. Dưới đây là một số nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh.
Tuổi cao
Quá trình lão hóa của cơ thể chính là một nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống lưng. Đến độ tuổi trưởng thành, quá trình sản sinh và tái tạo tế bào sụn khớp bị ngừng lại. Do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể khiến các thân đốt sống dần thoái hóa, khả năng chịu lực kém, sụn khớp cũng dần tiêu biến. Vì vậy, người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ tuổi.

Tính chất công việc
Do phải thường xuyên ngồi lâu một tư thế làm tăng áp lực lên cột sống nên những người làm công việc văn phòng, công nhân may, tài xế lái ô tô,… thường có nguy cơ cao mắc bệnh. Bên cạnh đó, những công nhân thường xuyên mang vác vật nặng cũng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh do cột sống phải thường xuyên chịu áp lực, khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn.
Thừa cân, béo phì
Trọng lượng cơ thể lớn làm tăng thêm gánh nặng cho cột sống, các khớp. Ngoài ra, mô mỡ tạo ra các protein có thể gây viêm, có hại cho khớp cột sống và các mô xung quanh khớp. Vì vậy, thừa cân hay béo phì là một yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hóa cột sống lưng.
Các yếu tố khác
- Biến dạng xương: Một số người sinh ra với cột sống bị dị dạng hay khiếm khuyết cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến thoái hóa đốt sống thắt lưng.
- Một số bệnh chuyển hóa: Tiểu đường hay tình trạng cơ thể có quá nhiều sắt (hemochromatosis) cũng là yếu tố cần được lưu ý.
- Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng bị thoái hóa cột sống thắt lưng hơn nam giới.
- Dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng bị thiếu hụt hoặc rối loạn chức năng trao đổi dinh dưỡng trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh về xương khớp, trong đó có thoái hóa cột sống lưng.
Triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà triệu chứng thoái hóa cột sống lưng rất khác nhau. Thoái hóa cột sống thắt lưng do tuổi tác rất khó phát hiện và dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Đến khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ cảm nhận được triệu chứng một cách rõ ràng hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phát hiện sớm bệnh nếu chú ý đến các dấu hiệu sau:

- Đau lưng dưới: Thường bắt đầu ở lưng dưới và trục xương sống. Trong giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể chỉ bị đau vào buổi sáng do cả đêm không hoạt động. Lâu dần, do các khớp xương bị ảnh hưởng nên người bệnh có thể bị đau trong hoặc sau khi vận động.
- Cứng khớp: Có thể nhận thấy rõ nhất khi thức dậy hoặc sau khi không hoạt động một lúc lâu. Cứng khớp ảnh hưởng đến khả năng vận động và làm giảm tính linh hoạt của cột sống.
- Phát tiếng kêu khi vận động cột sống: Sụn thoái hóa xung quanh cột sống thắt lưng có thể gây ra tiếng kêu lục cục khi vận động. Ngoài ra, đĩa đệm bị xơ hóa, giảm độ đàn hồi cũng có thể phát ra âm thanh khi chúng cọ xát với nhau.
- Chân tay tê bì, vận động yếu: Tê bì, cảm giác ngứa ran và châm chích ở chân tay là biểu hiện khá phổ biến của thoái hóa cột sống lưng. Rễ dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng có thể khiến vận động chân tay yếu hơn bình thường.
- Mất kiểm soát ruột, bàng quang: Do thoái hóa đốt sống thắt lưng đang làm tổn thương tủy sống gây rối loạn chức năng ruột và bàng quang.
☛ Chi tiết hơn xem tại: 6 dấu hiệu thoái hóa cột sống lưng!
Thoái hóa cột sống thắt lưng có nguy hiểm không?
Thoái hóa cột sống thắt lưng mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh, nhưng nếu không được chăm sóc điều trị thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

- Thoát vị đĩa đệm: Biến chứng có thể xuất hiện ngay sau khi có tác động đủ mạnh làm đĩa đệm bị chèn ép và lệch khỏi vị trí ban đầu. Khi đó, đĩa đệm có thể chèn ép lên ống sống và thần kinh gây ra các cơn đau, tê mỏi, rối loạn vận động ruột, bàng quang,…
- Biến dạng cột sống: Thoái hóa cột sống thắt lưng kéo dài sẽ khiến người bệnh thường xuyên xuất hiện những cơn đau dữ dội, khiến khả năng vận động bị hạn chế. Lâu dần, bệnh nhân có thể bị biến dạng cột sống, cong vẹo cột sống,…
- Tổn thương rễ dây thần kinh: Rễ dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày làm cho các cơn đau lan xuống mông và chi dưới. Lâu dần có thể xuất hiện biến chứng teo cơ, co cơ, thậm chí là bại liệt.
Cách chẩn đoán thoái hóa cột sống lưng chính xác
Việc chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng là vô cùng cần thiết. Điều này giúp bác sĩ tìm ra được nguyên nhân cụ thể, từ đó đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng thăm khám và thực hiện một số các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Hình ảnh hiển thị chi tiết tình trạng thoái hóa của cột sống (bao gồm cả mức độ thoái hóa) giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác.
- Chụp X-quang: Cho thấy các gai xương trên các thân đốt sống ở cột sống, độ dày các mặt khớp và các khoang đĩa đệm. Hình ảnh giúp phát hiện vị trí tổn thương ở các cột sống bị hẹp.
- Chụp cắt lớp CT: Hình ảnh chụp cột sống chi tiết hơn, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán hẹp ống sống và xác định chính xác vị trí tổn thương.
Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng
Chúng ta không thể ngăn cản quá trình lão hóa của cơ thể nhưng hoàn toàn có thể áp dụng các phương pháp điều trị nhằm mục đích cải thiện triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa biến chứng mà thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra.
Sử dụng thuốc

Các loại thuốc có thể được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol là loại thuốc thường được chỉ định do có hiệu quả giảm nhanh các cơn đau ở mức độ vừa và nhẹ.
- Thuốc giảm đau trung ương (Opioid): Các cơn đau ở cường độ mạnh thì có thể sử dụng thuốc giảm đau Opioid hoặc các dẫn xuất của Opioid. Thuốc được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân thoái hóa cột sống lưng nặng và kéo dài.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Loại thuốc này thường được sử dụng đầu tay trong kiểm soát thoái hóa cột sống lưng. Thuốc có tác dụng giảm nhanh triệu chứng đau nhẹ và vừa do thoái hóa cột sống gây ra.
- Thuốc giãn cơ: Có tác dụng ức chế dẫn truyền thần kinh cơ giúp giảm đau trong thời gian ngắn.
- Thuốc chống thoái hóa đốt sống lưng tác dụng chậm: Có tác dụng bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của cột sống lưng, giúp hỗ trợ phục hồi và phòng ngừa rối loạn chức năng thần kinh do bị chèn ép lâu ngày.
Mặc dù có tác dụng hiệu quả trong điều trị thoái hóa cột sống lưng, nhưng mỗi loại thuốc kể trên đều có những tác dụng phụ nhất định. Vì vậy, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc.
☛ Chi tiết hơn: Thuốc điều trị thoái hóa cột sống sử dụng sao cho đúng?
Phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống lưng
Phẫu thuật điều trị thoái hóa cột sống lưng được chỉ định khi các biện pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả. Ngoài ra, phẫu thuật còn được áp dụng cho trường hợp bệnh nhân có chèn ép rễ dây thần kinh, hoặc đã có những biến chứng nghiêm trọng hơn như thoát vị đĩa đệm, biến dạng cột sống, chèn ép tủy,…
Trị liệu thần kinh kết hợp vật lý trị liệu

- Các bài tập thể dục trị liệu có cường độ, thời lượng và tần suất phù hợp giúp giảm đau thắt lưng và giảm hiện tượng vẹo cột sống.
- Chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại giúp thư giãn cơ và tăng lưu thông tuần hoàn máu.
- Xoa bóp vùng cơ lưng mặc dù hiệu quả trị bệnh không cao nhưng có lợi trong việc giảm đau cho bệnh nhân.
- TENS (kích điện qua da) được sử dụng thường xuyên giúp giảm đau tức thì sau khi trị liệu.
- Nẹp được sử dụng để ổn định và giảm lực cơ học tác động lên cột sống. Nẹp cũng dùng để hạn chế chuyển động và khắc phục tình trạng biến dạng cột sống.
Chế độ chăm sóc cho người thoái hóa cột sống thắt lưng
Dinh dưỡng hợp lý
Chế độ ăn uống hợp lý giúp giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa bệnh thoái hoá cột sống trở nặng.
Nhóm thực phẩm nên được bổ sung cho người thoái hóa đốt sống thắt lưng:
- Thực phẩm giàu Omega-3: Omega 3 là một loại chất béo không bão hòa, có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa thoái hóa lây lan sang các vị trí xung quanh khác. Các thực phẩm giàu Omega-3 như đậu nành, cá thu, cá hồi, cá trích, trứng cá muối, dầu gan cá,…
- Thực phẩm giàu Canxi: Canxi có vai trò quan trọng trong cấu tạo và duy trì sức khỏe của xương khớp. Do đó, người bệnh cần bổ sung thêm canxi vào thực đơn hàng ngày. Trong đó, sữa và các chế phẩm từ sữa là phổ biến và dễ sử dụng nhất.
- Rau củ, hoa quả tươi: Rau củ và hoa quả đều chứa một lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết đối với xương khớp. Một số loại rau củ quả tốt như súp lơ xanh, cà rốt, cải xanh,…
- Thực phẩm chứa Vitamin D: Nấm chứa một lượng vitamin D2 cần thiết cho quá trình tổng hợp canxi, cải thiện viêm khớp, tê bì tay chân ở người bệnh bị thoái hóa cột sống thắt lưng.

Bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng cũng nên kiêng những thực phẩm sau:
- Đường và đồ ngọt: Đồ ngọt nói chung có thể gây kích hoạt phản ứng viêm tại vị trí thoái hóa. Đồng thời, ăn quá nhiều đồ ngọt cũng làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì – yếu tố nguy cơ gây thoái hóa cột sống lưng.
- Món ăn nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn: Khi ăn quá nhiều dầu mỡ, lượng cholesterol tăng cao cản trở sự lưu thông máu trong cơ thể đến vị trí thoái hóa, gây đau nhức dữ dội.
- Đồ ăn mặn: Lượng muối đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ khiến cơ thể đào thải không kịp và gây cản trở hấp thu canxi từ các nhóm thực phẩm khác. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể thiếu Canxi, xương khớp suy yếu, dễ bị tổn thương và khó hồi phục.
- Rượu, bia và chất kích thích: Đồ uống có cồn (rượu, bia), thuốc lá hay các loại thực phẩm chứa cafein nên hạn chế nếu người bệnh bị thoái hóa cột sống thắt lưng, đau nhức xương khớp. Đồng thời, rượu bia và chất kích thích cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây các bệnh lý khác.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thực phẩm tốt cho người thoái hóa cột sống lưng
Thay đổi thói quen sinh hoạt
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngủ đủ giấc.
- Hạn chế các công việc nặng nhọc, dùng sức nhiều, không mang vác vật nặng, chú ý điều chỉnh tư thế để giảm các áp lực dồn lên cột sống.
- Thường xuyên thay đổi tư thế khi ngồi trong khoảng thời gian dài. Cứ mỗi 30 phút, bạn nên đứng lên đi lại để cột sống và xương khớp được thư giãn.
- Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng và áp lực bằng cách đọc sách, nghe nhạc,…
- Tập luyện thường xuyên và đúng cách các bài tập như bơi lội, đi bộ, yoga để tăng độ linh hoạt của các khớp xương.
☛ Tham khảo: Bài tập dành cho người thoái hóa lưng
An Kiện Vương hỗ trợ cải thiện thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả!
An Kiện Vương được sản xuất dưới dạng viên uống với thành phần từ tự nhiên trong đó nổi bật nhất là bộ ba thảo dược quý hiểm là Một dược, Móng quỷ và Nhũ Hương giúp cải thiện các triệu chứng thoái hóa đốt sống thắt lưng một cách hiệu quả.

An Kiện Vương đã được nghiên cứu có tác dụng hiệu quả và an toàn giúp:
- Giảm cảm giác đau nhức, khó chịu tại xương khớp một cách nhanh chóng.
- Ức chế các yếu tố tiền viêm và các men xúc tác cho quá trình viêm giúp làm giảm sưng viêm.
- Tăng tổng hợp chất nền của sụn khớp như acid hyaluronic, glycosaminoglycan giúp làm lành lớp màng sụn làm cho các khớp trơn trượt linh hoạt hơn.
- Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho xương khớp (Collagen type II, Boron, Glucosamin,…) làm chậm quá trình lão hóa và giúp xương chắc khỏe hơn.
Bạn có thể tham khảo chi tiết hơn tại bài viết: An Kiện Vương – giảm đau nhức làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp
Để tìm nhà thuốc gần nhất có bán An Kiện Vương, vui lòng BẤM VÀO ĐÂY
Để đặt mua An Kiện Vương giao hàng, thanh toán tại nhà, hãy CLICK VÀO ĐÂY
Cách phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng
Để phát hiện sớm và phòng ngừa bệnh hiệu quả, cần:
- Tập thể dục thường xuyên làm tăng chất dinh dưỡng và lưu lượng máu đến cột sống và giảm áp lực lên cột sống. Bạn nên duy trì tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Một chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho xương khớp và uống nhiều nước mỗi ngày sẽ tăng cường độ dẻo dai của xương cốt, đẩy lùi quá trình lão hóa.
- Duy trì cân nặng hợp lý để giúp giảm áp lực lên các khớp xương ở cột sống.
- Duy trì tư thế cơ thể đúng, bạn có thể đeo nẹp chỉnh hình để điều chỉnh cột sống.
- Theo dõi thường xuyên và phát hiện sớm các dị tật cột sống để điều trị kịp thời.
- Định hướng nghề nghiệp thích hợp với tình trạng bệnh, kiểm tra định kỳ những người lao động nặng để sớm phát hiện bệnh, có thể chụp X-quang khi cần.
Hy vọng bài viết này có thể giúp các bạn hiểu hơn về căn bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Từ đó, bạn hãy tự xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để phòng tránh. Nếu bạn đang có những triệu chứng của bệnh, hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn cũng như điều trị kịp thời được căn bệnh này.
Tài liệu tham khảo:
https://youmed.vn/tin-tuc/thoai-hoa-cot-song-that-lung-va-nhung-dieu-ban-can-biet/
https://www.vinmec.com/vi/co-xuong-khop/cac-benh-thuong-gap/thoai-hoa-cot-song-lung-nguyen-nhan-trieu-chung-chan-doan-va-dieu-tri/
http://benhviendktinhquangninh.vn/phac-do-dieu-tri-noi-tong-hop/benh-thoai-hoa-cot-song-that-lung.789.html
https://bacsynguyenvu.vn/2020/06/22/thoai-hoa-cot-song-that-lung-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-dieu-tri/
https://bvag.com.vn/thoai-hoa-cot-song-co-nguy-hiem-khong/
https://www.pthealth.ca/conditions/lumbar-spondylosis/