Đa số mọi người thường thuận tay phải, tay phải sẽ hoạt động và làm việc thường xuyên hơn nên dễ gặp phải các cơn đau nhức. Đau khớp tay phải là tình trạng thường gặp, gây không ít khó chịu và ảnh hưởng đến khả năng vận động, cuộc sống sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị đúng và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Mục lục
Đau khớp tay phải là do đâu?
Khớp tay phải là một trong những khớp quan trọng của cơ thể, đặc biệt là đối với người thuận tay phải. Vì thường xuyên hoạt động liên tục, khớp tay phải luôn phải chịu lực tác động lớn nên rất dễ bị tổn thương. Khi đó, người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu và gặp khó khăn khi vận động.
Đau khớp tay phải thường xảy ra bởi một số nguyên nhân phổ biến như:
Thoái hóa khớp
Đau khớp tay phải có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thoái hóa khớp. Đây là bệnh xương khớp mạn tính rất phổ biến, gây tổn thương và hao mòn sụn khớp làm các đầu xương cọ xát vào nhau. Đau khớp do thoái hóa đặc biệt phổ biến ở người lớn tuổi. Các dạng thoái hóa khớp thường gặp là thoái hóa khớp bàn tay, khuỷu tay, cổ tay, ngón tay,…
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mạn tính, tiến triển do hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động quá mức dẫn đến rối loạn, tấn công liên tục vào những tế bào khỏe mạnh khiến chúng bị tổn thương. Với người bệnh viêm khớp dạng thấp, hệ miễn dịch sẽ kích thích sản sinh kháng thể tấn công vào lớp niêm mạc của khớp khỏe mạnh gây viêm khớp. Bệnh ảnh hưởng đến hầu hết các khớp trong cơ thể, trong đó có khớp tay phải.
Bệnh gút (Gout)
Bệnh gút gây ra do lượng acid uric trong cơ thể không được đào thải ra ngoài mà tích tụ lại trong máu. Chúng sẽ lắng đọng tại các khớp và mô theo thời gian dưới dạng tinh thể sắc nhọn, gây nên phản ứng viêm. Người bệnh gút sẽ bị sưng đỏ, đau dữ dội ở các khớp trong đó có khớp tay phải. Bệnh thường tái phát mạnh mẽ khi trời trở lạnh.
Viêm khớp vảy nến
Khi bị viêm khớp vảy nến, khớp tay sẽ bị viêm và đau nhức nghiêm trọng. Đây là bệnh viêm khớp tự miễn mãn tính. Bệnh thường diễn tiến theo từng đợt, xảy ra sau khi mắc bệnh vảy nến. Tổn thương do viêm khớp vảy nến thường tồn tại vĩnh viễn do cấu trúc khớp bị phá hủy, những bộ phận cấu tạo thành khớp bị tổn thương nghiêm trọng không thể phục hồi. Điều này làm tăng nguy cơ mất chức năng vận động, tàn phế ở người bệnh.
Viêm khớp do lupus ban đỏ
Các trường hợp viêm khớp tay phải do bị lupus ban đỏ xảy ra khá phổ biến. Khi mắc bệnh này, hệ thống miễn dịch sẽ kích thích sản sinh kháng thể tấn công vào các mô và khớp. Bệnh thường ảnh hưởng nhiều hơn tới cả các khớp vùng bàn tay và bàn chân.
Viêm bao hoạt dịch
Bao hoạt dịch là nơi chứa chất lỏng bôi trơn khớp và mô mềm quanh khớp, giảm ma sát khi cử động. Tình trạng viêm bao hoạt dịch ảnh hưởng tới sự ổn định của bao hoạt dịch. Biểu hiện đặc trưng là tình trạng sưng nề ở mô mềm, có thể đau khi ấn và khi cử động.
Nguyên nhân khác
Đau khớp tay phải còn có thể xảy ra do tác động của các yếu tố từ bên ngoài như:
- Chấn thương: Những tai nạn dẫn tới chấn thương cũng là nguyên nhân gây đau khớp tay phải. Việc xử trí chậm trễ hay sai cách đều có thể gây ra các biến chứng khác như xương tay phát triển không cân đối, viêm khớp, nhiễm trùng khớp,…
- Tính chất công việc: Tình trạng đau nhức khớp tay phải thường do người bệnh phải lặp đi lặp lại các hoạt động ở tay liên tục như nhân viên văn phòng, công nhân khuân vác, phụ hồ,…
- Chơi thể thao quá sức: Hoạt động thể thao quá sức hay thực hiện sai kỹ thuật là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức khớp và mô mềm quanh khớp điển hình như chơi tennis, chơi golf,…
Đối tượng nào dễ bị đau khớp tay phải?
Một số đối tượng có nguy cơ cao gặp phải những cơn đau ở khớp tay phải như:
- Người cao tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể.
- Vận động viên thể thao như người tập tạ, người ném bóng chày, võ sĩ, người chơi golf, tennis, thợ mộc, họa sĩ, công nhân xây dựng,… thường xuyên hoạt động tay.
- Người có thành viên trong gia đình bị viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus ban đỏ, viêm khớp vảy nến,… sẽ có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến khớp tay cao hơn.
Dấu hiệu đau khớp tay phải là gì?
Triệu chứng đay khớp tay phải thường không điển hình và dễ gây nhầm lẫn với các bệnh lý xương khớp khác. Các cơn đau âm ỉ hoặc đau dữ dội xuất hiện tại các khớp tổn thương, cơn đau tăng dần khi người bệnh cử động tay hoặc vô tình chạm vào vị trí đau.
Ngoài cảm giác đau, các dấu hiệu xuất hiện kèm theo có thể kể đến như:
- Bên ngoài vị trí khớp sưng đỏ, nóng rát.
- Có cảm giác nóng rát xung quanh khớp, chạy dọc từ khuỷu tay đến bàn tay.
- Gặp khó khăn khi thực hiện các động tác đơn giản như: đánh răng, viết bài,… hay khi nâng vật nặng.
- Khớp tay bị cứng, tê hoặc ngứa.
- Rối loạn giấc ngủ, ngủ không đủ giấc do cơn đau gây ra.
Đau khớp tay phải có nguy hiểm không?
Do tay phải thường là tay thuận của nhiều người nên tỷ lệ đau khớp tay phải sẽ chiếm phần lớn. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể là
- Hạn chế vận động: Khớp tay phải bị đau gây ảnh hưởng tới các bộ phận liên quan như cổ tay, cẳng tay, bàn tay và ngón tay. Tình trạng đau nhức lan rộng toàn bộ cánh tay khiến người bệnh khó vận động bình thường. Điển hình như khó bê vác đồ vật, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa,…
- Khớp bị biến dạng: Khi tình trạng đau khớp tăng dần và sang giai đoạn nặng, khớp có thể bị méo mó, bị lồi to ra hay lệch sang một bên. Hiện tượng này gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh tự ti.
- Khớp bị teo, tàn phế: Người bệnh thường có xu hướng vận động ít bên tay phải bị đau khớp. Điều này khiến cho các cơ trở nên yếu đi gây teo cơ. Lâu dần, người bệnh có thể mất hoàn toàn khả năng vận động khớp tay phải.
Nên làm gì khi bị đau khớp tay phải?
Có thể thấy tình trạng đau khớp tay phải diễn tiến lâu ngày ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh. Do đó, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đau khớp tay phải, người bệnh cần đi khám sớm để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị đúng, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Thăm khám bác sĩ
Do triệu chứng đau khớp tay phải không điển hình và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác khiến người bệnh chủ quan không điều trị sớm. Vì vậy, đi khám là việc làm hết sức cần thiết.
Tại cơ sở chuyên khoa xương khớp, các bác sĩ sẽ thực hiện một số thử nghiệm kiểm tra đánh giá mức độ đau, khả năng vận động khớp, thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh để xác định chính xác nguyên nhân gây đau khớp để đưa ra hướng dẫn điều trị phù hợp.
Điều trị theo phác đồ
Sau khi được thăm khám, tùy theo tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp điều trị y tế được áp dụng cho người đau khớp tay phải.
Dùng thuốc điều trị triệu chứng
Đây là phương pháp phổ biến nhất đối với người bị đau khớp tay phải. Tùy vào từng tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau thông thường: Paracetamol phù hợp với trường hợp đau khớp mức độ vừa và nhẹ. Đây là thuốc được đánh giá là an toàn và được sử dụng rất phổ biến.
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Các loại thuốc được sử dụng phổ biến là Ibuprofen, Naproxen,… có tác dụng giảm đau, chống viêm ở vị trí xương khớp tổn thương.
- Thuốc chống viêm Corticosteroid: Với những bệnh nhân sử dụng các loại thuốc trên không có tác dụng giảm đau hoặc xuất hiện dịch tích tụ ở khớp, bác sĩ có thể chỉ định tiêm corticosteroid. Tuy nhiên nhóm thuốc này tiềm ẩn nhiều rủi ro nên chỉ được thực hiện khi có chỉ định cụ thể từ bác sĩ.
- Thuốc khác: Glucosamine, acid hyaluronic,… có thể được chỉ định bổ sung nhằm tăng cường dịch nhờn sụn khớp, làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
☛ Tham khảo đầy đủ tại: Thuốc trị đau xương khớp -chọn đúng, dùng đủ!
Vật lý trị liệu
Đây là biện pháp không dùng thuốc được áp dụng phổ biến trong các trường hợp đau nhức xương khớp nói chung và đau khớp tay phải nói riêng. Người bệnh có thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện triệu chứng đau nhức, tăng cường khả năng vận động khớp, đồng thời duy trì sự dẻo dai, chắc khỏe của khớp tay. Ngoài ra, các biện pháp vật lý trị liệu khác như massage, liệu pháp nhiệt,,… cũng đem lại hiệu quả khá tốt.
Phẫu thuật
Trường hợp viêm khớp nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để ngăn bệnh tiến triển. Phương pháp này thường được xem xét cuối cùng khi bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị kể trên hoặc bệnh diễn biến nghiêm trọng.
Chăm sóc tại nhà
Trường hợp đau khớp tay phải nhẹ, chưa xuất hiện biến chứng, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt tình trạng bằng một số biện pháp dưới đây:
- Người bệnh cần dành ra thời gian nghỉ ngơi để cho các khớp tay phải giảm tình trạng sưng đau.
- Chườm lạnh giúp giảm đau, giảm sưng và ngăn ngừa tổn thương tại các mô hiệu quả. Người bệnh có thể dùng khăn sạch bọc đá để chườm lên vị trí khớp tay phải bị đau.
- Băng quấn quanh khuỷu tay giúp giữ ấm các khớp và giúp cố định khớp không vượt qua giới hạn, từ đó giúp giảm áp lực lên cánh tay khi thực hiện hoạt động.
- Massage bàn tay, cánh tay,… giúp tăng cường lưu thông máu, giảm cảm giác tê cứng, thúc đẩy hồi phục tổn thương khớp.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều đạm, ít mỡ, tăng cường vitamin A , C, D, E, Canxi, Omega-3,… vào mỗi bữa ăn hàng ngày, người bệnh sẽ thấy hiệu quả trong việc điều trị bệnh đau khớp ngón tay và các bệnh xương khớp khác. Các chất dinh dưỡng này giúp xương khớp khỏe hơn và giảm sưng viêm hiệu quả .
- Hạn chế bẻ ngón tay, cầm nắm vật nặng tránh tác động xấu đến khớp.
- Vận động hợp lý, duy trì thói quen tập thể dục tăng cường sức khỏe xương khớp, hạn chế vận động mạnh, tránh các bài tập có nguy cơ làm tổn thương khớp tay.
- Thông báo ngay cho bác sĩ nếu triệu chứng đau không giảm sau khi dùng thuốc giảm đau hoặc xuất hiện tác dụng không mong muốn như sốt, phát ban.
An Kiện Vương – giải pháp đẩy lùi đau nhức xương khớp!
Bên cạnh các phương pháp kể trên, hiện nay rất nhiều sản phẩm từ thảo dược tự nhiên ra đời giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp hiệu quả mà lại an toàn đối với sức khỏe. Trong đó, viên uống An Kiện Vương là sản phẩm mà người bệnh đau khớp tay phải không nên bỏ qua.
Viên uống An Kiện Vương chứa bộ ba hoạt chất quý IridoforceTM (chiết xuất Móng quỷ), MyrliqTM (chiết xuất Một dược) và Nhũ hương mang đến tác động 4 trong 1:
- Giảm nhanh đau nhức: Các thành phần IridoforceTM, MyrliqTM và Nhũ hương đều có tác dụng giảm nhanh cảm giác đau nhức, khó chịu tại xương khớp. Đặc biệt không hại dạ dày nên người bệnh có thể yên tâm dùng sản phẩm lâu dài.
- Ức chế phản ứng viêm: Nhờ ức chế các yếu tố tiền viêm và các men xúc tác cho quá trình viêm giúp giảm sưng viêm hiệu quả.
- Tăng tổng hợp chất nền sụn khớp (glycosaminoglycan, acid hyaluronic): Giúp làm lành lớp màng sụn, thúc đẩy quá trình hồi phục tổn thương, đồng thời giúp cho các khớp hoạt động trơn tru mềm mại hơn.
- Bổ sung dưỡng chất cho xương khớp: Như Collagen tuýp II, Boron, Glucosamine giúp nuôi dưỡng sụn khớp giúp xương khớp khỏe mạnh hơn và làm chậm quá trình thoái hóa xương khớp.
Đặt giao An Kiện Vương về tận nhà bạn TẠI ĐÂY
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán An Kiện Vương chính hãng gần nhất
Trên đây là những thông tin liên quan đến tình trạng đau khớp tay phải. Hy vọng có thể giúp bạn đọc giải đáp được những thắc mắc về căn bệnh này. Khi nhận thấy các dấu hiệu, người bệnh cần đi thăm khám càng sớm càng tốt để giúp kiểm soát tình trạng bệnh và hạn chế rủi ro, biến chứng khớp về lâu dài.
Tài liệu tham khảo:
- https://benhvienthucuc.vn/dau-khop-khuyu-tay-phai-doi-tuong-de-mac-va-cach-dieu-tri/
- https://tamanhhospital.vn/dau-khop-khuyu-tay/
- https://suckhoedoisong.vn/dau-khop-khuyu-tay-nguyen-nhan-va-cach-xu-tri-169182251.htm